Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Ươm Tiêu Lươn Bạn Có Biết? # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Ươm Tiêu Lươn Bạn Có Biết? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Ươm Tiêu Lươn Bạn Có Biết? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trước tiên tôi sẽ mô tả một chút về tiêu lươn nếu Bà con nào chưa rõ:

– Nhánh tiêu lươn là loại nhánh mọc bò ra từ gốc và ngọn của dây tiêu, bò lan trên mặt đất và thỏng xuống trụ có độ dài từ 1 – 3 m. Ngoài ra, cũng có một loại nhánh mọc ra từ thân, loại này nếu được cột vào nọc thì sau sẽ trở thành thân chính, nhưng nếu không được cột vào cọc kịp thời thì nó sẽ trở thành dây lươn, vươn dài treo lơ lửng trên thân. Loại này có tuổi già hơn nhánh lươn bò trên đất nên dùng làm giống cây con rất tốt.

 

 

1. Chuẩn bị vườn ươm tiêu giống

– Vườn ươm phải có vị trí bằng phẳng không bị úng nước.

– Vườn ươm cần có lưới che phía trên và xung quanh để ánh sáng chiếu khoảng 60 – 70%.

– Vườn ươm phải đặt ở nơi tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.

 

 

– Thiết kế vườn ươm tiêu giống: Luống rộng 1-1,2m. Chiều dài phụ thuộc vào kích thuocs vườn ươm nhưng tốt nhất dưới 10m để tiện chăm sóc. Thiết kế lối đi khoảng 0,5m.  Xung quanh luống có rảnh thoát nước.

– Làm giàn che tạm thời và rào bảo vệ.

 

2. Chuẩn bị đất ươm tiêu giống

Đất ươm tiêu giống phải chọn đất tốt, không lấy đất ở những vùng trồng cây đã bị tuyến trùng, nấm bệnh gây hại. Đất phải được phơi nắng trước khi ươm tối thiểu 1 tháng. Trộn kỹ với phân chuồng ủ hoai mục, phân lân và tro trấu hoặc dừa để tạo độ tơi xốp cần thiết. Bổ sung thêm chế phầm Trichoderma hoặc Pseudomonas theo hướng dẫn trên bao bì.

Tỉ lệ đất ươm hom tiêu giống:

– Đất tốt lớp mặt: 80%

– Phân chuồng hoai mục: 17%

– Phân lân vi sinh, Văn Điển hoặc tro: 3%

 

3. Ươm tiêu giống trên luống đất

 - Phương pháp ươm tiêu giống này chỉ nên áp dụng đối với dây tiêu thân.  

– Luống ươm tiêu giống cần được che nắng. Với cách làm này có thể loại bỏ bớt một số hom yếu xấu, bộ rễ không đạt yêu cầu. Cắm hom tiêu xiên 45 độ, khoảng cách giữa các hom là 5 – 7cm và giữa các hàng là 10cm.

– Không cắm hom tiêu quá gần nhau, môi trường đất ẩm ướt dễ làm hom tiêu bị bệnh, rụng lá và chết.

– Sau khi ươm 25 – 30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ có thể đem trồng. Không ươm tiêu quá lâu trên luống vì hom tiêu mọc mầm, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng động rễ, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.

 

 

4. Ươm tiêu giống trong bầu

– Phương pháp ươm tiêu giống trong bầu áp dụng cả đối với dây thân và dây lươn. Hàng lỗ thoát nước dưới cùng cách đáy bầu 2cm để thoát nước tốt. 

– Bầu tiêu giống ươm bằng dây lươn: Kích thước bầu đất: 12 x 22cm. Hom lươn do có tỷ lệ sống thấp nên ươm 2-3 hom/ bầu. Dây lươn được cắt 2-3 mắt. Khi ươm hom lươn cắm 2 đốt vào bầu đất, 1 đốt trên mặt đất. Cây được ươm từ 4 – 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mang 5 – 6 lá trở lên mới đem trồng.

– Đối với bầu tiêu giống ươm từ nhánh lươn, nếu hom được xử lý với NAA ở nồng độ từ 500 – 1000 mg/lít hay IBA ở nồng độ từ 50 – 55 mg/lít theo phương pháp nhúng nhanh trong 5 giây thì hom cho ra rễ rất tốt. Sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỉ lệ cao từ 90 – 100 %. Sau khi hom ra rễ và bung cựa thì ta tiến hành dưỡng cây con, khoảng 3 tháng nữa trước khi đem trồng.

 

 

– Điểm cần lưu ý khi lấy nhánh tiêu lươn bò trên mặt đất để làm hom, không nên lấy các dây còn quá non, thân còn mềm, lá và đốt có màu tím nhạt vì các dây này khi làm hom rất dễ bị thối, tỉ lệ ra rễ thấp, sẽ cho trái muộn.

– Để già hoá dây tiêu lươn gốc trước khi cắt làm hom: trong vườn tiêu nên cắm các nọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò trên các nọc tạm bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bò lan trên mặt đất. Sau 4 – 6 tháng dây lươn hoá già, mập mạnh, ở mặt đốt rễ bắt đầu lún phún ra, nên khi cắt làm hom thì hom ra rễ nhanh, tỉ lệ hom ra rễ cao, sau lại cho trái sớm không thua cây lấy từ nhánh thân là mấy.

 

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ươm Tiêu Lươn

Thân chào bà con và các bạn !

Thời gian qua chúng tôi đã chuyển đến bà con một số cách nhân giống cây hồ tiêu rất hiệu quả, sáng tạo. Nhưng khi trồng đại trà bà con thường chọn cách trồng tiêu ác trực tiếp hoặc ươm tiêu lươn trong bầu đất. Riêng tôi muốn chia sẻ cùng bà con phương pháp ươm tiêu lươn trong bầu đất mà  tôi đã thực hiện nhiều năm qua. 

Bản thân tôi không dám nhận mình là người ươm tiêu chuyên nghiệp, nhưng tôi  đã tự tay ươm tiêu để trồng trong vườn nhà từ rất lâu. Tôi cũng biết đây là việc làm không mới, nhưng tôi muốn chia sẻ cùng bà con chưa biết ươm hoặc đã ươm nhưng tỉ lệ bầu sống chưa cao. Tôi vừa làm, vừa chụp ảnh và ghi chép tỷ mỷ để bà con cùng làm . Chúc bà con thành công !

I .Làm vườn ươm :

Bà con chọn mảnh  đất bằng phẳng, gần nguồn nước, tiện đường vận chuyển, dùng vật liệu tre, nứa, gỗ… làm vườn ươm. Chiều cao khoảng 2,2 m, dài, rộng tùy theo nhu cầu cần ươm. Mua lưới chuyên dùng (loại 1 kg đo được khoảng 20 m2), che hướng đông nam. Trên mái 2 lớp, các hướng còn lại che 1 lớp,( che nắng và gió ). Nên làm cửa ra vào. Nếu làm với diện tích lớn nên thiết kế giàn phun nước tự động để tiết kiệm công tưới sau này.

2. Bầu ươm :

Túi nilon dùng để làm bầu ươm tiêu là loại cở 12cm x 22cm, lấy đinh 10 đục 4 lỗ dưới đáy, 4 lỗ giữa bịch (đục xuyên qua), bầu ươm sẽ có 16 lỗ, đảm bảo đủ để thoát nước tốt. Nếu không làm kỹ khâu này tiêu sẽ bị thối hom vì úng, cho dù có thể đã ra rễ và ra đọt có được vài lá non.

3. Làm đất :

Loading…

Đất dùng để vào bầu ươm là loại đất mặt giàu chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không lấy đất ở gần các trụ tiêu hay các cây trồng khác đã chết, không lẫn lộn xác bả hữu cơ chưa phân hũy, nhất là lá, rễ tiêu.

Có điều kiện thì trộn thêm xơ dừa, tro trấu … với tỷ lệ 30-50%. Bình thường như tôi đã làm thì chỉ cần  4 xe rùa đất + 15 kg lân vi sinh + nấm Trichoderma  + 10% xác bã thực vật + phân sinh học Amino. Trộn đều và ủ trước ít nhất 15 -20 ngày trước khi vào bầu ươm.

4. Chọn giống :

5. Ươm hom tiêu :

Tiêu lươn khi mang về dùng tay vặt ngược bỏ lá, bỏ cuống lá (vì khi ươm cuống sẽ bị thối và dễ lây qua bầu tiêu) dùng kéo bén cắt lấy 3-4 mắt (nên quay lưỡi kéo bén về phần ngọn, làm thế để phần hom được cắm xuống đất không bị dập ),. Nếu mắt nào dài thì ta cắt xích lên gần mắt ngọn,  đảm bảo có hai mắt hom nằm chìm trong bầu đất. Không lấy hom quá non. Bà con phân hom tiêu già và hom non riêng  ra, nhúng cả hai vào thuốc siêu ra rễ trong 10 phút rồi lấy ra chuẩn bị vô bầu hoặc đem giâm.

–Cách I :

Cho đất đã trộn vô 1/3 bầu, cắm 2 hom già và 1 hom non vào. Không để cho các hom chạm vào nhau, hom non tỉ lệ sống không cao nhưng bỏ thì tiếc, làm như vậy để bầu ươm lên tối thiểu được 2 dây). Rồi cho đất vô đầy bầu, nén nhẹ (không được chặt quá), xếp vào luống , hàng ngang 6-8 bầu, chiều dài tùy theo vườn ươm (để thoát nước tốt bà con nên xếp thưa). Nên chừa lối đi rộng rãi để sau này còn ngồi nhổ cỏ không bị vướng vào luống tiêu. Tưới cho bầu tiêu vừa đủ ướt. Dùng lưới che mái gấp làm hai rồi phủ lên mặt luống, đến khi tiêu non nhú đọt được 1-2 cm thì mới gỡ ra. Vì mùa này là mùa nắng, ngày nóng đêm lạnh, trời khô và nhiều gió nên cách làm này nhằm để giữ ấm, giữ ẩm và chống nóng cho tiêu non. Theo tôi, bước này là bước quan trọng nhất, cần chu ý.

-Cách II :

Chuẩn bị vườn giâm hom là một mảnh đất trống cuốc thành liếp rộng 2m, dài tùy theo số lượng cần giâm. Tưới nước sơ qua, xới đất sâu khoản 20cm thật tơi. San đất thật bằng phẳng. Bắt đầu từ đầu liếp xẻ một rãnh ngang sâu 15cm,  rồi rải hom đã chuẩn bị vào rãnh. Để hom nghiêng 45o, không cho hom chồng lên nhau, lấp đất lại, cách 20cm xẻ một rãnh. Sau khi rải hết hom, dùng lưới làm vườn ươm gấp đôi rồi phủ lên liếp. Dùng cọc tre cắm 4 góc (nhiều hơn càng tốt) để giữ chặt lưới sát với hom, khỏi bị gió thổi bay. Tưới nước ngày 1 lần giữ ẩm, không tưới nhiều để tránh bị úng. Khoảng 1 tháng sau, những hom tiêu đã có chồi non lên được 1-2cm, nhổ lên để cấy vào bầu. Lấy 2 hom có rễ và 1 hom chưa rễ cấy vô một bầu như trên, cách này tỉ lệ sống và phát triển rất cao, trên 95%.

6. Chăm sóc :

-Tưới nước ngày hai lần sáng và chiều, tưới vừa đủ, không tưới tràn.

-Nhổ khi cỏ còn nhỏ, chú ý cẩn thận vì dễ làm gãy đọt tiêu non.

-Không di dời làm động bầu tiêu vì cây và rễ tiêu còn non nên dễ bị ảnh hưởng. Khi vận chuyển đưa đi trồng thì cũng cần phải nhẹ nhàng.

-Khi tiêu được 2 – 3 lá, dùng phân bón lá phun 10 ngày một lần (loại có hàm lượng lân cao nhằm kích thích rễ).

-Trong thời gian nuôi tiêu trong bầu đất, nếu cảm thấy tiêu con thiếu dinh dưỡng thì có thể bổ sung thêm phân bón gốc NPK (ngâm, hòa nước tưới gốc) hoặc tưới phân sinh học và phân bón lá xen kẻ nhau càng tốt.

-Khoảng 20 ngày trước khi trồng, ngưng phun phân bón lá, gỡ bớt một lớp lưới ở trên mái và hướng đông nam ra nhằm tập cho tiêu quen dần với nắng gắt.

Tôi là một nông dân chân lấm tay bùn, ngày ngày lên nương rẫy bới đất nhặt cỏ mưu cầu cuộc sống cho bản thân và gia đình nên không có thời gian nghiên cứu sâu, chỉ có thể chia sẻ cùng bà con những gì tôi đã làm theo kinh nghiệm của một nông dân cần cù quen làm.

Kính chúc cộng đồng chúng tôi sức khỏe, thành công và hạnh phúc !

* Đỗ Trường Sơn, Thọ Sơn – Bù Đăng – BP

    chúng tôi

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Hoa Mai Có Thể Bạn Chưa Biết

Bón phân cho hoa mai trong giai đoạn vun trồng

Khi trồng hoa mai ở vườn nhà, cần chú ý bón phân cho hoa mai ngay giai đoạn đầu tiên. Một lựa chọn hoàn hảo cho người làm vườn là phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, xơ dừa…) Người trồng hoa tiến hành ủ khoảng 200 đến 300 gr/gốc vôi bột khoảng và 50 đến 100gr phân lân Đầu Trâu. Hỗn hợp phân được trộn sẽ cho vào hố hoặc rãnh trước khi để cây con vào.

Bón phân cho hoa mai trong giai đoạn sau 10-15 ngày

Khi cây ra rễ mới, việc bón phân cho hoa mai được thực hiện một cách đều đặn hơn. Lúc đó, người trồng sử dụng 50 đến 100 gr phân NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu hòa loãng với 10 đến 15 lít nước để bón phân cho hoa mai.

Khi mai đã lớn, việc bón phân cho hoa mai không cần được thực hiện quá thường xuyên như trước. Lúc này, người trồng mai chỉ cần bón 1 lần trong khoảng thời gian 1 đến 2 tháng. Loại phân thích hợp để bón phân cho hoa mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE.

Khi mai đã cho hoa ổn định, mỗi năm 3 đến 4 lần cung cấp lượng phân bón cho cây. Những dịp mà người trồng lưu nhớ để bón phân cho hoa mai đó là: sau khi tàn hoa, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và trước khi Tết đến 1 tháng rưỡi.

Loại phân bón sử dụng lúc này là: phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE.

Kỹ thuật bón phân mà người trồng cần lưu ý, đó là bón theo hốc, theo rãnh sâu; bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển. Sau đó đừng quên lấp đất, giữ ẩm cho gốc cây vào mùa khô, thông thoáng vào mùa mưa.

Kỹ thuật bón phân cho hoa mai trồng trong chậu

Bón phân trong đất trồng:

Trước khi bón phân, cần tạo rãnh xung quanh thành chậu, sâu khoảng 3 đến 5 cm. Sau đó, dùng phân bón rải đều vào rãnh đã đào, lấp đất rồi tưới nước đủ độ ẩm.

Tuỳ theo kích thước chậu, lượng phân bón cung cấp từ 20 đến 50 gr/chậu cho 1 lần bón. Đối với những chậu lớn hơn, ta bón phân từ 50 đến 80 gr cho cây mai nhiều tuổi.

Bón phân cho lá hoa mai:

Bón phân cho lá có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong đất, kích thích ra rễ, ra lá, ra hoa theo ý muốn. Vậy sử dụng loại phân bón nào để đạt được hiệu quả tốt? Câu trả lời chính là: Phân bón lá Đầu Trâu 501 thúc đẩy quá trình đâm chồi ra lá, Đầu Trâu 701 giúp cây kết bông và Đầu Trâu 901 có tác dụng dưỡng hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc đẹp.

Bón phân cho hoa mai bằng phân dơi:

5 tháng đầu tiên, bón phân cho hoa mai bằng cách rải đều trên mặt chậu gần 1 chén phân dơi. Tiếp đó, phủ vỏ cây khô lên. Đến đầu tháng 6, cho vào mặt chậu 1 nắm dynamic là hoàn tất

{Có Thể Bạn Chưa Biết} Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Leo Trong Chậu Rất Đơn Giản

Qua những tia nắng đầu ngày len lỏi qua từng kẽ lá, ngọn cây khiến những bông hồng leo trước nhà lại càng thêm kiêu sa như những vũ công đang nhảy múa. Một buổi sáng trong lành khi thức dậy mà chiêm ngưỡng cảnh này thì quả thực chủ nhân sẽ không khỏi lao lòng, tâm trạng thoải mái, dễ chịu để bắt đầu một ngày làm việc mới đầy năng lượng, mang lại nguồn cảm hứng bất tận.

Đặc điểm về hoa hồng leo

Hồng leo là 1 loại hồng thân leo thường được trồng để trang trí trong các sân vườn biệt thự hạng sang của các dân chơi hoa thứ thiệt. Vào mùa hè thì cây thường cho ra hoa nhiều nhất và cũng là thời điểm rực rỡ nhất của cây, hồng leo thì thường rất dễ chăm sóc và phát triển ở phía bắc hơn là các vùng phía nam vì hồng leo được xuất xứ từ nơi lạnh và thích hợp hơn với cái khí hậu 4 mùa của miền bắc, nhưng nếu là 1 người đam mê hoa thật sự và đặc biệt là hoa hồng thì tất nhiên ta không thể bỏ qua nàng tiên hồng leo này được .

Hồng leo có rất nhiều màu sắc như: đỏ thẫm, hồng đậm, hồng phai, trắng, vàng…..

Hồng leo là loại hoa hồng rất đặc biệt nó có một vẻ đẹp không quá cao sang như những loài hoa khác nhưng lại có 1 vẻ nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng cuốn hút, hương thơm của hồng leo thì miễn chê hồng leo hiện tại cánh hoa còn được phơi khô thả vào trà để thưởng thức trọn vẹn cái hương thơm nhẹ nhàng nhưng vô cùng thanh khiết, mỗi khi thực khách thưởng thức món trà cánh hồng thì sẽ không thể nào quên được hương vị đặc biệt của nó.

Hồng leo là một loại cây phát triển rất nhanh nếu chúng ta cho chúng một môi trường thích hợp và thuận lợi để chúng có thể vươn xa thậm chí ngoài sức tưởng tượng . Người ta thường trồng hồng leo ở những hàng rào, hay cổng ra vào…

Vậy sẽ có câu hỏi đặt ra là thế trồng hồng leo như nào? và trồng nó làm sao để có thể ra hoa được nhiều nhất? thì đây chính là bài có thể giúp bạn giải quyết được những câu hỏi ấy

Trước tiên để trồng được hồng leo thì ta cần phải có những kiến thức cơ bản về chúng vì khi ta trồng sẽ gặp những trường hợp ngoại lệ nếu như không có kiến thức thì sẽ không thể giải quyết được. Hồng leo là loài không ưa nhiệt độ và độ ẩm quá cao , độ vươn xa của chúng cũng chỉ ở mức độ trung bình so với các loại thân leo khách nên ta cần có giàn hay chỗ để cây có thể leo bám vào đó và phát triển.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng leo

Dựa vào những đặc điểm thích nghi của hồng leo mà các chuyên gia Nông nghiệp đưa ra cho bạn những gợi ý về kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng leo:

Chọn hạt giống: Bước này là rất quan trọng vì khi ta chọn được hạt giống tốt thì sẽ nâng cao được chất lượng của cây và hoa sau này

Nơi trồng hồng leo: Đất sâu và xốp để có lượng thoáng giúp đất không bị ẩm quá và ảnh hưởng tới cây, nơi trồng thì nên trồng những nơi thoáng mát có ít ẩm là được.

Hướng dẫn trồng: Nếu trường hợp bạn trồng theo phương pháp giâm cành thì ta cần trồng vào đất hơi ẩm chút , không nên đào hố quá sâu và nếu trồng vào ngày nắng thì cần che chắn cây và quan sát độ ẩm để có thể bổ sung cho cây vì lúc này cây còn chưa kịp thích nghi với môi trường xung quanh. Tiếp theo dùng đất trộn phân hữu cơ lấp và nhấn hơi chặt quanh gốc để phân có thể cung cấp được lượng dinh dưỡng vừa đủ cho cây phát triển và sinh trưởng.

Nếu ta trồng bằng cây hồng non thì điều quan trọng nhất là tránh bị vỡ vồng đất của cây vì nếu làm vỡ thì cây sẽ rất khó kiếm dinh dưỡng và dẫn đến chết

Sau khi ta trồng hồng xong thì tiếp theo đó là những ngày tháng chăm sóc cho cây có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Vào mùa khô thì mỗi buổi sáng là thời gian thích hợp để ta có thể tưới nước cho cây nhưng tránh tưới trực tiếp lên lá vì có thể sẽ mang đến nguồn sâu bệnh cho lá non của cây. Tiếp theo là dùng phân bón hoặc những loại chế phẩm dành cho hoa hồng như Dinh Dưỡng Vifarm, Gốc Rễ Vifarm,… và kết hợp những loại phân tan chậm để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây

Và sau khi ta đã trồng được từ 3 -4 tháng nhận thấy nếu cây phát triển nhanh mà đều thì ta có thể cắt bớt những cành nhỏ để cây có thể tập trung dinh dưỡng phát triển những cành chính và có thể tạo thế theo tùy từng người trồng, cắt tỉa cành nhỏ cũng là một phần để giúp cho cây không bị mất quá nhiều dinh dưỡng cho những nhánh nhỏ mà khi có ra hoa thì lại kiệt cây.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Ươm Tiêu Lươn Bạn Có Biết? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!