Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Xử Lý Cây Bơ Ra Hoa Trái Vụ – Agriculture mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
KỸ THUẬT XỬ LÝ CÂY BƠ RA HOA TRÁI VỤ
Posted On March 23, 2019 at 8:33 pm by lovetadmin / Comments Off on KỸ THUẬT XỬ LÝ CÂY BƠ RA HOA TRÁI VỤ
Không như các giống cây trồng khác, việc ra quả trái vụ của cây bơ không phải do kỹ thuật canh tác, mà do giống quyết định.
Khi trồng đúng giống, cây sẽ tự ra hoa đậu quả vào thời điểm khác so với các giống bơ thông thường. Một số giống cho quả vào vụ sớm (tháng 3-6 DL) hoặc vụ muộn (tháng 9-12 DL) hoặc ra gối đầu quanh năm 2-3 vụ.
Anh chỉ cần chú ý đến việc tưới nước và bón phân cho cây hợp lý, tránh tiến hành vào thời điểm cây đang ra hoa và thụ phấn. Một số giống bơ có khả năng ra quả trái vụ mà Tiến Đạt đang cung cấp như sau
Giống bơ 034 : 1 năm 2 vụ. Quả dài 25 – 35cm, sáp dẻo, hạt nhỏ hoặc không hạt
Giống bơ Booth 7 : Vụ muộn (Tháng 9-12 DL), quả sáp dẻo, rất được ưa chuộng
Giống bơ Hass : Vụ muộn (Tháng 9-12 DL), phù hợp xuất khẩu, cơm sáp dẻo có mùi thơm đặt biệt
Giống bơ tứ quý: Ra quả gối đầu quanh năm.
Nguồn: vựa cây giống
Share on Facebook
Share
Share on Twitter
Tweet
Share on Pinterest
Share
Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa, Xử Lý Ra Quả Trái Vụ Cây Có Múi
Bài viết này sẽ hướng dẫn kỹ thuật xử lý ra hoa đồng loạt, xử lý ra hoa trái vụ, ra quả nghịch vụ cho các cây có múi: Cam, quýt, bưởi, chanh. Mời bà con cùng theo dõi.
Giới thiệu kỹ thuật xử lý ra hoa, ra quả trái vụ cây có múi
Kỹ thuật này dựa vào đặc tính ra hoa tự nhiên của các giống cây có múi: sau một thời gian khô hạn, nếu có mưa hoặc được tưới nước, cây sẽ ra đọt non kèm theo hoa, do đó biện pháp tác động thường là “xiết nước” tạo khô hạn. Khi đủ thời gian theo yêu cầu sẽ tưới nước đẫm và đồng loạt, kết hợp phun các loại thuốc kích thích hoa như Ra Hoa C.A.T (MX6), phân bón lá Food – MX2…
Kỹ thuật xử lý ra hoa đồng loạt
Ra hoa đồng loạt sẽ giúp tăng tỷ lệ thụ phấn, đậu quả. Từ đó năng suất sẽ cao hơn. Dễ dàng chăm sóc, không bị chồng chéo các giai đoạn chăm sóc. Việc xử lý ra hoa chỉ nên tiến hành trên các cây từ 4 – 5 năm tuổi trở đi, cây còn nhỏ khi xiết nước dễ làm cây chết do bộ rễ chưa phát triển đủ mạnh.
Xử lý ra hoa đối với cam quýt chanh bưởi
Giai đoạn 1: Bón phân đón ra hoa, tạo mầm hoa
Trước khi cây ra hoa khoảng 4-5 tuần, tiến hành bón mỗi gốc 300g phân DAT + 50g phân KCL đồng thời phun Food-MX2 (pha 30g / bình 16L) phun 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Giúp cây tạo mầm tốt. Nên bón sớm trước khi cây ra mầm, nếu để cây ra mầm mới bón, cây sẽ ra nhiều lá ít hoa hơn
Giai đoạn 2: Tiến hành xiết nước tạo khô hạn
Ngưng tưới nước (hoặc rút nước khỏi mương nếu trồng ở các vùng trũng như ĐB sông Cửu Long), thời gian khoảng 2-4 tuần cho đến khi thấy cây có hiện tượng “xào lá” – “cuốn lá kèn” (Lá héo rũ vào buổi chiều và không tươi lại vào sáng hôm sau). Thì tưới nước trở lại, tưới đẫm mỗi ngày 1 lần, trong 3 ngày đầu tiên, sau đó tưới dãn dần ra
Giai đoạn 3: Phun thuốc kích thích ra hoa đồng loạt
Sau khi tưới nước 2-3 ngày, cây bắt đầu hồi phục, lá tươi trở lại tiến hành phun 70ml Ra Hoa C.A.T (loại dành cho cam chanh quýt bưởi) và 30g Food-MX2 (Trộn đều 2 loại vào bình 16L). Phun sương đều 2 mặt lá, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày. Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Sau khi tưới lại khoảng 7-10 ngày, cây sẽ ra đọt non và hoa. Lúc này tưới nước 2-4 ngày 1 lần tùy theo tình hình thời tiết
Riêng đối với cây bưởi: Cũng tiến hành như trên nhưng thời gian xiết nước khoảng 3-4 tuần là được. Bưởi thường ra nhiều đợt hoa hơn các giống cây có múi khác. Bà con nên tưới nước, xử lý ra hoa tập trung thành 2-3 đợt, tiện cho việc chăm sóc.
Kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ cam chanh quýt bưởi
Đối với cây cam quýt:
Khi cây ra hoa chính vụ, chờ cho số lượng hoa nở được 50% (khoảng 2-3 tuần) bón mỗi cây 400g phân Urê, tưới nước cho phân tan đều thấm xuống đất. Sau khi bón phân 3 ngày tiến hành cắt nước. 1 tuần sau hoa bắt đầu rụng, 2 tuần sau rụng hết. Tưới nước trở lại, số hoa còn sót lại sẽ đậu thành quả, chờ quả bằng cỡ ngón tay thì vặt bỏ hết, chăm sóc cây như sau khi vừa thu hoạch. Ý nghĩa của việc này là làm cho hoa và trái non chính vụ bị loại bỏ, điều chỉnh lại thời điểm ra hoa của cây.
Đầu tháng 4 hoặc tháng 6 âm lịch, bón phân đón hoa 100g NPK 20-20-15, phun 2 lần thuốc Food-MX2 (Mỗi lần phun cách nhau 4-5 ngày, phun 30g/bình 16L) phun sương thấm đều 2 mặt lá. Việc phun thuốc, bón phân giúp lá già hơn, tạo mầm hoa sẵn. Sau bón phân 2 tuần tiến hành hãm nước. Vì mùa này thường có mưa, nên phải kết hợp thêm việc phủ bạt nilon che gốc, tránh để nước mưa thấm xuống đất.
Sau xiết nước khoảng 4 tuần, tiến hành tưới đẫm trở lại, sau 2-3 ngày cây hồi phục, lá tươi thì phun thêm Ra Hoa C.A.T, Food-MX2 phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Cây sẽ ra hoa đồng loạt
Đối với cây chanh
Để chanh thu hoạch quả trái vụ (tháng 4-5 DL) thì phải xử lý ra hoa vào tháng 9-10 DL của năm trước. Cách tiến hành như sau:
Giữ cho cây chanh phát triển tươi tốt và ít bị sâu bệnh phá hoại bằng cách phun định kỳ thuốc DƯỠNG LÁ (35ml / 8lít) + thuốc trừ sâu lá như: Sherbush, Fenbis…
Rải 100 – 150g NPK 16 – 16 – 8 và 40g KCl cho 1 gốc (3 tuổi trở lên). Đồng thời dùng cọc chống nhánh chanh lên.
Khoảng tháng 7- 8 DL, pha 800g Urê / 8lít phun ướt cả lá và cây sẽ làm cho lá chanh bị cháy và rụng xuống (khoảng 50%) . Đồng thời, giữ mặt đất khô ráo, ngưng tưới và tưới đẫm sau 15 ngày. Muốn có trái trễ hơn thì phá lá (làm rụng lá) trễ hơn.
Để thúc chanh ra hoa tốt khi chanh vừa nhú cành lá mới, ta hỗ trợ thêm thuốc Ra Hoa C.A.T (70ml / bình 16L) + Food-MX2 (30g / bình 16L) , phun sương một lần.
Phun xong rút cây chống cành ra để cây tiếp tục ra hoa thêm.
Đối với cây bưởi
Cũng bón phân và loại bỏ hoa, quả non như cam quýt, sau khi bón phân 2 tuần tiến hành xiết nước và cắt cành (cắt những cành khoảng cỡ ngón tay). Kết hợp thêm việc vặt bỏ lá (chỉ bỏ khoảng 60% lá già dưới cành gốc), cành ở ngọn, cành chuyền để nguyên không vặt lá.
Sau 3 tuần xiết nước, tiến hành tưới lại, lúc này cây bắt đầu ra chồi non và hoa, tiến hành phun Ra Hoa C.A.T (loại chuyên dùng cho cây có múi 70ml/16L nước) và Food-MX2 (30g/16L nước) phun đều 2 mặt lá, phun 2 lần cách nhau 5 ngày. Kích thích hoa ra đồng loạt.
Xử lý đậu trái và hạn chế rụng trái
Để tăng tỷ lệ đậu trái và hạn chế rụng trái non. Ta tiến hành phun thuốc Đậu Trái C.A.T thành 2 đợt. Mỗi đợt phun 70ml / bình 16L.
Đợt 1: Khi vừa xuất hiện nụ hoa đầu tiên
Đợt 2: Khi trái bằng cỡ đầu ngón tay
Những lưu ý khi xử lý ra hoa cây có múi
Chỉ nên tiến hành xiết nước cho cây từ 3 năm tuổi trở lên
Thời gian xiết nước không cố định, tùy theo tình hình thực tế và biểu hiện của cây
Giai đoạn hoa nở rộ không nên phun thuốc, bón phân cây thụ phấn kém, dễ rụng hoa. Chỉ can thiệp phân và thuốc trước khi hoa nở, sau khi hoa phát triển thành trái cỡ đầu ngón tay.
Cây tiến hành xiết nước xử lý hoa phải đang khỏe mạnh, lá xanh tốt, không bị sâu bệnh tấn công
Bà con cần mua cây giống xin liên hệ
Chị Thu 0944 333 855 VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT Chuyên cung cấp cây giống bơ sáp, cà phê vối cao sản, sầu riêng dona, tiêu vĩnh linh và nhiều loại cây giống khác 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng, TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Vui lòng liên hệ qua điện thoại trước khi đến
Tìm kiếm : cách ép cây ra hoa, xu ly ra hoa o cay lan, ki thuat su ly cay o, huong dan cach tao mam hoa cho cay, chanh ra hoa trái vụ, chăm soc phun thuôc cho cây hanh, cach xu ly cho cay chanh ra hoa, Cach uom hat quyt, cách trồng bưởi từ hạt, Caca uom hat quyt
Làm Sao Để Xử Lí Bơ Ra Hoa Đậu Quả Trái Vụ ?
Bọ Xít Muỗi Gây Hại Trên Cây Bơ Và Cách Phòng Trừ
Bọ xít muỗi tại Việt Nam được biết đến là một loài côn trùng gây hại trên cây công nghiệp như: Bơ, điều, ca cao,…. Tuy nhiên, hiện nay với tình hình biến đổi khí hậu, đa dạng cây trồng và mùa vụ, bọ xít muỗi còn tấn công sang cả những vườn cây ăn trái như cây có múi, xoài, mãng cầu… làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của các loại cây này. Vấn đề hiện nay là nhiều nông dân vẫn chưa biết bọ xít muỗi hoặc triệu chứng gây hại của chúng nên công tác phòng trừ gặp nhiều khó khăn. Đặc điểm hình thái và tập tính sinh hoạt:Bọ xít muỗi Helopeltis spp. thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, họ Miridae, là loài đa thực, gây hại trên nhiều loại cây trồng như ca cao, tiêu, điều, bông, chè, cây có múi, xoài, mãng cầu, khoai lang… Bọ xít muỗi có một cột sống đặc trưng trên ổ bụng và có sự khác biệt về màu sắc giữa các loài (H. theivora có màu xanh lá cây, H. antonii có màu nâu đỏ).Bọ xít muỗi trưởng thànhBọ xít muỗi dùng vòi chích xuyên qua các mô thực vật, nước bọt của chúng rất độc, gây ra các vết hoại tử trên lá non, cành, trái non, tạo thành các vết sẹo trên lá trên trái, gây biến dạng trái, gây chết chồi, cành cây hoặc toàn bộ cây. Bọ Xít muỗi chích đọt bơ gây rụt đọt làm giảm sinh trưởng của cây bơBọ Xít muỗi chích vào cành đọt non gây xì mũ cành bơ Chúng thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm và chiều mát, những ngày âm u có thể hoạt động cả ngày, gây hại bắt đầu từ đầu mùa mưa đến cuối mùa mưa, là giai đoạn cây tập trung đâm chồi, lá non và ra hoa kết trái. Vòng đời bọ xít muỗi từ từ 27 đến 42 ngày tuỳ điều kiện thời tiết. Bọ xít muỗi trưởng thành có thể sống trong vài tuần, dài từ 6,5 đến 8,5mm, có gai nhọn phía giữa ngực, chân dài và mỏng manh như chân muỗi. Con cái có thể đẻ 30-50 trứng trong thời gian sống. Trứng có màu trắng, dài khoảng 1mm, được đẻ rải rác hoặc thành cụm trên thân, cuống lá non, hoặc các bộ phận đang phát triển khác của cây, trứng nở sau một tuần. Ấu trùng có hình thái trông giống thành trùng, di chuyển rất nhanh, khi có động chúng thường trốn xuống mặt dưới của lá hoặc thả mình rơi xuống đất để trốn, thường cư trú trong những cây, bụi rậm xung quanh vườn, chích hút đọt non, lá non hoặc các bộ phận đang phát triển khác của cây, ấu trùng trải qua 5 tuổi với tổng thời gian là 10-16 ngày. Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi: Đất có hàm lượng Kali cao, có acid Photphoric, thường ít thấy bọ xít muỗi tấn công. Nên tăng cường bón phân có chứa Lân và Kali. Tỉa cành, tạo tán sau thu hoạch, phát quang bụi rậm, thu gom, tiêu hủy những bộ phận gây hại, bắt ấu trùng bằng tay nếu phát hiện được. Sử dụng những loại nấm, ong ký sinh trứng, ấu trùng để tiêu diệt; nuôi kiến xanh, kiến vàng trong vườn để kiến ăn bọ xít, nhưng phải kiểm soát chặt chẽ vì kiến rất hung hăng, có thể tấn công con người và cả những côn trùng có ích khác; bảo vệ nguồn thiên địch như chim, nhện trong vườn. Vào mùa mưa, bà con nên thăm vườn thường xuyên, khi phát hiện bọ xít muỗi gây hại thì phun vào lúc sáng sớm hay chiều tối bằng Permecide 50EC liều lượng 250 – 300ml/200lít nước. Khi mật số bọ xít muỗi nhiều bà con nên kết hợp Permecide 50EC với một trong các thuốc sau để phun xịt Brightin 1.8EC (200ml/200l nước), Actimax 50WG(150g/200l nước), Thiamax 25WG (50g/200l nước). Thông thường phải xử lý vào các thời điểm: khi cây đang ra lá non chuẩn bị ra hoa, khi chồi hoa mới nhú và khi đậu trái non, mỗi đợt phun 1-2 lần cách nhau 7-10 ngày. – Những điều cần lưu ý khi cây Bơ có quả non!Quả bơ non bị bọ xít muỗi chít gây xì mủ làm giảm chất lượng trái – Khi cây có quả nhỏ, non thì các loài chích hút, bọ xít muỗi…. rất thích phá hoại, chúng chích vào quả gây ra các hiện tượng làm teo quả, quả cong vẹo, vỏ xù xì xấu xí ảnh hưởng đến chất lượng nông sản rất lớn, khi chúng chích hút lên trái tạo ra những vết thương nhỏ nếu gặp môi trường thuận lợi thì nấm bệnh xâm nhập vào vết thương tạo thành bệnh trên quả bơ như bệnh: ghẻ vỏ bơ …. – Ngoài quả bơ non ra thì các loài chích hút còn gây hại trên đọt non, lá non của cây bơ, làm cho đọt bị teo, chảy nhựa, thâm đen, đọt không phát triển thậm chí là chết đọt nếu bị nặng. * Khuyến cáo: Nên xịt ngay các loại thuốc trừ sâu với liều lượng nồng độ hợp lý, phun 2 lần mỗi lần cách nhau 7 ngày. Vì vậy: – Thườn xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu bệnh hại – Vệ sinh vườn sạch sẽ để làm mất nơi trú ẩn của sâu bệnh.. – Bón phân cân đối hợp lý – Chọn giống tốt sạch bệnh, kháng bệnh – Khơi mương, đào rãnh để thoát nước – Bón các loại phân hữu cơ có nấm đối kháng Trichoderma – Bảo vệ thiên địch, nuôi các loại thiên địch có íchChúc bà con phòng trừ bọ xít muỗi hiệu quả có vụ mùa bội thu.
Kỹ Thuật Xử Lý Ra Hoa Trái Vụ Cho Cam Quýt Giúp Giá Thành Tăng Lên 2
Đối với các loại cam quýt, thời gian cho thu hoạch chính vụ là vào tháng 9, tháng 10 hằng nằm, cũng vào thời điểm này rất nhiều loại cây ăn trái khác cũng cho thu hoạch nên giá cam sẽ chỉ bán được từ 5.000 – 10.000đ/kg, như vậy hiệu quả kinh tế mang lại rất kém, ảnh hưởng rất nặng đến kinh tế của các nhà vườn trồng cam. Trước những thực tế đó những năm gần đây một số nhà vườn đã tìm biện pháp xử lý để cho cam quýt ra hoa nghịch vụ để thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch năm sau. Theo các nhà vườn nếu thu hoạch tại thời điểm này giá bán cam quýt tại vườn có thể lên đến 40.000 – 50.000đ/kg việc tiêu thụ cũng dễ dàng hơn.
Biết rằng thu hoạch cam quýt ra nghịch vụ rõ ràng mang lại lợi ích kinh tế cao hơn so với chính vụ, tuy nhiên các nhà chuyên môn cũng khuyến cáo khi áp dụng khoa học kỹ thuật để xử lý cam quýt nghịch vụ nhà vườn nông dân cần chú ý khả năng ra hoa của cây, tránh sử dụng hóa chất không đúng cách làm cây suy kiệt, bên cạnh đó cam quýt ra hoa nghịch vụ trùng với mùa mưa nên cây thường bị nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại làm thất thu năng suất đáng kể nếu nhà vườn không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật giúp cây ra hoa trái vụ giúp năng suất tăng 2-3 lần
1. Khi nhà vườn xử lý cho cam quýt ra hoa nghịch vụ thì nó sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế như thế nào?
Đối với việc canh tác cây có múi thì việc xử lý cây có múi cho hoa nghịch vụ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nhà vườn, bởi vì nếu cam quýt mà thu hoạch khoảng từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch thì sẽ trùng với nhiều loại trái cây khác do đó giá cam quýt thường thấp, nếu xử lý cho hoa thu hoạch từ tết âm lịch đến khoảng tháng tư tháng năm thì giá sẽ rất cao (gấp 2, 3 lần so với chính vụ).
Khi các nhà vườn xử lý cho hoa cam quýt ra nghịch mùa đồng nghĩa là nhà vườn phải ép cho cây ra hoa kết trái không theo quy luật tự nhiên, vậy chất lượng trái có thay đổi không?
Khi chúng ta điều khiển cây ra hoa không theo quy luật tự nhiên, nếu nhà vườn chăm sóc đúng, cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, áp dụng IPM trên cây thì chất lượng trái không thay đổi. Thậm chí có một số cây có múi ra hoa, phát triển trái mùa nắng mà nhà vườn cung cấp đủ nước tưới thì chất lượng trái cây nhiều khi hơn hẳn những trái ra hoa trong điều kiện mưa nhiều.
2. Với những vườn cam quýt như thế nào đủ tiêu chuẩn để xử lý cho ra hoa nghịch mùa?
Để xử cho các loại cam quýt ra hoa nghịch vụ đạt được hiệu quả cao nhất thì phải đảm bảo được các tiêu chuẩn sau:
– Thứ nhất: Là tán lá cây phải phát triển mạnh, tùy theo điều kiện vùng đất và chăm sóc mà chúng ta xác định độ tuổi để xử lý. Nếu trong điều kiện thâm canh tốt thì đến năm thứ hai chúng ta có thể cho ra những đợt trái đầu tiên, nhưng quan trọng nó phải đủ được cành lá để cây phát triển.
– Thứ hai: Là chúng ta phải chăm sóc trước đó, tất cả những cơi đọt ra đọt non nó phải không bị nhiễm sâu bệnh hại, chúng ta giữ bộ lá làm sao cho nó xanh, dày khi đó chúng ta áp dụng biện pháp xử lý nghịch vụ thì cây mới có thể ra hoa được.
3. Thời điểm tốt nhất có thể xử lý cho cam quýt ra hoa nghịch mùa để giúp cho năng suất và chất lượng đạt cao nhất?
Tùy theo từng loại cây có thời gian phát triển trái khác nhau, chẳng hạn cây quýt từ thời gian ra hoa đến ngày thu hoạch phải gần 9 tháng, cây cam sành thì thời gian thu hoạch khoảng 7 tháng từ đó tính ngược lại thời gian. Nếu là quýt thì phải xử lý vào khoảng tháng tư thì tháng năm ra hoa và đến tết âm lịch sẽ thu hoạch. Thường cam sành ở miền Nam giá cao vào thời điểm tháng 2 đến tháng 4, như vậy khoảng tháng 6 tháng 7 chúng ta xử lý thì chúng ta sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 thì sẽ có giá cao nhất.
4. Những yêu cầu về tỉa cành, tạo tán, tưới nước và bón phân trong xử lý ra cam, quýt ra hoa trái vụ là gì?
Để cây ra công tác xử lý ra hoa trái vụ cho cam, quýt đạt được cao nhất thì các biện pháp tỉa cành, tạo tán bón phân là những biện pháp cực kỳ quan trọng, là tiền đề quyết định đến sau này số hoa, tỷ lệ đậu quả, chất lượng và năng suất đạt được cao nhất.
– Đối với tỉa cành, tạo tán: Nhà vườn nên áp dụng biện pháp chỉ tỉa những cành bị nhiễm sâu, bệnh hại của vụ trước để cắt đi nguồn bệnh cho vụ mới, bởi cây có múi một số cành có thể phải giữ để cây có đủ tán, đủ cành để ra hoa đậu trái, đủ cành lá để che chắn ánh sáng trực xạ trong điều kiện nắng nóng.
– Tưới nước: Bởi vì nếu sau mùa vụ thu hoạch mà chúng ta không duy trì độ ẩm (cây bị khô hạn sẽ bật mầm hoa ra hoa không theo ý muốn của mình) vì vậy sau mùa thu hoạch nhà vườn phải tưới nước thường xuyên duy trì độ ẩm. Tiếp đến là thời gian chuẩn bị xiết nước để xử lý ra hoa thì chúng ta ngưng tưới nước. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay khuyến cáo nhà vườn chúng ta không nên áp dụng biện pháp xiết nước triệt để để phân hóa mầm hoa như kinh nghiệm của nhà vườn trước đây bởi vì nếu biện pháp xiết nước triệt để như vậy thì cây sẽ ra hoa rất nhiều tuy nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như khả năng nuôi trái của cây sau này.
– Bón phân: Hiện nay giải pháp là khuyến cáo nhà vườn áp dụng nhiều biện pháp đồng loạt như duy trì độ ẩm, tăng cường phân bón giúp cây có khả năng phân hóa mầm hoa tốt chẳng hạn tăng cường lân thật cao, rồi tới kali là hai yếu tố quan trọng, bên cạnh phân bón gốc nhà vườn cần phun thêm chế phẩm phân bón lá có chứa lân với kali thật cao để giúp cây phân hóa mầm hoa. Rồi đúng thời điểm, đúng độ tuổi lá chúng ta cần cho cây ra hoa thì chúng ta sẽ tưới nước, bón phân lại và chúng ta phun một số chế phẩm kích thích ra hoa thì cây sẽ ra hoa đồng loạt như vậy thì cây có đủ sức để ra hoa đậu trái tốt.
5. Khi vườn cam quýt hội đủ những tiêu chuẩn trên thì nhà vườn cần phải tiến hành xử lý như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Sau khi vườn cam quýt mà chúng ta đã chăm sóc, bón phân, duy trì độ ẩm trước khi xử lý khoảng 2 tuần tùy theo vùng đất (nếu vùng đất ẩm thì ngưng tưới nước dài hơn, nếu đất hút nước nhanh thì ngưng tưới nước ngắn hơn) thì nhà vườn có thể áp dụng biện pháp ngưng tưới nước, sau đó đúng thời điểm chúng ta xử lý để ra hoa thì chúng ta sẽ bón phân, tưới nước trở lại thì cây sẽ bật những mầm hoa lúc này chúng ta sẽ dùng một số chất để kích thích cây ra hoa.
6. Nên bổ sung các loại phân bón gì? Và vai trò của chúng như thế nào đối với cây trồng?
Ở giai đoạn này việc bổ sung dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, chỉ cần chúng ta không cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây sẽ không đậu trái tốt cũng như nuôi trái không tốt rồi khả năng rụng trái sẽ rất cao vì giai đoạn này việc bổ sung dinh dưỡng nhà vườn phải cân đối giữa đạm, lân, kali. Chẳng hạn như có thể áp dụng công thức 15:15:15 hoặc 20:20:15 để vừa có đạm vừa có lân vừa có kali. Bên cạnh đó nhà vườn cần phải bổ sung một số nguyên tố trung vi lượng, đặc biệt là từ giai đoạn ra hoa thì việc bổ sung nguyên tố trung vi lượng cho nó, trong đó có một số trung vi lượng cực kỳ quan trọng đối với cây có múi chẳng hạn như bo hay magiê để giúp cây tránh hiện tượng rụng trái non, giúp trái phát triển tốt. Bổ sung dinh dưỡng là một trong những biện pháp rất quan trọng để quyết định đến việc xử lý ra hoa nghịch vụ và lưu trái nghịch vụ có tốt hay không.
Ngoài ra ta có thể sử dụng thêm các loại chất điều hòa sinh trưởng giúp cho tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế rụng quả non hay kich thích cho trái to, đều, hàm lượng cao và năng suất đật được là cao nhất với nồng độ cụ thể như:
GA3: Lấy 5-20ppm (tương đương 1g/20 – 200 lít nước), xịt trái cây trước khi quả chuyển đổi sắc tố màu, khi quả đang còn xanh sẽ giúp kích thích to trái; trì hoãn sự lão hóa của hoa quả (giúp quả lâu chín, lâu bị hỏng trong quá trình bảo quản).
Cam sau khi được xử lý GA3
4-CPA: Lấy 10 – 25mg/l dung dịch 0,1% phun lên toàn bộ cây trong giai đoạn cây ra hoa sẽ hạn chế tối đa được hiện tượng rụng trái non và tăng được năng suất quả sau này.
CPPU KT-30: Sử dụng dung dịch với nồng độ CPPU KT-30 0,1% là dùng 5 – 20ml/l nước sạch trong 3 – 7 ngày sau khi hoa rụng và 25 – 35 ngày sau khi đậu quả, hoặc sử dụng ethanol 0,1% ethanol với 5 – 10 ml cộng với 1,25 ml GA3 với 1 lít nước phun cho cây. Với hai phương pháp trên đều có thời gian sử dụng là như nhau và đều có tác dụng đối với cây là: Giúp tỷ lệ đậu qủa trên cây đạt được là tối đa, từ đó là tiền đề để sản lượng quả sau này của cây đạt được là cao nhất.
– Để cây có khả năng ra hoa nghịch cụ cao nhất, ở các nhà vườn đã sử dụng thành công và rộng rãi đó là: Sử sụng 10 - 20g Paclobutrazol 20%/10 lít nước. Kết hợp ThiO Urea (30 ngày sau khi phun Paclobutrazol thì phun ThiO urea với nồng độ 0,1 – 0,3% (10g – 30g/10 lít nước) giúp kiểm soát ra chồi, kích thích ra hoa trái vụ, giúp cây ra hoa đạt tỷ lệ cao.
7. Khi xử lý cam quýt ra hoa nghịch vụ thì các nhà vườn cần phối kết hợp phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây như thế nào?
Sâu bệnh tấn công vào giai đoạn trái non, trái non sẽ bị rụng hoặc sẽ để lại vết thẹo trên bề mặt vỏ trái song song đó các trái phát triển trong mùa mưa cũng rất nhiều đối tượng gây hại như nấm, vi khuẩn có thể tấn công trên bề mặt vỏ trái như vậy việc bảo vệ thực vật, phòng trừ các đối tượng dịch hại từ giai đoạn ra hoa và đậu trái, phát triển trái cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến năng suất cũng như giá trị thương phẩm của trái.
8. Các loại sâu bệnh hại và các phòng trừ tốt nhất ở giai đoạn này là gì?
Ở thời điểm này trên cây sẽ gặp phải các đối tượng gây hại như: sâu vẽ bùa, bọ trĩ và tầm nửa tháng tiếp theo thường thì sẽ xuất hiện thêm nhện đỏ gây hai trên lá hoặc quả. Từ giữa tháng 8 khi trời mưa liên tục có khả năng xuất hiện các loại như nấm ghẻ, bệnh ghẻ nham. Tiếp đến sẽ là các bệnh do vi khuẩn gây hại nghiêm trọng. Nếu nhà vườn không phát hiện sớm để phòng trừ bệnh ở trên lá thì bệnh sẽ tấn công đến bề mặt vỏ trái làm cho trái mất giá trị thương phẩm và ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như hiệu quả sản xuất của nhà vườn.
Với bọ trĩ: Phòng trừ từ giai đoạn chuẩn bị ra hoa ,nếu hoa nở trong điều kiện thời tiết ngày nào cũng nắng chúng ta kiểm tra xem có bọ trĩ không, nếu có thì chúng ta dùng thuốc đặc trị bọ trĩ trước khi phát hoa chuẩn bị nở, 5 – 7 ngày sau phun lại một lần, phun làm sao mà trong đợt hoa và sau khi đậu trái non khoảng 10 ngày phải bảo vệ khỏi con bọ trĩ sẽ quyết định rất lớn đến năng suất và hiệu quả sản xuất cam quýt của nhà vườn.
Với nhện đỏ: Ở Nam bộ ở tầm tháng 7 thì sẽ xuất hiện nhện đỏ, phát hiện sớm nhện trên bề mặt lá để quyết định phun thuốc ngay. Đối với nhện thì nhà vườn có thể phòng trừ bằng các biện pháp như: dùng áp lực nước để phun rửa trên tán lá trước sau đó chúng ta phun thuốc đặc trị nhện, đối với con nhện thường thì khả năng kháng thuốc rất cao như vậy khi phun thuốc nhà vườn nên luân phiên các loại thuốc với nhau, tránh sử dụng một loại thuốc quá nhiều lần làm cho nhện kháng thuốc.
Với bệnh ghẻ và bệnh loét. Từ giữa tháng 8 âm lịch trở đi thường sẽ xuất hiện bệnh ghẻ. Thời điểm mưa liên tục nhà vườn phải có biện pháp phòng trừ triệt để hai đối tượng này, bệnh ghẻ nham thì do nấm nhà vườn phải sử dụng thuốc trừ nấm đặc trị, bệnh léc thì do vi khuẩn nhà vườn phải dùng thuốc diệt vi khuẩn đặc trị. Đối với bệnh thì chúng tôi khuyến cáo nhà vườn phòng là quan trọng nhất, bởi vì khi nó xuất hiện rồi chúng ta mới trị thì chi phí rất cao vì chúng ta phải phun đi phun lại nhiều lần.
Nguồn: Admin
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Xử Lý Cây Bơ Ra Hoa Trái Vụ – Agriculture trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!