Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Xen Canh Ngô Với Cây Họ Đậu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chọn giống ngô: Để có thể tận dụng được nguồn ánh sáng cho các cây họ đậu phía dưới, nên chọn các giống ngô có bộ lá thưa, thoáng, hệ số kinh tế cao, nhiều phấn, có độ kết hạt tốt. Không nên chọn giống ngô có thân lá sum xuê, cao cây. Mặt khác, lựa chọn các giống sao cho TGST của ngô bằng cây trồng xen hoặc TGST của cây trồng xen ngắn hơn ngô 15 – 20 ngày để bố trí gieo trồng cùng một lúc thì sẽ thuận tiện cho chăm sóc và quản lý sâu bệnh, giảm được chi phí sản xuất…
Các hàng lạc bố trí vuông góc với chiều dọc luống được trồng theo mật độ bình thường trừ đi 2 hốc cuối của 2 đầu để thay vào đó 2 hạt ngô. Kích thước luống nên để rộng 1 – 1,2m. Chăm sóc, vun xới cho lạc và ngô giống như trồng thuần. Trồng xen như vậy năng suất lạc giảm không đáng kể nhưng có thể tăng thêm 1 – 2 tấn ngô/ha.
Để tận dụng tốt ánh sáng, giảm độ che khuất đối với cây trồng xen phía dưới nông dân nên bố trí các hàng ngô theo hướng đông tây, đặt mầm chính tán lá ngô sao cho các lá xỏa ra vuông góc với chiều dài luống. Tiến hành thụ phấn bổ khuyết 1 – 2 lần khi ngô phun râu rộ. Cắt cờ khi ngô đã héo râu và tước bỏ lá già khi ngô đã chín sáp.
* Chú ý: Ngô và cây họ đậu khi trồng xen thường hay bị các loài sâu xám, rệp hại song hành, bệnh khô vằn gây lở cổ rễ đậu và thối hỏng thân lá ngô. Do đó khi trồng xen nông dân cần kiểm soát tốt bằng nhiều biện pháp tổng hợp trong đó biện pháp xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng và giữ ẩm độ thích hợp là khâu then chốt. Thực tế cho thấy khi tăng cường lượng kali bón cho 2 cây trồng thời kì phát triển thân lá và lớn quả, lớn bắp sẽ hạn chế rất nhiều tỷ lệ hại do rệp và nấm khô vằn gây ra.
Lượng phân bón và kĩ thuât bón phân, chăm sóc cần đảm bảo tốt cho cả cây trồng chính và cây trồng xen. Trong đó nên cân đối các dinh dưỡng đa lượng theo tỷ lệ N: P: K (2: 1,5: 1,5) ở các lần bón thúc. Thời điểm cây họ đậu ra hoa, đậu quả cần bổ sung thêm các dinh dưỡng vi lượng qua lá nhằm thúc đẩy chúng đậu quả tốt hơn.
Lợi Ích Với Trồng Xen Với Các Cây Họ Đậu
Xen canh từ xưa được nông dân MNPB áp dụng với mục đích để thu hoạch được cả hai loại cây trồng, là cây trồng xen (thường các loại đậu, bầu bí) và cây trồng chính (ngô, lúa, sắn). Ít phổ biếnhơn, nông dân cũng trồng xen cây lương thực hàng năm (lúa, ngô, đậu, sắn …) với các cây lâu năm (chủ yếu là các loại cây ăn quả và chè). Ngày nay, do sự gia tăng thâm canh cây trồng và cơ giới hóa, việc trồng xen ít và hiếm được áp dụng.
Nhằm mục tiêu để: (i) sản xuất sinh khối làm vật liệu che phủ bề mặt đất, bảo vệ đất khỏi xói mòn, (ii) làm giầu dinh dưỡng và cải tạo đất nhờ việc cố định đạm của các cây họ đậu, và (iii) tạo thêm nguồn thu nhập cho nông hộ, trong các năm qua, kỹ thuật trồng xen đã được nghiên cứu cải tiến và thúc đẩy mở rộng ứng dụng ở MNPB (Phạm Thị Sến và ctv, 2015). Các loại đậu khác nhau (đậu đen, đậu xanh, đậu nho nhe, đậu tương, lạc) hoặc các cây hàng năm khác được khuyến cáo trồng xen vào ngô, lúa nương, sắn, cây ăn quả, cà phê hoặc chè. Mật độ cây trồng chính thường được giữ nguyên như khi không có trồng xen, nhằm đảm bảo thu nhập từ cây trồng chính không bị giảm. Mật độ của cây trồng xen cần đủ dày để tạo thành một “lớp phủ sống”.
– Tăng lượng sinh khối che phủ đất, giảm xói mòn đất và rửa trôi phân bón và chất hữu cơ từ đất, như vậy có thể góp phần giảm phát thải KNK;
– Từng bước cải thiện cấu trúc và độ phì nhiêu của đất (nhờ sinh khối của cây che phủ và việc cố định đạm bởi các cây trồng xen họ đậu), giúp cây trồng sinh trưởng mạnh khỏe, chống chịu được tốt hơn với các biến động về thời tiết;
– Tăng thu nhập và lợi nhuận kinh tế cho các hộ gia đình thông qua việc tạo thêm thu nhập từ cây trồng xen và tăng năng suất của cây trồng chính, giảm dần nhu cầu đầu tư về phân bón.Kỹ thuật trồng xen ở khu vực miền núi phía Bắc đã từng được nông dân áp dụng rộng rãi với mục đích thu hoạch cả cây trồng xen (chủ yếu là cây họ đậu và bầu bí) và cây trồng chính (ngô, sắn, lúa nương). Ít phổ biến hơn là việc trồng xen giữa cây lương thực ngắn ngày (lúa nương, sắn, ngô, cây họ đậu) với các loại cây dài ngày (cây ăn quả hay chè). Tại Sơn La, một số nông dân trồng xen ngô với xoài hay mận, trong khi đó tại Điện Biên, đậu và ngô lại được trồng xen với cà phê hoặc chè. Ngày nay, do việc áp dụng thâm canh và cơ giới hóa trong sản xuất nên việc ứng dụng trồng xen trở nên rất hạn chế. Một số đề tài/dự án đã đầu tư nghiên cứu thiết kế, trình diễn và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng xen. Chẳng hạn như dự án Tây Bắc, hợp tác giữa ACIAR-NOMAFSI (2009- 2013), đã thử nghiệm và khuyến cáo điều chỉnh khoảng cách giữa các hàng ngô và mật độ khác nhau của các cây họ đậu trồng xen trong ngô (hình 5), với mục tiêu duy trì mật độ và năng suẩt cây ngô (cây trồng chính) trong khi vẫn có thể thu nhập từ cây trồng xen..
Một số cây họ đậu khác nhau, như đậu đen, đậu xanh, đậu nho nhe được thử nghiệm và khuyến cáo cho nông dân áp dụng trồng xen với ngô. Thời điểm gieo trồng các cây trồng xen cũng được thử nghiệm và khuyến cáo: cùng thời điểm trồng ngô, hoặc có thể gieo cây trồng xen một tháng sau khi trồng ngô, hoặc một tháng trước khi thu hoạch ngô, tùy thuộc đặc điểm của cây trồng xen và mục đích chính của việc trồng xen (để thu hoạch cây trồng xen hay chủ yếu để cải tạo đất). Khi mục tiêu chính là để cải tạo đất (đối với đất xấu và có độ phì thấp) thì mật độ cây trồng xen dày hơn và cần sử dụng các giống cây trồng xen có khả năng cho sinh khối lớn và/hoặc cố định đạm tốt hơn.
Kỹ thuật cải tiến để trồng xen các loại cây ngắn ngày với sắn, chè và cà phê cũng đã được Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phát triển và phổ biến cho nông dân ứng dụng, bao gồm:
– Lạc xen sắn: Trồng lạc và sắn vào cùng thời điểm (vụ Xuân). Mật độ sắn được giữ nguyên như khi trồng thuần sắn (hàng cách hàng và cây cách cây 1 m). Hai hàng lạc được trồng ở giữa mỗi hai hàng sắn, mỗi hốc tra 2 hạt lạc, khoảng cách giữa các hốc trồng lạc là 15- 20 cm (trong thực tế nông dân có thể gieo trồng lạc với mật độ khác khác nhau).
– Đậu nho nhe xen sắn: Sắn được trồng như khi trồng thuần sắn, đậu nho nhe được gieo sau, khi chắc chắn có mưa đủ để hạt đậu có thể nảy mầm và phát triển tốt. Gieo đậu nho nhe thành 1 hàng giữa mỗi hai hàng sắn, trong các hốc nhỏ, khoảng cách giữa các hốc từ 30- 40 cm. Gieo 2-3 hạt/hốc (các nông hộ có thể sử dụng mật độ và thời gian gieo đậu nho nhe khác nhau).
– Đậu các loại, ngô, lúa nương trồng xen với cây dài ngày (cây ăn quả, chè và cà phê): Không thay đổi mật độ cây dài ngày, cây trồng xen được trồng vào mùa mưa, trong những năm đầu (ở giai đoạn kiến thiết cơ bản) khi cây trồng chính còn nhỏ, vào giữa các hàng của cây trồng chính.Một số chương trình/ dự án của nhà nước đã hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng xen và cung cấp một số hỗ trợ cần thiết để nông dân ứng dụng kỹ thuật này. Danh sách một số địa phương được ghi nhận có ứng dụng kỹ thuật trồng xen được thể hiện tại bảng 1.
Những rào cản chính cản trở việc mở rộng ứng dụng thực hành trồng xen: – Cần nhiều lao động hơn so với canh tác thông thường (cần đầu tư lao động cho việc trồng và quản lý cây trồng xen); – Khi trồng xen, công tác bảo vệ thực vật khó khăn và phức tạp hơn, đặc biệt là đối với cây trồng xen. Quản lý dịch hại không tốt thường dẫn đến thất thu của cây trồng xen, và cũng có thể làm tăng vấn đề sâu bệnh hại đối với cây trồng chính; – Thiếu các giống cây trồng phù hợp để trồng xen (để trồng xen trên đất dốc MNPB thường đòi hỏi các giống chịu hạn tốt); – Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây trồng xen chưa phát triển, nông dân khó tiêu thụ được sản phẩm từ cây trồng xen.
Bảng 1: Thực hành trồng xen được ứng dụng tại một số địa phương
Nguồn: nongnghiep
Nguyên Tắc Trong Kỹ Thuật Xen Canh, Đa Canh
Canh tác xen canh (intercropping) là hệ thống trồng xen 2 hay nhiều loài cây trồng trên một đơn vị diện tích đồng ruộng. Mục đích là để đạt sản lượng cao thông qua việc sử dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên mà hệ thống cây trồng độc canh không đạt được.
1. Phối hợp các loại cây trong cùng một đơn vị diện tích
Việc phối hợp các loại cây trong cùng một đơn vị diện tích mang lại nhiều lợi ích cho nhà vườn như:
Tận dụng tối đa các tài nguyên ánh sáng, không gian trên mặt đất, không gian rễ, chất dinh dưỡng
Hạn chế sâu bệnh, hạn chế cỏ dại
Cải tạo đất, cải thiện tiểu khí hậu trong vườn, tăng cường độ ẩm cho đất
Tăng thêm thu nhập…
2. Một số nguyên tắc cần chú ý
Để tận dụng được được tối đa các lợi ích của kỹ thuật trồng xen canh, đa canh nhà vườn cần chú ý một số nguyên tắc như:
Các loại cây trồng xen có yêu cầu chất dinh dưỡng khác nhau
Các loại cây trồng xen có bộ rễ phân bố ở các lớp đất khác nhau (không gian rễ khác nhau)
Các loại cây trồng xen có chiều cao cây khác nhau (tán không giao nhau)
Các loại cây trồng xen có thời gian sinh trưởng và thu hoạch khác nhau
Các loại cây trồng xen cùng họ không có đặt tính tương đồng trên cùng mảnh ruộng (cùng độ cao, thời gian sinh trưởng, không gian rễ…)
Các loại cây trồng xen không đối kháng nhau
Các loại cây trồng xen nên là các loài kết hợp tốt được với nhau
Các loại cây trồng xen có các vai trò chức năng khác nhau nên được trồng chung với nhau: cây ăn quả, cây sinh khối, cây lấy gỗ, cây che phủ đất… Ví dụ: không trồng xen canh đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu nành cùng một vườn vì các loại cây cùng họ, có cùng độ cao, cùng không gian tầng rễ, cùng thời gian phát triển, nhu cầu dinh dưỡng cũng khá tương đồng.
3. Một số ngoại lệ:
Các loại cây lấy sinh khối thông thường sẽ được trồng rất dày để cắt tỉa lấy sinh khối
Các loại cây lấy gỗ yêu cầu trồng mật độ dày để tạo gỗ thẳng và đẹp
Các loại cây thấp nhưng ưa sáng không kết hợp được cây tầng cao hơn vào cùng một diện tích.
4. Một số tài liệu tham khảo
Nguồn: Võ Quốc Lập
Kỹ Thuật Canh Tác Cây Lạc (Đậu Phộng)
1. Thời vụ trồng lạc (đậu phộng)
Cây lạc ( cây đậu phộng) có thể trồng ở nhiều vùng trên cả nước:
Cây đậu phộng có thể được trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam
2. Đất đai trồng lạc (đậu phộng)
– Đất thích hợp có pH từ 5,5-6,5 để tạo điều kiện cho vi khuẩn nốt sần phát triển tốt.
– Đất phải tơi xốp, cao ráo, thoát nước nhanh để tia đậu phộng dễ đâm vào đất.
Đậu phộng thích hợp với đất tơi xốp, cao ráo, thoát nước nhanh
3. Giống lạc (đậu phộng)
– Tiêu chuẩn hạt giống:
+ Không lẫn, sạch sâu bệnh.
+ Hạt giống to, đều, mẩy.
+ Vỏ hạt sáng, không sây sát.
– Một số giống đang sản xuất phổ biến hiện nay: như L14, VD, VD2, VD5, L18, MD7, LDM-01, ML25… một số giống mới hiện nay như L23.
– Năng suất hiện nay của các giống lạc khoảng từ 3.0-4.2T/ha, trong trường hợp thâm canh cao có thể có từ 5.0 T/ha. Tỷ lệ nhân khoảng từ 68-72% như L14, L23…
Đậu phộng giống chưa bóc vỏ và đậu phộng giống đã bóc vỏ.
4. Làm đất trồng lạc (đậu phộng)
– Đậu phông ưa đất cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH trung tính, chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước, trên đất chua phèn đậu phộng kém phát triển.
– Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, tỷ lệ đất có đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm 70%,
độ ẩm đất khi gieo hạt đạt khoảng 75%.
– Lên luống và rạch hàng có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau đây:
+ Luống rộng 1,2m, rãnh luống 0,3m, chiều cao luống khoảng từ 15 – 20cm. Trên luống rạch 4 hàng cách nhau 30cm, dọc theo luống, hai hàng ngoài cách mép 15cm.
+ Luống rộng 0,6m, rãnh luống 0,3m, chiều cao luống khoảng từ 15-20cm. Trên luống rạch 2 hàng cách nhau 30cm, dọc theo luống, hai hàng ngoài cách mép 15 cm.
Làm đất trồng đậu phộng.
5. Cách trồng lạc (đậu phộng)
Không nên bóc vỏ ra trước, chỉ bóc ra ngay khi gieo hạt.
– Lượng giống tính trên 1 ha: 220 – 250 kg quả hạt khô (ẩm độ 8-9 % ).
– Cách trồng: 2 cách
* Trồng theo lỗ: Trồng 4-5 lỗ/hàng ngang, 2-3 hạt lổ. Khoảng cách giữa các lổ 20-25cm, hàng cách hàng 25-30 cm.
* Trồng rạch hàng: Trên hàng kẻ rãnh, trồng theo rãnh 10 cm/hạt, khoảng cách giữa 2 rãnh 20-25 cm.
– Xử lý hạt giống: 2 cách
* Gieo hạt đã ngâm ủ: Ngâm hạt giống trong nước 3- 4 giờ ở nhiệt độ bình thường.
Đem ủ 10-12 giờ. Khi rễ mầm nhú ra khỏi vỏ lụa có thể trồng và đặt rễ mầm hướng xuống đất. Xử lý hạt trước khi gieo bằng Cruiser Plus 312.5FS.
* Gieo trực tiếp: Trước khi gieo, hạt giống được vẩy ướt đều, sau đó đem trộn hạt giống với Cruiser Plus như trên.
Độ sâu lấp hạt vào khoảng 3-5 cm.
Tỉa đậu phộng theo lổ và tỉa đậu phộng theo hàng rạch.
6. Tưới nước cho lạc (đậu phộng)
Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và việc bố trí mùa vụ mà chế độ tưới khác nhau.
Nhưng đối với cây đậu phộng thường áp dụng tưới phun mưa quanh gốc là tốt nhất. Trước khi thu hoạch nên giảm nước tưới. Hện nay thì 10 ngày trước khi nhổ đậu không được tưới nước vì hạt trong đất sẽ nảy mầm. Trước khi thu hoạch một ngày cho nước vào ruộng đậu để khi thu hoạch nhổ không bị đứt trái.
Đặc biệt, phải đảm bảo đất có độ ẩm khoảng 70% trong hai giai đoạn qua trọng là thời kỳ 3 lá thật và thời kỳ ra hoa.
Tưới nước cho đậu phộng.
7. Tỉa dặm cây con và làm cỏ cho đậu lạc (đậu phộng)
a. Trồng dặm: Thông thường 3 -5 ngày sau khi gieo hạt mọc đều, kiểm tra và dặm lại.
b. Làm cỏ:
– Trước hoặc sau khi gieo hạt từ 1- 3 ngày sử dụng Dual Gold 68EC.
– Trường hợp cây cỏ đã nảy mầm và phát triển được 3-6 lá (14-18 ngày sau khi gieo), có thể dùng các loại thuốc trừ cỏ như: Gallant Super, Onecide, Targa Super…
– Các giai đoạn sau đó chỉ làm cỏ bằng tay trên đất trồng đậu phộng.
Trồng dặm đậu phộng ở 3-5 ngày sau gieo và làm cỏ cho đậu phộng.
8. Bón phân cho cây lạc (đậu phộng)
Xem quy trình bón phân cho cây lạc (đậu phộng)
10. Chăm sóc, xới xáo cho lạc (đậu phộng)
– Khi đậu phộng nhú mầ m thì nhất thiết phải dùng tay bới nhẹ gốc đậu phộng để giúp lá mầm thoát lên mặt đất, đậu phộng sẽ phân cành cấp 1 và ra hoa nhiều hơn.
– Sau 15 ngày gieo đậu phộng sẽ có 3 lá thật, xới nhẹ kết hợp bón thúc lần 1.
– Khi đậu phộng bắt đầu ra hoa thì vun gốc nhằm làm cho quá trình đâm tia của đậu phộng diễn ra thuận lợi hơn.
Xới phá ván cho ruộng đậu phộng.
10. Thu hoạch lạc (đậu phộng)
Cần kiểm tra độ chín để thu hoạch kịp thời, tránh lạc nảy mầm trên đồng ruộng.
– Lạc thương phẩm thu hoạch khi quả già chiếm khoảng 80- 85% tổng số quả trên cây.
– Lạc giống thu hoạch sớm hơn lạc thương phẩm 5 – 7 ngày.
– Chọn ngày nắng để thu hoạch, sau khi nhổ, vặt quả, rửa sạch, phơi trên sân hoặc nong, nia, cót dưới nắng nhẹ đến khi thấy vỏ lụa tróc ra là đủ tiêu chuẩn bảo quản.
Sau khi phơi để nguội rồi cho vào bao nilon hoặc chum, vại đậy kín, giữ nơi khô, mát.
Thu hoạch đậu phộng.
11. Thu hoạch lạc (đậu phộng) làm giống
* Thu hoạch làm giống:
Chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này có thể thấp hơn).
Gần đến ngày thu hoạch nên nhổ mẫu kiểm tra để xác định thời gian thu thích hợp nhất. Sau khi nhổ, cây nên rải ra thành hàng để khử lẫn lần cuối. Bất cứ cây khác dạng nào và cây có quả bị bệnh nên loại bỏ, những quả rơi rụng không nên giữ làm giống.
* Làm khô và giữ giống:
Các giống lạc trồng phổ biến hiện nay hầu hết không có tỉnh ngủ tươi nên có thể nảy mầm ngay tại ruộng hoặc khi đã thu hoạch nhưng không làm khô kịp thời. Vì vậy cần làm khô quả lạc bằng cách: Phơi ngay tại ruộng nếu trời nắng to, ruộng khô ráo hoặc
treo phơi dưới hiên. Cũng có thể vặt quả ra phơi dưới sân gạch hoặc phơi trong nia, mẹt tránh phơi trên sân bê tông nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Trong trường hợp thời tiết xấu, không có nắng nên hong khô vỏ và sử dụng máy sấy làm khô.
Thu hoạch đậu phộng giống.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Xen Canh Ngô Với Cây Họ Đậu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!