Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Do việc lạm dụng quá mức các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và việc sử dụng các loại phân hữu cơ truyền thống ngày càng ít, đã làm cho nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, năng suất cây trồng giảm và tăng các chi phí sản xuất… Trong khi hầu hết các gia đình ở nông thôn đều có hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và có lượng phế phụ phẩm nông nghiệp rất lớn, nhưng chưa khai thác hoặc sử dụng hiệu quả để làm phân bón cho cây trồng, thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường như việc đốt rơm, rạ sau thu hoạch lúa, phát mầm bệnh…
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón mà các hộ nông dân có thể tự làm từ các loại phế thải như: Chất thải người, gia súc, gia cầm; rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía; cây phân xanh… được ủ với chế phẩm vi sinh dùng để bón vào đất làm tăng độ phì nhiêu, giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác phân hữu cơ vi sinh là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ để phát triển sinh khối và giải phóng các chất hữu cơ dễ phân hủy…
1. Lợi ích của việc hoạt động ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh:
– Tận dụng được các phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra phân bón tốt cho cây trồng, làm giảm chi phí đầu tư trong trồng trọt như chi phí phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…
– Tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi.
– Làm mất sức nảy mầm của hạt cỏ lẫn trong phân chuồng.
– Tiêu diệt các mầm bệnh có trong phân chuồng, nhất là khi gia súc bị bệnh.
– Phân hủy các hợp chất hữu cơ, khó tiêu thành dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng sử dụng dễ dàng hơn.
– Làm tăng độ phì nhiêu của đất và có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Đặc biệt là đối với cây trồng cạn phân hữu cơ vi sinh rất thích hợp vì làm tăng độ tơi xốp của đất, giữ độ ẩm cho đất, hạn chế được rửa trôi đất.
– Sử dụng an toàn và vệ sinh cho cây trồng, vật nuôi và con người, hạn chế các chất độc hại tồn dư trong cây trồng như NO3-…Hạn chế sự phát tán của các vi sinh vật mang mầm bệnh trên rau màu. Giảm sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người.
– Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng.
– Rút ngắn được thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.
2. Một số hạn chế của việc ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh so với phân hóa học:
– Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần nguyên liệu đưa vào không đồng đều…
– Phải tốn thêm công ủ và diện tích để ủ.
– Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ quan và phát tán mùi hôi trong 1-2 ngày đầu. Trong khi đó các loại phân hóa học như urê, lân, kali, NKP… gọn nhẹ, dễ vận chuyển, không quá đắt tiền, chất lượng đồng đều, thuận tiện sử dụng hơn phân hữu cơ vi sinh.
3. Kỹ thuật ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh:
– Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: Rơm rạ, thân lá cây ngô, lạc, đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình)…; Vỏ cà phê, lạc, trấu…; Các loại mùn: than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn: mía, cưa, giấy…Phân gia súc, gia cầm…
– Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía.
– Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chế phẩm BIMA (Trichoderma), ACTIVE CLEANER (xạ khuẩn Streptomyces sp, nấm Trichoderma sp, vi khuẩn Bacillus sp), Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F, BiOVAC, BiCAT, Bio EM…
– Bước 1: Chọn nơi ủ.
Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng. Nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc. Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm. Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng để tận dụng mái che. Nếu ủ trong kho phải có thoát nước. Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2.
– Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu.
Để sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh, trước khi ủ cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần thiết sau:
+ Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh: 6-8 tạ.
+ Phân chuồng: 2-4 tạ.
+ Chế phẩm sinh học: Đủ cho ủ 1 tấn phân.
+ Nước gỉ đường hoặc mật mía: 2-3 kg.
Lưu ý: đa số các loại chế phẩm sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hiện nay, khi sử dụng tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi, vì như vậy nó sẽ tiêu diệt vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy. Tuy nhiên, cũng có một số loại chế phẩm hoàn toàn có thể rắc thêm phân vô cơ hoặc vôi như BioEM… mà không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, đồng thời làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ khi ủ. Cụ thể: Lượng vôi sử dụng cho 1 tấn phân ủ từ 10-15kg, phân NPK từ 5-10kg hoặc đạm từ 1-2kg và lân từ 5-10kg.
– Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ.
Bình tưới ô doa (loại bình dùng để tưới rau), cào, cuốc, xẻng, rành. Vật liệu để che đậy, làm mái: Có thể dùng các loại vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, chúng tôi đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa, ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ.
– Bước 4: Trộn chế phẩm vi sinh và nước gỉ mật.
Để trộn đều gói chế phẩm và nước gỉ mật hoặc mật mía cho 1 tấn nguyên liệu ủ, làm cách sau: Chia đều chế phẩm và nước gỉ mật làm 5 phần. Cho 1 phần chế phẩm và nước gỉ mật vào ô doa nước khuấy đều.
Nếu không có nước gỉ mật hoặc mật mía thì có thể dùng các phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín nẫu… ngâm vào nước thay thế, ngâm trước khi ủ phân 2-3 ngày.
– Bước 5: Tiến hành ủ.
+ Rải các loại nguyên liệu khó phân huỷ như mùn cưa, trấu, lá khô, thân lá cây ngô, rơm rạ xuống dưới cùng, rộng mỗi chiều khoảng 1,5 m, dày 0,3-0,4 m (chiếm 20 % tổng lượng phế phụ phẩm); Sau đó rải đều lên một lớp phân chuồng (chiếm 30 % tổng lượng phân chuồng để ủ) hoặc nước phân đặc, rồi tưới đều phần dung dịch chế phẩm và nước gỉ mật lên trên; Rắc thêm vào đó vài nắm cám gạo hoặc bột sắn làm dinh dưỡng ban đầu cho vi sinh vật hoạt động mạnh; Tiếp tục rải các loại phế phụ phẩm lên trên với một lớp dày 40 cm, rồi lại rải một lớp phân chuồng lên rồi tưới dung dịch chế phẩm và mật mía. Cứ tiếp tục từng lớp như vậy cho đến khi hoàn thành sẽ được đống phân ủ cao khoảng 1,5m.
Lưu ý: Nếu nguyên liệu ủ khô nhiều thì sau mỗi lớp ủ cần tưới thêm nước, lượng nước (kể cả nước dùng hòa chế phẩm) khoảng 1 nửa ô doa đến 2 ô doa tùy thuộc vào nguyên liệu khô nhiều hay ít.
– Bước 6: Che đậy đống ủ.
Sau khi ủ xong, ta che đậy đống ủ bằng bạt, bao tải dứa hoặc nilon. Để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp đống ủ nên che thêm tấm che bằng lá hoặc mái lợp. Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 – 50oC.
– Bước 7: Đảo đống ủ và bảo quản.
+ Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40-50oC. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí (oxy) cần cho hoạt động của vi sinh vật ít dần. Vì vậy, cứ khoảng 7-10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì bổ xung nước (khoảng vài ô doa), nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh.
Cách kiểm tra nhiệt độ đống ủ: Sau ủ khoảng 7-10 ngày, dùng gậy tre vót nhọn chọc vào giữa đống phân ủ, khoảng 10 phút sau rút ra, cầm vào gậy tre thấy nóng tay là được. Nếu không đủ nóng có thể là do nguyên liệu đem ủ quá khô hoặc quá ướt.
Cách kiểm tra độ ẩm đống ủ: Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm thấy mềm là đạt độ ẩm cần thiết. Với than bùn, mùn cưa, mùn mía… nếu bóp chặt thấy nước rịn qua kẽ tay là đạt ẩm khoảng 50 %, nếu nước chảy ra là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô.
+ Sau ủ 15-20 ngày nên đảo đống phân ủ. Đối với các loại nguyên liệu khó phân hủy như thân cây ngô, rơm rạ cứ sau 20 ngày đảo 1 lần.
Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ 1-4 tháng. Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồng của dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chín hoặc ngẫu), hoàn toàn có thể đem sử dụng. Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao để dùng về sau. Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sử dụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngẫu.
Phân ủ chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bón thúc đối với các loại rau và hoa. Cách bón tương tự như bón phân hữu cơ truyền thống khác.
Cách Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh Tại Nhà
Việc ủ phân hữu cơ vi sinh để tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp này sẽ đồng thời giảm lượng phân bón hóa học tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cho bà con.
Hiện nay việc lạm dụng các loại phân bón bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động nông nghiệp đã làm nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, mất sự cân bằng dinh dưỡng và hệ sinh thái trong đất, làm giảm năng suất cây trồng dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế. Mặt khác ở nông thôn các gia đình đều có lượng phế phẩm nông nghiệp rất lớn chưa được khá thác hiệu quả để làm phân bón. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất là việc ủ phân hữu cơ vi sinh để tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp này đồng thời giảm lượng phân bón hóa học tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cho bà con.
Lợi ích của việc ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh:
Tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp như phân gia súc, gia cầm .. rơm rạ, cỏ, tro trấu…để làm ra phân bón trong trồng trọt từ đó làm giảm chi phí đầu tư và cải tạo đất tốt hơn.
Khi ủ phân hữu cơ vi sinh ta bổ sung thêm một lượng vi sinh vật có ích trong đất làm đất tơi xốp hơn.
Giảm chi phí đầu tư khi ít sử dụng phân bón hóa học.
Làm giảm ô nhiễm môi trường khi giải quyết được một lượng lớn chất thải của gia súc gia cầm.
1.Nguyên liệu, thiết bị
-Chất ủ: Phân chuồng ( phân gà, heo, bò….) xác bã thực vật, rác thải hữu cơ…
-Cơ chất: Tro đốt từ trấu, bùn mía, than bùn…
-Chế phẩm sinh học EM Fert-1
-Chế phẩm sinh học EM Pro-1
-Máy đo pH
-Máy đo độ ẩm
-Máy đo nhiệt độ
2.Tiến hành ủ phân
Quy trình này áp dụng cho 10 tấn chất ủ
Bước 1: Chuẩn bị men và hoạt hóa vi sinh
-Nghiền nhỏ chất ủ để quá trình ủ phân diễn ra nhanh và chất lượng phân đồng đều nhau.
-Hòa 5kg , 2 lít , 20-25 kg cám gạo, 5 kg mật rỉ đường với 200 lít nước sạch đậy kín trong 24 giờ
Bước 2: Phối trộn và bổ sung hỗn hợp men đã hoạt hóa.
-Phối trộn đều 10 tấn chất ủ với 0,5 -2 tấn cơ chất sao cho độ ẩm về 60%, tỉ lệ phối trộn tùy theo độ ẩm chất ủ.
-Phun đều 100 lít hỗn hợp chế phẩm vi sinh đã hoạt hóa lên 10 tấn chất ủ. Duy trì độ ẩm không quá 60%
-Làm đống cao từ 1,5 – 1,6 m, phủ lên đống ủ bằng 1 lớp tro trấu hay rơm rạ để tránh tác động từ bên ngoài như ruồi, muỗi, nhặng…
Lưu ý: Kiểm tra pH đạt 5-7 trước khi bổ sung men vào chất ủ, nếu pH chưa đạt bổ sung 0,5-1% vôi bột ủ trong 3 ngày để cân bằng pH trước khi bổ sung men vi sinh.
Bước 3: Đảo đều và kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ, không khí.
-Nhiệt độ
+ Trong 10 ngày đầu: 50 độ C – 60 độ C
+ 11-15 ngày: 40 độ C – 45 độ C
+ 16 – 25 ngày: 40 độ C
+ Ngày 30-35: 30 độ C
-Độ ẩm:
+ Ban đầu: 50% – 60 %
+ Kết thúc: 35%
+ Thành phẩm:<30%
-Đảo trộn:
+ 10 ngày đầu: đảo trộn liên tục 3 ngày 1 lần tùy thuộc vào nhiệt độ luống ủ, duy trì 50 độ C – 60 độ C
+ 15 ngày tiếp theo: Đảo trộn liên tục 5 ngày 1 lần, tùy thuộc vào nhiệt độ luống ủ, duy trì 40 -45 độ C.
+ 10 ngày tiếp theo: Đảo trộn liên tục 3 ngày 1 lần, trải đều luống ủ để thoát khí và đạt độ ẩm 30%
Quá trình ủ hoàn tất sau 35-40 ngày. Phân hữu cơ vi sinh sau khi ủ có màu nâu sẫm, thơm nhẹ và không có mùi hôi. Sau khi ủ có thể thêm một ít chế phẩm sinh học EM Fert-1 để tăng lượng vi sinh vật hữu ích có trong đất.
Mạnh Quân
Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →
Phân Hữu Cơ Vi Sinh Là Gì? Phân Biệt Với Phân Hữu Cơ &Amp; Phân Vi Sinh
Phân vi sinh là gì ?
Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh hiện đang là loại phân bón được dùng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp 4.0, bản chất của phân vi sinh là chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,… Các chủng vi sinh vật này thường phải đạt mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, mật độ ≥10 8 CFU/mg hoặc CFU/ml.
Phân hữu cơ là gì?
Phân hữu cơ được hình thành từ các loại phân bắc (phân người), phân chuồng động vật và các hợp chất hữu cơ là rác thải từ sinh hoạt nhà bếp, phân xanh như cành, lá cây và than bùn. Phân hữu cơ đem bón cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và dinh dưỡng giúp tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Thường phải qua xử lý như ủ hoai mục, nếu không sẽ còn chứa nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, tuyến trùng hay vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng và con người. Hiện nay phần lớn vật liệu hữu cơ là chất thải động vật được sản xuất tại chỗ nên được bán giá rẻ, tuy nhiên phải mất một số công đoạn, không tiện như sử dụng các loại phân vô cơ bù lại chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, bón nhiều, liên tục thì đất sẽ bị hóa chua.
Phân hữu cơ vi sinh là gì?
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1×10 6 CFU/mg mỗi loại. Loại phân này không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng mà còn giúp bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất làm đất tơi xốp của đất, không bị bạc màu.
Phân biệt 2 loại phân vi sinh
Đặc điểm so sánh
Phân vi sinhPhân hữu cơ vi sinh
Bản chất
Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích
Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích
Chất mang
Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh
Than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,…
Mật số vi sinh
Từ 1.5×10 8
Từ 1×10 6
Các chủng vi sinh
VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose
VSV cố định đạm, phân giải lân, kích thích sinh trưởng, VSV đối kháng vi khuẩn, nấm,…
Phương pháp sử dụng
Trộn vào hạt giống Hồ rễ cây Bón trực tiếp vào đất
Bón trực tiếp vào đất
Cách làm phân hữu cơ vi sinh
Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ: than bùn, phân bò, vỏ cà phê, bã bùn mía, các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác.
Tập kết nguyên liệu và sơ chế
Ủ với vi sinh vật phân giải. Sau thời gian ủ, thu được chất nền hữu cơ.
Bổ sung chế phẩm vi sinh vật theo định lượng sẵn, nếu cần thì bổ sung thêm NPK, vi lượng. Phối trộn đều.
Kiểm tra chất lượng phân bón sản xuất.
Đóng bao và bảo quản.
Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh
Vi sinh vật cố định đạm
Trong chu trình chuyển hóa, Nito xuất hiện ở nhiều dạng tự do hay kết hợp như Nito phân tử, các protein, acid amin, nitrate,… Nito phân tử có nhiều trong không khí nhưng thực vật không có khả năng đồng hóa trực tiếp mà phải nhờ vào khả năng cố định và chuyển hóa của vi sinh vật thành chất dinh dưỡng để có thể sử dụng nguồn nito này. Quá trình khử Nito phân tử thành dạng nito cây có thể sử dụng được gọi là quá trình cố định đạm, được thực hiện bởi các vi khuẩn thuộc chi Azotobacter, Azospirillum, Clostridium; các địa y (nấm và tảo lam của chi Nostoc) và bèo hoa dâu nước ngọt cộng sinh với vi khuẩn lam như Anabaena; các vi khuẩn cộng sinh như Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu,… những vi sinh vật này sẽ cố định nitơ từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất và khả năng chống chịu cho cây trồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất.
Vi sinh vật phân giải cellulose
Nguồn chất hữu cơ sau chế biến thực phẩm ở nước ta rất lớn như rơm rạ, trấu, bã mía, cám,… các chất này có thành phần chính là cellulose. Cellulose có thể bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc acid, tuy nhiên quá trình này tốn kém và gây ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, việc sử dụng các loài vi sinh vật vào xử lý các chất hữu cơ có chứa cellulose đang được ứng dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao. Các loài vi sinh vật phân giải cellulose thuộc các loài như nấm Trichoderma reesei, Aspergillus niger; xạ khuẩn như Streptomyces reticuli, Streptomyces drozdowiczii, Streptomyces lividans; vi khuẩn như Clostridium, Pseudomonas, …
Vi sinh vật phân giải lân
Vi sinh vật phân giải lân là các vi sinh vật có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành chất cây trồng dễ sử dụng. Các vi sinh vật phân giải lân có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng lân cho cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất, nâng cao khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh cho cây trồng, bao gồm các chủng như Bacillus megaterium, B. subtilis, Pseudomonas sp., Aspergillus niger,…
Vi sinh vật kích thích tăng trưởng (Plant Growth Promoting Rhizobacteria)
Bao gồm các loài vi khuẩn Pseudomonas , Azospirillum , Bacillus, Enterobacter , Rhizobium , Erwinia , Serratia , Alcaligenes , Arthobacter , Acinetobacter , Flavobacterium …
Các vi khuẩn này có thể kích thích sự phát triển của thực vật thông qua việc tiết ra các chất chuyển hóa thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ rễ, do đó, chúng được gọi là vi khuẩn kích thích sự phát triển thực vật. Các vi khuẩn này còn ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tạo ra các chất kháng sinh hay tiết ra các enzyme tạo hệ thống đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, từ đó tăng năng suất và chất lượng nông sản qua các mùa vụ.
Phân Gà Vi Sinh Hữu Cơ
Phân gà vi sinh hữu cơ là gì?
-Phân gà được xử lý từ nguồn phân gà tươi sau khi thu gom từ các trang trại. Phân gà sẽ được xử lý bằng vi sinh và tập đoàn nấm Tricodemar giúp phân giải và tiêu diệt các loại nấm có hại trong phân gà tươi, biến phân gà tươi thành phân gà vi sinh hữu cơ với độ hữu cơ cao, giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Phân gà vi sinh hữu cơ sau khi được xử lý hoàn toàn an toàn cho cây trồng, chất lượng vượt trội so với phân gà ủ hoai truyền thống.
Thành phần, mật độ vi sinh vật trong chế phẩm vi sinh sử dụng:
–Thành phần:
Hữu Cơ 60%; N 4%; P2O5 hh 2,5%; K2O hh 2,5%; CaO 10%; Mg 0,5%
-Chế phẩm EM Pro-1
– Nấm men Saccharomyces sp.: 109 cfu/ml
– Vi khuẩn:
+ Lactobacillus sp.: 109 cfu/ml
+ Bacillus sp.: 109 cfu/ml
+ Rhodopseudomonas sp.: 108 cfu/ml
– Nấm mốc Trichoderma sp.: 109 cfu/ml
– Xạ khuẩn Streptomyces sp.: 108 cfu/ml
-Công dụng
Tăng hương vị và mùi cho cây trái và rau màu. Cải tạo và giữ ẩm, giảm mặn, giảm chua cho đất. Giảm các bệnh: xoắn lá, trùng đọt, vàng lá, giúp tăng thụ phấn, cứng cây, chắc hạt. Tăng chất lượng hạt khi thu hoạch. Hạn chế về ấu trùng, tăng phát triển hệ vi sinh có ích. Hạn chế trùng rễ, sưng rễ, lỡ cổ rễ và tái tạo rễ nhanh. Hạn chế hiện tượng hạt lép và răng cưa. Hạn chế hiện tượng 1 nhân trên cây cà phê. Tăng sức đề kháng cho cây trồng từ bên trong
Bón phân gà cho rau và cây trồng như thế nào cho đúng?
Phân gà là một loại phân rất tốt vì chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biết là Nito mà loại cây trồng nào cũng cần tới.
Tuyệt đối không được sử dụng phân gà tươi để bón trực tiếp cho cây trồng mà phải qua ủ hoai. Chi tiết tại: Cách ủ phân gà trồng rau, trồng cây tăng năng suất.
Vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên lượng bón chỉ bằng 1/3 lượng phân chuồng khác. Nếu bón nhiều sẽ gây ngộ độc cây gây rụng lá
Một số loại cây phù hợp nhất khi dùng phân gà để bón như:
+ Cây ớt: Kinh nghiệm cho thấy phân gà bón cho cây ớt thì ít sâu bệnh , nhiều quả, mẫu mã quả to đẹp và ăn cay thôi rồi.
+ Các cây lấy hoa như hoa cúc, hoa hồng, hoa vạn thọ …. Thì cây nở bông rất đẹp, màu bông hoa rất chuẩn, tươi sáng rất đẹp.
+ Cây ăn trái, lấy quả: Phân gà bón cho cây ăn trái trong giai đoạn dưỡng trái thì quả có chất lượng cao hơn.
Cây lúa: bón lót từ: 800 – 1.000kg / ha.
Cây công nghiệp (tiêu, điều, cà phê, ca cao…….).
Cây ăn trái: bón lót, bón cây kiến thiết, bón thúc cây thu hoạch: 2 -5kg / cây.
Cây rau màu:
Bón lót từ: 1.000 – 1.200kg /ha.
Bón thúc từ: 300 – 500kg / ha/ lần bón.
Cây khoai mì: bón lót từ: 1.000 – 1.200kg / ha.
Bón lót, bón định kỳ, bón phục hồi: 2 – 5kg / cây.
TRUNG TÂM THI CÔNG NHÀ VƯỜN – VƯỜN XANH 24H.
Địa chỉ: Số nhà 4 – Ngách 25/7 – Ngõ 358 – Bùi Xương Trạch – Thanh Xuân – Hà Nội .
Hotline : 098.495.7227.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!