Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Quất Cảnh Ra Quả Đúng Dịp Tết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhằm giúp nông dân biết được cách trồng cây quất ngày Tết sao cho hiệu quả, mình xin chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc quất tết để ra đúng dịp Tết Nguyên Đán.
Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Trong đó được chia ra làm 2 giai đoạn:
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất cảnh ra quả đúng Tết
Giai đoạn 1: Trồng cây dự bị (thời gian 2 năm). 1. Chuẩn bị cây quất giống
Giống quất trồng dự bị được chiết từ cây lớn (quất không trồng bằng hạt vì lâu ra quả hơn nhiều). Những gia đình trồng quất thường có 2-3 cây quất lớn (trồng lâu năm) để chiết ra được nhiều cây con, những hộ chưa có cây để chiết thì có thể đặt hàng tại những nhà vườn có cây chiết. Giá trung bình khoảng 10-15.000 đồng/cây.
Nên chiết cây vào tháng 12 âm lịch (để trồng vào mùa xuân) cây sẽ phát triển tốt hơn. Sau 2 tháng rễ bắt đầu phát triển, lúc này ta có thể cắt tách cây đem trồng.
Chọn cành để triết làm giống: chọn cành to bằng ngón tay út, không sâu bệnh, cành lá phát triển đều, da đang ở dạng màu xanh đậm.
Mục đích là để cây phát triển tốt, rễ phát sau khi chiết nhiều. Cách chiết: cũng giống như các loại cây trồng khác như cam, bưởi,… chiết quất cũng cần tiến hành khoanh vỏ dài 2cm, cạo hết lớp tượng tầng (lớp nhầy) xung quanh cành để tránh tái sinh vỏ, để cho khô (khoảng 1 -2 ngày) sau đó dùng xơ dừa ẩm bó lại bằng bao nilon trong, cột chặt 2 đầu không để thoát hơi nước ra ngoài tránh bị khô. Như vậy sau 1,5 đến 2 tháng cây sẽ ra rễ, khi nhìn bên ngoài thấy rễ trắng mọc ra là có thể cắt và đem trồng. 2. Chuẩn bị đất trồng cây quất
Hố trồng cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót.
Khoảng cách trồng cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1m.
Tùy thuộc vào khu vực đất cao hay trũng để có thể lên líp hay không. Nếu đất trũng thì cần phải lên líp để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Vì đây là cây kiểng và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nên đất trồng phải được chuẩn bị thật tốt. khu vực đất trồng rau màu, đất trồng cây ăn trái đều có thể trồng được quất. 3. Chăm sóc
Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như: bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, …
Hàng năm sửa tán 3-4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón.
Chú ý khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá. Bón phân 3 lần/năm loại phân là DAP, NPK và phân vi sinh. Bón rải theo gốc, cách gốc 15cm kết hợp vun gốc lấp phân. Lượng phân 120g – 150g NPK 20-20-15 + kg phân vi sinh/gốc/năm.
Vào mùa khô tưới mỗi ngày 1 lần. Tưới ướt đều mặt đất. Vào mùa mưa phải có rãnh thoát nước.
Mỗi lần cây ra hoa và trái non phải vặt bỏ hết hoa và quả (mục đích là để nuôi thân và cành). Giai đoạn 2: chuẩn bị cây trồng thương phẩm (7 tháng)
Cây quất trồng dự bị 2-3 năm là có thể cho quả để phục vụ tết
Nếu tính theo lịch âm thì thời kỳ làm quả bán tết là đầu tháng 5. Lúc này phải bứng cây chuyển chỗ, mục đích là làm đứt rễ, kích thích sinh trưởng phát triển trái. Sau 1 tháng cây sẽ phân hóa mầm hoa và tạo quả. 20 ngày sau trồng bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh (hạn chế sử dụng phân hóa học). Cụ thể mỗi tháng nên bón 2 lần phân 250 gốc bón 10 kg hạt đậu nành tươi, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để ngâm tưới + 5kg DAP.
Mỗi tuần phun xịt 1 lần thuốc phòng trừ sâu bệnh hại hoa và quả non. Đặc biệt là thuốc chống ghẻ quả và kết hợp phân bón lá dưỡng trái. Chú ý là phải luân phiên, thay đổi thuốc để tránh tình trạng lờn thuốc của sâu bệnh.
Khi trái bằng đầu ngón tay thì hạn chế sử dụng thuốc sâu. Lúc này đặc biệt sử dụng phân bón lá để tạo trái to, bóng và đẹp. Đồng thời kích thích cho cây tiếp tục ra trái và phóng đọt non sẽ làm cho cây vừa có trái già, trái xanh, trái non, hoa và đọt.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Quất Cảnh Ra Quả Đúng Tết
Ngày đăng: 2015-12-05 08:42:06
Nhằm giúp nông dân biết được cách trồng cây quất ngày Tết sao cho hiệu quả, mình xin chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc quất tết để ra đúng dịp Tết Nguyên Đán.
Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Trong đó được chia ra làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trồng cây dự bị (thời gian 2 năm).
1. Chuẩn bị cây quất giống
Giống quất trồng dự bị được chiết từ cây lớn (quất không trồng bằng hạt vì lâu ra quả hơn nhiều). Những gia đình trồng quất thường có 2-3 cây quất lớn (trồng lâu năm) để chiết ra được nhiều cây con, những hộ chưa có cây để chiết thì có thể đặt hàng tại những nhà vườn có cây chiết. Giá trung bình khoảng 10-15.000 đồng/cây.
Nên chiết cây vào tháng 12 âm lịch (để trồng vào mùa xuân) cây sẽ phát triển tốt hơn. Sau 2 tháng rễ bắt đầu phát triển, lúc này ta có thể cắt tách cây đem trồng.
Chọn cành để triết làm giống: chọn cành to bằng ngón tay út, không sâu bệnh, cành lá phát triển đều, da đang ở dạng màu xanh đậm.
Mục đích là để cây phát triển tốt, rễ phát sau khi chiết nhiều. Cách chiết: cũng giống như các loại cây trồng khác như cam, bưởi,… chiết quất cũng cần tiến hành khoanh vỏ dài 2cm, cạo hết lớp tượng tầng (lớp nhầy) xung quanh cành để tránh tái sinh vỏ, để cho khô (khoảng 1 -2 ngày) sau đó dùng xơ dừa ẩm bó lại bằng bao nilon trong, cột chặt 2 đầu không để thoát hơi nước ra ngoài tránh bị khô. Như vậy sau 1,5 đến 2 tháng cây sẽ ra rễ, khi nhìn bên ngoài thấy rễ trắng mọc ra là có thể cắt và đem trồng.
2. Chuẩn bị đất trồng cây quất
Hố trồng cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót.
Khoảng cách trồng cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1m.
Tùy thuộc vào khu vực đất cao hay trũng để có thể lên líp hay không. Nếu đất trũng thì cần phải lên líp để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Vì đây là cây kiểng và đòi hỏi nhiều kỹ thuật nên đất trồng phải được chuẩn bị thật tốt. khu vực đất trồng rau màu, đất trồng cây ăn trái đều có thể trồng được quất.
3. Chăm sóc
Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như: bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, …
Hàng năm sửa tán 3-4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón.
Chú ý khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá. Bón phân 3 lần/năm loại phân là DAP, NPK và phân vi sinh. Bón rải theo gốc, cách gốc 15cm kết hợp vun gốc lấp phân. Lượng phân 120g – 150g NPK 20-20-15 + kg phân vi sinh/gốc/năm.
Vào mùa khô tưới mỗi ngày 1 lần. Tưới ướt đều mặt đất. Vào mùa mưa phải có rãnh thoát nước.
Mỗi lần cây ra hoa và trái non phải vặt bỏ hết hoa và quả (mục đích là để nuôi thân và cành).
Giai đoạn 2: chuẩn bị cây trồng thương phẩm (7 tháng)
Cây quất trồng dự bị 2-3 năm là có thể cho quả để phục vụ tết
Nếu tính theo lịch âm thì thời kỳ làm quả bán tết là đầu tháng 5. Lúc này phải bứng cây chuyển chỗ, mục đích là làm đứt rễ, kích thích sinh trưởng phát triển trái. Sau 1 tháng cây sẽ phân hóa mầm hoa và tạo quả. 20 ngày sau trồng bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh (hạn chế sử dụng phân hóa học). Cụ thể mỗi tháng nên bón 2 lần phân 250 gốc bón 10 kg hạt đậu nành tươi, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để ngâm tưới + 5kg DAP.
Mỗi tuần phun xịt 1 lần thuốc phòng trừ sâu bệnh hại hoa và quả non. Đặc biệt là thuốc chống ghẻ quả và kết hợp phân bón lá dưỡng trái. Chú ý là phải luân phiên, thay đổi thuốc để tránh tình trạng lờn thuốc của sâu bệnh.
Khi trái bằng đầu ngón tay thì hạn chế sử dụng thuốc sâu. Lúc này đặc biệt sử dụng phân bón lá để tạo trái to, bóng và đẹp. Đồng thời kích thích cho cây tiếp tục ra trái và phóng đọt non sẽ làm cho cây vừa có trái già, trái xanh, trái non, hoa và đọt.
Trích: Làm Sao
Từ khóa: cách trồng và chăm sóc cây quất cảnh ra quả đúng Tết, kỹ thuật trồng cây và nghệ thuật chăm sóc quất cảnh trưng Tết, hướng dẫn trồng quất cảnh chơi tết, cách trồng quất tết, kỹ thuật trồng cây quất, chăm sóc cây quất cảnh sau tết, kỹ thuật trồng Quất cảnh chơi sau tết
TIN TỨC KHÁC :
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Quất Cảnh Ra Nhiều Quả Đón Tết
Nhiều gia đình Việt Nam quan niệm, khi đặt và trang trí cây quất trong nhà sẽ gặp may mắn và nhiều tài lộc cả năm.
Để cây quất cảnh có nhiều quả nhất và ra đúng vào dịp tết nguyên đán, cần phải áp dụng một số kỹ thuật trồng và chăm sóc theo phương pháp khoa học nhất định. Cây quất từ khi chiết cành đến thời điểm đem bán sẽ mất thời gian ít nhất 3 năm.
1. Chuẩn bị cây giống
Quất thường tạo cây con bằng cách chiết từ cây mẹ. Nhiều gia đình, cơ sở trồng quất thường có 2 hoặc nhiều cây quất mẹ có nhiều tuổi để chiết ra được nhiều cây con. Ngoài thị trường, giá trung bình khoảng 15.000 – 20.000 đồng/cây.
Thời gian chiết cây quất thường vào tháng 12 âm lịch để kịp trồng vào mùa xuân, khi đó, cây sẽ phát triển tốt hơn các mùa khác. Sau 2 tháng rễ bắt đầu phát triển có thể cắt tách cây quất đem trồng vào chậu.
Chọn cành chiết làm giống nên chọn cành to bằng ngón tay út, không sâu bệnh, cành và lá phát triển đều. Mục đích là để cây phát triển tốt, rễ phát sau khi chiết nhiều.
Cách chiết quất cần tiến hành khoanh vỏ với chiều dài 2cm, cạo hết lớp tượng tầng xung quanh cành để tránh tái sinh vỏ, để cho khô (khoảng 1 -2 ngày) sau đó dùng xơ dừa hoặc đất ẩm bó lại bằng bao nilon trong, cột chặt 2 đầu không để thoát hơi nước ra ngoài tránh bị khô.
Sau 45-60 ngày cây quất sẽ ra rễ, khi nhìn bên ngoài thấy rễ trắng mọc ra là có thể cắt và đem trồng.
2. Trồng và chăm sóc cây quất con
Chậu trồng quất thường dùng bằng sành, sứ … đất trồng phải làm cho đất tơi xốp, cần bón 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục để bón lót chậu. Mỗi chậu trồng 1 cây.
Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như: bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh, …
Hàng năm sửa tán 3-4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón. Chú ý khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá.
Bón phân 3 lần mỗi năm, chủ yếu dùng phân DAP, NPK và phân vi sinh. Bón rải theo gốc, cách gốc 15cm kết hợp vun gốc lấp phân. Lượng phân 120g – 150g NPK 20-20-15 + kg phân vi sinh/gốc/năm.
Vào mùa khô tưới mỗi ngày 1 lần. Tưới ướt đều mặt đất.
Mỗi lần cây ra hoa và trái non phải vặt bỏ hết hoa và quả để các chất dinh dưỡng chủ yếu nuôi thân và cành.
3. Chăm sóc và bón phân cho cây quất thương phẩm
Để xử lý cho cây quất ra quả đúng dịp tết cần có nhiều kinh nghiệm và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật.
Tỉa cây quất: Sau mùa xuân nhiệt độ lên cao, quất mọc nhanh, phải tiến hành tỉa thưa, chọn 3-5 cành chính để lại, còn lại cần phải tỉa bớt. Sau đó theo tình hình khỏe hay yếu của cành chính, cắt bớt để lại 4-5 chồi khỏe. Khi cây mọc được 2 tháng cành mới mọc đồng loạt, để khống chế mọc quá nhanh lại tiến hành tỉa lần thứ hai. Về sau cành mới mọc 8-10 lá thì hái ngọn, cho đến kỳ ra hoa kết quả.
Bón phân hợp lý và giảm tưới nước. Quất mọc trên đất pha cát tơi xốp, chua. Khi trồng chậu nên dùng 4 phần lá khô, 5 phần đất cát, 1 phần phân khô trộn đều làm đất nuôi. Sau khi tỉa cành phải bón 1 lần phân hữu cơ (phân người, phân xanh, phân cá….) sau đó cứ 10 ngày bón bổ sung 1 lần. Khi nhiệt độ thích hợp, nước phân đủ có lợi cho việc ra ngọn. Sauk hi cành non bị hái, phải bón phân P (KH2PO4, Ca3PO4), để xúc tiến hình thành hoa.
Khống chế nước để xúc tiến phân hóa chồi hoa. Người ta thường nói “hoa khô quả ẩm”. Nghĩa là trong thời kỳ phân hóa chồi non phải tưới ít nước, trước mùa nóng 10 ngày phải giảm dần lượng nước tưới, đề phòng chồi mùa hè mọc quá nhanh, trước 5 ngày phải ngừng tưới, trải qua 3-4 ngày phơi nắng để lá non khô héo rủ xuống, đất chậu khô trắng. Nhưng để lá héo vừa, không nên để cây quá héo, sáng sớm, chiều tối nên tưới một ít. Khi chồi chính chuẩn bị phình lên, xanh đến trắng, nghĩa là sự phân hóa chồi đỉnh đã hoàn thành, lúc này cần khôi phục việc tưới nước và bón ít phân, không lâu chúng sẽ ra hoa.
Giữ hoa và quả: khi trồng quất thường có hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Nếu kỳ ra hoa bị mưa hoặc khi ra chồi phân bón không đủ và nắng nóng, có thể làm cho cây rụng hoa quả. Vì vậy phải chú ý quản lý trước và sau khi ra hoa, ngoài việc bón phân còn phải chú ý chiều tối cần tưới nước giảm nhiệt độ, nếu phát hiện ra chồi là phải hái ngay.
Khi ra hoa phải để hoa thưa vừa phải, tiết kiệm dinh dưỡng. Sau khi hoa hình thành quả phun 0,3-0,4% nước giải hoặc 0,3% phân tồng hợp, như vậy mới bảo vệ được quả. Khi đường kính quả non 1cm, còn phải tiến hành hái bớt quả, mỗi cành chỉ để 2-3 quả. Cùng trong nách lá có đến 2-3 quả non, chỉ để 1 quả, làm thế nào quả trên cây phân bố đều. Sau đó kịp thời cắt bỏ cành mùa thu, không để cho kết quả lần thứ hai, làm cho quả to đều cùng độ chín.
Để quả sau tiết lập đông chín vàng đúng Tết xuân, nếu quả chín sớm, có thể dùng biện pháp che bón, tăng nước giải lên 0,4% để làm chậm quá trình chín quả; nếu quả chín muộn, mùa xuân không kịp vàng, thì định kỳ trước 25 ngày dùng thuốc kích thích IAA 1,5×10-3 quét lên quả, hoặc phun Oreomycin 5×10-5, hiệu quả rất rõ rệt.
Đức Mậu (T/h)
Kỹ Thuật Chăm Sóc Giúp Cây Đào Ra Hoa Đúng Dịp Tết
Kỹ thuật chăm sóc giúp cây đào ra hoa đúng dịp tết
Đào cảnh chơi tết được thuê hoặc mua với giá từ vài trăm nghìn cho tới vài chục triệu đồng nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí vì thế sau tết chúng ta cũng cần trồng lại và chăm sóc để cây đào phát triển tốt và sử dụng lại vào năm sau.
Tuy nhiên để cây đào sinh trưởng tốt và cho hoa vào đúng dịp tết năm sau đòi hỏi người chơi đào có nhiều kinh nghiệm và am hiểu trong khi trồng và chăm sóc đào. Khác với các loại cây cảnh khác cây đào rất khó tính đặc biệt là đào cảnh.
Điều kiện sinh trưởng của cây đào
Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt và làm đất tơi xốp.
Lên luống trồng Đào: cao 25 – 30 cm, rộng 70cm
Tạo rãnh để thoát nước tốt
Đất trồng Đào là phải thích hợp đất thịt pha sét có độ pH 7 – 8
Chọn chỗ đất cao ráo thoát nước tốt nếu bị úng nước thì đào sẽ chết
Nhà không có đất thì trồng bằng chậu to nhớ xử lý thoát nước ở đáy chậu thật tốt, đường kính chậu phải lớn hơn đường kính tán cây một chút.
Chăm sóc đào sau tết
Bón lót khi trồng từ 3 – 5 kg phân hữu cơ hoai mục mỗi cây tuỳ thuộc cây lớn hay nhỏ.
Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3 – 5kg phân hữu cơ trên 1 cây sau tết 10 – 15 ngày.
Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch tuỳ theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, hạn chế tăng trưởng thân lá và thúc đẩy phân hoá mầm hoa.
Trồng xong cắt bỏ cành lần thứ nhất: lần này hầu như là cắt bỏ hết tất cả các cành chỉ để lại cành to ngay sát gốc mục đích để cành mới phát sinh nhiều năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt để cành già năm tới hoa sẽ chỉ có ở phía ngoài của đọt cành sau đó mỗi tháng phải cắt nhẹ ngoài đầu cành cho tới tháng 6 âm lịch mới thôi.
Để đào ra hoa đúng dịp tết
Theo các hộ trồng đào cho biết để đào ra hoa đúng dịp tết thì phải có cách chăm sóc như: thường xuyên theo dõi thời tiết để chăm tỉa cây cành thời tiết ấm thì chăm sóc muộn hơn, thời tiết rét thì chăm sóc sớm hơn.
Đào được trồng từ cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch đến tháng 4, tháng 5 sẽ tỉa bớt các cành nhánh xấu ở dưới gốc để nuôi cành trên tháng 7, tháng 8 tiếp tục cắt những cành cao quá bấm tỉa bớt cho đều tán.
Bắt đầu từ cuối tháng 11 thì tuốt hết lá để cho cây ra hoa và lộc non. Nếu thời điểm này gặp rét thì theo kinh nghiệm dân gian thường thiến đào vào tháng 8 âm lịch bằng cách.
Dùng dao sắc cắt 1 đường quanh vỏ thân ở dưới chỗ phân cành, cách mặt đất trên 40 cm để hạn chế nhiễm bệnh do mưa.
Sau đó 1 tuần nếu lá đào không chuyển sang màu vàng nhạt hoặc hơi rũ xuống thì cần thiến Đào thêm 1 lần nữa đến khi lá chuyển màu. Sau khi khoanh vỏ xong có thể dùng túi ni lông che vết khoanh để nước mưa không đọng vào làm thối vỏ dùng nước ấm để tưới ra hoa mau ra nụ.
Để hạn chế sinh trưởng thân lá, kích thích mầm hoa thì cứ vào đầu tháng 11 âm lịch chúng ta dùng dao khoanh vài vòng xung quanh cành đào, thân đào. Giữa tháng 11 tiến hành tuốt bỏ hết lá trên cây bằng tay đây là một trong những kinh nghiệm đã có từ xa xưa người chơi đã áp dụng để đến dịp gần tết Đào sẽ ra lộc non và nụ hoa.
Với đào thế nên đánh cây vào chậu và tuốt lá trước 1 – 2 tháng nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt là muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tiến hành sớm hơn vài ngày.
Sau khi tuốt là xong nếu trời nắng nóng kéo dài phải làm dàn che phun sương thường xuyên toàn bộ tán cây.
Đào thuộc loại rụng lá hàng năm vào mùa đông, sau khi lá rụng nụ hoa phát triển và lớn nhanh nếu cứ để tự nhiên thì đào rụng lá vào cuối tháng chạp, hoa nở vào cuối tháng giêng hoặc tháng 2 năm tới. Nên muốn có hoa đẹp chơi dịp tết đi đôi với việc hãm cây nói trên ta cần tuốt lá trước một thời gian thời gian đó dài ngắn tuỳ giống, tuỳ cây mạnh hay yếu, cây tơ hay già…
Thông thường thời gian tuốt lá đào bích từ ngày 5 tháng 10 âm lịch, đào bạch từ ngày 15 tháng 10 âm lịch. Những cây già yếu thời gian tuốt lá chậm hơn một chút so với những cây to khoẻ.
Trong trường hợp áp dụng đúng quy trình như trên nhưng thời tiết bất thường gặp rét kéo dài ảnh hưởng rõ rệt đến sự nở hoa thì phải thúc đào nếu đào nở muộn. Nếu đến tháng 12 âm lịch chưa thấy nụ hoa rõ rệt thời tiết lạnh kéo dài dưới 10 độ C trên 5 ngày thì phải thúc hoa bằng cách ngừng tưới nước sau vài ngày rồi tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40 – 50 độ C vào quanh gốc 5 – 6 lần/ngày.
Vào cuối tháng 11 âm lịch nếu thời tiết ấm kéo dài nụ hoa đã nhú to hoa có khả năng nở sớm thì phải hãm đào bằng cách làm dàn che lưới đen và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, dùng dao khoanh 1 – 2 vết quanh thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần đầu.
Chặt rải rác từ 10 – 12% bộ rễ quanh gốc cây theo kinh nghiệm dân gian ngắm trăng rằm tháng 8 năm nay thấy sáng đục dự kiến vụ đông sẽ ấm có thể tuốt lá muộn hơn từ 50 – 55 ngày trước tết. Với đào thế đánh cây vào chậu và tuốt là từ 1 – 2 tháng.
Cách chăm sóc để đào ra hoa đúng dịp tết
Mặc dù đã thực hiện chuẩn xác các kỹ thuật trên nhưng thời gian ra hoa có năm cũng không đúng tết vì nếu gặp rét cây sẽ ra chậm ngược lại gặp thời tiết ấm hoa sẽ ra sớm hơn do đó việc thúc và hãm phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết.
Đầu tháng 12 nếu thấy các nụ hoa nhú chưa rõ ràng báo hiệu hoa sẽ nở chậm cần phải thúc bằng cách bón phân chuồng. Bới xung quanh gốc độ 5cm tưới phân bắc, nước tiểu, nước nóng độ 45 độ C.
Trong dịp tết Đào vừa nở hoa, vừa nảy lộc các chất dinh dưỡng trong cây không còn nhiều nhưng cũng vẫn đủ duy trì sức sống cho cây vì vậy chỉ cần tưới nước ẩm cho bầu cây là được. Trước khi trồng lại đào sau tết khoảng 15 ngày bạn dùng một số chế phẩm để kích thích bộ rễ của cây sinh trưởng giúp cây sống tốt.
Sau khi trồng lại đào 20 ngày đến tháng 9 hàng năm đào cần được bón phân. Trong thời kỳ bón phân bạn phải tưới đủ ẩm cho đào để cây sinh trưởng tốt. Để tạo thế cho đào cần tiến hành liên tục từ 5 – 7 ngày/lần kết hợp buộc uốn các cành non bằng khung nhôm hoặc tre chú ý cắt tỉa các cành ngoài ý muốn.
Để hoa nở đúng dịp tết là bí quyết của những người trồng đào tuỳ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của nghệ nhân mà có cách làm khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau.
Để giúp kích thích quá trình ra nụ bạn phải hạn chế việc vận chuyển dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế quá trình sinh trưởng cành lá bằng cách thiến đào. Đào sẽ ra nụ ra hoa sau từ 50 – 60 ngày.
Gặp năm rét sớm, rét đậm kéo dài cần phải tuốt lá sớm kết hợp sưởi ấm bằng cách thắp bóng điện hoặc phun nước ấm lên lá, tưới nước ấm từ 35 – 40 độ C quanh gốc từ 5 – 6 lần/ngày để duy trì nụ nở đúng thời gian đã định.
Nếu gặp nắng nóng kéo dài cần tuốt lá muộn hơn kết hợp phun nước lạnh nước mát cho đào chậm nở hoa.
Keyword: Kỹ thuật chăm sóc giúp cây đào ra hoa đúng dịp tết
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Quất Cảnh Ra Quả Đúng Dịp Tết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!