Đề Xuất 3/2023 # Làm Giàu Từ Trồng Cam Ghép Trên Thân Bưởi # Top 11 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Làm Giàu Từ Trồng Cam Ghép Trên Thân Bưởi # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Giàu Từ Trồng Cam Ghép Trên Thân Bưởi mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Anh Nguyễn Văn Vĩnh, thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận (Yên Sơn) ghép cam trên thân bưởi.

Từ khi còn nhỏ anh Vĩnh đã được bố mẹ hướng dẫn chăm sóc cây phật thủ và cam canh nên niềm đam mê trồng cây có múi bắt đầu từ đó. Năm 2006, anh trồng 2 ha cam. Sau 2 năm chăm sóc, cây cam cho thu nhập, có thêm vốn, gia đình tận dụng diện tích đất đồi trồng thêm bưởi. Tuy nhiên, cây bưởi do không hợp đất nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Song, anh nghĩ, cây bưởi trồng đã được 4, 5 năm, gốc đã to, khỏe, nếu chặt bỏ đi rất lãng phí. Vì vậy, anh đã nghiên cứu, tìm tòi cách ghép cam trên thân cây bưởi.

Anh không ngần ngại đi khắp các nơi để học hỏi kinh nghiệm. Anh tìm đến các tỉnh Hưng Yên, Hòa Bình để học tập kinh nghiệm ghép gốc cây bưởi với cam. Sau đó, mang kiến thức đã học được về miền đất Tứ Quận, anh tiến hành ghép 1.000 gốc cam trên thân cây bưởi. Không phụ lòng người, sau 2 năm chăm sóc vườn cam của anh ra trĩu quả.

Hiện nay, vườn cam của anh Vĩnh rộng khoảng 4 ha, trong đó có 1,5 ha cây cam ghép trên gốc bưởi, cây khỏe đều, lá xanh, cây nào cũng sai quả. Từ ngày trồng cam, chưa khi nào gia đình bị mất mùa. Anh Vĩnh chia sẻ, một trong những nguyên nhân vườn cam luôn được mùa là từ kỹ thuật và phương pháp chăm sóc. Đặc biệt, anh duy trì kỹ thuật ghép cam trên thân cây bưởi mang lại nhiều lợi ích. 

Quả cam trên cây ghép vẫn giữ được chất lượng thơm mát vốn có và mẫu mã còn đẹp hơn. Giống cam ghép trên thân bưởi dễ trồng, chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc nhưng thu nhập cao gấp 2 – 3 lần so với cam chưa ghép. Vụ cam vừa rồi, gia đình thu hoạch 4 ha cam cho năng suất 100 tấn, thu lãi 1,6 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng 1,5 ha cam ghép đã cho 60 tấn quả, thu lãi 1,2 tỷ đồng.

Theo anh Vĩnh, kinh nghiệm để ghép cam trên thân bưởi đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tốt nhất cây gốc cắt vào tháng 11 âm lịch, nên ghép vào tháng 4 âm lịch, ghép giai đoạn mầm 2. Cây ghép khi lên mầm tỉa bỏ mầm yếu, để 2 mầm trụ khỏe nhất. Chăm sóc đến tháng 4 âm lịch lên mầm thứ 2 bắt đầu tiến hành ghép. Sau một tháng ghép nếu mầm dài khoảng 20 cm thì tiến hành tháo bỏ túi bóng cuốn ghép. Chỉ sau 2 năm cây sẽ bắt đầu cho quả bói. Nhiều gia đình trồng cam đang áp dụng phương pháp này và mang lại hiệu quả thiết thực, sản lượng cam tăng gấp 2 lần so với cây cam chưa ghép.

Anh Vĩnh còn thường xuyên chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật trồng cam cho các hộ gia đình khác trên địa bàn thôn, xã và các huyện khác. Ông Tạ Văn Quang, Trưởng thôn Cây Nhãn, xã Tứ Quận cho biết, hiện thôn có hơn 10 ha cam ghép trên thân bưởi. Đây là một mô hình sản xuất hiệu quả tạo điều kiện cho bà con học hỏi kinh nghiệm, nâng cao đời sống người dân.

Làm Giàu Từ Trồng Hoa Lan

Ông Cao Quốc Nhân, ấp Sông Xoài 4, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, cấy lan Ngọc Điểm vào giá thể là gốc cây vú sữa.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, một số hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bỏ ra chi phí hàng tỷ đồng để đầu tư trồng hoa lan. Nhiều mô hình trồng hoa lan trên địa bàn tỉnh đã rất thành công và đem lại lợi nhuận kinh tế cao, giúp người nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu.Hoa lan thường được mọi người ví von là “vua” của những loài hoa bởi màu sắc rực rỡ, hương thơm ngát và giữ được lâu. Nắm bắt nhu cầu thị trường, trong những năm vừa qua, nhiều nhà vườn trồng lan trên địa bàn tỉnh bắt đầu tăng số lượng, nâng cao chất lượng để cung cấp ra thị trường những chậu lan đẹp. Từ đó, giúp người trồng lan thu về lợi nhuận cao.

Ông Cao Quốc Nhân, chủ vườn lan Quốc Nhân ở ấp Sông Xoài 4, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức là người có thâm niên 6 năm trồng lan Ngọc Điểm, hiện vườn lan có diện tích 6 sào, kinh phí đầu tư khoảng 2 tỷ đồng với khoảng 60.000 chậu lan: phần vừa nhập về mới bắt đầu cấy vào giá thể, phần đang chuẩn bị đến kỳ xuất bán, phần đang đến kỳ xuất bán…

Ông Nhân cho biết, trước đây gia đình ông chuyên trồng tiêu, nhưng tiêu bị bệnh chết nhanh chết chậm nên ông chặt bỏ hết và chuyển qua trồng hoa lan. Những năm đầu ông số vốn còn ít, ông cũng vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm nên số lượng làm còn ít, sau vài năm trồng thành công, có thị trường và sức tiêu thụ rất tốt nên ông đã đầu tư cơ sở vật chất để trồng nhiều hơn.

Ông Cao Quốc Nhân, ấp Sông Xoài 4, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, chăm sóc vườn lan Ngọc Điểm. Hiện vườn lan của gia đình ông có khoảng 60.000 chậu, mỗi năm thu về khoảng 5 tỷ đồng.

Đây là giống hoa ông nhập từ Thái Lan về trồng, với giá từ 16-17.000 đồng/cây nhỏ (khoảng 6 đến 7 tháng tuổi), sau khi nhập về ông Nhân sẽ cấy lan cho bám vào giá thể là gốc cây vú sữa đã được cưa thành khúc gỗ khoảng 1 gang tay hoặc cấy vào chậu với giá thể là than hay vỏ cây thông.

Sau thời gian chăm sóc tại vườn khoảng 1 năm là cây lan Ngọc Điểm có thể ra hoa. Tuy nhiên, người trồng lan Ngọc Điểm sẽ bán lan theo độ lớn của cây (tính theo cặp lá trên cây) tương ứng với giá bán của từng cây.

Ông Nhân chia sẻ thêm, thời điểm các vườn lan Ngọc Điểm thường xuất bán từ tháng 1 đến tháng 11, đến thời kỳ cây có hoa sẽ không xuất bán đi các thị trường xa nữa, chỉ bán cho những khách lẻ tới mua tại vườn. Bởi vì, đến tháng 12 lan ngọc điểm bắt đầu có nụ, đóng thùng vận chuyển xa cây sẽ bị gãy nụ.

Hiện nay, mỗi năm vườn lan của gia đình ông Nhân xuất bán khoảng 20.000 cây, với giá bán từ 150.000 đồng đến khoảng 500.000 đồng/cây, sau khi trừ chi phí một năm ông còn lời khoảng 5 tỷ đồng. Hiện tại, số hoa trong vườn đến kỳ xuất bán được của gia đình ông Nhân đều có khách đặt mua hết và nhiều khi không có đủ hàng để giao cho khách, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Bắc.

Ông Phạm Văn Hiền, ấp An Đồng, xã An Nhứt, huyện Long Điền, chăm sóc vườn lan Ngọc Điểm. Hiện vườn lan của gia đình ông có khoảng 22.000 chậu, mỗi năm thu về khoảng 1 tỷ đồng.

Do nhu cầu người dân tăng cao, nên ngay từ thời điểm này ông Nhân đã phải nhập thêm cây giống để phục vụ cho thị trường của năm sau. Ông Cao Quốc Nhân cũng cho biết thêm, thời tiết tại Bà Rịa-Vũng Tàu rất phù hợp cho lan Ngọc Điểm phát triển tốt.

Vườn lan có diện tích 2.000m2, khoảng 22.000 chậu Ngọc Điểm của gia đình ông Phạm Văn Hiền, ấp An Đồng, xã An Nhứt, huyện Long Điền có kinh phí đầu tư trên 2 tỷ đồng, với giàn khung sắt, lưới vây và giàn tưới hoàn toàn tự động được ông đầu tư quy mô và khép kín.

Ông Hiền cũng cho biết, lan Ngọc Điểm sau khi nhập từ Thái Lan về sẽ được ông cấy vào chậu với giá thể là than hoặc vỏ thông, có một số sẽ được ông cấy vào gốc cây vú sữa. Hiện nay, trong vườn của ông Hiền có 20 chậu lan Ngọc Điểm với khoảng 15 cây/chậu được kết dính trên gỗ lũa tự nhiên rất đẹp, trị giá gần 300 triệu đồng/chậu. Ngoài ra, trong vườn của ông còn có khoảng 300 giò hoa Phi Điệp và các loại lan khác.

Hiện, vườn lan của gia đình ông Hiền cũng xuất bán ở nhiều nơi từ thị trường phía Nam đến thị trường phía Bắc, khách lẻ quanh vùng cũng thường xuyên đến mua. Mỗi năm ông Hiền xuất bán khoảng hơn 4.000 cây, với giá bán từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng/cây, sau khi trừ chi phí bình quân ông còn lời khoảng 1 tỷ đồng.

Ông Hiền cho biết, nghề trồng lan nếu nắm chắc được kỹ thuật trồng và chăm sóc, biết nhận biết bệnh và điều trị cho cây thì sẽ không quá vất vả và tỷ lệ thành công sẽ rất cao. Hồi mới vào nghề, ông cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng qua thời gian gần 20 năm trong nghề trồng lan ông đã có rất nhiều kinh nghiệm và đến nay mô hình của ông rất thành công tại địa phương.

Theo nhiều nhà vườn trồng lan, để có được những giò hoa lan đẹp, chất lượng nhiều nhà vườn đã bỏ nhiều công sức tìm hiểu áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc.

Hiện, tỉnh hiện có trên 100 vườn lan, quy mô lớn, nhỏ khác nhau với đủ các loại lan như: Ngọc Điểm, Hồ Điệp, Denro, Caslaza, Vanda… được nhập mô từ các tỉnh thành khác hoặc từ Thái Lan để về chăm sóc. Hoa lan không chỉ phong phú về chủng loại mà còn đa dạng về màu sắc, giá cả cũng rất phong phú phù hợp với từng đối tượng tiêu thụ nên hoa lan đang là 1 trong những loài hoa đánh giá hút hàng trong dịp Tết năm nay.

Theo Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cũng nhờ trồng hoa lan, nhiều hộ nông dân đã có kinh tế từ khá trở lên, nhiều hộ đã bỏ ra chi phí rất lớn lên đến hàng tỷ đồng để đầu tư vườn lan có quy mô hiện đại, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, giúp nâng cao chất lượng cây lan, nhờ vậy họ có thị trường tiêu thụ tốt, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Làm Giàu Từ Vùng Đất Bãi

Mạnh dạn chuyển đổi 11 mẫu đất bãi ven đê để trồng chuối, trồng ngô, hơn 10 năm qua, mô hình của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đình Hương, thôn Do Đạo, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà không chỉ giúp gia đình ông nâng cao thu nhập, làm giàu mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động khác.

Năm 2009, thấy những mảnh đất màu mỡ ven chân đê cỏ dại mọc hoang hóa, CCB Nguyễn Đình Hương quyết định đầu tư toàn bộ vốn liếng thuê đất trồng chuối để nâng cao thu nhập. Ban đầu ông trồng cây chuối tiêu nhưng do kinh nghiệm còn ít và gặp thời tiết bất thuận khiến vườn chuối của ông cây thì chết vì nấm, cây thì gãy đổ do bão, thiệt hại về kinh tế khá lớn. Thất bại không làm ông nhụt chí, CCB Nguyễn Đình Hương quyết định vay vốn của anh em họ hàng, bạn bè để làm lại từ đầu. Lần khởi nghiệp thứ hai, ông cẩn thận tìm hiểu thị trường, thông tin về giá cả, đầu ra của sản phẩm, kỹ thuật cải tạo đất, cách trồng, chăm sóc cây chuối, giữ cây không bị gãy đổ khi vào mùa mưa bão.

CCB Nguyễn Đình Hương chia sẻ: Sau thất bại đầu tiên đã giúp tôi rút ra nhiều bài học thực tiễn, không dành toàn bộ diện tích để trồng chuối tiêu nữa mà xen canh vào đó là trồng ngô, trồng thêm giống chuối goòng của Thái Lan để đa dạng hóa sản phẩm, hạn chế rủi ro, có thêm nhiều nguồn thu. Hiện nay, diện tích trồng chuối của gia đình tôi có 9 mẫu nhưng hiệu quả, chất lượng tăng đáng kể.

Theo ông Hương: Việc tạo luống cẩn thận, gia cố cho cây bằng cọc tre, dây thít sẽ giúp cho việc điều tiết nước thuận lợi hơn, cây chuối phát triển đều và đẹp, hạn chế bị gãy đổ khi gặp mưa bão. Để chuối sinh trưởng và phát triển tốt khi chọn cây chuối giống cần chọn những cây có chiều cao từ 0,8 – 1m, trước khi trồng thì những gốc chuối giống phải được xử lý nấm và diệt khuẩn cẩn thận. Chuối là cây không chịu được úng nên phải tạo luống trồng để dễ tiêu nước khi có mưa lớn. Ông cũng thường xuyên kiểm tra chất lượng từng buồng chuối, phát quang bụi rậm, cành lá để cây phát triển tốt, cho quả to. Với những gốc chuối quá độ tuổi cho buồng thì dùng máy xay nhỏ cây, ủ với phân vi sinh để tạo nguồn phân tự nhiên bón cho cây khác. Ông Hương trồng các cây xung quanh trang trại để hạn chế gió thổi vào khu vực trồng chuối, làm cho lá chuối ít bị rách và cây chuối sẽ phát triển tốt nhất. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật trồng chuối nên mô hình của CCB Nguyễn Đình Hương hiện phát triển được hơn 8.800 gốc chuối goòng, hơn 12.000 gốc chuối tiêu. Từng buồng chuối cho quả to, mẫu mã đẹp nên được nhiều thương lái tới tận nơi mua không phải tìm đầu ra cho sản phẩm. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về gần 400 triệu đồng/năm. Nhờ có nguồn thu nhập này mà CCB Nguyễn Đình Hương đã mua được máy xúc, máy cày, ô tô trị giá hơn 2 tỷ đồng để phục vụ sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch Hội CCB huyện Hưng Hà cho biết: Với ý chí, nghị lực của bản thân, CCB Nguyễn Đình Hương đã vươn lên làm giàu chính đáng, nâng cao thu nhập cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ trong và ngoài xã. Từ mô hình trồng chuối của CCB Nguyễn Đình Hương, Hội CCB huyện Hưng Hà sẽ tổ chức các đoàn đến tham quan, học tập kinh nghiệm, từ đó tạo cơ hội cho hội viên vay vốn, nắm bắt khoa học kỹ thuật để đầu tư xây dựng các mô hình trồng cây, nuôi con phù hợp, vươn lên làm giàu chính đáng.

Tiến Đạt

Làm Giàu Trên Vùng Đất Phèn

Nhờ cần cù, người nông dân ấy đã biến vùng đất nhiễm phèn thành vườn lan Mokara với 16.000 cây, thu nhập mỗi tháng hàng chục triệu đồng

Đến thăm vườn lan Kiều Lương Hồng (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM), chúng tôi như đi lạc vào xứ sở thần tiên với những hàng lan Mokara vươn cao, hoa đong đưa đủ màu. Rót tách trà thơm đãi khách, chủ nhân khu vườn vui vẻ kể: “Hôm qua, vợ chồng tôi vừa tiếp một đoàn khách du lịch nước ngoài đến tham quan. Tận dụng không gian khu vườn để làm du lịch sinh thái cũng có thêm kha khá tiền”.

Khởi nghiệp với cá rô phi

Trước năm 1975, ông Kiều Lương Hồng vốn là một cán bộ dân vận, nhiều lần bị địch bắt, kết án và bỏ tù. Sau ngày giải phóng miền Nam, dù được đồng đội tích cực vận động, ông vẫn cứ “lơ là” trong việc báo cáo thành tích. Ông cười bảo: “Mình là nông dân, hoạt động cách mạng để mong hòa bình. Hòa bình rồi thì lo cày cấy. Chỉ vậy thôi là an vui rồi”.

Đúng như ông nói, hòa bình rồi, ông đầu tắt mặt tối trên thửa đất nhiễm phèn do ông bà để lại. Đất được “rửa” chua đến đâu, ông đào ao, dẫn nước từ sông Cái Trung vào thả cá đến đó. Ông nuôi các loại cá mè, trắm cỏ, trôi, chép. Ban đầu do mày mò làm nên có vụ lời, có vụ lỗ. Ông thực sự phất lên kể từ khi lấy được giống rô phi từ Trung tâm Điều phối giống Thủ Đức. Kiên trì lai tạo cá rô phi rặt đực với cá rô phi Đài Loan, ông đã thành công trong việc tạo ra con rô phi dòng ghíp đẻ sai, thịt ngon, bán giá cao. Hằng năm, ông thu lãi khoảng 150 triệu đồng từ cá, một khoản tiền không nhỏ so với vật giá thời đó.

Nhưng thời hoàng kim của con rô phi dòng ghíp rồi cũng qua khi thị trường xuất hiện loại cá điêu hồng đẹp mắt. Vả lại, sông Cái Trung bị bồi đắp, nguồn nước tự nhiên để nuôi cá cũng không còn. Vậy là ông lặn lội đi tìm kiếm, học hỏi cách chuyển đổi cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp.

“Vua” lan Mokara

Năm 2004, ông quyết định chuyển sang trồng lan Mokara. Thời điểm ấy, lan Mokara mới chỉ là bước thử nghiệm của một số hộ nông dân TP HCM. Riêng tại xã Tân Kiên, các cán bộ hội nông dân của xã xem “chú Ba Hồng” là một trong những người tiên phong phát triển mô hình trồng lan Mokara.

Bản tính cần cù vốn ăn sâu trong máu người nông dân này. Vợ chồng anh Tám, phụ làm vườn cho ông Hồng đã nhiều năm nay, kể: “Chú Ba được hội nông dân huyện hỗ trợ máy phun sương nhưng không hề ỷ y vào nó. Chú luôn nhắc nhở tôi khi bật máy phun sương phải xịt tưới giặm cho những cây ở đầu ngọn gió”. Từ 100 cây lan Mokara ban đầu, ông Hồng đã nhân giống lên hơn 16.000 cây xanh tốt, ít sâu bệnh, cho bông nhiều như hiện nay. “Trung bình mỗi tháng, tôi cắt bán khoảng 3.000 cành, thu nhập tròm trèm 40 triệu đồng” – ông Hồng khoe.

Ở huyện Bình Chánh, từ nhiều năm nay, nhiều người ví ông Hồng là “vua” của lan Mokara. Biết cách làm giàu trên mảnh đất quê hương, ngoài tài sản tích cóp, nhà cửa khá bề thế, hoa lợi từ trồng lan Mokara còn giúp ông đủ sức lo cho cô con gái duy nhất sang Mỹ du học. Nhưng ông không nghĩ cho riêng mình. Ông và vợ đi khắp nơi để làm từ thiện, thấy ai khó khăn là sẵn lòng giúp đỡ. Riêng ở huyện Bình Chánh, hằng năm, vợ chồng ông trích một phần tiền để giúp những học sinh hay những hộ gia đình khó khăn.

Trong khuôn viên nhà vườn của ông còn có Văn phòng CLB Sinh vật cảnh xã Tân Kiên do chính ông bỏ tiền ra xây cất. Với vai trò chủ nhiệm CLB, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông TP HCM, từ năm 2011 đến nay, ông đã tổ chức hơn 10 lớp học về trồng hoa lan, bonsai, cá kiểng cho hàng trăm nông dân trong huyện.

Nông dân sản xuất giỏi

Tại Hội Hoa Xuân Tao Đàn 2013 vừa qua, ông Kiều Lương Hồng đã đoạt cùng lúc 1 giải vàng và 2 giải bạc, trong đó giải vàng là cây sứ tạo dáng con nai đang nằm. Vừa qua, ông đã được tuyên dương gương nông dân sản xuất giỏi trong phong trào cả nước thi đua xây dựng nông thôn mới.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Giàu Từ Trồng Cam Ghép Trên Thân Bưởi trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!