Đề Xuất 3/2023 # Làm Sao Để Xoài Đài Loan Xanh Ra Hoa Chắc Chắn # Top 5 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Làm Sao Để Xoài Đài Loan Xanh Ra Hoa Chắc Chắn # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Sao Để Xoài Đài Loan Xanh Ra Hoa Chắc Chắn mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

LÀM SAO ĐỂ  XOÀI ĐÀI LOAN XANH RA HOA CHẮC CHẮN ?

 Kính chào bà con !

3 vụ xoài gần đây, vào các đợt bông trái vụ và sớm vụ, cây xoài Đài Loan Xanh ra bông rất ít, bà con mình phun thuốc kéo bông mà cây cứ ra đọt lá non hết đợt này đến đợt khác, mỗi đợt chỉ có vài bông. Đến vụ mùa thì cây ra bông tưng bừng thì trái lại …đấp đập.

Muốn vườn xoài ra hoa trái vụ và sớm vụ, cần xử lý ra hoa theo các bước như thế nào ?

Để vườn xoài ra hoa trái vụ hoặc sớm vụ đạt, bà con cần làm theo các bước như sau :

+ Bước 1 : Làm lá.

+ Bước 2 : Xử lý thuốc gốc Paclobutrazol.

+ Bước 3 : Phun thuốc hổ trợ phân hóa mầm hoa .

+ Bước 4 : Xử lý cho bông ra .

       Làm cách nào để cây xoài ra đọt lá non đều ?

Để cây xoài ra đọt lá non đều, bà con cần chú ý vấn đề sau :

           1/ Đợi khi tiết đọt đến.

            2/ Nhanh chóng bón phân ở vùng rễ cho kịp tiết đọt: bón 500g phân NPK 15.15.15 Con Cò Xanh cho 1 cây có đường kính tán 4m.

      3/ Phun thuốc kích đọt lá non: sau khi bón phân được 7-10 ngày, bà con pha 500g Sóc Nâu 1 vào 1 phuy 200 lít nước, phun ướt đẫm tán lá, phun 1 lần.

    Ở vùng tôi, bà con xử lý thuốc gốc ở nhiều tuổi lá, nhiều loại Paclobutrazol, nhiều liều lượng và nhiều cách khác nhau, xin chỉ cho tôi biết tuổi lá, liều lượng và cách xử lý nào hiệu quả nhất ?

Bà con cần chú ý mấy điểm sau :

   + Tốt nhất là xử lý khi đa số đọt lá non có màu đồng.

   + Riêng xoài Đài Loan thì bà con nên xử lý sớm hơn khoảng 3 ngày, tức là khi đa số đọt lá non có màu đỏ nhạt.

   + Trên cây, tuổi lá càng đều và được giữ trọn vẹn không bị sâu bệnh thì xử lý càng chắc chắn, và ngược lại.

   + Bà con cũng có thể xử lý thuốc gốc khi lá già, nhưng như thế sẽ không chắc chắn ra bông, không hẹn được chính xác thời điểm ra bông và hay bị ra lá khi kéo bông sau đó.

2/ Loại và liều lượng paclobutrazol :

   + Loại : có loại dạng lỏng dạng huyền phù (SC) đựng trong chai, có loại dạng bột đựng trong hộp hoặc bịch, có loại dạng bột đựng trong bao 20-25 kg (dạng bành) . Lời khuyên của tôi là bà con đã từng dùng loại nào hiệu quả thì nên dùng loại đó tiếp. Còn nếu đang phân vân thì ưu tiên dùng dạng lỏng đựng trong chai, kế đến là có thể dùng dạng bột đựng trong hộp hoặc bịch, không nên dùng dạng bột đựng trong các bao lớn ( dạng bành ) vì chất lượng khó lường.

   + Liều lượng: Nếu bà con dùng Paclobutrazol 15WP hoặc 15SC thì liều lượng cho xoài Đài Loan xanh như sau : 160g loại 15WP hoặc 110cc loại 15SC cho 1 cây xoài có đường kính tán 4m.

               3/ Cách xử lý : Bà con có thể chọn 1 trong 3 cách xử lý như sau :

    Moi đất tạo thành lổ lõm quanh sát gốc, pha lượng thuốc đã định với 2-5 lít nước, đổ từ thân cây cho chảy xuống quanh thân gốc và đọng lại ở cái vũng sát gốc.

     Chà rửa sạch sẽ phần thân gốc từ mặt đất lên cao 7 tấc, đợi cho phần thân gốc này khô lại, kế đến pha thuốc sền sệt, dùng cọ chấm thuốc quét lên phần thân gốc vừa chà rửa.

     Sau khi xử l

ý

xong, nếu trời kh

ô

ng mưa, dù làm theo cách (1) hay cách (2), bà con cũng nên

đ

ịnh kỳ 1 ng

à

y tưới nước 1 lần cho ướt nơi xử l

ý

thuốc, tưới li

ê

n tục 15 ng

à

y

đ

ầu ti

ê

    Giống như cách (2) nhưng thêm là sau khi quét thuốc lên thân gốc xong, bà con lấy mủ nylon trắng trong quấn phần thân vừa quét thuốc lại, cuối cùng dùng băng keo quấn chặt mép trên của đoạn nylon. Với cách này, bà con không cần phải tưới nước lên nơi xử lý mà nơi đó vẫn ẩm liên tục do “mồ hôi” đọng lại, bà con không ngại bị mưa làm trôi mất đi thuốc, vì thế hiệu quả ra bông sẽ rất chắc chắn. Bà con nhớ giở mủ nylon ra sau khi xử lý thuốc gốc được 3 tuần. Trong vườn, các cây xoài quá sung tốt và khó ra bông ở các vụ trước, bà con nên áp dụng cách này.

          Nghe nói có loại phân gì đó tưới ở vùng rễ mà cây “phê” và ra bông chắc lắm có đúng không ạ ? Loại phân đó mình sử dụng vào giai đoạn nào và cách sử dụng như thế nào ?

+ Đúng là có dung dịch phân A1 tưới ở vùng rễ để ức chế bộ rễ, làm cho cây “phê” mạnh và phân hoá mầm hoa rõ, bất chấp thời tiết bất lợi .

+ Giai đoạn sử dụng hiệu quả nhất là sau khi xử lý paclobutrazol ở gốc được 20-25 ngày, tức là sau khi phun thuốc phân hoá mầm hoa được khoảng 1 tuần. Ngoài ra, nếu đã kéo bông mà cây chỉ ra đọt lá non, thì bà con có thể tưới dung dịch A1 khi đọt lá non (bông hụt) này có màu xanh đọt chuối.

+ Sau khi tưới dung dịch A1 được 3-5 ngày, bà con sẽ thấy lá xoài bị xoắn nhẹ, mặt lá hơi ánh vàng như bị nám nắng nhẹ vậy. Có  biểu hiện “phê” đó, cây sẽ ra bông chắc ăn hơn.

Để kéo bông ra, cần làm những việc gì ? Có nên “canh” thời tiết để bông ra đẹp hơn không ?

 Phun thuốc trên lá (lực kéo) : Phun 2 lần cách nhau 1 tuần :

Lần 1 : pha 600g DAHU 06 vào 1 phuy 200 lít nước, phun ướt đẫm tán lá, chú ý phun ướt kỹ mặt dưới của lá.

Lần 2 : pha 600g ĐH 05 Kích ra bông vào 1 phuy 200 lít nước, phun như lần 1.

    Sau khi phun lần 2 khoảng 15-18 ngày, xoài sẽ nhú bông rộ.

            + Việc xử lý cho bông ra phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, bà con không nên tiến hành kéo bông vào thời điểm có “tiết đọt”, vì sẽ dễ bị ra lá mà không ra bông. Nếu đã tới ngày hẹn mà lỡ gặp tiết đọt, bà con nên chờ thêm ít thời gian nữa, đến khi tiết đọt qua đi, bà con xử lý thì bông sẽ ra chắc hơn. Mình làm dù chậm hơn một chút nhưng  sẽ chắc chắn và sớm hơn so với nôn nóng phun ngay tiết đọt, nếu lỡ để ra chồng thêm 1 đợt đọt lá non thì sẽ muộn và khó xử lý hơn rất nhiều.

   

   Xử lý bông cho xoài Đài Loan Xanh có khác gì so với các giống xoài khác không ?

Có vài trường hợp thực tế như sau để tui cùng với bà con suy nghĩ trước khi mình đưa ra cách xử lý bông cho riêng cây xoài Đài Loan Xanh : Các cây xoài bị sùng đục thân, các cây xoài ở chỗ thấp thường bị đọng nước, các cây xoài bị ngã đỡ dậy, các cây xoài vô tình có cột dây phơi đồ bị xiết lâu ngày,… thường ra bông chắc chắn và ra bông đều hơn.

Vì thế, bà con cần xử lý khác các giống xoài khác mới mong điều khiển được giống xoài Đài Loan Xanh, nhất là các cây xử lý từ lần thứ 3 trở đi. Cụ thể như sau :

1/ Ở bước 1 là bước làm lá, bà con không nên bón phân để thúc cơi đọt mà bỏ cho cây “đói”, chỉ nên thúc cơi đọt bằng cách phun kích trên lá mà thôi. Cây có đọt lá non đều mới nên xử lý thuốc gốc, không có thì chịu khó chờ, không nên xử lý khi cây có lá đang già hoặc lá non lá non lọt xọt .

2/ Ở bước 2 là bước xử lý thuốc gốc, bà con nên chọn cách 2, tức là chà rửa, quét thuốc. Hoặc là cách 3, tức là có thêm quấn nylon.

3/ Ở bước 3 là bước phun thuốc hỗ trợ phân hóa mầm hoa và bón phân kali ở vùng rễ, bắt buộc phải làm chứ không phải làm ngẫu hứng như các giống khác. Nếu có điều kiện, bà con nên tưới dung dịch ức chế sinh trưởng A1 ở rễ, để lá vặn nhẹ và mặt lá phớt vàng thì cây sẽ ra bông chắc chắn hơn.

4/ Ở bước 4 là bước kéo bông, bà con chỉ nên làm bước kéo (phun) chứ không làm bước đẫy (bón rễ), và nên chủ động phun 2 lần cách nhau 3 ngày.

5/ Đến ngày hẹn kéo bông, nên né thời điểm có tiết đọt. Thà chậm một chút mà chắc ăn, còn hơn nóng vội kéo bông, lỡ ra chồng thêm cơi lộc sẽ trễ và khó xử lý tiếp hơn nhiều.

  Có nhiều bà con dùng cách khứa 1 vòng thân cây và cột dây kẽm vào vết khứa đó, sau đó 20-30 ngày tháo kẽm ra cho cây bị tổn thương 1 lần nữa, nhưng vẫn không ra bông theo ý muốn được, vì sao bà con biết không? Vì sùng đục, dây phơi đồ xiết,… “xiết” lâu hơn 20-30 ngày của bà con nhiều lắm. Nhưng dù sao tui cũng không khuyến khích bà con mình ‘xiết” theo kiểu này đâu ạ, vì có nhiều vườn bị chết cây rồi đó.

 Để cây xoài Đài Loan Xanh ra bông tốt, bà con mình cần làm tốt cả 4 bước, đó là :

          Làm lá.

          Xử lý thuốc gốc.

          Hỗ trợ cây phân hoá mầm hoa.

          Phun thuốc kéo bông ra.

  Trong đó, bước 4 là quan trọng nhất, ở bước này, bà con cần ráng chờ cho tiết đọt qua đi mới nên phun thuốc kéo bông nghe bà con. Còn bước 3 với 3 việc làm là bón, phun, tưới ( bón phân ka li, phun Susu và tưới dung dịch A1 ) là quan trọng nhì. Làm tốt 2 bước này là bà con nắm chắc phần thắng trong tay rồi đó ạ.

Xin kính chúc bà con thành công, xin chào và hẹn gặp mặt. 

                                                         Ks Huỳnh Văn Hải 

Kỹ Thuật Trồng Xoài Đài Loan

Khoảng 5 – 6 tháng sau khi ghép cây con cao độ 60 – 100cm là có thể đem trồng. Không để quá lâu trong vườn ươm, cây già là không tốt.

Cây đem trồng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn: đường kính, chiều cao cây, sạch bệnh,… Trồng vào mùa xuân ở miền Bắc, hoặc đầu mùa mưa ở miền Nam. Khi trồng bắt buộc bộ lá trên cây đã thành thục, không mang cây đi trồng khi cây đang có lộc non.

Hố trồng mỗi chiều 80 – 90cm (ngang, dọc, sâu) bỏ phân hữu cơ, đất màu và phân lân xuống hố.

Khoảng cách: tùy thuộc vào giống, điều kiện đất đai, độ dốc mà có thể bố trí 10 x 10m, 12 x 12m hoặc 14 x 14m. Trồng xong phải tưới đủ nước, phủ gốc, tìm cách che cho cây con vài tháng đầu (có thể dùng cây chuối đu đủ, các cây phân xanh trồng xen trong vườn xoài lúc xoài còn nhỏ).

Chú ý khâu tưới cho cây khi còn nhỏ nhất là về mùa khô, nắng to, nhiệt độ cao. Đồng thời phủ gốc giữ ẩm, làm sạch cỏ và tỉa các cành khô, cách cành vườn giữ cho tán cây thông thoáng.

Phân bón cho xoài tốt nhất dùng phân chuồng hoai mục, bùn ao, bùn sông phơi khô đập nhỏ và bón bổ sung phân khoáng với lượng phân hỗn hợp như nhau.

+ Cây con ở vườn ươm đã ghép mỗi cây 200 – 300g, tỷ lệ N: P: K là 14 : 14 : 14

+ Cây còn non mỗi cây cây 200 – 500g; Tỷ lệ N: P: K là 14 : 14 : 14 hay là 12 : 12 : 12

Toàn bộ phân chuồng phân lân vào tháng 12 bón 250g N và toàn bộ kali vào tháng 2 và lần thứ 3 bón 250g N còn lại vào tháng 6.

Khi bón phân cho cây lớn đã ra quả nên đào những hố nhỏ sâu theo vòng tròn ở mép ngoài tán cây.

Ở nước ta thời gian bón phân nên chia làm hai: Lần 1 khi bắt đầu mùa mưa và lần 2 vào lúc vừa thu hoạch xong.

Để giúp cây có khả năng ra hoa đều các năm và có nhiều quả nên dùng các hóa chất như: Enthefon (2 Cloroetil) 1ml chất hữu hiệu pha trong 1 lít nước hoặc dung dịch KNO3 1% phun lên trên lá và những cành ở ngoài tán. Tùy theo độ lớn của tán cây có thể dùng 35-50 lít dung dịch phun cho 1 cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Đây là một phần quan trọng có ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất của vườn xoài.

* Rầy xanh (còn gọi là rầy nhẩy)

Rầy dài 3-5mm, màu xanh đến xanh hơi nâu, hình dạng con tương tự con ve sầu . Rầy chích hút nhựa ở đọt lá mặt dưới và chùm hoa. Rầy chích hút nhựa ở đọt lá mặt dưới và chùm hoa. Rầy cái đẻ trứng ở cuống chùm hoa và bên trong gân lá. Sau 4 – 10 ngày nở trứng. Sâu non chích hút làm rụng hoa. Rầy tiết dịch gây bệnh bồ hóng, làm cây kém phát triển. Trên cây xoài rẫy thường phá hoại từ tháng 10 dương lịch đến tháng 6 năm sau.

Phòng trị rẫy bằng cách dùng bẫy đèn khi rẫy chưa đẻ trứng hoặc phun nước xà phòng 5g/lít vào cây ra hoa cách 2-4 ngày/lần. Tránh dùng nồng độ cao không ảnh hưởng đến hoa. Hoặc có thể dùng Bassa, Mipcin, Applaud, Azodrin, Sevin nồng độ 0,15 – 0,20% để phun 2 – 3 lần, cách 5-7 ngày/lần.

* Ruồi đục quả

Gây hại trên nhiều đối tượng như cam, quýt, xoài, táo, ổi, nhãn… là đối tượng kiểm dịch của nhiều nước khi nhập khẩu quả tươi.

Ruồi cái đục vỏ quả đã già, đẻ trứng dưới lớp vỏ. Trứng nở thành sâu non, sâu non ăn thịt quả, gây thôi và dụng quả.

Cách tròng trừ: Không để quả chín lâu trên cây. Phun Azodrin 0,1%; Bassa 0,25%; BI58 0,1% hoặc dùng bã dẫn dụ ruồi; như dứa, cam, chuối chín hay chất Methyl eugenol trộn với thuốc sát trùng không có mùi hôi, làm bẫy để diệt ruồi như các diệt ruồi vàng dối với cam quýt. Cũng có thể dùng phương pháp bao quả bằng bao giấy cũng như ngừa được sự chích hại quả của ruồi vàng.

* Sâu đục thân

Sâu trưởng thành là bọ rẫy cánh cứng, dài khoảng 2,5cm, màu đen, có sừng dài, râu đỏ. Sâu đẻ trứng vào trên những vết thương có sẵn trên cây hoặc dùng hàm dưới cắn tạo vết thương và đẻ trứng vào đó. Sâu non nở ra đục vào phần dưới vỏ để ăn và phát triển. Thân chính và cành lớn là đối tượng chính bị sâu cắn phá. Sâu non hóa nhộng trong 1 bao nằm bên trong lớp vỏ cây.

Cách phòng trừ:

– Cần tránh tạo các vết thương trên cây như kích thích cây ra hoa bằng cách dùng dao băm gốc.

– Dùng bẫy đèn để diệt sâu trưởng thành

– Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Methyl Parathion, Thiodan, Diazinon… và bịt các đục bằng đất sét để tiêu diệt sâu non.

* Sâu đục cành

Gây hại bằng cách cắn tiện ngang ngọn của các cành non để đẻ trứng vào; sâu non đục vào mô gỗ làm cành bị chết khô. Thường gây hại trong mùa mưa. Những cành ngọn sắp ra hao cũng thường bị hại nặng. Cần phát hiện các cành bị sâu sâu đục và đẻ trứng. Cắt bỏ các cành này đem đốt để diệt sâu non bên trong.

* Rệp sáp

Rệp trích hút nhựa ở lộc non, các nhánh và cuống quả xoài. Đây cũng là hai loại rệp sáp chích hút trên cam quýt. Dùng Supracide 0,1%, Dimecron, Bi58, Hostathion với nồng độn 0,2% hoặc Polysulfur calci 0,5o bôme để phun.

*Rệp dính

Rệp chích hút nhựa cây ở mặt dưới lá, cành non và cả lá nói chung. Cách phòng trị giống như đối với rệp sáp.

* Sâu hại hoa

Đây là một loại bướm nhỏ, nâu, sải cách 18mm. Sâu mầu đỏ nâu, đầu đen, ban ngày nằm trong bao tơ móng ở cuống chùm hoa, đêm chui ra ăn hoa, sâu hóa nhộng trong kén kín dính ở cuống chùm hoa.

Phòng trị bằng cách phun Azodrin, Monitor, Dimecron… 0,15 – 0,20% vào buổi chiều khi sâu chưa hóa nhộng.

* Bệnh tán thư

Đây là bệnh quan trọng nhất đối với xoài, nhất là trong mùa mưa có độ ẩm cao và nhiệt độ cao. Nấm bệnh gây hại trên cành non, lá, hoa và quả.

Trên lá đốm bệnh màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, tạo ra những đốm cháy và rách lá, cuối cùng làm rụng lá. Bệnh làm rụng hoa và thối đen các chùm hoa. Còn trên các quả lúc đầu chỉ xuất hiện các chấm nâu nhỏ, sau đó phát triển thành các đốm thối đen lõm xuống ở vỏ quả làm quả bị chín ép hoặc thối khi bảo quản.

Dùng Benlate nồng độ 0,1%, Copper-B 0,25%, hay Mancozeb 0,3% để phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau, 7 ngày phun 1 lần. Sau đó mỗi tháng phun 1 lần.

* Bệnh thối quả, đọt lá

Do nấm Diplodia natalensis gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm trong mùa mưa. Trên nhánh đọt lá có các đốm sẫm màu, lan dần trên các cành non cuống lại làm lá biến màu nâu, biên lá cuốn lên. Cành bị khô chẻ dọc cành bị bệnh thấy bên trong mạch dẫn nhựa tạo thành những sọc nâu.

Bệnh hại quả trong thời kỳ bảo quản và vận chuyển làm thối phần thịt quả chỗ gần cuống hoặc ở chỗ vở bị xây sát hay bị bầm dập. Quả hái không mang theo cuống cũng dễ bị bệnh xâm nhập và lây lan sau 2 – 3 ngày.

Phòng bệnh tốt nhất lúc hái quả tránh bầm dập, xây sát. Phun Benlate nồng độ 0,01%, Cooper-B (0,1%) với lượng 10 lít cho cây trước lúc thu hoạch 2 tuần.

Quả sau khi thu hoạch được sử lý nhúng vào nước ấm 55oC chứ 0,06 – 0,1% Benlate để ngăn ngừa bệnh thối quả và thán thu. Cũng có thể nhúng cuống quả hay cả quả vào thuốc gốc đồng hay dung dịch Borax (hàn the) pha loạng nồng độ 0,6%.

Đề phòng bệnh cho cây con khi ghép cần chọn mắt ghép tốt trên cây khỏe và vệ sinh dụng cụ ghép.

* Bệnh cháy lá

Bệnh phát triển trong mùa mưa gây hại lá, cành và quả. Trên quả đốm bệnh tròn mọng nước sau đó lan nhanh làm thối quả. Bệnh lây lan nhờ nước mưa.

Phòng trừ bệnh bằng cách cắt bỏ lá bệnh, các cành bị bệnh để giảm nguồn lây lan. Phun Cooper-Zn, Cooper-B, Benomyl.

* Bệnh đốm lá

Do nấm Pestalotia mangiferae hại lá và quả qua vết thương hay vùng tiếp xúc. Trên lá đốm bệnh có hình bầu dục to, màu nâu nhạt, tâm xám trắng, có thể làm rách lá. Trên quả vùng miễn có màu đen, bị nhăn nheo. Phòng trị có thể dùng các loại thuốc như đối với bệnh cháy lá.

* Bệnh phấn trắng

Do nấm Odium mangiferae gây hại trong điều kiện nóng ẩm trong mùa mưa hoặc có sương đêm. Nấm bệnh tạo thành một lớp phấn trắng trên lá non và chùm hoa, bệnh thường phát hiện từ ngon các chùm hoa lan dần xuống cuống hoa, lá non và cành. Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và quả còn rất nhỏ đã bị bệnh làm cho quả biến dạng méo mó, nhạt màu và rụng.

Phòng trị: Phun lưu huỳnh – vôi, tỷ lệ pha 1:1 100, Cooper-B. Benomyl hoặc bột lưu huỳnh định kỳ 10 – 15 ngày 1 lần với nồng độ 0,2%.

* Bệnh muỗi đen

Do nấm Capnodium mangiferae, nấm bệnh bám thành mảng trên lá, nấm không gây gây hại trực tiếp vì không hút dinh dưỡng từ cây, nó chỉ phát triển trên chất bài tiết do rầy xanh, rệp dính, rệp sáp… chích hút tiết ra và tạo thành lớp nấm đen bám dính trên mặt lá làm giảm quang hợp của lá. Bệnh phát triển mạnh trong mùa nắng.

Phòng bệnh bằng cách phun thuốc để tiêu diệt các loại rẫy bằng Bassa, Trenbon, Thiodan, Dimecron. Có thể phun các loại thuốc trừ nấm có nguồn gốc đồng hay bột lưu huỳnh với nồng độ 0,2%.

* Bệnh đốm vi khuẩn

Do vi khuẩn Psodomonas mangiferae thường gây hại trên cành non, lá, cuống lá, cuống quả gây rụng lá, rụng quả khi còn non,

Phòng trị bằng cách cắt bỏ các cành lá bị bệnh, phun các loại thuốc có gốc đồng (Cu) như Cooper-zinc, Kasuran để hạn chế tác hại của bệnh.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Xoài Đài Loan

Khi trồng nên chọn giống ghép, cây phải khỏe mạnh, sạch bệnh, đúng giống. Vị trí ghép cách gốc từ 15-20cm, chiều cao cây 50-70cm tính từ mặt bầu lên.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Trồng xoài vào đầu mùa mưa, từ tháng 5-7 để có đủ nước tưới trong giai đoạn đầu. – Khoảng cách trồng tùy vào độ màu mỡ của đất, nhưng mật độ thường là 6x6m hay 8-9m/cây. Có thể trồng theo hình vuông. Nếu trồng xoài ĐT-15 mật độ 3x3m/cây song phải tạo tán thường xuyên. Tuy nhiên, ở những vùng cao nên trồng thưa để cây có tán lớn, tuổi thọ cao.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Đào hố kích thước khoảng 60x60x60 cm, mỗi hố trộn 30-50 kg phân hữu cơ đã hoai mục và 0,5kg vôi bột, 0,5kg lân và 1 muỗng cà phê phèn xanh vào lớp đất mặt. Cho tất cả các hỗn hợp này xuống hố để từ 20-30 ngày mới trồng. Khi trồng trộn thêm khoảng 2kg phân hữu cơ vi sinh/gốc.

Bón phân lót cho 1 hố: 20-30kg phân chuồng mục + 1-2kg super lân + 0,1kg kali + 0,3-0,5kg vôi bột. Trộn đều phân với đất, lấp bằng miệng hố (công việc này làm xong trước khi trồng khoảng 1 tháng).

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Xoài Đài Loan:

Đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây. Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Xoài Đài Loan:

6.1, Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2, Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Cây Xoài là loại cây ra hoa đậu trái ở đầu cành, tạo tán tròn đều nhận ánh sáng từ mọi phía sẽ thuận lợi cho việc ra hoa đậu trái. Khi cây có chiều cao 1m cắt tỉa cành chỉ để lại chiều cao khoảng 0,8m, cây phát triển 5-7 cành mới cắt chỉ để 3 cành khung tỏa đều 3 hướng làm cành cấp I. Khi cành cấp I dài 0,5-0,8m tỉa tiếp và chỉ để lại 3 cành làm cấp II và từ cành cấp 2 chỉ tỉa để lại 3 cành cấp III. Sau đó ngưng tỉa để cây phát triển tự nhiên, lúc này cây sẽ có bộ khung vững chắc và tán sẽ phát triển theo dạng tròn. – Hàng năm sau khi thu hoạch nên cắt tỉa bỏ cành sâu bệnh, cành khuất trong tán, cành mất cân đối, để cây thông thoáng. Việc tỉa cành nên làm ngay sau khi thu hoạch trái để dễ dàng xử lý cây ra hoa.

6.3, Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Xoài Đài Loan:

Giai đoạn cây tơ bón 100-150 gram phân NPK 20-20-15+TE/gốc/lần. cây con năm đầu tiên nên pha phân vào nước tưới 2 tháng/lần. – Giai đoạn cây lớn, khi cây cho trái gia tăng lượng phân bón sau khi thu hoạch để cây đủ sức nuôi trái năm sau. – Trên đất màu mỡ không nên bón nhiều phân ure cho cây. – Ở một số loại xoài bón nhiều phân ure, Kali trái bị nứt, có vị chát. Gặp trường hợp này bón thêm vôi, CaSO4. – Cắt tỉa cành bị sâu bệnh và cành vượt tránh lây lan dịch bệnh.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Xoài Đài Loan:

Bệnh thán thư: Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Dùng Benlat C hoặc Score 250 EC phun từ khi hoa nở đến 2 tháng sau với 7 ngày phun 1 lần, sau đó 1 tháng phun 1 lần.

Bệnh phấn trắng: Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa. Dùng Rhidomila MZ 72WP, Anvil 5SC,…

Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp, dùng: Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC và có thể phun các loại thuốc trừ nấm có gốc đồng,…

Bệnh cháy lá: Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại chủ yếu trên lá. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ lá bệnh, phun thuốc Rhidomil MZ 72 WP, Kasumin 2L,…

Sâu đục thân, đục cành: Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành, tiêm vào lỗ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh hoặc nội hấp như: Actara 25 WG, Padan 95SP, bịt lỗ bằng đất sét để diệt sâu non.

Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau. Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, Supracide 40 EC, Song mã 24,5 EC,…

Ruồi đục quả: Ruồi đục vào quả lúc vỏ quả già, đẻ trứng dưới lớp vỏ, sâu non ăn thịt quả gây thối, rụng quả. Dùng Sherpa 25 EC, Lục Sơn 0,26 DD, Padan 95 SP.

Bệnh thối đọt: Do nấm Dipldia Natalensis phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần nên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên. Có thể thấy mủ chảy trên các cành bị bệnh. Chẻ dọc cành bị bệnh có thể thấy bên trong có các sọc nâu do các mạch dẫn nhựa bị hư. Bệnh phát triển mạnh lúc độ ẩm không khí cao, lan nhanh trong mùa mưa. Trên trái, vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.

Cách phòng trị: dùng Boocđô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Làm Sao Để Lan Giả Hạc_Trầm Ra Hoa ???

Tìm hiểu chu kỳ phát triển của cây lan, tăng cường bón lân, kali , cắt nước, bón thêm dưỡng chất là các bước cơ bản để những loại lan giả hạc, trầm ra hoa.

Hiện tại là tháng 9 âm, hầu hết các loại lan giả hạc đã nhưng phát triển hoặc bước vào giai đoạn phát triển cuối trước khi thắt ngọn. Đây là thời điểm cần có sự chuẩn bị cho cây nếu muốn có hoa vào mùa tới. Về cách để các loại lan ra hoa, có nhiều sách hướng dẫn rồi, rất chi tiết và tỷ mỉ, nhưng thực sự để làm được như vậy thì sẽ hơi khó cho người chơi. Vì thế em có bài viết tổng quát và dễ dàng hơn cho người mới chơi. Đây cũng là các bước vườn em thực hiện và tỷ lệ ra hoa rất cao.

Đầu tiên cần phân biệt làm 2 loại. Trầm thuần chủng và các cây lai gần với trầm thuần chủng. Thứ 2 là giả hạc và các cây lai mang nhiều máu giả hạc

– Với trầm (và các cây lai có nhiều máu trầm thường là thân đứng)

Sẽ rất dễ hoa gần như không phải làm gì nhiều. Các bác chỉ cần chú ý : Sau mùa sinh trưởng bón nhiều NPK 6-30-30 để thân cây khỏe hơn. Với loại này các bác có thể cắt nước để sai hoa hơn, hoặc tưới ít nước. Nhưng không cắt nước thì vẫn hoa được. Nói chung khá dễ ra hoa. Đến sau tết nên bổ sung B1 , super thrive để dưỡng cây. Đây cũng là thời điểm các loại trầm bắt đầu lên mầm và có nụ

– Với giả hạc và các loại giả hạc lai

Để cây ra hoa cần đạt được điều kiện đầu tiên là chiều dài. Chiều dài tối thiểu trên 50cm mới có thể ra hoa (nếu ngắn hơn thường sẽ là hoa bói). Sau khi đạt chiều dài cần thiết các bác thực hiện các bước sau:+ Bón phân NPK 6-30-30 đến khoảng tháng 11 âm. Mục đích để tăng lân, kali giúp thân cân béo lên, dự trữ dưỡng chất đến mùa hoa. Bón tuần 1 hoặc 2 lần tùy tình trạng cây. Nếu cây gầy nên bón nhiều hơn.+ Sau thời kỳ tăng cường bón NPK sẽ đến giai đoạn cắt nước hoàn toàn (khoảng 2 tháng). Mục đích là để cây xuống lá hoàn toàn.+ Dưỡng lại cây : Sử dụng B1, super thrive để dưỡng lại cây sau thời kỳ cắt nước. Bởi lúc này mục đích để cây ra hoa gần như đã đạt được. Cây bắt đầu có mầm mới (có thể sơm hơn) và bắt đầu có nụ. Quy trình này sẽ giúp cây đạt tỷ lệ có hoa cao vào mùa xuân.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Sao Để Xoài Đài Loan Xanh Ra Hoa Chắc Chắn trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!