Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mè Đen Giống Đh mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Đặc điểm sinh thái cây mè đen giống ĐH-1
– Dạng hình thấp cây (100-120 cm), phân cành mạnh (4-6 cành/cây), độ cao đóng trái thấp (từ mặt đất đến vị trí có trái đầu tiên từ 30-40 cm), không đổ ngã;
Đặc điểm cây mè (vừng)
– Thời gian sinh trưởng ngắn (70-75 ngày);
– Nhiều trái (80-150 trái/cây), trái lớn, mỏ trái thẳng, trái có 4 múi – 8 hàng hạt, các trái đóng sít nhau trên đốt thân, cành;
– Năng suất cao, đạt 1.250 kg/ha trên vùng đất xám bạc màu (Long An, An Giang) và từ 1.750 kg – 2.000 kg/ha ở vùng đất thịt, phù sa (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long).
– Hàm lượng dầu (48,8%) cao hơn so với giống địa phương (45,5%);
– Khả năng chống chịu sâu ăn lá, bệnh thối cây và khả năng chịu hạn cao hơn giống địa phương, thích nghi rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất như cát pha, đất xám bạc màu, đất thịt, phù sa.
2. Thời vụ trồng giống mè đen ĐH-1
– Cây mè đen có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên nên bố trí thời vụ trồng để đến khi thu hoạch có ánh nắng để phơi và giảm thất thoát khi gặp mưa.
– Vụ Xuân Hè từ tháng 1 – 3, theo cơ cấu lúa Đông Xuân- mè Xuân Hè – lúa Hè Thu
– Vụ Đông Xuân: từ tháng 10 – tháng 2 năm sau trên chân đất địa hình cao, theo cơ cấu mè Đông Xuân – lúa Hè Thu.
3. Kỹ thuật canh tác đất trồng mè đen ĐH-1
3.1. Làm đất trồng mè
– Nếu đất khô, không đủ ẩm trước khi gieo trồng, cho nước vào láng mặt ruộng, sau 2 – 3 ngày độ ẩm thích hợp (khoảng 70 – 80%) tiến hành phay (cày) đất. Sau khi phay đất lần 1, bón toàn bộ lượng phân bón lót đều trên mặt ruộng và phay lại cho đến khi đất tơi, nhuyễn (Thường phay 2 – 3 lần).
– Hạt mè rất nhỏ do đó cần làm đất kỹ vì nếu không làm đất kỹ, gieo không đều, hạt sẽ bị vùi lấp.
3.2. Lên luống trồng mè
– Mặt luống rộng 1m – 1,2m, cao 30cm; rãnh rộng 30cm, để dễ tưới thấm và rút nước khi gặp mưa hoặc tưới thừa nước
– Ở các chân ruộng thấp, nên lên líp cao 30-35cm, rộng 1m, rãnh rộng 40cm để dễ thoát nước (nhất là trồng vào đầu vụ Đông xuân hoặc cuối vụ Hè thu).
– Xung quanh ruộng vét mương tưới, tiêu với chiều rộng 25 – 30cm, sâu 25 – 30cm.
– Tuỳ theo chiều dài và độ bằng phẳng của ruộng, cứ 9 – 10 m cắt một rãnh tiêu nước vuông góc với chiều dài luống.
4. Kỹ thuật gieo hạt giống mè đen ĐH-1
4.1. Xử lý hạt giống mè đen ĐH-1
– Hạt trước khi gieo cần phải xử lý một trong các loại thuốc sau: Copper-Zinc, Copper-B, Rovral, Benlate,..(2 gram trộn đều cho1kg hạt). Hoặc chế phẩm Trichoderma để phòng bệnh chết cây con do nấm gây hại.
4.2. Cách gieo giống mè đen ĐH-1
Có 2 cách gieo hạt:
– Gieo vãi:
+ Phương pháp này cần lượng hạt giống từ 4 – 5 kg/ha (0.2 – 0.25kg/sào), tốn giống, chăm sóc nhưng ít tốn công gieo hơn so với gieo hàng, khó khăn trong khâu làm cỏ và nếu sạ không đều có thể dẫn đến năng suất thấp.
+ Do hạt mè quá nhỏ nên khi gieo có thể trộn thêm với cát hoặc tro trấu để gieo. Nên gieo mè vào buổi sáng lúc trời ít gió.
– Gieo theo hàng:
+ Phương pháp này tốn ít giống hơn, khoảng 3 – 3,5kg/ha (0,15 – 0,175kg/sào), thuận lợi cho việc chăm sóc nhưng tốn nhiều công hơn.
+ Gieo theo chiều ngang luống với khoảng cách: hàng cách hàng khoảng 30 – 35cm, cách cây x cây khoảng 20 – 25cm/2 – 3 hạt (sau tỉa còn 2 cây/hốc).
+ Sau khi gieo có thể buộc chà kéo nhẹ trên mặt luống để lấp hạt.
Lưu ý:
+ Không lấp đất sâu hạt khó nảy mầm.
+ Ba ngày sau khi sạ hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này nên giữ cho ruộng khô, hoặc tưới nhẹ nước dưới rãnh vừa đủ thấm. Nếu cho nước vào nhiều thì mè sẽ bị thối hoàn toàn.
Kinh nghiệm dân gian: Cho hạt mè vào bình nước khoáng rỗng, khoảng ½ – 1/3 bình, đục 2 – 3 lỗ nhỏ ở nắp chai, dốc ngược bình và rắc trên hàng, nên gieo thử để điều chỉnh lượng giống rơi xuống đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
5. Kỹ thuật chăm sóc giống mè đen ĐH-1
5.1. Quản lý nước
– Nguyên tắc đất đủ ẩm, không đọng nước sau mưa, sau tưới, có hệ thống thoát úng tốt, tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm;
Quản lý nước tưới cây mè (vừng)
– Các giai đọan cần nước của cây: nẩy mầm (sau gieo); bắt đầu ra hoa (20-25 ngày); đậu trái (30-35 ngày); trái chắc (40-50 ngày) và thời kỳ chín (60-65 ngày).
5.2. Tỉa thưa và dặm lại cây
- Tỉa thưa: là kỹ thuật bắt buộc, giúp cây phát triển đồng đều, khỏe, phân cành mạnh. Tỉa sớm khi cây 12-14 ngày tuổi. Khoảng cách sau tỉa 25-30 cm. Nên sử dụng công cụ sạ hàng để giảm bớt công tỉa;
- Dặm mè: sau gieo từ 5-7 ngày, nếu diện tích mè chết 25% nên sạ lại.
5.3. Kỹ thuật bón phân cho giống mè đen
Lượng bón cho 1 ha: 90N:40P2O5:60K2O +200-300 kg hữu cơ vi sinh + 200-300 kg vôi;
Cách 1: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg NPK 20:20:15 + 25 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 50 kg NPK 20:20:15 + 100 kg Urê + 25 kg Kaliclorua/ha;
Cách 2: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg Supe lân + 50 kg NPK 20:20:15 + 75 kg Urê + 35 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 90 kg NPK 20:20:15 + 60 kg Urê + 30 kg Kaliclorua/ha;
Cách 3: lót phân hữu cơ + vôi + 50 kg DAP + 100 kg Urê + 50 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 40 kg DAP + 60 kg Urê + 50 kg Kaliclorua/ha.
6. Sâu bệnh hại và cách phòng trừ trên cây mè đen ĐH-1
– Các loại sâu thường gặp: sâu Sa (Acherontia lachesis), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu Xanh da láng(Spodoptera exigua), Câu cấu đen, bọ Rầy (Anomala spp)v.v.
Phòng trừ: áp dụng biện pháp phòng trừ IPM, sử dụng luân phiên các loại thuốc; một số thuốc áp dụng như Lannate 40 SP; ABT 2WC, Sumi Alpha 5 EC; Cyper 25 EC; Fastac 5 EC Oncol 20 EC; Nurelle D 25/2.5 EC và Ofunack 40 EC, v.v.
– Các loại bệnh thường gặp: bệnh héo cây con (lở cổ rễ, chết nhát) (Rhizoctonia sp.; Pythium sp. Fusariumsp), bệnh héo xanh (Ralstonia Solana – cearum), bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium).
Phòng trị: xử lý hạt giống bằng Polyram, Tricho ĐHCT; phun ngừa bằng Tricho ĐHCT, một số loại thuốc như Ridomil, Gold 68 WG; Mataxyl 500 WP, Aliette 800 WG v.v; Không tủ đất bằng rơm rạ từ lúa nhiễm bệnh;
– Cỏ dại trên ruộng mè: sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm như Dual, Dual gold, thuốc hậu nẩy mầm như Onecide, trên ruộng có nhiều lúa rày, cỏ gạo, đuôi phụng, sử dụng Gallant, Tagar super, Whip-S khi mè từ 14 – 18 tuổi.
7. Thu hoạch và bảo quản cây mè đen ĐH-1
7.1. Thu hoạch
– Khi mè đã ngả màu toàn thân, tiến hành thu hoạch.
Thu hoạch mè đúng cách đảm bảo chất lượng mè
– Khi thu hoạch có thể dùng lưỡi hái cắt sát gốc (cách mặt đất khoảng 20 – 30cm), bó thành từng bó.
– Mè là quả khô tự nứt vỏ, do đó phải thu hoạch đúng lúc để giảm bớt thất thoát. Cây mè vừa thu hoạch xong, không chất nằm thành đống vì sẽ làm giảm chất lượng hạt.
7.2. Bảo quản
- Nên dựng thành từng đống nhỏ trên sân xi măng hay sân gạch, phơi 3 – 4 nắng thấy quả mè đã khô nứt thì tiến hành giũ mè.
- Dùng tấm bạt bằng nylon rộng khoảng 5 – 6m2 đặt bên cạnh đống mè, cầm bó mè hướng phần ngọn vào giữa tấm bạt nylon, chúc đầu ngọn xuống, dùng gậy nhỏ đập vào phần có quả để các hạt mè rớt xuống.
- Mè sau khi giũ lần 1 có thể gom lại thành đống và tiếp tục phơi 1 – 2 nắng và giũ thêm một lần nữa để tận thu những quả mè chín muộn.
Thu hoạch bảo quản mè (vừng)
- Hạt mè sau mỗi lần giũ có thể dùng sàng lổ nhỏ để tách các hạt mè ra khỏi những phần thân, lá và vỏ quả còn lẫn trong hạt mè,
– Nếu bảo quản làm giống nên giữ trong chai, lu hũ, bên trên có một lớp tro trấu để hút ẩm. Chú ý lấy những trái ở giữa cây để làm giống
– Bảo quản để sử dụng, buôn bán chỉ cần để trong bao và để nơi thoáng mát.
Nguồn: Admin tổng hợp – LP
Kỹ Thuật Trồng Vừng (Mè)
Phân loại về màu sắc có hai loại:
Vừng đen: Dễ trồng, mọc khỏe, sai quả, chín muộn hơn vừng trắng, thời gian sinh trưởng 3,0-3,5 tháng, thích hợp với đất và khí hậu đồi núi.
Vừng trắng: Loại quả tròn, sai quả, chín sớm, thời gian sinh trưởng 2,5-3 tháng, thích hợp với việc tăng vụ trồng xen.
Giống vừng V6 là giống vừng mới của Nhật đang được các tỉnh phía bắc phát triển mạnh. Đây là giống có hàm lượng dầu cao thích hợp cho công nghiệp ép dầu.
Chọn giống: Chọn cây to, khỏe, sai quả, quả có nhiều múi, khi chín quả đốm đen nhiều. Cắt về ủ, phơi, đập riêng sàng sảy kỹ làm giống. Sau khi phơi khô, trộn hạt giống với tro bếp dày và đậy kín để chống ẩm, mọt. Một hai tháng sau phơi lại một lần.
Lượng giống cần cho 1 ha: 4-5 kg (gieo theo hàng).
Đất trồng vừng có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, không bị úng. Đất cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ nhiều lượt. Làm đất thật nhỏ và sạch cỏ.Trồng ở đất thấp phải lên luống cao 15-20 cm, mặt luống rộng 1-1,2 m, rãnh luống rộng 40 cm dễ thoát nước.
Chú ý: Cây vừng không chịu úng
Lượng phân bón cho 1 ha:
Vôi bột rắc đều khi cày bừa.
Các loại phân chuồng, super lân và 1/2 lượng urea trộn đều và bón lót theo rãnh gieo, lấp một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt giống.
Sau khi gieo 20 ngày bón thúc với lượng phân còn lại (1/2 lượng Urea, 100 kg KCl) kết hợp xới vun gốc.
Xử lý hạt giống: Hạt trước khi gieo cần phải xử lý một trong các loại thuốc sau: Copper-Zinc, Copper-B, Rovral, Benlate… (2 gram trộn đều cho 1kg hạt).
Để đảm bảo cho vừng được gieo đều, hạt giống nên trộn với cát hoặc tro bếp theo tỷ lệ 1 hạt giống/ 2 cát hoặc tro. Tro có tác dụng: kích thích hạt nảy mầm nhanh, kiến không tha được hạt.
Cách gieo: Rắc hạt đã trộn tro hoặc cát đều vào rãnh sau khi đã bón lót phân. Khoảng cách: hàng cách hàng 30 cm.
Sau khi gieo bừa nhẹ hoặc kéo chà cành tre bó lại để lấp hạt. Nên gieo vào lúc đất đủ ẩm, hạt dễ nảy mầm (lấp hạt với một lớp đất mỏng 1-2 cm).
Chú ý: không lấp đất sâu hạt khó nảy mầm.
Sau khi gieo trồng 10 ngày, cây vừng mọc cao 10-15 cm thì tỉa định cây: Cây cách cây 5 – 7 cm, đảm bảo mật độ 50-70 cây/m 2. Kết hợp làm cỏ với xới xáo, có thể phun phân qua lá để giúp cây khỏe.
Sau khi gieo 20 ngày: Bón thúc kết hợp với làm cỏ, xới xáo, vun gốc.Sau khi mưa to cần tiêu nước kịp thời.
Phòng trừ rầy rệp bằng các loại thuốc đặc trị như Bassa, Trebon..
Một số bệnh thường gặp:
Bệnh héo tươi: Do nấm Fusarium sesami gây ra, nấm này thường làm chết cây con. Do đó cần phải xử lý hạt giống bằng thuốc trước khi gieo, nếu trị bệnh dùng Copper-B, Alittle để trị.
Bệnh đốm phấn: Do nấm Oidium sp tấn công, bệnh lan truyền rất nhanh. Phòng trị bệnh bằng Ridomil…
Bệnh khảm: Bệnh thường gặp khi trồng vừng, do rầy xanh truyền virus gây bệnh xoắn lá. Do đó chú ý phải diệt tác nhân là rày.
Cây vừng ra hoa rải rác suốt vụ nên quả chín cũng rải rác. Thu hoạch đúng lúc rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng, sản lượng.
Khi lá vàng, quả đốm đen nhiều thì thu hoạch vào ngày nắng ráo. Dùng liềm cắt sát gốc để đống ủ cho rụng hết lá rồi phơi khô 3-4 nắng, trưa nắng lấy cây đập cho rụng hết hạt rồi sàng sảy quạt sạch, phơi thêm 1-2 nắng cho thật khô rồi cất trữ.Tránh chất đống cây khi mưa, quả sẽ thối đen và hạt dễ bị lép, hạt dễ bị thâm vàng (vừng trắng).
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Thiên Nga Đen
Phát sốt với vẻ đẹp quyến rũ, huyền bí của Lan Thiên Nga Đen
Lan Thiên Nga Đen là loài Lan thuộc dòng Thiên Nga rất được ưa thích. Đây là loài hoa có màu đen đẹp nổi tiếng thế giới, là biểu tượng của sự vĩnh cửu và huyền bí. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Thiên Nga Đen cũng khá đơn giản, chỉ cần người trồng nắm được các bước cơ bản sau đây là đã có thể sở hữu những chậu Lan Thiên Nga Đen mướt cả mắt.
Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu như các bạn không biết về thông tin Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Thiên Nga Đen:
Đất Trồng
Bạn nên lựa chọn đất có nhiều thành phần hoặc có thể tự tạo đất trồng theo công thức sau: 4 phần bồi rêu+ 4 phần vỏ thông nhỏ + 1 phần than củi nhỏ + 1 phần cát lớn, có thể trộn thêm phân bò hoặc phân dê mục vào.
Lan Thiên Nga Đen cần được trồng trong chậu tương đối nhỏ vì loài này ưa thích sự chật chội.
– Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển từ 24-30 độ C và nếu lạnh quá dưới 5 độ thì cây sẽ không phát triển.
– Cây Lan Thiên Nga Đen thường phát triển mạnh vào mùa xuân.
Cây Lan Thiên Nga Đen là giống phát triển nhanh, cây ưa độ ẩm từ 60 – 70%.
Phong Lan Thiên Nga Đen phát triển tốt, sẽ sinh sôi nảy nở và cho hoa đẹp hơn dưới ánh sáng mạnh.
– Cây bắt đầu tăng trưởng từ tháng 3 đến tháng 5. Trong thời gian sinh trưởng này cây thích nhiều nước nhưng cần khô giữa 2 lần tưới nước. Lan Thiên Nga Đen trưởng thành vào khoảng tháng tám đến tháng mười. Vào thời điểm này bạn không nên tưới nước nữa.
– Khi này những chiếc lá hoàn toàn rụng hết và các giả hành nhăn nheo lại. Khi giả hành mới mọc cao khoảng 2cm – 4cm và bắt đầu nảy rễ thì bạn nên bắt đầu tưới nước lại bình thường.
Bón Phân
Giai đoạn cây mọc nhanh thì pha phân NPK 20-20-20 với nước theo tỷ lệ 1/2 phân với 4 lít nước tưới mỗi tuần 1 lần; phân cá loãng tưới 1 tháng 1 lần. Có thể bón phân bò hoặc phân ngựa nhưng tưới phân NPK thích hợp hơn phân hữa cơ.
Thay chậu khi cây bắt đầu tăng trưởng tích cực và khi các rễ vẫn còn ngắn.
Để sớm sở hữu được những chậu Lan tuyệt đẹp, bạn cần chần chờ gì mà không tìm hiểu và nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Thiên Nga Đen để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Giống Cây Dừa
được xem là giống cây trồng phụ, chỉ trồng xen trong những mảnh vườn nhỏ để làm nước giải khát. Tuy nhiên, ngày nay dừa lại trở thành cây có giá trị kinh tế cao mà lại ít vốn đầu tư, mau cho trái và đặc biệt là ít tốn công chăm sóc, bón phân, phun thuốc như những loại cây ăn trái khác.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cây dừa
Những năm gần đây, ngoài phục vụ cho tiêu thụ trong nước, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu dừa sang các nước Nhật, Mỹ, Úc và Châu Âu… sản phẩm đã được người tiêu dùng đánh giá cao về mặt chất lượng. Để sản phẩm dừa ổn định về chất lượng và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao thu nhập cho người trồng dừa, cần quan tâm đến lựa chọn giống cây dừa và kỹ thuật trồng dừa sao cho hiệu quả nhất.
Chọn đất:
Dừa là cây rất dễ trồng, không kén đất, cây có thể sống và cho năng suất tốt trên đất có độ cao cách mặt biển dưới 600 mét; nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa, đất cát pha, đất có hiều hữu cơ và đặc biết đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác dày ít nhất là 0,5 mét.
Chuẩn bị đất trồng
– Đối với đất ruộng: Trước khi lên liếp trồng dừa, nên gom lớp đất mặt ruộng dùng để đắp mô trồng với kích thước mô: chiều rộng có đường kính nhỏ nhất 1 mét, chiều cao tùy vào địa hình của đỉnh triều cường hàng năm nhưng sao cho đỉnh mô cách đỉnh triều cường ít nhất 0,5 mét. Sau đó tiến hành lên liếp hoặc để trồng dừa xen lúa khoảng 2 năm sau lên liếp cũng tốt, mục đích là lấy ngắn nuôi dài.
– Đối với đất vườn cũ:
Trước khi trồng nên gom lớp đất mặt để vun mô nếu đất thấp thì ta vun cao như đất ruộng, nếu liếp cao thì không cần vun cao mà làm sao cho không bị úng trong mùa mưa là đạt, riêng kích cỡ mô nên giống như đất ruộng.
– Đối với đất miền Đông Nam bộ:
Trước khi trồng cần phải đào hố với kích thước 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m mục đích là tiết kiệm nước cho cây hấp thu.
Khoảng cách trồng
Theo kinh nghiệm thực tế của nông dân trồng dừa ở Bến Tre, đối với dừa xiêm trồng 5m x 5m và trồng theo kiểu nanh sấu hoặc hình vuông. Nhưng theo các nhà chuyên môn, để trồng dừa xiêm cho năng suất cao nên trồng với khoảng cách 5m x 6m và trồng theo kiểu hình nanh sấu, trồng theo kiểu này thì tạo điều kiện tốt cho cây hấp thu đầy đủ ánh sáng mặt trời để quang hợp tạo ra hàm lượng chất hữu cơ.
Bón lót
Sau khi đã chuẩn bị mô và hố trồng xong, trước khi xuống giống khoảng 15-20 ngày tiến hành bón lót mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20-30 kg+100g super lân+200gram kali, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.
Đặt cây con
Sau khi đã chuẩn bị xong cây giống và đất trồng, tiến hành đặt cây con, trên mô hoặc hố trồng; đầu tiên đào một hố tương đương với kích cỡ của trái dừa giống; cây giống nếu ươm trong bầu nylon thì dùng dao bén cắt đáy bầu, sau đó đặt bầu vào hố đã đào, kéo túi bầu lên khỏi thân cây, cuối cùng lấp đất lại cho bít trái là đạt, nếu cây giống cao quá 0.8 mét thì ta nên cắm cây cột giữ chặt tránh gió làm lung lay gốc ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Chú ý không nên đặt trái quá sâu vì như thế cây sẽ chậm phát triển, cũng không nên đặt trái quá cạn, tức là lấp đất không bít trái thì sau này gốc cây sẽ phình to.
Đối với giống ươm ngoài đất, khi bứng cây lên nên xử lý trái trước khi trồng bằng cách là cắt tất cả rễ cho sát trái, mục đích là kích thích cho cây phát triển bộ rễ mới nhanh hơn, nếu để nguyên không cắt rễ thì phải chờ thời gian cho bộ rễ cũ thối đi, cây mới phát triển bộ rễ mới.
Thời gian này kéo dài ít nhất 20-30 ngày và nguy hiểm hơn nữa đây là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công rễ non vừa phát triển. Các phần còn lại thì thao tác giống như dừa ươm trong bầu.
Cây con sau khi trồng rất cần nước, nếu giai đoạn này thiếu nước cây sẽ chết. Vì vậy, để giữ đủ ẩm cho cây ta nên dùng rơm, rạ, cỏ khô tủ gốc cây trong mùa nắng; khoảng 2-3 ngày tưới cây 1 lần tùy vào ẩm độ ở gốc.
Năm đầu tiên nên bón cho cây mỗi gốc 0.5kg phân NPK: 15-15-15 và chia làm 02 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Cách bón là xới nhẹ quanh gốc và bón rải đều sau đó cào đất lấp phân lại và tưới nước cho tan phân để cây dễ hấp thu. Giai đoạn này cần quan tâm đến bọ cánh cứng (bọ dừa) tấn công đọt non làm cây chậm phát triển, nếu nặng có thể chết cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây mới trồng 1 đến 2 tuổi hàng tháng phải phun một lần thuốc trừ bọ cánh cứng hại dừa, có thể dùng Vitako hay Regent phun trực tiếp lên ngọn dừa, nếu không chúng cắn phá gây thiệt hại, mất sức dừa.
Để hạn chế chuột, kiến vương, đuông phá hại nên thường xuyên dọn nhen dừa, rửa sạch sẽ những lá già, những buồng không đậu trái hoặc đã thu hoạch xong cần chặt bỏ. Dùng 300g mạt cưa trộn với 300g Basudin 10H rải lên các kẻ nách lá từ trên đọt xuống định kỳ 3 tháng/1 lần hoặc dùng vải mùng bọc túi thuốc đã được trộn mùn cưa treo trên ngọn cây hoặc nách lá.
Thu hoạch
Sau khi trồng từ 3,5 đến 4 năm dừa sẽ ra trái, bình quân mỗi năm cây dừa có khả năng cho từ 100 đến 120 trái/cây.
Đối với dừa uống nước thu hoạch khi nước dừa còn đầy trong trái, tuổi trái khoảng 6-7 tháng, nước dừa lúc này ngọt và ngon, riêng dừa dứa có mùi thơm lá dứa rất đặc trưng. Còn đối với dừa để giống thì ta nên thu trái đủ độ chín từ 11 đến 12 tháng tuổi, vỏ trái đã chuyển sang màu nâu, khi lắc nghe róc rách.
Đối với dừa xiêm xanh dùng để uống nước thông thường nhà vườn thu hoạch trái ở quày thứ 6 (chưa được 6 tháng tuổi); tuy nhiên, để xác định được quày dừa 6 tháng tuổi ta có thể tuân thủ theo nguyên tắc như sau: khi quan sát các sẹo lá dừa ta thấy chúng phát triển theo hình xoắn, có cây xoắn theo vòng phải có cây theo vòng trái và một vòng xoắn như thế có 5 xẹo lá ta gọi cây dừa có diệp tự 2/5.
Như vậy khi quan sát các quày dừa còn trên ngọn ta có thể quy định quày mới nở là quày số 0, nằm phía dưới quày số 0 là quày số 5, dưới quày số 5 là quày số 10; nếu là dừa ta, dừa dâu đó là tháng tuổi của trái vì hai giống dừa này mỗi tháng trổ một quày.
Nhưng đối với dừa xiêm thì khác vì nhóm dừa này hai tháng trổ được 3 quày nên quày số 5 chỉ được 4 tháng tuổi mà thôi, vì vậy để thu hoạch dừa xiêm nạo đạt tiêu chuẩn, có phẩm chất ngon ta nên thu hoạch ở quày số 8 trên cây dừa là trái có chất lượng ngon nhất.
Loại giống cây dừa này có sức hút với người nông dân vì hiệu quả kinh tế rất cao và lâu dài. Việc chăm sóc cây cũng khá đơn giản. Cây không cần nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy nó tiết kiệm được chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường.
Trung tâm giống cây trồng tiên tiến chất lượng cao cung cấp những giống cây dừa có thể trồng cây tạo cảnh quan phát triển du lịch và sinh thái, những giống cây dừa mang đến hiệu suất kinh tế cao cho người trồng. Đảm bảo các giống cây tốt nhất bạn có thể liên hệ với trung tâm để nghe những lời tư vấn về các giống cây tại trung tâm, bạn sẽ biết cách chọn loại giống cây phù hợp nhất và đáp ứng nhu cầu của bạn.
Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao
ĐC: Hợp Tác Xã Giống Cây Trồng Cổ Bi – Đường Cổ Bi – Gia Lâm – Hà Nội Tel: 0973 401 793 – 0916 430 455 Mail: giongcaytrongkinhtecao@gmail.com Web:http://giongcaytrongkinhtecao.com/
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mè Đen Giống Đh trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!