Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sa Nhân (Amomum Spp.) # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sa Nhân (Amomum Spp.) # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sa Nhân (Amomum Spp.) mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Loài Sa nhân Amomum Villosum hay còn gọi là Sa nhân thầu dầu, Mè tré có diện tích mọc hoang nhiều nhất và chất lượng, cũng như năng suất hạt rất cao, đồng thời dễ trồng và quản lý chăm sóc.

Cây Sa nhân thuộc loại cây nhiệt đới. Cây Sa nhân chỉ sinh trưởng ở những vùng có độ ẩm cao, nhiều sương mù và dưới tán cây rừng.

Cây Sa nhân thuộc loại cây nhiệt đới, thích hợp ở nhiệt độ bình quân hằng năm từ 22 0C – 28 0 C. Ở nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá cây phát triển kém và ít đậu quả. Sa nhân loại cây ưa thích bóng râm, chủ yếu sống dưới tán cây rừng. Nhưng bị tán cây rừng che bóng râm quá nhiều thì cây Sa nhân mọc rất rậm rạp, ít ra hoa kết quả .

Do có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng và phát triển mạnh, nên cây Sa nhân mọc trong tự nhiên rất nhiều. Chỉ tính riêng ở Ninh Thuận, diện tích cây Sa nhân mọc trong tự nhiên đã có gần 2 nghìn ha. Do vậy , bà con có thể chọn những khu vực Sa nhân mọc tự nhiên thuận tiện việc đi lại, phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tốt nhất của cây Sa nhân, để tiến hành quản lý, chăm sóc và thu hoạch quả. Thực tế, nếu được chăm sóc và quản lý tốt thì mỗi ha Sa nhân tự nhiên có thể cho thu hoạch từ 250-300 kg quả và hạt. Ðây không những sẽ là nguồn thu đáng kể cho người nông dân, mà còn góp phần bảo vệ rừng, chống xói mòn. V. Kỹ thuật chăm sóc Sa nhân mọc tự nhiên:

Hái đúng kỹ thuật : Dùng kéo hay dao cắt chùm quả , nếu Sa nhân mọc quá rậm thì tỉa bớt những cây đã già để đảm bảo mật độ thu hoạch cho vụ sau.

Sơ chế: mục đích của việc sơ chế Sa nhân là sấy cho khô đều , làm cho vỏ hạt bám chắc lấy nhân quả để đảm bảo chất lượng và bảo quản được lâu.

Cách làm khô : Làm khô Sa nhân bằng phương pháp sấy . Dùng gạch hay đá xây dựng lò sấy, rộng khoảng 1,3 m, cao 1m. Phía trên làm giàn để sấy Sa nhân. Mỗi lần sấy cho 30-40 kg Sa nhân lần giàn sấy, dùng than đun nóng phía dưới. Sau 12 giờ sấy , bà con đảo Sa nhân ở trên xuống phía dưới và tiếp tục sấy 12 giờ nữa . Lúc quả khô khoảng 80% thì bà con cho vào bao tải đem đi ủ. Tiến hành ủ trong 12 giờ, sau đó lại đem sấy, đến khi dùng tay bóp thì hạt vụn ra là được. Quả Sa nhân đảm bảo chất lượng là quả phải to, chắc, nhân màu nâu tươi, mùi thơm, không bị vỡ nát.

T rồng cây Sa nhân thâm canh trong vườn cây ăn quả không những mang lại sản lượng Sa nhân cao hơn mà còn giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần phần phát triển mô hình vườn hộ, nhất là ở những vùng miền núi .

Cách nhân giống: Có hai cách nhân giống Sa nhân là nhân giống hữu tính (trồng bằng hạt) và nhân giống vô tính (trồng bằng chồi). Trên thực tế, phương pháp nhân giống vô tính đơn giản và mang lại hiệu quả cao hơn, rút ngắn được thời gian sinh trưởng của cây. Cây Sa nhân được trồng bằng chồi sau hai năm có thể cho thu hoạch quả và hạt, còn trồng bằng hạt phải mất 3-4 năm cây Sa nhân mới ra hoa kết quả. Hiện nay, cây Sa nhân mọc tự nhiên rất nhiều, bà con có thể tuyển chọn những cây có từ 2-3 chồi đem trồng là tốt nhất.

Cách trồng: Cây Sa nhân trong tự nhiên có khả năng thích nghi với nhiều loại đất, nhưng sinh trưởng tốt và cho sản lượng quả cao trên vùng đất đồi núi có pha cát, có độ ẩm trong đất từ 50-60% và thoát nước tốt. Vùng đất chọn để trồng Sa nhân phải có nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp, dao động từ 22 0C – 30 0 C. Ðêm và sáng sớm thường có sương mù là tốt nhất để cây Sa nhân dễ ra hoa và đậu quả .

Kỹ Thuật Trồng Cây Sa Nhân Xanh

-Tên khác: Súc sa mật, Sa nhân. -Tên khoa học: Amomun xanthioides Wall. -Họ thực vật: Gừng (Zingiberaceae).

-Sản phẩm quan trọng nhất là quả gần chín đã được phơi hoặc sấy khô, là một vị thuốc quý chuyên trị các bệnh đường ruột, tiêu hóa kém, kích thích và giúp sự tiêu hóa. Trong đông y dùng cho trường hợp đau bụng, ăn không tiêu, tả lỵ. Ngoài ra còn được dùng làm gia vị, hương liệu và rất được yêu chuộng trên thị trường trong nước và trên thế giới.

-Trước đây hàng năm nước ta xuất được chừng 250-400 tấn. Những năm gần đây nhiều vùng hộ gia đình trồng cây Sa nhân xanh dưới tán rừng cho thu nhập cao như ở Thanh Sơn, Phú Thọ có 300ha cây Sa nhân xanh dưới rừng gỗ tự nhiên được tra dặm thêm, chăm sóc nuôi dưỡng hằng năm thu được 2-3 tấn quả khô bán được khoảng 180-270 triệu đồng. Ở Mai Châu Hòa Bình nhiều hộ gia đình đã trồng Sa nhân xanh dưới tán rừng cho năng suất khá cao đạt 100-200kg/ha, trị giá 7-14 triệu đồng.

-Ở Việt Nam có khoảng 16 loại Sa nhân nhưng trong sản xuất có 3 loài được gây trồng phổ biến cho năng suất và chất lượng khá cao là: Sa nhân xanh, Sa nhân đỏ và Sa nhân tím.

-Sa nhân xanh thân thảo cao tới 2-3m gồm giống cây Riềng nhưng thân rễ không phát triển thành củ như Riềng. Thân ngầm và rễ mọc tập trung ở tầng mặt 0-15cm, phát triển theo mặt nằm ngang.

-Lá xanh thẫm, mặt nhẵn bóng, không lông, dài 15-35cm, rộng 4-7cm.

-Hoa mọc chùm ở gốc sát mặt đất , hoa màu trắng đốm tía, từ rễ nảy ra một mầm, mỗi gốc 3-6 chùm, mỗi chùm 4-6 hoa.

-Qủa nang có 3 rãnh, to 1-1,5cm, có gai nhô đều, hình trứng, bóp mạnh dễ vỡ hạt bong ra. Hạt to 3mm. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 7-8.

-Mọc tự nhiên ở nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Indonesia… và Việt Nam. Ở nước ta Sa nhân xanh phân bố rất rộng từ vùng Băng núi An Giang cho đến nguyên bình Cao Bằng, từ vùng đồi núi thấp đến vùng Cao Tây Nguyên… cho đến độ cao dưới 1000m so với mực nước biển.

-Thích hợp điều kiện khí hậu ẩm mát, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao ưa đất tốt, giàu mùn, N và Kali, tơi xốp, ẩm quanh năm nhưng thoát nước, đặc biệt là trong các thung lũng và khe núi.

-Chịu bóng, sinh trưởng tốt dưới tán rừng có độ tàn che 0,5-0,6. Dưới ánh sáng trực xạ, sinh trưởng xấu và lá bị vàng.

-Địa hình: Thung lũng, ven khe suối, chân đồi núi. Độ cao ở dưới 800m so với mực nước biển.

-Khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 15-22 độ C, tốt nhất là 18-20 độ C. Lượng mưa: 1500-3000mm, tốt nhất 2000-2200mm.

-Đất đai: Sâu dày trên 50-60cm, ẩm mát, thoát nước, giàu mùn, N và kali.

-Thực bì: Độ tàn che 0,4-0,7, tốt nhất là 0,5-0,6. Không trồng trên đất trống đồi núi trọc.

+Áp dụng nơi sẵn giống, vận chuyển gần, sau 2-3 năm đã có quả.

+Đầu vụ xuân chọn cây bánh tẻ 1-2 tuổi, nhổ nhẹ gốc có mang 1-2 đoạn thân ngầm và rễ dài 30-50cm.

+Cắt ngang bỏ phần thân khí sinh. Chú ý giữ ẩm để rễ và hom thân ngầm không bị khô, không làm xây xát thân ngầm.

-giống bằng cây con có bầu:

+Áp dụng nơi có ít hom giống, vận chuyển xa, trồng diện tích lớn.

+Chọn quả già có hạt to và đều để vào chậu, xát tay nhẹ để tách hạt.

+Cho hạt vào túi vải ngâm và dung dịch thuốc tím nồng độ 1/1000 trong 10-15 phút để khử trùng.

+Vớt hạt ra rửa sạch, ngâm tiếp vào nước ấm 25-30 độ C trong 5-6 giờ.

+Vớt hạt ra để táo nước đem gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn.

+Rắc đều hạt lên mặt luống, phủ đất mịn kín hạt, tủ rơm rạ, tưới đủ ẩm.

+Sau 15 ngày cây mọc, dỡ bỏ vật che tủ, tiếp tục tưới nước đủ ẩm.

+Sau 25 ngày nhổ cây con cấy vào bầu.

+Bầu có kích cỡ rộng 10cm, cao 14cm; vỏ bằng polyethylen; ruột bằng đất tầng mặt dưới rừng tự nhiên.

+Xếp bầu thành luống dưới tán cây hoặc dưới tàn che 0,4-0,5.

+Cấy cây con vào bầu, chăm sóc sau 3-4 tháng, cây con 10-15cm, có 5-6 lá thì đem đi trồng.

-Thời vụ: Trồng vụ xuân ở các tỉnh miền Bắc.

-Trồng đầu mùa mưa khi đất ẩm ở các vùng khác.

+Trồng dưới tán rừng tự nhiên nghèo kiệt.

+Trồng dưới tán rừng trồng chưa khép tán.

+Trồng dưới tán các vườn quả vườn nhà.

-Mật độ trồng: 3300c/ha, cự ly 1,5x2m.

-Xử lý thực bì: Phát dọn thảm tươi cây bụi dày leo cục bộ quanh hố trồng đường kính 1m. Ở rừng có độ tàn che cao trên 0,7 phải hạ độ tàn che còn 0,5-0,6.

-Cuốc hố: Kích thước 20x20x15cm, theo đường đồng mức ở nơi dốc.

Cách trồng: Đặt hom thân ngầm nằm ngang hoặc cây con sau khi xé bỏ vỏ bầu vào giữa hố, lấp đất đày hố, giậm chặt, tiếp tục lấp đất cao hơn mặt hố 4-5cm, phủ kín cỏ rác lên mặt hố.

-Luôn kiểm tra và phát bỏ cây cỏ xâm lấn xung quanh cây trồng.

-Xới xáo đất quanh gốc đầu mùa khô.

-Điều chỉnh độ tàn che đảm bảo 0,5-0,6.

-Trông coi bảo vệ đề phòng gia súc và thú rừng phá hoại quả.

-Loại bỏ bớt cây già trên 7-8 tuổi tạo điều kiện chồi non phát triển.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sa Kê

Nếu cây sa kê cho trái có hạt thì sẽ gieo hạt cho ra cây giống sa kê từ hạt.Còn cây sa kê cho trái không hạt mà chỉ toàn là tinh bột ( phần thịt quả) thì nhân giống chủ yếu từ chiết cành.

Dùng phân hữu cơ hoại mục như phân bò hoai hay phân trùn quế để bón lót cho cây sa kê trước khi trồng. Sau đó dùng cây nén chặt xung quanh gốc để giúp cây vững chãi, có thể dùng 3-4 cây cừ tràm hay tầm vông cột chặt vào thân và cành cây sa kê, phân đầu cừ còn lại cắm xiên xuống đất để tránh gió thổi làm cây ngả đỗ sẽ hư bộ rễ non, cây dễ bị chết.

Trồng cây sa kê nơi có khí hậu lạnh thì cho trái ít hơn vùng khí hậu nóng ẩm.

Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày là cây bắt đầu phục hồi, lá bắt đầu nhú ra thì rải thêm khoảng một muỗng cà phê ( nếu cây nhỏ ) và muỗng canh ( đối với cây lớn) phân DAP xung quanh gốc cây.

Sau 3 tháng cây sa kê đã cho nhiều lá mới và chồi non thì bón phân NPK 16.16.8 hay sunphat amon SA với liều lượng như phân DAP.Có thể bón luân phiên từng đợt cách nhau mỗi tháng bón một lần phân hạt.

Trường hợp trồng cây sa kê nơi đất hẹp mà bộ rễ ăn lên trên thì phải bồi thêm lớp đất và phân hưu cơ cho cây mau lớn. Nếu trồng cây ngoài đất sân vườn thì chỉ cần chăm sóc trong 2 năm , không cần tưới nước mà chỉ cần bón phân làm 2-3 đợt trong năm để cây cho nhiều trái.

Do cây giống sa kê từ nguồn chiết cành nên chỉ cần chăm sóc đầy đủ nước tưới và bón phân, cây ra 3-4 cành tốt là có thể ra trái.

Nếu cây sa kê phát triển quá cao khó thu hái trái thì có thể cắt hạ thấp tàn, cây sẽ cho thêm nhiều cành thấp với tán lá trải rộng.

Trồng cây sa kê thành hàng với số lượng nhiều , chọn khoảng cách là cây cách cây từ 10-12 mét, hàng cách hàng từ 8-10 mét xen kẽ nanh sấu. Có thể trồng cây sa kê xen lẫn với cây ăn trái có tán lá thấp hoặc trồng cây theo ranh đất.

4. Phòng trừ sâu bệnh cho cây sa kê

Khi trồng cây sa kê mà thao tác làm tổn thương nhiều đến bộ rễ, sẽ làm ngọn chính của cây bị teo dần và đen chết , cây sẽ tái sinh những chồi trên thân. Khi đó cần cắt bỏ phần thân nhánh chết khô và phun nấm phòng bệnh như kasumin, valydamycin, metaxyl….

Nếu gặp trời mưa kéo dài và nắng gắt đột ngột, làm cho các loài rệp dễ tấn công, cần phun thuốc BVTV vừa phòng rệp như Secsaigon, anvado 100WP, bassan…cùng thuốc trừ nấm để phun khi có thời tiết bất thường. Lưu ý phong trừ sâu bệnh khi cây còn nhỏ hay mới trồng.

Tuy nhiên cây sa kê phát triển tốt thì ít khi bị sâu bệnh tấn công. Cây sa kê trưởng thành cho hàng trăm trái trong một năm, cây sa kê thuộc nhóm cây thân gỗ trung bình và sống rất lâu năm.

Mô Hình Trồng Cây Sa Nhân

Sau gần 2 năm trồng, khoanh nuôi, sa nhân tím ở vùng cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) đều ra hoa, đậu quả sớm hơn mong đợi và sớm hơn một số nơi khác.

KẾT QUẢ NGOÀI MONG ĐỢI

Dự án Phát triển mô hình trồng cây sa nhân tím phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa tại cao nguyên Vân Hòa (huyện Sơn Hòa) do Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên thực hiện được triển khai từ giữa năm 2008 với 3 mô hình: trồng sa nhân tím dưới tán rừng trồng, dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt và khoanh nuôi phục hồi sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt.

Ông Đặng Văn Quang ở xã Sơn Xuân là một trong những người tham gia trồng sa nhân tím ở Vân Hòa. Với 1ha sa nhân tím dưới tán rừng keo, 2ha khoanh nuôi tái sinh dưới tán rừng tự nhiên từ tháng 6/2008, ông Quang được dự án cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn việc trồng và chăm sóc. Năng suất quả khô sa nhân tím năm 2010 là 285kg/ha, doanh thu gần 57 triệu đồng/ha. Ông Quang nói: “Đây là kết quả ngoài mong đợi của chúng tôi, vì từ trước tới nay tại cao nguyên Vân Hòa chưa khi nào sa nhân ra hoa sớm và đạt năng suất cao như vậy. Lâu nay chúng tôi chỉ trồng sa nhân theo kiểu chờ tới mùa vụ thu hoạch chứ không có biện pháp kỹ thuật nào can thiệp. Tham gia dự án, tôi nhận thấy, nếu có biện pháp kỹ thuật như tỉa thưa, đảm bảo mật độ, bón phân cân đối hợp lý thì cây sa nhân phát triển tốt”.

Dự án này mở ra một hướng đi mới đối với người nông dân, dựa trên nền tảng bảo vệ rừng tự nhiên, đồng thời cho thu nhập cao nhờ cây sa nhân tím. Thạc sĩ Trần Minh Châu, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ Phú Yên cho biết: “Sa nhân tím ở 3 mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tỉ lệ sống đạt trên 96%, năng suất khô bình quân đạt từ 18-46kg/ha/vụ”. Tính ra, mỗi hộ trồng rừng keo hoặc nhận khoán bảo vệ rừng thứ sinh nghèo kiệt kết hợp trồng sa nhân tím dưới tán rừng sau khi trừ chi phí sẽ lãi ròng từ 2,2-2,4 triệu đồng/ha/năm; nếu không tính công lao động thì lãi ròng đạt từ 5,2-5,7 triệu đồng/ha/năm. Theo ông Nguyễn Thành Thu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh: “Với lãi ròng như vậy, nguồn thu nhập đối với người dân miền núi là tương đối khá. Mặt khác, nó còn góp phần tích cực vào việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, đây là hoạt động quan trọng của các cộng đồng được nhà nước giao rừng tự nhiên cho quản lý bảo vệ rừng, vì phần lớn rừng được giao là rừng nghèo”.

Ông Đào Duy Linh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa cho rằng: “Dự án trồng sa nhân tím có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội, tăng thu nhập phụ của nông dân. 3 xã phía bắc của huyện hàng năm phát triển rừng trồng khoảng 200ha, nhà nước khoán dân bảo vệ rừng thì sản phẩm rừng nhà nước thu nhưng sản phẩm phụ dân thu. Do vậy, mô hình này rất phù hợp với yêu cầu thực tế”.

CẦN NHÂN RỘNG

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ) cho biết: “Các mô hình trồng sa nhân tím ở Vân Hòa đã cho kết quả sớm hơn mong đợi và sớm hơn một số nơi khác. Điều kiện sinh thái ở đây đảm bảo cho sa nhân tím sinh trưởng và phát triển tốt, thuận tiện cho việc nhân rộng các mô hình để phát triển thành vùng sản xuất sa nhân nguyên liệu tập trung, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm”. Việc phát triển, nhân rộng trồng sa nhân tím ở cao nguyên Vân Hòa còn có nhiều điều kiện thuận lợi như hệ thống giao thông nối liền tất cả các xã trong huyện và có thể đến được các thị xã, thành phố trong và ngoài tỉnh. Tiềm năng đất đai ở đây phong phú và đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng là nền tảng để trồng xen sa nhân tím. Bà Huỳnh Thị Hoa ở xã Sơn Long nói: “Hiện có rất nhiều hộ muốn được tham gia nhân rộng mô hình trồng sa nhân tím. Vì vậy, nếu dự án có chủ trương nhân rộng thì sớm phổ biến cho nhân dân đăng ký”.

Tiến sĩ Dương Viết Tình (Trường Đại học Nông lâm Huế) cho rằng: “Để nhân rộng các mô hình phát triển sa nhân tím trên địa bàn huyện Sơn Hòa và vùng cao nguyên Vân Hòa trở thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh với trình độ sản xuất cao hơn, đảm bảo bền vững về kinh tế và môi trường, cần tập trung phát triển sa nhân tím ra diện rộng ở vùng cao nguyên Vân Hòa, với quy mô đến năm 2015 đạt khoảng 200ha”. Theo các nhà khoa học, đơn vị chức năng cần khuyến khích người trồng sử dụng giống giâm hom, đồng thời chuyển giao kỹ thuật giâm hom cho hộ dân để họ chủ động giống, giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, cần đầu tư nghiên cứu kỹ thuật thu hái, chế biến, bảo quản cho hộ dân để hoàn thiện quy trình kỹ thuật toàn diện. Tỉnh, huyện cần rà soát, bổ sung, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi để phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi. Trong đó, chú trọng chính sách bảo vệ, phát triển cây sa nhân tím ở vùng cao nguyên Vân Hòa như: chính sách tín dụng, KH-CN, thị trường, đăng ký thương hiệu sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm… Thực hiện tốt việc liên kết 4 nhà: nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp để cùng nhau có những giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển sa nhân trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm, ổn định sản xuất.

Theo thạc sĩ Trần Minh Châu, việc nhân rộng sắp tới là có phần trách nhiệm và phối hợp của các ngành với nhiều nguồn vốn khác nhau. Trong thời gian vừa triển khai nhân rộng mô hình, Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ sẽ phải tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống sa nhân tím bằng phương pháp giâm hom để giúp hộ dân chủ động về giống, hạ thấp giá thành đầu tư, chuyển giao kỹ thuật sơ chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, giúp hộ dân chủ động sơ chế sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sa Nhân (Amomum Spp.) trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!