Đề Xuất 3/2023 # Làm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao # Top 5 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Làm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhờ ứng dụng khoa học – công nghệ, mô hình trồng phong lan rừng kết hợp nuôi cá của anh Phạm Hoàng Hậu (xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho gia đình mà còn là hướng đi mới của thanh niên địa phương.

Lan rừng là một loài hoa có mùi thơm đặc trưng, dễ trồng, dễ chăm sóc. 8 năm trước, anh Hoàng Hậu đã bắt đầu chơi phong lan rừng. Sau khoảng thời gian dài, anh sưu tầm kha khá các chủng loại hoa phong lan. Trong đó có lan rừng tự nhiên. Thấy nguồn lan rừng ngày càng hiếm và có nguy cơ mất gốc, anh Hoàng Hậu mạnh dạn lên ý tưởng. Và tiếp tục học hỏi bạn bè, bắt đầu nuôi, cấy phong lan.

Hơn 1 năm tìm hiểu, nghiên cứu và thử nghiệm thành công, anh bắt đầu đầu tư. Từ phòng nuôi, cấy mô hoa phong lan rừng, ống nghiệm và một số trang thiết bị khác…

Theo anh Hoàng Hậu, giống phong lan đang cấy mô chủ yếu là lan giả hạc. Việc nuôi, cấy hoa lan trong ống chai đòi hỏi phải có sự đam mê, kiên trì, tỉ mỉ. Nếu không, phong lan rất dễ bị nhiễm khuẩn chết hàng loạt.

Mô hoa phong lan được nuôi, cấy trong phòng lạnh và được tiệt trùng. Đầu tiên phải khử mẫu, chọn lọc hạt phong lan, sau đó gieo hạt trong chai thủy tinh. Những chai thủy tinh này được tạo môi trường dinh dưỡng. Cộng thêm độ ẩm, không khí, ánh sáng thích hợp để mầm hoa phong lan phát triển.

Sau 4-6 tháng, khi cây hoa phong lan con phát triển hoàn chỉnh, kích thước trung bình 5-10cm/cây thì có thể xuất bán cho người trồng phong lan. Anh Hoàng Hậu cho biết, tùy theo từng giai đoạn mà hoa phong lan cấy mô có giá bán khác nhau. Nuôi, cấy mô hoa phong lan trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cây trong 6 tháng đầu sau khi được lấy ra từ chai bán với giá 8.000 đồng/cây. Đây cũng là giai đoạn khó nhất để cây hoa phong lan tồn tại và phát triển ổn định. Giai đoạn 2: Từ 6 tháng nuôi thêm 8 tháng thì giá 16.000 đồng/cây. Giai đoạn 3: Qua giai đoạn 2, cây hoa phong lan được nuôi thêm 18 tháng, giá 50.000 đồng/cây. Đến nay, anh Phạm Hoàng Hậu cho ra thị trường hơn 500.000 cây hoa phong lan cấy mô. Các giống phong lan nuôi cấy mô của anh được nhiều khách hàng một số tỉnh lân cận ưa chuộng. Trung bình, anh thu được 1 triệu đồng/1m2 trồng hoa phong lan/năm.

Chăm sóc hoa phong lan chỉ cần bảo đảm các yếu tố nước, gió, độ ẩm,… là cây có thể phát triển tốt. Để bổ sung dinh dưỡng tự nhiên cho hoa lan, anh Hậu xây dựng mô hình nuôi cá phía dưới vườn lan và dùng nước ao nuôi cá này để tưới cho hoa phong lan.

“Đây là hệ thống tuần hoàn khép kín. Nước sau khi sử dụng được hệ thống lọc tự động và trả lại nước sạch cho ao cá mỗi ngày, người sản xuất cũng không tốn nhiều công sức” – anh Hậu chia sẻ.

Hiện anh Hậu có 11 vườn hoa lan với hơn 1.000m2. Trong đó, tại xã Phước Lại có 8 vườn, các vườn còn lại được phân bổ ở nhiều nơi. Có vườn ở tận Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai. Theo kế hoạch, anh Hậu sẽ tiếp tục mở rộng quy mô trồng hoa phong lan ra TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Vì đây là nơi có điều kiện tự nhiên và thời tiết thuận lợi để phonglan phát triển.

Anh Hậu sẵn sàng hỗ trợ người dân vùng hạ cải thiện cuộc sống. Anh bày tỏ: “Vùng mặn trồng gì cũng khó. Cũng không ít nông dân điêu đứng trước những cánh đồng tôm thất mùa. Do đó, những ai muốn chuyển đổi sang trồng hoa phong lan thì tôi sẵn sàng giúp đỡ”.

Anh Lê Quốc Cường cho biết: “Tôi và anh Hậu đều là thành viên của Hợp tác xã Hoa lan Phước Lại (thành lập tháng 5/2020). Mỗi tháng, chúng tôi tham gia sinh hoạt một lần . Và sẵn sàng hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa phong lan cho những ai mới bước vào nghề trồng lan”.

Theo Bí thư Đoàn xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An – Nguyễn Thị Kim Cương, mô hình nuôi, cấy lan của anh Phạm Hoàng Hậu vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo tồn được nguồn lan rừng tự nhiên.

Mô hình của anh Phạm Hoàng Hậu tạo ra hướng đi mới cho nhiều thanh niên trên địa bàn xã. Đây cũng là một trong những mô hình khởi nghiệp có nhiều triển vọng. Chưa kể có thể nhân rộng trên địa bàn trong thời gian tới.

Nguồn: Tham khảo

✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống

✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường

✔️ Ship cod toàn quốc

✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình

✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí

TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

Fanpage: https://www.facebook.com/gionglancaymo

Hotline: 0967 614 066

Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Phân Bón Sinh Học Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Nông nghiệp ở nước ta ngày càng bộc lộ những tồn tại của một nền sản xuất nông nghiệp kém bền vững: đất đai ngày một thoái hóa, biến chất, môi trường sản xuất nông nghiệp càng ngày càng bị ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Một trong những tồn tại đó là việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh không hợp lý gây nên các bệnh dịch hại cây trồng dẫn đến ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ … vì vậy sản phẩm tạo ra chưa đạt tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch, sản phẩm không chứa chất cấm như: kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu bệnh, hàm lượng nirát.

Nhờ khả năng đặc biệt của công nghệ sinh học và vô cơ Break all soil Sản phẩm phân bón nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 là sự đột phá có thể khắc phục được những tồn tại nêu trên.

Đột phá trong cải tạo đất cằn cỗi, chai cứng, bạc màu thoái hóa biến chất thành đất tơi xốp thoáng khí, giàu dinh dưỡng, sinh vật có ích trong đất phát triển trở lại. Đất chua mặn, nhiễm phèn, ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ thành đất trồng trọt thuần thục.

Đột phá trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Hướng tới một nền nông nghiệp giá trị kinh tế cao đủ sức cạnh tranh với sản phẩm nông nghiệp các nước tiên tiến trên thế giới.

Đột phá trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp bền vững.

Đột phá trong giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp.

Tiến tới một nền nông nghiệp hữu cơ là mục tiêu của sản xuất nông nghiệp sạch bền vững, thân thiện với môi trường ở nước ta. Sản suất nông nghiệp hữu cơ là nền sản xuất sử dụng các loại vật chất hữu cơ làm đầu vào để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao, đó là: Phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ cây trồng, vật nuôi, chế phẩm chống ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp là hữu cơ. Môi trường trồng trọt, chăn nuôi, nguồn nước sử dụng sạch không bị ô nhiễm. Trong tương lai xung quanh chúng ta là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Chúng ta sẽ sống và làm việc trong một thế giới hữu cơ, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Sống lâu, sống khỏe, sống lành mạnh, đó chính là mục đích cuộc sống con người hướng tới.

Phân bón sinh học nông nghiệp công nghệ cao, Bồ đề 688 đã được Bộ NN & PTNT cho phép lưu hành sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp toàn quốc. Ưu điểm nổi bật của loại phân sinh học nông nghiệp công nghệ cao là đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sạch, chất lượng cao, không có chất cấm trong sản phẩm nông nghiệp như: dư lượng thuốc trừ sâu bênh, kim loại nặng, độc chất Nitrít, Amít trong sản phẩm tạo ra. Phân bón sinh học nông nghiệp công nghệ cao ở dạng dung dịch, mà hầu hết thành phần là dầu thực vật chứa: các axit amin, các chất điều hòa sinh trưởng, các men sinh học, các chất xua đuổi côn trùng, bệnh hại . . . ngoài ra còn có các chất vi lượng: 0,01% nguyên tố đồng, 0,01% kẽm, 0,01% sắt, 0,01% manhê, và 0,002% Bo . . . .. , các chất trên đều có tác dụng tốt đến năng suất, chất lượng cây trồng, cải tạo đất, xử lý môi trường ô nhiễm, xua đuổi côn trùng, bệnh hại, tăng cường quá trình trao đổi chất cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, vật nuôi, kích thích sinh vật có ích phát triển.

Sử dụng phân bón sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ Đề 688 cải tạo đất trồng trọt bị chai cứng, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn, đất thoái hóa bạc màu, đất ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ thành đất trồng trọt thuần thục, màu mỡ, tơi xốp. Giun đất phát triển trở lại chỉ sau thời gian ngắn (1 đến 2 tháng) cung cấp mùn giun giầu dinh dưỡng, kích thích hệ sinh vật có ích sống trong đất phát triển. Giun đất vòng đời ngắn khi chết đi đã để lại một lượng đạm dễ tiêu đáng kể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Chi sau khi cấy lúa: 1- 2 tháng, ruộng có bón phân sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688, mùn giun đã đùn kín gốc lúa khi lúa đang trong thời kỳ con gái. Giun cày xới làm cho đất thoáng khí, đủ ôxy rễ lúa trắng khỏe, dài và ăn sâu ngập trong đất để hút dinh dưỡng, chống đổ cho cây. Rễ dài gấp 1,5 lần so với bón phân vô cơ NPK thông thường. Cây lúa rễ khỏe, gốc to, đẻ nhiều, đẻ gọn tập trung. Bản lá dày, màu vàng lá mạ, thoáng gốc, sâu bệnh khó có điều kiện cư trú gây hại. Bệnh khô vằn, sâu cuốn lá, giảm rõ rệt hầu như không thấy xuất hiện. Các sâu bệnh khác đặc biệt là bệnh nghẹt rễ, ngộ độc rễ, thối rễ, lùn cây không còn. Theo đó các bộ phận trên mặt đất thân, lá, hạt, khỏe ít bị sâu bệnh tấn công. Lúa trỗ tập trung và sớm hơn 2-3 ngày so với đối chứng dùng phân khoáng NPK thông thường. Năng suất lúa tăng tối thiểu 5 đến 7%. Đặc biệt về chất lượng gạo được cải thiện rõ rệt. Gạo xay xát ít gãy, tỷ lệ tấm thấp, rất có lợi cho xuất khẩu gạo. Chất lượng cơm ăn rất ngon: cơm bóng, thơm mùi gạo mới, vị bùi, dẻo, ngọt đậm.

Theo Ông Trịnh Văn Khoát, PGĐ Trunng tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh: vụ xuân muộn 2011, Bắc Ninh cấy 100 ha sử dụng phân bón Bồ đề 688. Riêng xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh cấy 60 ha giống Bắc thơm 7, Nếp 9603 bón phân nông nghiệp công nghệ cao, Bồ đề 688 năng suất tăng trên hai giống lúa trung bình từ: 5-7% so với bón phân NPK thông thường. Về chất lượng giống lúa: xay xát ít gãy, gạo đẹp nuỗn nà, cơm trắng bóng mềm, thơm mùi gạo mới rõ rệt.

Vụ mùa 2012 tại Thanh Hóa, huyện Yên Định, xã Định Hòa khảo nghiệm phân bón nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 trên diện tích giống lúa Chân Trâu Hương 0,1 ha ở 4 hộ gia đình, đối chứng (đ/c) là các hộ canh tác xung quanh thực hiện theo qui trình canh tác lúa của địa phương. Khảo nghiệm được thực hiện nghiêm túc dưới sự thực hiện của cán bộ kỹ thuật NN.

Lượng phân bón cho 1sào (500m 2) như sau:

Bồ đề 688 1lít + 9 kg NPK 5.10.3 + 3kg kali được chia phun làm 4 lần:

Lần 1 phun 0,25lít vào đất trước khi cấy 7-10 ngày.

Lần 2 phun 0,25 lít khi lúa hồi xanh bén chân, đẻ nhánh.

Lần 3 phun 0,25 lít khi lúa phân hóa đòng.

Lần 4 phun 0,25 lít khi lúa trỗ thoát.

Tất cả được pha loãng ở tỷ lệ 1/160 đến 1/200 để phun. Phân khoáng còn lại bón theo qui trình thông thường của địa phương.

Ruộng đ/c của nông dân 500 m 2, bón lượng phân: 35 kg NPK 5.10.3 + 7kg đạm uê theo qui trình bón phân thông thường của địa phương.

Kết quả cho thấy: Công thức có bón phân Bồ đề 688 trên giống lúa Chân Trâu Hương: sinh trường rút ngắn 3 ngày (107 ngày) so với đ/c (110 ngày). Thấp cây hơn 5cm (115cm), đ/c (120cm), rễ dài gấp 1,5 lần ( 27cm so với đ/c 19 cm, dài hơn 8cm). Đẻ khỏe: 12 dảnh/khóm còn đ/c 11 dảnh/khóm. Tỷ lệ dảnh hữu hiệu cũng cao hơn (6 dảnh so với đ/c 5 dảnh). Màu lá xanh sáng so với đ/c lá xanh đậm. Trỗ kéo dài 6 ngày so với đ/c kéo dài 8 ngày. Lá đòng khi gặt: vàng tươi còn đ/c vàng khô. Cây cứng so đ/c cây cứng trung bình. Bông dài (22,7cm) dài hơn so so đ/c (21,2cm). Lá đòng dài và to hơn so đ/c. Số bông/m 2 cao: 269 bông/m 2, đ/c: 250 bông/m 2. Số hạt chắc/bông cao 160 hạt, đ/c: 158 hạt. Tỷ lệ lép thấp: 28%, đ/c: 30%.. Trọng lượng 1000 hạt đều nặng như nhau: 19 gram/1000 hạt. Về sâu bệnh công thức có sử dung phân bón sinh học Bồ đề 688 giảm nhẹ hẳn so với đ/c không dùng Bồ đề 688. Bệnh khô vằn, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá vi khuẩn chỉ ở mức rất nhẹ: 0 đến 2 điểm, trong khi đó đ/c bị nặng hơn ở mức từ 3 đến 7 điểm. Sâu cuốn lá: 3 con /m 2 so đ/c 8 con/m 2. Rầy nâu 10 con/m 2 so với đ/c 30 con/m 2. Sâu đục thân cũng giảm nhẹ 1con/m 2 so với đ/c 2 con/m 2. Ruộng đ/c của nông dân đã phải dùng đến 4 loại thuốc BVTV để phòng trừ các loại sâu bệnh trên trong khi đó ruộng sử dụng phân bón Bồ đề 688 không dùng thuốc một lần nào. Đặc biệt bệnh vàng lá sinh lý gây vàng lá trên diện rộng, cùng thời điểm đó, trên rụông sử dụng phân Bồ đề 688 cây lúa vẫn giữ màu xanh từ khi cấy đến khi trỗ chín. Đó là điểm mạnh rõ rệt của phân bón Bồ đề 688. Cuối cùng năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ruộng có bón phân Bồ đề 688 đều tăng cao hơn so với đ/c. Năng suất lý thuyết đạt 81,77 tạ/ha, tăng 6,8 tạ/ha so đ/c. Năng suất thực thu đạt: 65,42 tạ/ha, tăng 5,38 tạ/ha so đ/c, tăng: 9%.

Sở dĩ năng suất lúa có bón phân sinh học nông nghiệp công nghệ cao, Bồ Đề 688 tăng so đ/c là do đất tơi xốp thoáng khí, bộ rễ lúa ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng, cứng cây, rễ khỏe, chống đổ tốt, lá khỏe, cây khỏe, đẻ nhiều, trỗ tập trung và chín sớm hơn 3 ngày, số hạt trên bông cao, tỷ lệ chắc cao. Cây lúa sạch sâu bệnh hơn hẳn so đ/c. Dẫn đến năng suất thực thu tăng 5,38 tạ/ha, tăng 9% so với đ/c.

Sơ bộ về hiệu quả kinh tế: Theo tính toán chi tiết của địa phương bón phân sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 giảm chi phí: 282.400 đ/sào (500m 2) tức giảm: 5.648.000 đ/ha và năng suất lúa tăng thêm 538 kg /ha. Nếu trên diện rộng, mức độ làm lợi của phân bón này cho sản xuất lên đến hàng tỷ đồng . Về lâu dài: sử dụng phân bón sinh học nông nghiệp công nghệ cao Bồ đề 688 còn cải tạo được đất trồng trọt, nâng cao chất lượng nông sản, tăng giá trị sản phẩm, tăng giá bán, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ được môi trường thân thiện, bền vững.

Vùng đất phèn mặn ở tỉnh Kiên Giang, độ mặn 0,2% . Theo kết quả khảo nghiệm của ông Cù Khí Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Kiến Giang cho biết: thông thường để đạt: 5,5 tấn thóc/ha cần bón 170 kg Phân urê, 100kg phân lân PAV và 30 kg phân kaliclorua. Bón phân Bồđề 688: thêm 12 lit cho 1 ha và giảm đi 20 kg urê, vẫn giữ nguyên 100kg lân PAV và 30 kg kaliclorua năng suất lúa đạt: 6 tấn thóc trên ha. Như thế trong trường hợp này năng suất tăng thêm 500 kg thóc tương đương với 9,1%. Gía trị tạm tính như sau: thu nhập từ thóc tăng thêm: 500kg x 6000đ/kg = 3.000.000 đồng. Chi phí 12 lít Phân Bồđề 688: 135.000đ x 12 lít = 1.620.000 đồng. Giảm chi phí 20 kg urê: 11.000đ/kg x 20 kg = 220.000 đồng. lãi: 1.400.000 đồng/ha. Như thế trên 1 ha lúa bón Bồ Đề 688 làm lợi 1,4 triệu đồng so vơi cách sử dụng phân khoáng thông thường. Theo Ông Cù Khí Nguyên: đất được bón phân sinh học NN công nghệ cao Bồđề 688 trong điều kiện đất nhiễm mặn: 0,2% cây lúa vẫn giữ được màu xanh bền, cứng cây, lá vàng nõn chuối, đẻ khỏe, tập trung, gốc to, rễ trắng và dài hơn không bón phân Bồđề 688 ít nhất 3-4 cm giai đoạn lúa con gái. Khi lúa chín lá gốc vẫn xanh, hạn chế sâu bệnh.

Đối với cây rau màu sử dụng phân bón Bồđề 688: năng suất, chất lượng được cải thiện càng rõ rệt. Rau ăn lá xanh khỏe, lá dày, rau ăn ngọt đậm đà, thơm và không dư chất độc Nitrít, amit, kim loại nặng, không bị sâu bệnh hại tấn công nhờ khả năng xua đuối côn trùng, bệnh hại có trong dung dịch phân bón Bồ đề 688, nên không phải sử dụng đến thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại. Bí xanh sử dụng phân sinh học Bồđề 688 quả dài, thẳng to đều không bị cong queo, méo mó do sâu đục quả.

Theo Ông Trịnh Văn Khoát, PGĐ Trung tâm khuyến nông Bắc Ninh cho biết sử dụng phân bón sinh học Bồđề 688: 1, 5lit cộng với 37kg phân khoáng NPK hỗn hợp cho 1 sào (360 m 2) cà chua Xuân Hè. Phân bón Bồđề 688 được pha loãng 1/200 tưới gốc: 10 ngày tưới một lần và phun lên lá giai đoạn sinh trưởng, khi nở hoa không phun. Ông Khoát có nhận xét: trồng cà chua có sử dụng phân bón Bồđề 688 không phải sử dụng đến thuốc hóa học để trừ sâu bệnh hại mà vẫn giữ được ruộng cà chua sạch sâu bệnh: tỷ lệ đậu quả cao, tăng ít nhất 5-7%, quả bóng, mẫu mã đẹp, không bị sâu bệnh tấn công. Cà chua ăn sống ngay, thơm ngọt, nhiều bột, hàm lượng đường cao hơn bình thường. Đạt chất lượng cà chua sạch, cà chua hữu cơ không chứa dư lượng chất cấm. Năng suất đạt trung bình: 1,5 tấn/sào (360 m 2) tính ra đạt 41,6 tấn/ha. Giá bán 12 nghìn đồng đến 18 nghìn đồng/kg tại thời điểm. Vụ Xuân Hè (trồng tháng 1-2, thu hoạch tháng 4-5) 2011, rất được giá. Ông Khoát đang tiếp tục khảo nghiệm trong vụ hè thu 2012. Kết quả sẽ cập nhật.

Như thế để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ không nhất thiết phải tiến hành trong nhà kính, nhà lưới mới tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Sử dụng phân bón nông nghiệp công nghệ cao, Bồ đề 688 trên đồng ruộng đảm bảo các tiêu chí sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là đã tạo ra sản phẩm hữu cơ đích thực. Kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm trong sản xuất chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển tải trong những trang sau.

NCV cao cấp, chúng tôi Tạ Minh Sơn chúng tôi Nguyễn Thị Tuyết Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Câu Chuyện Khởi Nghiệp: Nông Dân Trồng Rau Sạch Công Nghệ Cao

Đam mê trồng vườn nhưng do diện tích nhà chật chội, nên anh chàng Hoàng Quốc Thịnh (sinh năm 1996, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã thiết kế vườn rau ngay trên sân thượng tầng 3 và tầng 4 của căn nhà.

Tận dụng khoảng đất trống 20m2 trên sân thượng, Quốc Thịnh đã bắt tay vào việc nghiên cứu mô hình trồng rau không cần đất. Hiện giờ, anh bạn này đang là một trong những người đầu tiên của thành phố đi theo mô hình trồng rau thủy canh.

Áp dụng mô hình trồng rau thủy canh từ tháng 8/2016, đến nay sản lượng rau mà Quốc Thịnh thu hoạch được là 35-40kg đủ cung cấp cho hơn 10 người ăn hàng ngày trong 1 tháng.

Liên hệ với bạn Hoàng Quốc Thịnh, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện khá thú vị sau đây:

PV: Xin chào Quốc Thịnh! Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân mình được không?

– Thịnh tên đầy đủ là Hoàng Quốc Thịnh (sinh năm 1996, quê ở Bình Định). Hiện nay, Thịnh đang là sinh viên năm thứ 4 ngành Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học Quy Nhơn. Sở thích của Thịnh là được đi du lịch, trồng cây và làm những điều mình thích!

– Sở thích trồng cây của Thịnh được ấp ủ từ khá lâu nhưng do điều kiện không cho phép nên Thịnh chưa thể thực hiện được. Mãi cho đến khi biết đến mô hình trồng thủy canh qua các tài liệu trên sách, báo và Internet thì vào tháng 8 năm 2016, Thịnh bắt đầu quyết định học tập và làm theo mô hình này.

PV: Từ đâu mà Quốc Thinh lại có ý định trồng rau thủy canh?

– Xuất phát từ mục đích sử dụng rau sạch hàng ngày của gia đình nên Thịnh đã nảy ra ý định trồng rau bằng phương pháp mới, mô hình mới để cho năng suất cao hơn nhưng phương pháp trồng truyền thống.

Ban đầu, gia đình Thịnh có trồng rau trong thùng xốp để sử dụng nhưng trồng mất công, mất thời gian chăm sóc cả tháng mà chỉ ăn mới 2 – 3 ngày đã hết; mua rau ngoài chợ thì không đảm bảo chất lượng nên sau thời gian dài tìm hiểu, Thịnh đã quyết định chọn phương pháp thủy canh để trồng rau cho gia đình sử dụng.

PV: Khi Thịnh quyết định trồng rau theo mô hình này, phản ứng từ phía gia đình bạn như thế nào?

Do vậy mà bố mẹ Thịnh cũng cảm thấy hoang mang và lo sợ rằng Thịnh sẽ thất bại ngay bước đầu vì chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu về mô hình này.

Với 2 thiết kế này, tổng kinh phí mà Thịnh phải bỏ ra là khoảng 16 triệu, trong đó, việc thiết kế mô hình chữ A mất khoảng 7 triệu và mô hình vườn ngang mất khoảng 9 triệu.

PV: Trước đó, Thịnh đã từng có kinh nghiệm hay kiến thức gì về mô hình trồng rau thủy canh này hay chưa?

– Bắt đầu từ con số 0, chưa có bất cứ kinh nghiệm gì về trồng rau và hơn hết là phương pháp thủy canh ở Việt Nam cũng chưa phát triển, thậm chí tại địa phương, mô hình này cũng còn khá mới mẻ, Thịnh đã phải tự mày mò, học hỏi.

Hằng ngày, sau những giờ học căng thẳng tại giảng đường, Thịnh lại lên mạng tìm tài liệu để nguyên cứu. Thậm chí, Thịnh còn phải vào cả các trang web nông nghiệp công nghệ cao ở nước ngoài để học hỏi và áp dụng cho mô hình của mình.

PV: Chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên sâu về mô hình thủy canh. Vậy trong quá trình bắt tay vào làm, Thịnh có gặp nhiều khó khăn hay không?

– Khi nghiên cứu trên lý thuyết, Thịnh cảm thấy mọi thứ thật dễ dàng và đơn giản, nhưng khi bắt tay vào làm, Thịnh đã bị “sốc” vì có quá nhiều khó khăn, vướng mắc mà không biết nên hỏi ai.

Giai đoạn mà Thịnh gặp nhiều khó khăn nhất và để lại ấn tượng sâu sắc nhất khi bắt đầu “sự nghiệp” trồng rau thủy canh đó chính là giai đoạn thiết kế, lắp đặt. Do lúc đó, ở trong tỉnh chưa có mô hình thủy canh nào để Thịnh có thể tham khảo nên việc thiết kế lắp đặt cứ sai hoài, sai mãi, lắp vào rồi lại tháo ra không biết bao nhiêu lần.

Thế nhưng, sức trẻ, sự bền bỉ và lòng kiên nhẫn cao đã giúp Thịnh không bỏ cuộc giữa chừng mà quyết tâm đi đến đích cuối cùng. Sau những lần tháo lắp đến xưng phồng cả tay thì Thịnh cũng đã hoàn thành được mô hình chữ A đầu tiên.

– Động lực chính giúp Thịnh vượt qua được những khó khăn này: Thứ nhất là, niềm đam mê mãnh liệt với phương pháp trồng rau thủy canh này. Thứ hai là, xuất phát từ mong muốn có nguồn thực phẩm sạch để gia đình an toàn sử dụng. Và thứ ba là, Thịnh muốn mô hình trồng rau thủy canh này được nhân ra rộng rãi trong các thành phố để người dân có thể tự mình cung cấp được nguồn thực phẩm sạch cho chính mình, hạn chế sử dụng nguồn thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường hiện nay.

PV: Là một người đã từng có gần 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng rau thủy canh, theo Thịnh thì so với các phương pháp nông nghiệp truyền thống thì phương pháp này có những ưu điểm hay hạn chế gì nổi bật?

– Như các bạn đã biết, mô hình trồng rau thủy canh được hiểu là “Trồng cây trong nước”. Tuy nhiên do có nhiều môi trường tổng hợp được sử dụng để trồng cây nên còn có thể định nghĩa đây là môi trường “trồng cây không cần đất”.

So với các phương pháp nông nghiệp truyền thống trước đó thì phương pháp trồng rau thủy canh này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn.

Nếu như trước đây, muốn trồng được rau thì phải có đất, và muốn vườn rau xanh tốt thì đất phải có độ phù sa màu mỡ thì hiện nay, nhiều người vẫn trồng được rau sạch, tươi tốt, khỏe mạnh mà không cần phải có đất màu.

Nhờ phương pháp thủy canh nên khu vực trồng rau luôn sạch sẽ, thoáng đãng và cách ly tối đa các nguồn sâu bệnh gây hại bởi đa số mầm bệnh cây trồng bắt nguồn từ đất nên việc lựa chon trồng bằng phương pháp thủy canh, mọi người không cần phải phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng mà vẫn đảm bảo được sản phẩm tạo thành tươi tốt, phát triển khỏe mạnh lại an toàn tuyệt đối.

Hơn nữa, với mô hình thủy canh hồi lưu tưới tự động giống như trong vườn nhà Thịnh hiện giờ rất tiết kiệm nước và công chăm sóc, nên đối với những ai bận nhiều việc vặt mà có sở thích trồng rau nuôi cây thì vẫn có thể trồng được.

Sản phẩm tạo thành thường tươi ngon và đẹp hơn so với rau trồng truyền thống và có thể bảo quản được lâu hơn.

PV: Tính đến thời điểm hiện tại, Thịnh đã gây dựng được bao nhiêu mô hình trồng thủy canh trên địa bàn tỉnh?

– Tính đến nay, Thịnh cũng đã lắp được hơn 30 hệ thống trồng rau thủy canh tại địa bàn TP. Quy Nhơn.

– Ban đầu Thịnh chỉ trồng các loại rau để sử dụng hàng ngày như: rau muống, xà lách mỡ, xà lách xoăn, xà lách tím, cải bẹ xanh mỡ, cải ngọt, dền, mồng tơi, quế, rau đay, rau cúc, rau ngò, hành lá…

Thời gian sau, thì Thịnh bắt đầu tìm hiểu và trồng các loại cây ăn trái ngắn ngày bằng phương pháp thủy canh như: dưa chuột, dưa lưới, cà chua và khổ qua.

PV: Năng suất trung bình của các vườn rau đó khi trồng bằng phương pháp thủy canh đạt khoảng bao nhiêu?

– Nếu tính năng suất rau đối với vườn chữ A thì một vụ cũng thu hoạch được khoảng 25 – 30kg, còn đối với vườn hàng ngang thì khoảng từ 40 – 45kg.

Nếu tính năng suất dưa thì trung bình một vụ, Thịnh cũng thu hoạch được khoảng hơn 100kg.

PV: Theo Quốc Thịnh, để đạt năng suất cao cho cây trồng khi ứng dụng phương pháp thủy canh thì phụ thuộc vào yếu tố nào?

– Trồng rau thủy canh muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải có kiến thức chuyên sâu về nó. Ví dụ như phải biết cây phát triển theo từng giai đoạn nào thì bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp để cây phát triển tốt.

PV: Hiện nay, nhiều người trồng rau thủy canh kết hợp với du lịch để phục vụ du khách tham quan, liệu Thịnh đã từng nghĩ đến ý định đó chưa?

Trồng rau thủy canh mà muốn kết hợp với du lịch để phục vụ khách du lịch tham quan thì nó sẽ chỉ thật sự phù hợp khi mô hình này được phát triển ở Đà Lạt, còn lý do vì sao thì Thịnh nghĩ mọi người cũng đã biết. (Cười)

– Trong tương lai, Thịnh muốn nhân rộng mô hình này nhiều hơn tại thành phố để nhiều người có thể tiếp cận được với nguồn rau sạch và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Đồng thời, Thịnh cũng muốn xây dựng thêm nhiều nhà vườn với quy mô lớn để có thể cung cấp cho thị trường khi nhu cầu rau an toàn hiện nay đang tăng cao.

Cảm ơn Quốc Thịnh vì những chia sẻ vô cùng thú vị này!

Với những câu chuyện khởi nghiệp từ những người đi trước, Quốc Bảo tin rằng, các bạn hoàn toàn có khả năng xây dựng cho bản thân và gia đình một vườn rau sạch bằng phương pháp thủy canh. Hoặc thạm vọng hơn, một vườn rau mang tính thương mại.

Tư vấn miễn phí về cách lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Tư vấn về cách chăm sóc và thu hoạch cây trồng.

Đặt hàng để được giá tốt nhất.

Dự Án Trang Trại Trồng Hoa Lan Sinh Học Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

MỤC LỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG TRẠI TRỒNG HOA LAN SINH HỌC CÔNG NGHỆ CAO

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 3

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 3

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 3

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 4

II.1. Phân tích thị trường 6

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 12

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 12

IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 12

IV.4. Hiện trạng sử dụng đất 13

IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 13

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng 13

V.1. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 14

V.1.1. Khu điều hành và nhà kho xưởng thu hoạch bảo quản sản phẩm 14

V.2. Kỹ thuật trồng Hoa Lan 16

V.3. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Lan xiêm xanh: 18

V.4. Trồng và chăm sóc cây Hoa Lan 23

V.5. Hệ thống tưới nước tự động 25

V.6. Kế hoạch kinh doanh và phương án tiêu thụ Hoa Lan 35

V.7. Kết quả sản xuất kinh doanh từ trang trại trồng Hoa Lan 37

CHƯƠNG VI: PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ THI CÔNG 39

VI.1. PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 39

VI.2. PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 41

VII.1. Đánh giá tác động môi trường 42

VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 47

VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 47

VIII.3. Tổng mức đầu tư 49

IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 52

IX.1. Tiến độ sử dụng vốn 52

IX.2. Phương án hoàn trả vốn vay 53

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 55

X.2. Các chỉ tiêu tài chính – kinh tế của dự án 60

X.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế – Xã hội 60

XI.1. Kết luận 62

XI.2. Kiến nghị 62

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN TRANG TRẠI TRỒNG HOA LAN SINH HỌC NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư

– Công ty TNHH Hoan Phúc.

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số số 2300521670 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 24/12/2009.

– Trụ sở công ty: Thôn Ngô Lợi, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

– Đại diện pháp luật công ty: Ông Nguyễn Đình Hý – Chức vụ: Giám đốc

– Điện thoại: 02413860296 – Fax

– Vốn điều lệ đăng ký: 2.700.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ đồng, bảy trăm triệu đồng ./.)

– Ngành nghề chính:

+ Trồng lúa, trồng cây ăn trái, cây nông nghiệp cong nghệ cao…..

+ Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác;

+ Kinh doanh bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, trang trại.

+ Mua bán xuất nhập khẩu hàng nông sản, cây cảnh các loại…

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

– Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

– Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

– Điện thoại: (08) 22142126 ; Fax: (08) 39118579

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

– Tên dự án: Trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao Hoan Phúc

– Địa điểm: Tại thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

– Quỹ đất của dự án: 68 Ha thuộc quyền sử dụng của Công ty TNHH Hoan Phúc và các cổ đông góp vốn vào dự án.

– Mục tiêu đầu tư:

+ Đầu tư hệ thống trang trại trồng Hoa Lan quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam, các tỉnh phía Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước Đông Á.

+ Phát triển thành điểm trung chuyển sản phẩm hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

+ Dự án trồng Hoa Lan ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng Hoa Lan tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu trong nươc và xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn sinh học như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.

– Quy mô trang trại: sau 2 năm trang trại trồng đạt 68 Ha Hoa Lan công nghiệp.

I.1. Các nhân tố ảnh hưởng chính đến sự phát triển công nghiệp hoa lan Việt Nam

Để nhân nhanh các giống lan, phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô đang được các quốc gia trên thế giới áp dụng. Việt Nam cũng có các phòng nuôi cấy mô nhưng ở qui mô nhỏ, nên nguồn giống chủ yêu là nhập từ Thái Lan, Đài Loan và một vài quốc gia Tây Âu như Bỉ, Hà Lan… Vì vậy giống lan tại Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào nguồn giống ngoại nhập. Đây là một thực tế đáng lo ngại cho ngành sản xuất hoa lan của Việt Nam nếu tương lai Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới.

Việc nhập khẩu giống từ các nguồn khác nhau gây ra nhiều vấn đề khó khăn cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoa lan như chất lượng hoa, sâu bệnh lan truyền qua nhập khẩu và bản quyền tác giả… sẽ làm cho giá thành của hoa lan Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực và rủi ro trong nuôi trồng cũng nhiều hơn.

I.1.2. Công nghệ sinh học

Khi trồng các loại hoa cắt cành như hồng, cúc, cẩm chướng… sau khi thu hoạch nông dân Việt Nam có xu hướng giữ lại hạt làm giống cho vụ sau. Trái lại việc nhân giống hoa lan phải nhờ đến công nghệ sinh học. Hiện nay cũng có vài công ty tư nhân đang đầu tư trong lĩnh vực cấy mô, lai tạo giống phong lan Dendrobium, Mokara hay Oncidium để tạo ra nguồn giống riêng của Việt Nam mặc dù hướng nghiên cứu gene phong lan ở Việt Nam chưa được chú ý đến. Tuy nhiên, nếu việc lai tạo các giống phong lan thành công thì đây là bước khởi đầu cho công nghiệp hoa lan Việt Nam và cần được sự hỗ trợ của nhiều ngành khoa học đặc biệt là công nghệ gene trong nông nghiệp.

I.1.3. Công nghệ canh tác, sản xuất hoa lan

Tuy hoa lan không cần đất để phát triển nhưng việc ứng dụng công nghệ canh tác tiên tiến rất quan trọng với mục đích tạo ra những hoa lan có màu sắc, kích thước, số lượng hoa trên cành, tính bền, khả năng ra hoa và tính kháng bệnh của cây với chất lượng cao và giá thành thấp.

Vai trò của hoa lan và hoa cắt cành ở Việt Nam mới chỉ trở nên quan trọng trong những năm gần đây, nhưng các qui trình công nghệ tiên tiến áp dụng trong lĩnh vực hoa lan chưa được chọn lọc và nghiên cứu đầy đủ trong điều kiện sinh thái của Việt Nam. Hầu hết là học tập và mô phỏng theo cách trồng của Thái Lan ở qui mô cá thể với diện tích chưa đủ lớn để tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong tập quán trồng hoa của nông dân Việt Nam, trong đó vấn đề sâu bệnh hại là yếu tố quyết định cho sản xuất lan công nghiệp.

Đa số nông dân Việt Nam trồng hoa lan ở qui mô hộ gia đình từ vài m2 đến vài ngàn m2, cá biệt có vài hộ sản xuất kinh doanh trồng trên 1-2ha. Chính do qui mô nhỏ lẻ và nguồn giống phân tán nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên đã dẫn đến chất lượng hoa lan không đồng đều, số lượng trên mỗi giống hoa không đủ cho thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu trong tương lai.

I.1.4. Công nghệ sau thu hoạch

Hoa lan là sản phẩm của ngành nông nghiệp (khác với lan rừng thu hái từ tự nhiên) nên nó cần một công nghệ bảo quản sau thu hoạch để giữ cho hoa bền, lâu tàn. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam thích hợp cho việc canh tác hoa lan nhiệt đới thì cũng chính khí hậu nóng ẩm của ta cũng dễ ảnh hưởng đến chất lượng hoa lan. Đa số nông dân cắt hoa và giao hoa ngay trên những phương tiện vận chuyển thô sơ, không có kho mát hay phòng mát và cũng chưa có dụng cụ chứa dinh dưỡng để cắm mỗi cành hoa vào để giữ cho hoa lâu tàn.

I.1.5. Thị trường và các biện pháp xúc tiến thương mại

Hoa lan và các loại hoa cắt cành khác đang được phân phối trên thị trường trong nước qua các kênh bán sỉ tại các chợ đầu mối hoa như chợ Hồ Thị Kỳ, Q.10. Các cửa hàng kinh doanh hoa mua trực tiếp từ các vườn hoặc thông qua các cơ sở tư nhân thu gom từ các vườn lan.

Hiện nay tuy chưa có một tổ chức hay doanh nghiệp nào đứng ra tổ chức hệ thống thu mua và phân phối hoa lan cho thị trong nước, nhưng các hộ kinh doanh hoa, các cửa hàng bán hoa đã rất nhạy bén nắm bắt tâm lý của người trồng hoa là cần có đầu ra ổn định nên đã có những thỏa thuận ở mức sơ khai của hình thức hợp đồng kinh tế, lấy uy tín là chính và việc đặt cọc tiền giữa 2 bên chỉ có giá trị tượng trưng cho sự thỏa thuận giữa hai bên. Cho đến hiện nay chưa có hợp đồng nào có giá trị ở mức cao và cũng chưa có thỏa thuận nào bị “bể” giữa bên bán và mua do cầu lúc nào cũng cao hơn cung đối với hoa lan.

So với các quốc gia trong khu vực, hoa cắt cành của Việt Nam cũng đã có thị trường xuất khẩu và mức tăng trưởng hàng năm đều tăng cao hơn so với năm trước. Tuy nhiên đối với hoa lan, nhất là hoa lan nhiệt đới thị trường xuất khẩu vẫn còn là thị trường tiềm năng. Để có thể tiến vào thị trường hoa lan cắt cành hay lan chậu của thế giới, ngành công nghiệp hoa lan Việt Nam còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm.

I.1.6. Các thách thức trong quá trình phát triển

Mặc dù các cơ hội phát triển hoa lan Việt Nam là rất lớn nhưng các nhân tố đó cũng chính là những thách thức cần được quan tâm cho sự phát triển của ngành công nghiệp hoa lan còn non trẻ của Việt Nam như:

– Sản xuất lai tạo giống lan trong nước bằng phương pháp nuôi cấy mô chưa có đột phá mới. Phần lớn các phòng cấy mô chỉ cấy chuyền các giống nhập từ nước ngoài ở dạng chồi/phôi, do đó ngành kinh doanh lan Việt Nam luôn bị động và có xu hướng hập khẩu là chính.

– Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng còn cao nên việc mở rộng diện tích trồng lan cần phải có sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức tín dụng.

– Chưa có công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất canh tác hoa ổn định không theo mùa vụ sẽ giúp bình ổn giá hoa trên thị trường.

– Công nghệ sau thu hoạch và kỹ thuật đóng gói phù hợp chưa sẵn sàng.

– Chi phí lao động có kỹ thuật tăng cao.

– Dịch vụ hậu cần tại các cảng xuất hàng còn yếu kém như chưa có kho mát tại sân bay.

– Các yêu cầu kiểm dịch nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu hoa trong khi Việt Nam chưa có hệ thống và biện pháp kiểm tra hoa nhập khẩu từ các nước khác.

– Hệ thống thông tin, tiếp thị hầu như chưa có nên rất khó khăn trong việc hoạch định sản xuất theo nhu cầu thị trường.

– Công nghiệp hoa lan chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên chưa có những biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy ngành hoa lan phát triển.

I.1.7. Một số các biện pháp chiến lược phát triển ngành hoa lan Việt Nam

I.1.7.1. Giải pháp về giống

– Lai tạo, chọn lọc giống mới theo phương pháp nhân giống truyền thống: Nỗ lực tiến hành các biện pháp lai chéo giữa các giống lan với nhau để tạo ra các giống mới. Phương pháp lai vẫn tiến hành trên nền tảng di truyền cổ điển, tuy nhiên để giảm thiểu chi phí và thời gian, công nghệ sinh học phân tử cần tham gia vào ở giai đoạn mầm chồi để xác định các tổ hợp lai mới.

– Kỹ thuật gene: áp dụng thành tựu chọn lọc gene trong nông nghiệp, nghiên cứu chọn lọc gene phong lan bằng các kỹ thuật gene.

– Nhân giống đột biến: chọn những cây lai đột biến mang các tính trạng nổi bật phù hợp với thị trường và nhân giống vô tính bằng phương pháp cấy mô.

I.1.7.2. Áp dụng thành tựu của các nước trong khu vực về canh tác hoa lan như

Khuyến khích sử dụng giá thể xơ dừa + than vụn hoặc giá thể bằng vỏ đậu phộng. Áp dụng sản xuất theo GAP để bảo vệ môi trường và kiểm soát sâu bệnh đúng cách.

I.1.7.3. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch và dịch vụ hậu cần

– Ngành nhựa cần quan tâm đến việc cung cấp các tube (ống) chứa dụng dịch bảo quản hoa sau khi cắt khỏi cành. Nghiên cứu các công thức bảo quản hoa phù hợp với điều kiện vận chuyển tại Việt Nam.

I.1.7.4. Các hỗ trợ về cơ sở hạ tầng

Các phương tiện thiết bị chuyên dùng cho ngành hoa, các kênh thông tin, tiếp thị sản phẩm giúp người trồng dự đoán được giá cả, nhu cầu thị trường để tự hoạch định sản xuất.

I.1.7.5. Các văn bản luật, các tiêu chuẩn sản phẩm

Cần được ban hành trong thời gian ngắn nhất để người trồng tiếp cận, tránh được rào cản về thuế quan, kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu.

I.1.7.6. Nguồn nhân lực

Lực lượng lao động trong các lĩnh vực sản xuất, sau thu hoạch, xếp dỡ, phát triển sản phẩm, công nghệ sinh học, kỹ thuật gene, đấu giá … cần phải được đào tạo nhanh chóng vì điều này có thể trở thành khiếm khuyết nghiêm trọng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ toàn cầu khi nước ta là thành viên WTO.

I.1.7.7. Hỗ trợ tín dụng

Ngành hoa lan cần vốn khá lớn và thời gian khá dài để phát triển do đó cần được các tổ chức tín dụng quan tâm hỗ trợ.

Tuy ngành sản xuất hoa lan Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… nhưng tương lai của hoa lan Việt Nam rất xán lạng do vẫn còn nhiều quỹ đất để phát triển, nguồn gene lan rừng rất quí báu dồi dào nhưng chưa được khai thác, con người Việt Nam thông minh chịu khó và nắm bắt rất nhanh công nghệ tiên tiến.

Trước hết ngành sản xuất hoa lan cần mở rộng sản xuất cung cấp cho thị trường nội địa, sử dụng các giống lai tạo mới, sử dụng hiệu quả các thành tựu của công nghệ sinh học. Chính phủ cần khuyến khích nông dân chuyển đổi diện tích cây trồng thu nhập thấp sang trồng lan với các chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ sản xuất chuyên sâu. Kêu gọi các Doanh nghiệp tư nhân tham gia tích cực vào lĩnh vực công nghệ sinh học và di truyền cho ngành công nghiệp hoa lan nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm làm động lực cho sự phát triển của ngành. Chính phủ cũng cần tăng cường công tác thị trường và năng lực thị trường bằng cách hợp tác giữa khu vực tư nhân và các tổ chức nhà nước để quản bá sản phẩm và thâm nhập thị trường mới.

II.0.1. Mục tiêu của dự án trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao

Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động và huy động các nguồn lực để phát triển trồng Hoa Lan có hiệu quả, phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng. Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất từ khâu giống, chăm sóc và bảo quản sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và đồng thời góp phần cung cấp cho thị trường các sản phẩm hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Từng bước đưa trồng Hoa Lan công nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh trong những năm đến. Tạo sự gắn kết giữa trang trại và người trồng Hoa Lan, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Hợp tác với đối tác nước ngoài để được chuyển giao cây giống tốt, công nghệ nông nghiệp hiện đại, công nghệ gây và giữ giống, và phương thức quản lý mới có hiệu quả, xây dựng dự án nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Khai thác có hiệu qủa hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Hòa Bình cũng như các vùng phụ cận của khu vực để phát triển chăn trồng Hoa Lan. Là trung tâm cung cấp giống, các dịch vụ nông nghiệp hiện đại cho các hợp tác xã, các hộ nông nghiệp gia đình trong khu vực. Cung cấp cho xã hội một khối lượng Hoa Lan xuất khẩu có chất lượng cao. Phổ biến rộng rãi kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu cây giống có chất lượng cao cho việc phát triển trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao của vùng.

Dự án trồng Hoa Lan ứng dụng công nghệ cao xuất khẩu phục vụ vùng trồng Hoa Lan tập trung, với quy mô lớn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa phục vụ cho các nhu cầu chế biến, xuất khẩu. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và xây dựng quy trình. Sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn như sử dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và quản lý dịch hại bằng biện pháp sinh học theo hướng bền vững.

II.0.2. Khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu:

Việt Nam là nước nhiệt đới và cũng là một trong những xứ sở của Hoa Lan với nhiều giống Hoa Lan rất quý…Các giống Hoa Lan của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, sắc màu mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Hoa Lan cũng là loại cây có diện tích và sản lượng cao trong các loại hoa hiện nay.

Tuy nhiên diện tích trồng Hoa Lan của ta lại không tập trung với quy mô công nghiệp. Người dân chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua Hoa Lan xuất khẩu từ các hộ nông dân rải rác nên chi phí thu mua và vận chuyển cao. Không chỉ vây, trong quá trình vận chuyển hoa quả từ các vườn đến nơi tiêu thu do thiếu sự cẩn trọng nên Hoa Lan không thể giữ nguyên được hình thức và cũng chưa có biện pháp bảo quản thích hợp nên xuất khẩu cũng giảm giá trị, khó đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua nghiên cứu cho thấy, cây Hoa Lan là loại cây trồng ngắn ngày rất dễ trồng, không tốn công chăm sóc lại thu hoạch thường xuyên trong năm, không phải đợi đến mùa vụ như loại hoa khác. Mặt khác, Việt Nam là xứ sở của Hoa Lan, cây Hoa Lan ở nước ta đã có từ lâu, hàng ngàn năm về trước, nhưng chúng ta chưa khai thác hết giá trị tiềm năng trong cây Hoa Lan. Cây Hoa Lan là loại cây ở vùng nhiệt đới. Theo nghiên cứu và đánh giá nhận định trồng cây Hoa Lan tạo được mảng xanh có lợi cho môi trường, cũng nhằm chống biến đổi khí hậu.

II.0.3. Sự cần thiết đầu tư

“Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế- xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” đã đưa ra hiện trạng và định hướng phát triển về nông nghiệp trong địa bàn tỉnh trong đó có định hướng cụ thể về việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Hòa Bình có diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp cho việc phát triển vùng nguyên liệu của dự án trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao..

Điều kiện khí hậu, thời tiết của Hòa Bình tương đối ôn hòa, có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, phù hợp với việc phát triển cây Hoa Lan theo mô hình công nghiệp.

Nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống giao thông thuận lợi cùng với chủ trương ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình là những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư dự án trồng Hoa Lan công nghiệp công nghệ cao. Qua phân tích về nhu cầu thị trường, về khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu và thực trạng nghề trồng Hoa Lan cho thấy, việc Công ty quyết định đầu tư trồng Hoa Lan ứng dụng công nghệ cao là cần thiết và có tính khả thi.

Trong kế hoạch, Công ty TNHH Hoan Phúc. sẽ xây dựng theo mô hình trang trại nông nghiệp kiểu mẫu quy mô 68 Ha đất trồng Hoa Lan đáp ứng nhu cầu nhân dân trong và ngoài tỉnh và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn, có tỷ suất sinh lời cao nên sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh nông sản tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, từ thực tiễn khách quan nêu trên có thể nói việc đầu tư xây dựng Trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao Hoan Phúc ở thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của tỉnh Hòa Bình vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.

III.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

Việc lựa chọn địa điểm phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Có mặt bằng đủ diện tích xây dựng với các điều kiện không bị ngập nước do lũ lụt, đảm bảo tính kinh tế trong san lấp mặt bằng, thuế đất và gần nguồn cung cấp điện, nước, giao thông thuận tiện và tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có.

– Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.

Công ty TNHH Hoan Phúc. quyết định lựa chọn địa điểm xây dựng của Dự án là tại thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn. tỉnh Hòa Bình.

III.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án

– Hiện trạng đất đầu tư: Công ty dự kiến đầu tư khoảng 68 Ha đất tại địa bàn thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn. Đây là khu vực thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tập trung. Chủ đầu tư sẽ tiến hành liên doanh, liên kết với người dân vùng xung quanh dự án thuê đất để đảm bảo đủ quỹ đất phát triển dự án.

– Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng như xuất khẩu hàng hóa.

– Khu vực phụ cận, cách khu đất là đồng bằng đang được người dân sử dụng để trồng lúa; thuận lợi cho việc hình thành vùng nguyên liệu sau này.

– Khi thiết kế xây dựng vùng dự án, Công ty sẽ tiến hành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 6m), và các đường bao lô xung quanh cánh đồng để thuận tiện cho việc bón phân, chăm sóc cũng như để vận chuyển sản phẩm của Công ty.

– Về hạ tầng điện: Hệ thống đường điện của khu dân cư ấp Tân Lợi, thị trấn Lương Sơn,.

– Về nguồn nước: Khu vực thực hiện dự án có kênh, mương thủy lợi chảy qua nên rất thuận lợi cho việc khai thác nước mặt phục vụ dự án.

III.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

– Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp.

– Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường.

– Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

III.4. Hiện trạng sử dụng đất

Nền đất tại khu vực dự án

Hiện trạng khu đất chủ yếu là đất bồi dắp phù hợp cho việc phát triển trang trại nông nghiệp.

Công trình kiến trúc khác

Trong khu đất đầu tư xây dựng là đất nông nghiệp và đất nông trường không có các công trình công cộng,

III.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

Đường giao thông

Khu vực đầu tư xây dựng có trục đường giao thông chính là đường liên thôn xã, huyện, và có đường giao thông đi xuyên qua dự án bên trong khu đất.

Hệ thống cấp điện

Hiện trạng tại khu vực có tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia theo đường liên thôn và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.

Hệ thống cấp nước : Trong khu vực trang trại dự kiến hiện nay sẽ sử dụng hệ thống nước được xử lý từ giếng khoan.

III.6. Nhận xét chung về hiện trạng

Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển nông nghiệp.

Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc sản xuất, kinh doanh, giao dịch, tiếp cận thị trường. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

Dự án đầu tư xây dựng Trang trại trồng hoa lan sinh học nông nghiệp công nghệ cao Hoan Phúc nằm trong khu vực quy hoạch sử dụng quỹ đất để phát triển nông nghiệp, thực phẩm sạch; chuyển quyền sử dụng đất cho chủ đầu tư. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí, chức năng hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một trang trại trồng Hoa Lan, với các tiêu chuẩn hiện đại thích ứng với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại Hòa Bình và cả nước là tất yếu và cần thiết.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM Hotline: (028 22 142 126 – 0903 649 782 Email: nguyenthanhmp156@gmail.com , Website: www.minhphuongcorp.com

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Nông Nghiệp Công Nghệ Cao trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!