Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Giàu Từ Cây Chuối Ngự mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc điểm của chuối ngự Đại Hoàng
Chuối ngự thuộc giống chuối lưỡng bội, là nông sản trồng chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là vùng Đại Hoàng – nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp giúp cây mau lớn và phát triển. Thời gian trồng chuối ngự vào mùa thu từ khoảng tháng 8 đến tháng 10. Thậm chí trồng vào tháng 2, tháng 3 đều ra được thành quả thơm ngon. Thời điểm này, cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sinh trưởng cao tuy nhiên lại cho năng suất không cao do thời tiết lạnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Khác với những giống chuối khác trên thị trường, đặc trưng của chuối ngự là vỏ mỏng, quả nhỏ. Khi chín có màu vàng thẫm, đậm ngọt và thơm dịu. Ruột chuối màu vàng nghệ, dẻo, càng ăn càng mê, mang hương vị đặc trưng mà khó có thể loại chuối có được. Một trong những ưu điểm của món đặc sản này là chuối ngự không bị nẫu, dù bạn có để hàng tuần thì chuối vẫn rất dẻo, thơm và ngọt vị. Do đó, chuối ngự luôn là loại chuối bán chạy hàng đầu trên thị trường hiện nay.
Dựa vào đặc điểm mà người ta chia chuối ngự làm ba loại, đó là chuối ngự mít, chuối ngự trắng và chuối ngự trâu. Chuối ngự trắng quả to, khi chín vỏ vàng tươi, hơi tròn lẳn, thịt thơm. Chuối ngự trâu khi chín có màu vàng nhạt, không thơm. Chiếm được cảm tình của người dân hơn cả lại là chuối ngự mít. Chuối ngự mít có kích thước nhỏ, chỉ tầm 2 ngón tay út chụm lại, bé hơn nhiều so với chuối ngự trâu. Tuy nhiên, “nhỏ mà có võ”, chuối ngự mít lại ăn rất ngon, ruột chuối chín vàng. Đặc biệt, khi chín, vỏ chuối thường xuất hiện những chấm nâu hồng lốm đốm nên người ta hay gọi chúng với cái tên chuối ngự tía.
Chuối ngự chứa axit amin, kali, 6 loại vitamin cùng 11 loại khoáng chất khác nên rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy ăn chuối ngự thường xuyên hơn
Lọt top 50 trái cây nông sản nổi tiếng tại Việt Nam, là giống chuối ngon nhất trong số hơn 30 chủng loại có mặt trên thị trường, chuối ngự không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối ngự
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
Do đặc điểm không chịu được úng nên khi tiến hành gieo trồng chuối ngự, cần lựa chọn những nơi cao ráo, dễ thoát nước và có hệ thống chủ động tưới tiêu. Đất trồng phù hợp để trồng chuối ngự là loại đất phù sa ven sông suối hoặc đất rừng nhiều mùn mới khai thác, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Ngoài ra đất trồng cần đảm bảo có nhiều kali và đạm giúp cây phát triển tốt. Trồng chuối ngự, tốt nhất nên tìm loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu mùn, tơi, xốp, tạo thuận lợi cho bộ rễ cây lớn tốt ngay từ những khâu đầu tiên.
Trước khi gieo trồng, cần cày sâu, bừa kỹ, nhặt cỏ sạch sẽ, đào hố rộng 50-60cm, sâu 30-40cm. Dùng phân chuồng hoai mục cho khâu bón lót. Sau đó trộn đều 0,1 kg suphat kali hoặc clorua kali, 0,2 kg supe lân với đất và phân và tiến hành lấp hố lại.
Nếu sử dụng lại đất trồng chuối cũ, trước hết, bạn hãy đào bỏ sạch gốc cũ, dọn dẹp cỏ dại quanh gốc; sau đó, phải cày ải trong khoảng thời gian quy định để giúp đất tơi xốp trở lại. Có một cách giúp bạn xử lý đất khi cày bừa, đó là bón khoảng 10kg vôi bột/1 sào bắc bộ.
Bước 2: Tiến hành trồng cây
Giống cây: Giống cây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng chuối ngự sau cùng. Do đó, bạn nên lưu ý rằng, khi chọn cây giống, hãy chọn những loại cây khỏe, con mập, cao tầm 1m, không sâu bệnh và được cắt sạch rễ. Các giống chuối sau khi mua về cần được xử lý thuốc diệt khuẩn Bordeaux 2% hay Benlat C.
Cách trồng: Để trồng chuối ngự đúng kỹ thuật, bạn chú ý đặt cây con vào hố lấp đất không quá cổ gốc rồi nén chặt lại. Khi trồng, hãy đặt chúng hướng về một phía, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này. Để cây chống cỏ dại và đạt năng suất cao, tốt nhất nên trồng rau, đậu xen giữa các hàng chuối.
Lưu ý: Mật độ trồng với chuối ngự Đại Hoàng, bạn nên giữ khoảng cách 2×2,5m. Khi tiến hành trồng, bạn đặt bầu cây thấp hơn mặt đất khoảng 10-15cm. Điều này có thể giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Kỹ thuật chăm sóc chuối ngự Đại Hoàng
Tưới nước: Sau khi trồng, chuối ngự cần được cấp nước giữ ẩm ngay lập tức. Chu trình tưới cứ khoảng mỗi ngày một lần cho đến khi bén rễ. Trồng chuối ngự là cả một quá trình đòi hỏi bạn phải luôn sát sao, để ý kĩ càng. Nhớ căn thời gian một tháng để làm cỏ cho cây và tiếp tục lặp lại sau khoảng 1-1,5 tháng nữa.
Đến thời kỳ sinh trưởng và ra hoa, kết trái, tưới nhiều nước là vấn đề cần được lưu ý. Đảm bảo rằng cây luôn giữ được độ ẩm, chống hạn trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa.
Bón phân: Lượng phân cần cho 1 cây trong 1 năm trong khoảng 250 – 500 g supe lân + 150 – 200 g đạm urê + 400 – 540 g sunphat kali. Chia phân làm 2 kỳ để bón. Kỳ đầu là thời gian sau khi trồng chuối, kỳ sau bón trong giai đoạn chuối sinh trưởng tốt và bước vào giai đoạn phân hóa mầm.
Chuối ngự không ưa phân tươi, do đó thời gian đầu chỉ nên bón đạm. Phân đạm pha loãng với nước tưới cho cây hoặc bón nông. Kali và lân nên trộn lẫn với phân chuồng. Ngoài ra, cách dùng bùn sông, bùn ao phơi khô cũng là cách được người trong nghề khuyên dùng để bón cho chuối.
Tỉa mầm: Trong giai đoạn trồng cây, nếu bắt gặp tình trạng quá dày, nên cắt tỉa bớt cây con, còi cọc xung quanh về chỉ giữ lại cây lớn để có thể tập trung được chất dinh dưỡng.
Cắt hoa: Sau này, khi ra hoa, mỗi buồng bạn chỉ nên giữ lại 8-10 nải. Thời điểm thích hợp để cắt hoa chuối là vào tầm trưa. Sau khi cắt, hãy phun một lượt thuốc tiêu nấm và dùng nilon quấn quanh buồng chuối để quả ra đẹp chín mã và ngăn ngừa sâu bệnh. Đặc biệt, cần lưu ý bảo vệ tua râu chuối ngự cho đến khi quả chín.
Phòng trừ sâu bệnh như thế nào?
Các loại sâu bệnh thường gặp khi trồng chuối là bọ nẹt, vòi voi, bọ vẽ và bệnh khảm lá, đốm lá, chùn đọt. Cần sát sao trong quá trình trồng cây để có thể phát hiện và xử lý kịp thời sâu bệnh để giữ cho cây chuối ngự luôn khỏe mạnh.
Về cách xử lý với sâu gây hại, cần vệ sinh, làm vườn, tìm bắt sâu bằng cách đặt bẫy tại gốc chuối vào buổi tối và sáng sớm ra rũ sâu tiêu diệt. Các loại thuốc tiến cử tốt cho diệt sâu gần gốc là Basudin 5H và Furadan 3G. Ngoài ra, có thể dùng Actara và Padan để tưới thêm vào nách lá, gốc chuối. Thời điểm tưới thích hợp nhất là vào buổi chiều. Nếu cây mắc bệnh đốm lá, bạn hãy cắt lá khô đem đi đốt và phun Boocdo định kỳ theo chỉ định trên bao bì.
Trong trường hợp cây mắc bệnh, cần loại bỏ cây nhiễm bệnh và giữ lại những cây khỏe mạnh.
Thu hoạch chuối ngự
Mùa vụ chuối ngự diễn ra khá nhanh. Chỉ khoảng 2 tháng tính từ lúc cây ra hoa sẽ cho thu hoạch. Chuối ngự thu hoạch được cần đạt những tiêu chí như: Quả tròn đều, không còn cạnh, vỏ chuối xanh nhạt, thịt quả trắng hồng. Khi cắt buồng, không nên để cuống quá dài mà vẫn phải có độ cong hoàn hảo.
Tuy nhiên, việc thu hoạch sớm hay muộn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và thời gian vận chuyển. Thu hoạch đến độ già 65-75% nếu người dùng ở xa và 85-95 % nếu tiêu dùng tại chỗ.
Kỹ Thuật Trồng Chuối Ngự
Cũng giống như nhiều loại chuối khác, kỹ thuật trồng cây chuối ngự khá đơn giản nhưng quả ngon thu lợi nhuận cao.
Thời vụ trồng cây chuối ngự
Thời điểm thích hợp trồng cây chuối ngự vào mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 10. Ngoài ra cũng có thể trồng vào tháng 2, 3. Trồng lúc này cây bén rễ nhanh, tỷ lệ sống cao, nhưng khi ra hoa dễ gặp rét dẫn đến năng suất thấp. Do đó, nếu muốn trồng trong khoảng thời gian này cần lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh từ các cửa hàng giống cây trồng uy tín.
Các giống chuối ngự
Giống chuối ngự có 3 loại là chuối ngự trắng, chuối ngự trâu và chuối ngự mít. Đối với chuối ngự trắng có đặc điểm quả to, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi, sáng bóng, quả hơi tròn lẳn, thịt quả vàng thơm nhẹ, loại này dễ tiêu thụ vì mã đẹp. Chuối ngự trâu quả to, vỏ quả khi chín có màu vàng nhạt nhưng không có hương thơm. Cuối cùng là chuối ngự mít quả nhỏ, thon, khi chín vỏ quả mỏng và có màu vàng đậm, thịt quả vàng hơi hồng, hương thơm ngát nên đây là loại được nhiều người lựa chọn trồng nhất.
Điều kiện nhiệt độ trồng chuối ngự
Nhiệt độ thích hợp nhất khi trồng chuối ngự là khoảng 26 độ C. Nếu thời tiết quá rét cây sẽ ngừng phát triển chết.
Kỹ thuật trồng cây chuối ngự
Do không chịu được úng nên khi tiến hành kỹ thuật trồng cây chuối ngự cần phải lựa chọn ở những địa điểm cao ráo, đất thích hợp là đất phù sa ven sông suối, đất rừng mới khai phá nhiều mùn, thoát nước và giữ ẩm tốt, có nhiều đạm và ka li rất thích hợp. Đất cũng phải đảm bảo yêu cầu cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn.
Khi trồng chú ý khi đặt cây con vào hố lấp đất vừa quá cổ gốc và nén chặt, không được lấp quá sâu. Khi trồng nên đặt tất cả mặt cắt về một phía để khi ra hoa buồng chuối ở về phía đối diện với mặt cắt của củ, tiện cho chăm sóc và thu hoạch.
Cách chăm sóc cây chuối ngự
Sau khi trồng chuối ngự cần tưới nước giữ ẩm cho cây, mỗi ngày tưới một lần cho đến khi bén rễ. Trồng được 1 tháng nên làm cỏ, sau đó cách 1 tháng đến 1,5 tháng lại làm cỏ 1 lần. Có thể trồng chuối ngự xen giữa là các loại rau khác nhau để vừa che phủ đất, chống cỏ dại và tăng thu nhập.
Đến thời kỳ chuối ngự sinh trưởng và ra hoa kết trái rất cần tưới nhiều nước. Do đó cần chú ý giữ ẩm, chống hạn cho chuối trong mùa khô và chống úng trong mùa mưa lũ.
Cần lưu ý rằng trồng chuối ngự không ưa bón phân tươi. Phân đạm chỉ bón vào thời gian đầu, nếu bón vào lúc chuối đang ra hoa đậu quả dễ gây nứt vỏ và quả chuối không giữ được màu sắc, phẩm chất nguyên bản.
Trong quá trình trồng chuối ngự nếu thấy quá dày nên cắt tỉa bớt những cây con và còi cọc đi chỉ để cây khỏe mạnh để cây tập trung dinh dưỡng phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh
Trồng chuối rất hay gặp các loại sâu như vòi voi, bọ nét, bọ vẽ. Ngoài ra còn mắc các loại bệnh như đốm lá, khảm lá, bệnh chùn đọt.
Đối với các loại sâu hại cây cần phòng trừ bằng cách làm vệ sinh vườn, tìm bắt sâu trưởng thành bằng cách buổi tối đặt bẫy bằng khúc thân tại gốc chuối, sáng sớm ra rũ sâu tiêu diệt. Có thể sử dụng các loại thuốc hạt Furadan 3G hay Basudin 5H rải vùi sâu gần gốc chuối. Dùng Padan và Actara tưới vào gốc chuối và nách lá, nên tưới vào buổi chiều. Ngoài ra có thể dùng phun Sherpa, Trebon theo khuyến cáo trên bao bì.
Còn khi chuối ngự mắc bệnh cần chọn cây khoẻ mạnh, loại bỏ những cây nhiễm bệnh. Bón phân đầy đủ cân đối để cây phát triển. Nếu mắc bệnh đốm lá do nấm Cercosprora musae zinm gây ra, hại thân lá. Bệnh thường hại từ lá già sang lá non làm cho số lá xanh trên cây giảm dẫn đến giảm năng suất. Cắt lá khô đem đốt, đảm bảo vườn sạch sẽ. Phun Boocđo định kỳ theo khuyến cáo trên bao bì.
Thu hoạch
Trồng chuối ngự khoảng 2 tháng tính từ lúc ra hoa sẽ cho thu hoạch. Căn cứ vào các tiêu chí sau để thu hoạch chuối ngự như độ trơn của quả, quả nây tròn đều, không còn cạnh là thu hoạch được, hoặc khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu xanh nhạt, thịt quả từ màu trắng sang trắng hồng.
Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Cây Cảnh
Vườn cây cảnh của ông Duyên có hơn 100 gốc mai vàng khoảng 50 năm tuổi.
Mặc dù gia đình không có truyền thống trồng cây cảnh, nhưng đối với ông Duyên, đó là một niềm đam mê đặc biệt có trong con người ông khi còn trẻ đến nay. Để thỏa niềm đam mê của mình, ông đã sử dụng diện tích đất khoảng 4.500m² để tạo ra khu vườn cây cảnh. Các loại cây cảnh ông trồng đều rất quen thuộc, chủ yếu là mai vàng, với trên 300 gốc lớn, nhỏ, cùng bông trang, hoa giấy với nhiều chủng loại,…Khoảng 20 năm nay, ông dành nhiều thời gian để chăm sóc cây cảnh mình trồng. Để sở hữu các gốc cây cảnh có kiểu dáng đẹp, bắt mắt, dựa vào kinh nghiệm của mình, ông chọn lựa rất kỹ và thu mua từ khắp các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, cũng tự tay vun trồng kết hợp với tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật trồng và uốn thân, tạo dáng để cây cảnh được đẹp đúng chuẩn.
Trong khu vườn cây cảnh của ông Duyên, loài cây chiếm số lượng nhiều là mai vàng. Nếu tính theo độ tuổi lâu năm thì có khoảng hơn 100 gốc với tuổi đời khoảng 50 năm. Nhận thấy mai vàng có giá trị kinh tế cao, nên khoảng 10 năm nay, ông bắt đầu thu mua và tạo dáng cây mai vàng để bán lại cho thương lái với giá dao động từ 20 – 50 triệu đồng/gốc, thậm chí có khi đạt ngưỡng 100 triệu đồng/gốc. Để mai vàng được thương lái đến thu mua với giá cao, tiêu chuẩn về dáng mai luôn được quan tâm hàng đầu. Do vậy, ông đã tìm thợ về để tạo dáng cây theo ý muốn, đảm bảo cây mai có được kiểu dáng đẹp đạt tiêu chuẩn.
Các cây mai trong vườn nhà ông Duyên đều được tạo dáng bắt mắt, thu hút người mua.
Ông Duyên cho biết: “Để có được vườn cây cảnh như hiện nay, tôi đã phải tốn công chăm sóc rất nhiều. Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng có tham gia vào Hội sinh vật cảnh của huyện U Minh, thường được hội tạo điều kiện đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng cây cảnh ở một số nơi để về áp dụng tại vườn cây cảnh ở nhà. Hiện tại, ngoài việc thu mua, tạo dáng cây cảnh, tôi còn kinh doanh bán cây cảnh; trong đó, chủ yếu là mai vàng. Thời điểm bán được nhất chính là vào dịp Tết, với khoảng 50 cây mai vàng và đem lại cho tôi nguồn thu nhập khoảng 800 triệu đồng mỗi năm. Thời gian tới, tôi dự định sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây cảnh và đầu tư thêm hệ thống tưới nước tự động; đồng thời, tìm kiếm thêm nhiều giống cây đẹp, độc, lạ để tạo nên sự phong phú cho khu vườn cây cảnh của mình”.
Hoa giấy với nhiều chủng loại cũng là một trong những loại cây cảnh được ông Duyên tỉ mỉ chăm sóc trong khu vườn nhà.
Kết quả bước đầu cho thấy ông Duyên đã thành công trong việc trồng cây cảnh, chứng tỏ rằng cây cảnh không chỉ đem lại niềm vui cho bản thân ông mà còn tạo ra được một không gian sống trong lành và mang lại giá trị kinh tế rất lớn. Mô hình trồng cây cảnh của ông Duyên đã phần nào tạo động lực cho những người có thú vui chơi cây cảnh tiếp tục duy trì niềm đam mê và cố gắng phấn đấu để có thể gặt hái được thành công từ một nghề tưởng chừng như chỉ là thú vui tao nhã, nhưng lại có được giá trị kinh tế cao.
Theo Hồng Nhung/camau.gov.vn
Làm Giàu Từ Lan Mokara Cắt Cành
Mô hình trồng lan đang rất triển vọng ở Phú Mậu.
Mokara có đặc điểm tương tự như nhóm Vanda, là loài lan đơn thân, thân hình trụ dài, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân. Hoa cỡ trung bình đến lớn, có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. Trên cánh hoa thường có chấm, đốm rất đẹp. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng, sản xuất hoa cắt cành do mau ra hoa, có thể đạt 6 – 8 cành/năm.
Qua một năm theo dõi và chăm sóc trên diện tích 130m2 ở HTX Nông nghiệp Phú Mậu 2, tỷ lệ cây sống đạt 100%, chiều cao 60 – 75cm. Được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, bà con tham gia mô hình đã tiến hành xuống giống đồng loạt và chăm sóc cẩn thận nên cây phát triển đồng đều, xanh mướt, mập mạp, ra hoa sai. Theo tính toán của Trạm Khuyến nông huyện Phú Vang, ước tính, doanh thu của dự án đạt 19.320.000 đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trung bình trên 10.320.000 đồng/130m2/vụ.
Ông Lê Văn Lự, người có thâm niên trong việc trồng lan, cho biết: “Mô hình trồng hoa lan cắt cành và nhân giống lan Mokara không quá khó, dễ áp dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khởi đầu tôi đã đầu tư trồng 500 gốc, hiện chúng phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên”. Ông Lự ước tính, với giá bán trung bình tại vườn 6.000 đồng/cành, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu cả chục triệu đồng. “Thấy mô hình có hiệu quả cao ,sắp tới gia đình tôi dự định mở rộng thêm diện tích”, ông Lự cho biết thêm.
Ông Hà Út, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phú Mậu 2 cho biết, đất ở đây kém màu mỡ nên nhiều loại cây trồng không thích hợp, cây lan tuy khó tính nhưng phát triển rất tốt nếu áp dụng đúng kỹ thuật. Về kỹ thuật trồng lan Mokara cắt cành, ông Út cho biết cũng không quá khó, chỉ đầu tư vốn hơi nặng, khoảng 50.000 đồng/gốc. Tuy nhiên, khi cây đã trưởng thành, có thể chiết phần ngọn để nhân giống. Lan Mokara chủ yếu dùng phân bón NPK, xác cá, vỏ đậu, rong biển,…
Tuy nhiên, việc sản xuất giống lan Mokara cắt cành trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế bởi đa số giống phải nhập khẩu. Các cơ sở cấy mô chưa đáp ứng đủ giống cây cả về số lượng, chất lượng, một phần do tâm lý chuộng ngoại của người sản xuất dẫn đến tình trạng phải nhập khẩu giống với giá thành cao. Vì thế, để mô hình trồng lan Mokara cắt cành phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao, ngành nông nghiệp địa phương cần có kế hoạch lâu dài trong công nghệ lai tạo giống, hướng dẫn sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ ổn định.
Ông Trần Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu cho biết, theo chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của xã từ nay đến năm 2020, diện tích hoa, cây cảnh sẽ tăng lên. Trong đó, hoa lan là một trong những sản phẩm sẽ được tập trung phát triển. Kết quả thành công bước đầu của mô hình sản xuất hoa lan cắt cành và nhân giống hoa lan Mokara mở ra triển vọng rất khả quan.
Lê Quang
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Giàu Từ Cây Chuối Ngự trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!