Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Thâm Canh Cây Cà Gai Leo Theo Snnptnt Hà Giang mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phan Trung Kiên
0
Kỹ thuật trồng và thâm canh cây cà gai leo được Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang hướng dẫn. Kỹ thuật sau đây không phải là kỹ thuật của bên SADU.
Cà gai leo là loại cây thảo dược thiên nhiên đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh rất có ích cho người mắc các bệnh về gan và các bệnh như: hong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng, rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe …
Hiện nay nhu cầu sử dụng Cà gai leo làm nguyên liệu bào chế các loại thuốc Đông y là rất lớn. Trong thực tế ngoài nguồn nguyên liệu thu hái trong tự nhiên trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có một số vùng người dân tự trồng Cà gai leo (Quang Bình, Bắc Quang, Quản Bạ…) để bán ra thị trường tại chỗ. Tuy nhiên, diện tích này là rất nhỏ lẻ, không đáng kể để tạo thành vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của thị trường.
I. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY CÀ GAI LEO
Cà gai leo là cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao, cây không chịu được ngập úng, thích nghi nhiều lọai khí hậu và nhiều loại đất. Cây phát triển nhanh, tái sinh bằng hạt, trồng một lần có thể thu hái trong 3 năm liên tiếp.
II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÀ GAI LEO
1. Chọn giống:
Chọn cây giống: Chọn những cây không sâu bệnh, có quả già, to, chín mọng màu đỏ, đem phơi khô cả quả cho đến khi da quả nhăn lại và chuyển thành màu đen rồi tách lớp vỏ bên ngoài ra để lấy hạt.
Chọn hạt giống: Chọn loại hạt có màu vàng, căng mẩy, không bị mối mọt.
Lượng hạt giống gieo trồng: 1,8-2 kg/ha.
2. Gieo ươm và chăm sóc cây giống:
Gieo ươm cây giống vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Gieo hạt trên nền đất trong vườn ươm đảm bảo độ thoáng mát, đủ ánh sáng.
Sau khi gieo cần tưới nước đủ ẩm từ 1-2 lần/ ngày tùy loại đất. Sau 1 tuần cây mọc tưới nước theo hình thức phun sương để tránh cây con bị gẫy đổ, thường xuyển nhổ sạch cỏ dại và vệ sinh luống để cây không mắc mầm bệnh.
3. Nhổ cây và cắm vào bầu:
Khi cây được 1-2 tuần tuổi tiến hành đưa cây giống vào bầu.
Đất làm bầu: Dùng đất nhỏ, tơi xốp trộn với phân chuồng hoai mục.
Túi bầu: Chọn túi có kích thước nhỏ loại 7×12 cm.
Cây giống đưa vào bầu ươm: Chọn những cây khỏe mạnh, mọc đều nhau.
4. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:
Cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn là những cây đạt từ 25 – 30 ngày tuổi, phát triển khỏe mạnh, thân cứng, mập, không sâu bệnh.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÀ GAI LEO
1. Thời vụ:
Từ tháng 2 đến tháng 3.
2. Đất trồng:
Chọn đất: Cây cà gai leo không kén đất, tuy nhiên để cây phát triển tốt cần chọn loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, đất cát pha hoặc thịt nhẹ, dễ thoát nước. Không trồng cà gai leo ở các cùng đất trũng, ngập nước. Làm đất: Cày, bừa đất kỹ, làm đất tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống: Rộng 0,9-1,2m, cao 30-35cm, rãnh luống rộng 25-30 cm.
3. Mật độ, khoảng cách và cách trồng:
Mật độ, khoảng cách: Mật độ 38.000-40.000 cây/ha; tùy theo loại đất khoảng cách trồng có thể là 40 x 40 cm hoặc 50 x 50 cm.
Cách trồng: Tiến hành bổ hốc, bón phân bón lót và lấp một lớp đất mỏng đảm bảo che kín phân trong hốc sau đó xé bỏ vỏ bầu rồi đặt cây vào giữa hốc trồng, lấp đất nhỏ và ấn nhẹ đảm bảo cây không bị đổ nhưng cũng không bị nén chặt quá tạo điều kiện cho bộ rễ đễ phát triển, trồng xong tưới nước đủ ẩm, nên trồng vào buổi chiều mát. Ngoài ra cũng có thể áp dụng kỹ thuật trồng che phủ nilon sẽ giúp giữ được độ ẩm và hạn chế cỏ dại cho Cà gai leo (nên sử dụng linon màu đen).
4. Chăm sóc, bón phân (tính cho 1ha):
4.1. Lượng phân bón:
Phân chuồng hoai mục: 8.000-10.000 kg
Phân hữu cơ vi sinh: 3.000 kg
4.2. Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai mục và phân hữu cơ vi sinh Bón thúc: chia làm 3 lần bón.
Lần 1 sau trồng 7-10 ngày
Lần 2 sau trồng 20-25 ngày
Lần 3 sau trồng 35 ngày
* Chú ý: Sau mỗi lần thu hoạch phải chăm sóc, bón phân, giữ ẩm để sau 60 ngày sau có thể cho thu hoạch tiếp.
4.3. Chăm sóc: Thường xuyên kiểm tra làm sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm cho cây, nếu sử dụng phương pháp tưới ngấm (tưới rãnh) thì sau khi đất đủ ẩm phải tháo nước ngay để tránh ngập úng cho rễ cây. Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cây chết cần tiến hành nhổ bổ mang tiêu hủy và trồng dặm bổ sung ngay.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại:
Cà gai leo ít bị nhiễm các loại sâu bệnh hại, tuy nhiên cần chú ý các loại sâu hại lá (sâu đo, sâu róm…), thường gây hại chủ yếu vào giai đoạn cây còn nhỏ. Nếu mật độ sâu ít có thể bắt sâu bằng tay, mật độ sâu cao có thể sử dụng các loại thuốc phun trừ sâu: Chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis: V-BT 16000WP, Biocin 16WP,…
6. Thu hoạch và bảo quản:
Thu hoạch: Sau trồng 2 tháng, cây sẽ cho hoa và quả. Khi cây được 5 đến 6 tháng tuổi có thể thu hoạch một phần thân lá theo hình thức tỉa thưa vừa để cây có đủ ánh sáng quang hợp, vừa tạo nguồn thu sớm cho bà con. Khi cây bắt đầu có quả chín màu đỏ (khoảng 7 đến 8 tháng tuổi) tiến hành thu hoạch toàn bộ thân, lá và quả bằng cách cắt cây cách gốc 15 – 20 cm để cây tiếp tục phát triển vào vụ sau.
Bảo quản: Cả cành lá và qủa cà gai leo đều có giá trị làm thuốc, khi thu hoạch xong nhặt toàn bộ quả để riêng, cành, lá để tươi hoặc đem phơi khô tùy theo mục đích sử dụng. Chọn ra những quả tròn, quả to phơi khô bảo quản hạt trong chai lọ kín để làm giống.
Mua cà gai leo tại Hà Giang xin gọi: 0972339095
0/5
(0 Reviews)
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Thâm Canh Cà Tím
Cà tím là một trong những cây trồng được đưa vào mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các xã nông thôn mới của thành phố. Cây cà tím phù hợp với vùng đất tại Củ Chi, Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loại rau ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hoạch trái kéo dài. Tuy nhiên để trồng cà tím đạt hiệu quả cao cần chú ý một số kỹ thuật canh tác
1. Chuẩn bị đất trồng cà tím
Bón voi và phân lót: trước khi cày bừa đất, rải đều cho 1 ha: 1 tấn vôi + 30 – 40 tấn phân hữu cơ hoai (hoặc 6 tấn phân gà) + 1 – 2 tấn Super lân. Vôi nên bón ít nhất 2 tuần trước khi trồng. Sau khí bón lót cày bừa đất thật kỹ (độ sâu lớp đất cày bừa ít nhất 30 cm).
Lên líp trồng và trải bạc: sau khi cày bưa xong, lên líp để chuẩn bị trồng. Líp cao ít nhất 30 cm. Mặt líp ít nhất 1 – 1,2 m ngang, rãnh nước giữa 2 líp khoảng 60 – 80 cm. Kích thước rãnh + líp: 1,8 m. Trải bạc.
Lắp đặt hệ thống tưới: trên mặt mỗi líp lắp đặt một đường ống nước mềm chạy dài suốt líp để đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây cà trong suốt mùa trồng. Mỗi đầu đường ống đều có một van đóng mở.
2. Kỹ thuật trồng và dặm cây con
Mật độ và khoảng cách trồng cây cà tím
– Khoảng cách giữ 2 cây: 55 cm.
– Khoảng cách giữ 2 hàng: 1,8 m.
– Mật độ trồng: khoảng 10.000 cây/ha
Cách trồng
– Khi cây ghép (phần ngọn) trong bầu có 7 – 8 lá, có thể đem trồng được.
– 2 – 3 ngày trước khi trồng, triệt để không tưới nước cho cây con trong bầu. Không được cắt cành nhánh cây con khi trồng.
– 1 ngày trước khi trồng, tưới nước cho đất.
– Khi trồng chú ý chỉnh thân cây nghiêng về một hướng. Chú ý khi trồng không làm rễ bị xây xát. Không nên đặt cây con quá sâu, tốt nhất là đặt cây con sao cho mặt đất trong bầu ngang với mặt đất bên ngoài.
Thời kỳ sau trồng
– Sau khi trồng tưới nước nhiều cho cây trong vòng 3 – 4 ngày đầu.
– 5 – 6 ngày sau khi trồng, tiến hành dặm những cây chết hoặc mọc kém để đảm bảo mật độ cây trồng.
– Cắm cọc đỡ cà sau cấy: dùng cọc khoảng 50 – 60 cm cắm cạnh cây cà và dùng dây cột giữ cây cà khỏi ngã.
Dựng chà le
Để làm giàn đỡ nhánh cà, chà le được cắm gốc ngay giữa líp và nghiêng qua hai bên, 2 cây chà le cách nhau 2 m. Sau đó giăng 2 tầng dây nylon đen theo hàng chà le.
3. Cách chăm sóc cây cà tím ngoài đồng
a) Liều lượng phân bón cho cây cà tím
Lượng phân bón cho 1 ha như sau:
+ Vôi nông nghiệp: 1.000 kg
+ Phân hữu cơ: 30 tấn
+ Super lân: 1.000 kg
+ NPK (20-20-15): 1.100 kg
+ KCl: 100 kg
+ Ure: 100 kg
+ DAP: 50 kg
b) Cách bón cho cây cà tím
– Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, vôi, lân, 50 kg NPK và 50 kg KCl.
– Thúc lần 1: 10 ngày sau khi trồng, bón 150 kg NPK, 50 kg Ure (ngâm chan 50 kg DAP trong suốt quá trình).
– Thúc lần 2: 10 – 12 ngày sau khi thúc lần 1, bón 200 kg NPK, 50 kg Ure và 50 kg KCl.
– Thúc lần 3: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 2, bón 200 kg NPK
– Thúc lần 4: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 3, bón 200 kg NPK
– Thúc lần 5: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 4, bón 200 kg NPK
– Thúc lần 6: 15 – 20 ngày sau khi thúc lần 5, bón 100 kg NPK
Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây có thể chan thêm phân bón bổ sung.
c) Dẫn nhánh:
sau khi trồng khoảng 20 – 25 ngày, tiến hành dẫn nhánh chính bằng dây nhựa đen, mỗi dây dẫn 4 nhánh (2 nhánh mỗi bên 2 líp).
d) Tỉa và cắt cành:
2 tuần sau khi bắt đầu thu hoạch, tiến hành tỉa nhánh phụ, không tỉa nhánh chính, loại bỏ trái hư. Nhánh đã thu trái, chừa lại mầm tốt để tiếp tục lấy trái. Thông thường mỗi tuần tỉa một lần tùy theo cây rậm rạp nhiều hay ít. Khi cây cà tím cao khoảng 1,6 m, bấm đọt 4 nhánh chính để cho ra nhiều nhánh phụ để tăng lượng trái.
e) Phòng trừ sâu bệnh cho cây cà tím:
sau khi trồng, chú ý phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sau khi điều tra sinh vật hại định kỳ hàng tuần.
Sâu hại: trên cây cà tím thường xuất hiện các loại sâu hại như rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ, sâu xanh, sâu đục đọt, sâu đục trái.
+ Rầy xanh, bọ trĩ: xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Thường tập trung ở mặt dưới lá, đọt non, chích hút nhựa làm cây khó phát triển. Có thể dùng các bậy vàng, bẫy xanh bám dính để phòng trừ, nếu mật độ cao có thể sử dụng thuốc Pyrinex 20 SC, Netoxin 18 SL.
+ Nhện đỏ: xuất hiện lúc cây đã lớn đến giai đoạn thu hoạch. Thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa làm cây khó phát triển, mất sức, năng suất giảm. Dùng thuốc Confidor 100 SL, Danitol 10 EC để phòng trừ.
+ Sâu xanh, sâu đục trái: xuất hiện mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Sâu cắn phá đọt lá non, bông và đục vào trái. Phun thuốc Regent 800 WG, Lexus 800WP.
Bệnh hại: một số bệnh thường xuất hiện trên cây cà tím như bệnh héo xanh, bệnh đốm lá, bệnh lở cổ rễ cây con, bệnh khảm virus.
+ Bệnh lở cổ rễ cây con: từ khi cây nẩy mầm. Nấm bệnh tấn công phần tiếp giáp giữa rễ và thân làm cây chết nhanh. Phun Validacin 3 L, Bendazol 50 WP, Thane M 80 WP.
+ Bệnh héo xanh: bệnh do vi khuẩn gây ra. Cây bệnh, lá mất màu nhẵn bóng, tái xanh, cụp xuống, ở giai đoạn cây con thì héo toàn cây, cây trưởng thành triệu chứng thường thể hiện ở lá ngọn trước, cũng có thể héo từng nhánh sau đó héo toàn cây. Ở 1 – 2 ngày đầu cây có thể phục hồi phục hồi lại được vào lúc trời mát hoặc về đêm nhưng 2 – 3 ngày sau lá héo không thể phục hồi lại được và toàn cây héo rũ rồi chết.
Luân canh cây trồng với các loài cây kháng bệnh, làm sạch cỏ dại, thoát nước tốt, trồng cây con khỏe mạnh và cây ghép trên những gốc ghép kháng bệnh là một trong những biện pháp kiểm soát bệnh quan trọng.
+ Bệnh đốm lá: xuất hiện giai đoạn cây lớn. Nâm bệnh xâm nhập vào biểu bì lá tạo thành hình bất định và lan rộng. Phun Bendazol 50 WP, Topsin M 700 WP.
+ Bệnh khảm virus: cây bị bệnh thường có ngọn xoăn vàng, nhăn nheo, màu vàng xen kẽ, lá nhỏ dị hình, làm cho lá và ngoạn xoăn lại. Nếu cây bị bệnh giai đoạn đầu thì còi cọc, không phát triển và không ra trái. Nếu cây bị bệnh giai đoạn sau thì sinh trưởng giảm, trái nhỏ và khô nước, chất lượng kém và không tiêu thụ được. Côn trùng là tác nhân truyền bệnh từ cây này sang cây khác.
Thu hoạch cà tím: cây sau khi trồng khoảng 35 – 40 ngày có thể bắt đầu cho trái. Dùng tay để thu cà. Trái cà sau khi hái cần được vận chuyển nhẹ nhàng tránh xây xát, hư dập.
Hình 1: Sâu đục trái
Hình 2: Sâu đục đọt
Cây Cà Phê Và Kỹ Thuật Canh Tác (Tiếp Theo)
4– Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây cà phê:
– Thiếu đạm: Cây sinh trưởng, phát triển kém, thấp cây, ít cành, ít chồi mới, lá nhỏ, mép lá chuyển vàng tới vàng úa, bắt đầu từ lá già trước, lá non sau, những vùng lá được che bóng bởi cây khác vẫn còn giữ được màu xanh. Thiếu đạm, đầu cành bị khô, lá già sẽ rụng dần để lại cành trơ trụi, quả dễ rụng, năng suất thấp, chất lượng cà phê giảm.
– Thiếu lân: Triệu chứng thiếu lân thường xuất hiện rõ ở những lá già của cành mang nhiều quả. Lá có màu vàng chanh (thường xảy ra trong mùa thu), dần chuyển sang hồng, nếu thiếu nặng sẽ nổi màu đỏ xỉn đến nâu tím rồi chết. Sự chuyển màu ở lá bắt đầu từ đầu lá, sau lan dần ra toàn bộ lá, lá non có màu xanh tối, dễ rụng lá. Khi thiếu lân rễ cà phê kém phát triển, hóa gỗ yếu, hạn chế quá trình hình thành mầm hoa, số hoa ít, hoa nở không tập trung, tỷ lệ đậu quả kém, năng suất và chất lượng đều thấp.
– Thiếu kali: Trên lá xuất hiện các đốm hoặc sọc vàng hơi đỏ, sau chuyển thành nâu đen và đan dọc rìa lá, lan từ chóp lá trở xuống, mép lá trở vào sau đó lá rụng dần. lá rụng hàng loại để lại cành trơ trụi nếu gặp gió mùa hơi lạnh ở đầu mùa khô. Thiếu kali quả rụng nhiều, quả nhỏ, quả một nhân nhiều, hạt lép, năng suất và chất lượng thấp.
Bao Phân bón Miền Nam NPK có hàm lượng kali cao
– Thiếu can xi: Chóp lá cong không đều vào phía trong, cây yếu dễ đổ ngã, gãy cành, rễ kém phát triển nên dễ bị sâu bệnh tấn công.
– Thiếu magiê: Ban đầu các gân lá từ xanh sẫm chuyển thành các vệt màu xanh ôliu lan từ giữa lá ra phía ngoài. Xuất hiện những vệt vàng song song với gân chính, sau đó lan rộng ra. Vùng giữa các gân lá chuyển từ màu xanh ôliu sang xanh lá mạ rồi sang vàng và cuối cùng thành màu đồng thau, lá rụng nhiều, năng suất và chất lượng thấp. Thiếu magiê có thể là do đất thiếu magiê hoặc canh tác nhiều năm nhưng không bón phân có chứa Mg hoặc do bón quá nhiều Kali.
– Thiếu lưu huỳnh: Các chùm lá cà phê non trên cùng chuyển từ xanh sẫm sang màu vàng nhạt, đặc biệt xuất hiện trên lá non, rìa (mép) lá bị uốn cong, lá giòn, dễ gãy, dễ rách và khô từ ngoài mép vào trong lá. Các lá già bị rụng nhiều, chỉ còn các lá non có màu vàng nhạt, năng suất và chất lượng đều giảm. Thiếu lưu huỳnh thường xuất hiện rõ ở các cây kiến thiết cơ bản. Thiếu lưu huỳnh có thể do đất thiếu lưu huỳnh hoặc do chỉ bón các loại phân không có S.
– Thiếu kẽm: Lá nhỏ, hẹp bề ngang, hệ thống gân nổi trên nền lá xanh nhạt hoặc vàng. Chùm lá trên ngọn mọc sít nhau. Các chồi non phát triển chậm, không vươn ra được. Khi thiếu trầm trọng, lá bị chết và rụng. Thiếu kẽm làm cho cây cà phê không thể phát triển được, năng suất rất thấp dù có bón nhiều phân đa lượng.
– Thiếu Bo: Các chồi non bị chết, lá non ra như cái quạt, lá biến dạng, một bên mép lá ngắn lại làm cho lá cong queo, bản lá hẹp và dài, chóp lá có màu xanh ôliu hoặc xanh vàng. Thiếu bo làm số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, quả non rụng nhiều, năng suất và chất lượng thấp. Sự thiếu hoặc thừa bo có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng canxi trong lá. Nếu canxi trong lá cao thì mức độ ngộ độc bo giảm, ngược lại nếu hàm lượng canxi thấp thì dù nồng độ bo thấp cây cũng có thể bị ngộ độc.
– Thiếu mangan: Các cặp lá trưởng thành trên đầu cành chuyển từ màu vàng sang xanh nhạt, hay từ xanh ô liu thành màu vàng có đốm trắng, lá rụng nhiều, Thiếu mangan dẫn tới năng suất thấp, chất lượng giảm.
Sản phẩm đang được sử dụng ở khu vực cao nguyên
Bón phân cho cây cà phê:
5.1- Bón phân cho cà phê kiến thiết cơ bản:
– Lót khi trồng cho một hố gốc:
10-20 kg phân chuồng hữu cơ
0,5 – 1,0 kg vôi hoặc đôlômit
50-100 gram NPK 20-20-15+TE hoặc 16-16-8-9S+TE; 18-12-6+TE; 19-11-7+6S+TE.
– Bón thúc: Sử dụng phân NPK 16-16-8-9S+TE; NPK 20-20-15+TE; 15-15-15+TE bón với liều lượng sau:
+ Năm thứ nhất: 300-350 kg/ha + Năm thứ 2: 500-600 kg/ha Lượng phân trên được chia ra làm 2-3 lần bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.
Vào năm thứ 3 NPK bón theo tỷ lệ cà phê kinh doanh và cần bón phân hữu cơ với lượng 1-2 tấn/ha.
5.2- Bón phân cho cà phê kinh doanh:
Cà phê kinh doanh có nhu cầu kali và đạm cao hơn so với lân, ngoài ra, nó còn cần một lượng đáng kể các chất trung và vi lượng. Phân bón NPK 16-8-16+9S+TE và phân NPK có tỷ lệ N : P : K phù hợp, có hàm lượng lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng cà phê kinh doanh trong mùa mưa. Đối với vườn cà phê đạt năng suất từ 3-4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:
+ Đợt 1: bón phục hồi NPK 20-5-5+TE, 22-4-4+TE; hoặc các sản phẩm Phân bón Miền Nam cho mùa khô: 250-300kg/ha. Kết hợp khi tưới lần 1.
+ Đợt 2: (Bón đầu mùa mưa khoàng tháng 5-6): 500-600 kg/ha Phân bón Miền Nam loại NPK 16-16-8-9S+TE; hoặc 18-12-6+TE; 19-11-7+6S+TE…
+ Đợt 3 (Bón giữa mùa mưa khoảng tháng 7-8): 700-800 kg/ha phân NPK: 16-8-16+9S+TE; 17-7-17+5S+TE; 18-5-18+4S+TE
+ Đợt 4 (Bón vào gần cuối mùa mưa, khoảng tháng 8-9): 600-700 kg/ha Phân bón Miền Nam NPK 17-5-19+5S+TE; 16-5-20+4S+TE.v.v…
Nếu năng suất vườn cà phê cao hơn mức 4 tấn nhân/ha thì nên bón tăng thêm từ 100-150 kg/ha ở mỗi vụ bón trong quy trình trên. Cứ mỗi hai năm thì bổ sung bón phân hữu cơ một lần.
Sau thu hoạch, sẽ tỉa bỏ những cành vô hiệu, tạo tán cân đối cho cây.
Cách bón:
Dóng thẳng tán lá xuống đất xới đất với chiều rộng 15-20 cm, chiều sâu khoảng 5-10 cm hay gọi là mở bồn, kết hợp vét bồn rồi rải phân đều quanh mép bồn; Lấp đất làm giảm thất thoát phân bón. Các tàn dư của cà phê như lá rụng, lá non do tỉa cành, vỏ quả cần được vùi lấp trả lại cho đất.
Sưu tầm và biên soạn Ks Lê Minh Giang
Kỹ Thuật Trồng, Thâm Canh Cây Mía
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo… Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía còn tạo nên các sản phẩm phụ như:
– Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế.
– Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại.
– Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy, chúng tôi khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt.
II. MỘT SỐ GIỐNG MÍA HIỆN NAY:
A. Giống mía chín sớm:
1. Giống mía VN 84-4137:
Viện NC mía đường Bến Cát lai tạo năm 1984.
a. Đặc điểm hình thái:
- Thân trung bình nhỏ, vỏ xanh vàng ẩn tím
– Mắt mầm hình tròn, không có rãnh mầm
– Lá rộng trung bình, mọc thẳng đứng
– Bẹ lá có nhiều lông.
b. Đặc điểm nông – công nghiệp:
– Nẩy mầm đẻ nhánh sớm, mạnh và tập trung
– Tỷ lệ mầm và nhảy bụi cao, vươn lóng sớm
– Chịu hạn, phèn tốt
– Kháng bệnh cao, sâu hại ở thời kỳ đầu thấp
– Mía trổ cở ít hoặc không trổ cờ
– Năng suất cao trên 100 tấn/ha, CCS=10-11%
– Khả năng lưu gốc tốt.
2. Giống mía VN 84-422: Viện NC mía đường Bến Cát lai tạo năm 1984.
a. Đặc điểm hình thái:
– Thân to trung bình, vỏ màu xanh ẩn vàng, sáp phủ mỏng.
– Mắt mầm hình thoi
– Lá rộng trung bình, màu xanh mọc thẳng đứng
– Bẹ lá có lông, tai lá hình mũi mác.
b. Đặc điểm nông – công nghiệp:
– Nẩy mầm nhanh đẻ nhánh mạnh và tập trung
– Vươn lóng nhanh không đổ ngã
– Chịu hạn, kháng sâu bệnh tốt
– Mía không trổ cờ
– Mía chín sớm, năng suất cao trên 100 tấn/ha
– Khả năng lưu gốc tốt
B. Giống mía chín trung bình
1. Giống mía ROC 10:
Do Viện NC mía đường Đài Loan lai tạo.
a. Đặc điểm hình thái:
– Thân to trung bình, vỏ màu vàng lục, bên ngoài có phủ lớp sáp dày.
– Mắt mầm hình trứng tròn
– Lá rộng xanh thẫm, mọc thẳng đứng.
b. Đặc điểm nông – công nghiệp:
– Thời kỳ đầu sinh trưởng chậm, thời gian đẻ nhánh kéo dài
– Cây không rỗng ruột, chống đỗ ngã
– Giống thích hợp canh tác trên đất trung bình, chịu phèn khá
– Khả năng lưu gốc và tái sinh tốt
Chú ý: Dễ bị sâu đục thân trên nền đất ẩm.
2. Giống mía ROC 16:
Do viện NC mía đường Đài Loan lai tạo
a. Đặc điểm hình thái:
– Thân to thẳng đứng, vỏ màu xanh ẩn tím
– Mắt mầm hình tròn, rãnh mầm sâu và dài
– Lá xanh, phiếu lá rộng hơi rũ ở chóp lá
– Bẹ lá màu tím không lông, bẹ lá già không tự bong ra được.
b. Đặc điểm nông – công nghiệp:
– Nẩy mầm đều sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm và tập trung.
– Cây cao, không rỗng ruột, chống đổ ngã khá
– Kháng bệnh phấn trắng, bệnh khảm
– Năng suất cao trên 100 tấn/ha, CCS=12-14%
– Khả năng lưu gốc và tái sinh tốt.
C. Giống mía chín muộn
1. Giống mía K 84-200:
Có nguồn gốc từ Thái Lan
a. Đặc điểm hình thái:
– Thân to thẳng đứng, vỏ màu xanh vàng
– Lá to màu xanh vàng hơi ngắn, hơi rũ
– Bẹ ít có lông, màu xanh có nhiều phấn, bẹ lá dày khó bóc là ôm sát thân đến ngọn.
b. Đặc điểm nông – công nghiệp:
– Nẩy mầm chậm, tỷ lệ mọc mầm khá
– Tỷ lệ cây hữu hiệu cao.
– Chịu phèn, chịu ngập tốt
– Chống đổ ngã, kháng sâu đục thân
– Khả năng lưu gốc và tái sinh tốt.
2.Giống F156:
Do Đài Loan lai tạo, nhập vào Việt Nam trước năm 1975 được công nhận là giống quốc gia năm 1990.
– Thân thẳng, bóng, hìng trụ hơi thóp ở giữa, vỏ màu xanh và vàng ẩn tím, phiến lá hẹp cứng, phát triển xiên, lá màu vàng thẩm. Mía đẻ nhánh sớm, tập trung, tỷ lệ hữu hiệu cao khả năng để gốc tốt, chín trung bình, ra hoa ít, đai rễ có 3 hàng không đều nhau, có 2 tai lá (một hình mác và 1 hình ngắn) ít đổ ngã.
– Năng suất trung bình 50 tấn/ha, cá biệt 80-100 tấn/ha hàm lượng đường 10-11%.
3. Giống F157:
– Nguồn gốc từ Đài Loan, hiện phát triển mạnh ở vùng Quảng Ngãi. Lóng hình chóp cụt, vỏ màu xanh sáng, dọi nắng có màu tím, phiến lá trung bình, bẹ lá không có lông.
– Năng suất trung bình 50 tấn/ha, có thể lên tới 80-100 tấn/ha hàm lượng đường 10-11%.
Ngoài ra còn một số giống mía năng suất rất cao như Roc 22, ROC 27, KK 88-92, KK88-65, B85764
III. KỸ THUẬT CANH TÁC.
A. Trồng, chăm sóc mía tơ.
1. Thời vụ:
– Vụ 1: Trồng từ 15/4-15/5 (đầu mùa mưa) vụ này dễ trồng nhưng khi thu hoạch mía còn non, năng suất thấp.
– Vụ 2: Trồng từ 1/12-31/12 (cuối mùa mưa) mía thu hoạch 12 tháng tuổi, năng suất cao.
2. Làm đất:
– Chọn đất trung bình, giàu dinh dưỡng dễ thoát nước.
– Đất cày sâu 30cm làm nhỏ đất.
– Rạch hàng sâu 25cm, đất được đập nhỏ.
3. Chuẩn bị giống:
– Ruộng lấy làm giống phải đảm bảo độ thuần, hom giống sạch bệnh trước khi trồng.
– Ruộng mía để làm giống có khoảng 8-10 tháng tuổi. Nếu trên 10 tháng tuổi cần chặt ngọn trước khi lấy làm giống 1 tuần để kích thích các mắt mía phát triển.
– Nên chặt mía ra thành từng hom khoảng 3-4 mắt.
4. Mật độ khoảng cách:
– Hàng cách hàng 1m – 1,2m.
– Các hom đặt nối đuôi nhau trên hàng.
– Lượng giống cần cho 1ha khoảng 30.000-40.000 hom, hoặc 6-8 tấn mía cây.
5. Chuẩn bị phân:
a. Lượng phân bón cho 1 ha như sau:
10 đến 20 tấn phân chuồng.
160-200 kg N tương đương 350-450 kg urê
100-200 kg P2O5 tương đương 500-1000 kg lân Văn Điển
160-200 kg K2O tương đương 320-400 kg kali Clorua
100-1500kg vôi bột bón ruộng.
25-30 kg thuốc trừ sâu bột hạt loại Basudin 10H hoặc Padan 3H.
b. Cách bón và thời kỳ bón:
+ Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + toàn bộ lượng thuốc sâu bột hạt cần bón và một nửa lượng phân Kali với 1/3 lượng phân đạm. Đối với phân chuồng và phân lân bón trước khi cày bừa lần cuối còn với phân đạm phân Kali và thuốc trừ sâu bón sau khi rạch hàng.
+ Bón thúc:
– Bón thúc lần 1: Khi cây mía đẻ nhánh (cây mía có từ 5-7 lá thật) bón 1/3 lượng phân đạm cần bón. Bón cách gốc 3-5cm kết hợp với xới xáo và vun gốc.
– Bón thúc lần 2: Khi cây mía vươn lóng (sau trồng khoảng 4 tháng) bón lượng phân đạm và Kali còn lại cách bón như bón lần 1.
+ Lưu ý: Ngừng bón phân trước thu hoạch 6 tháng để không ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của nguyên liệu.
6. Chăm sóc:
– Dặm mía: Dặm lại các hốc không mọc bằng hom dự phòng hoặc lấy mầm từ chỗ dày.
– Làm cỏ sạch và sớm.
– Bón phân theo tỷ lệ ở trên nhưng kết hợp với xới xáo làm cỏ vun gốc
– Nếu mía còn non (nhỏ hơn 4 tháng tuổi) mà bị sâu đục thân thì có thể xử lý bằng thuốc Padan 95SP lượng dùng 1 kg/ha.
– Khi mía lớn hơn 5 tháng tuổi không nên phun thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp lên cây.
B. Chăm sóc mía gốc:
– Sau khi thu hoạch, chặt các gốc còn cao chỉ để lại 3-4 mắt sát mặt đất. Băm lá mía và các xác thực vật rải đều trên mặt ruộng để tăng lượng mùn hữu cơ cho đất.
– Khi có mưa cày đất sát gốc để chăm sóc và bón phân theo liều lượng như sau:
160-200kg N 330-420kg phân đạm urê
100-150kg P2O5 600-900kg phânlân Văn Điển
160-200kg K2O 270-340kg Phân Clorua kali.
Thời kỳ bón:
+ Lần 1: Khi có mưa kết hợp với làm nhỏ đất và vun gốc ta bón toàn bộ lượng phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng kali cần bón.
+ Lần 2: Sau lần 1 một tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.
+ Lần 3: Sau lần 2 một tháng bón lượng phân còn lại.
C. Tưới nước:
Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.
* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: Tưới 4 lần/ tháng.
* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.
* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.
* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.
D. Phòng trừ sâu cho cây mía:
1. Sâu đục thân:
Sâu phá từ khi mọc mầm đến khi thu hoạch, có nhiều loại sâu như sâu mình tròn, sâu 4 cạnh, sâu mình trắng, sâu mình hồng, sâu 5 vạch.
2. Rệp bông trắng: Rệp tập trung phá hoại ở giữa và cuối vụ, chúng sống tập trung bởi phía sau của lá có phủ 1 lớp bông trắng, chúng bài tiết ra dịch là môi trường tốt cho nấm bệnh phát triển.
3. Rệp sáp: Rệp ẩn lấp trong bẹ lá và mắt trên thân để hút dịch nhựa cây.
* Phòng trừ:
– Biện pháp canh tác: Dọn sạch lá những đoạn thân còn sót lại để loại trừ sâu, làm đất hợp lý kết hợp với trồng thời vụ thích hợp, luân canh với 1 số cây trồng khác.
– Bảo vệ thiên địch như ong mắt đỏ.
– Dùng thuốc hoá học: Đối với sâu đục thân dùng thuốc Padan 4H rắc vào luống trước khi trồng trường hợp bệnh nặng sử dụng một số loại thuốc trừ sâu bệnh trên thị trường và theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
E. Trồng mía hàng đôi:
Đối với trồng mía hàng đôi thì cần lượng giống được trồng từ 12-14 tấn/ha và mía được trồng theo hàng đôi với khoảng cách hàng đôi cách hàng đôi là 0,8-1,2m và khoảng cách giữa 2 hàng đơn 0,3-0,4m. Khi trồng dùng bò cày kết hợp với cuốc vét rãnh, độ sâu rãnh từ 20-30cm để đặt hom mía, khi đặt hom mía đến đâu lấp đất và dùng chân giậm chặt đến đó, mỗi hàng mía bỏ 2 hàng hom so le và gối đầu nhau. Lượng phân bón tăng lên 20% so với trồng hàng đơn (số cây mía nhiều hơn 1,4-1,5 lần hàng đơn). Toàn bộ kỹ thuật chăm sóc giống trồng hàng đơn.
IV. THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN:
Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.
HN
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Thâm Canh Cây Cà Gai Leo Theo Snnptnt Hà Giang trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!