Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Đào Bích mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
+ Có khả năng cung cấp cây ăn quả trưởng thành từ 1 năm tuổi trở lên – giá trao đổi.
+ Luôn có khả năng cung cấp số lượng lớn với giá cả hợp lý.
Hiệu quả kinh tế thu được từ việc trồng giống hoa đào Bích GL2-1 cao hơn so với giống đào bích đang được trồng phố biến ngoài sản xuất hiện nay từ 15-30%
– Thời vụ trồng: Tháng 1-2 âm lịch.
– Bón phân:
+ Bón lót: Trước khi trồng từ 7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố. Lượng phân chuồng hoai mục là 30 tấn/ha + 1.100kg phân lân + 600kg vôi bột.
+ Bón thúc: Lượng bón thúc cho 1 ha là: phân tổng hợp NPK (13:13:13+TE): 2.700kg, phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê theo tỷ lệ 10:1 để bón.
Bón thúc làm 5 lần:
Sau trồng 1 tháng, rễ mới đã phát triển tiến hành bón thúc lần đầu. Lượng bón 300kg NPK và 30kg urê, hòa tan với nước tưới xung quanh gốc. Số còn lại chia đều cho 4 lần bón và mỗi lần bón cách nhau khoảng 25-30 ngày. Kết hợp với tưới đủ ẩm, xới xáo, làm cỏ, vét luống. Ngoài ra phun thêm phân bón lá đầu trâu 501; 502 hoặc Atonik nhằm giúp cây nhiều cành, tán xum xê.
– Tỉa cành: Tùy theo mục đích tạo dáng, thế cho cây mà thời gian đầu sau trồng mới có hình thức cắt tỉa khác nhau. Sau đó khi chồi mầm cao 30 – 35cm thì bấm ngọn, cứ làm như vậy đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên điều chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán.
– Khoanh vỏ: Trung tuần tháng 8 âm lịch.
– Tuốt lá kết hợp với go cành: trước tết 45-65 ngày.
Giống đào Bích GL2-1 đã được áp dụng thành công tại một số vùng thuộc phía Bắc Việt Nam (Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên).
Chúc bà con thu hoạch đạt năng xuất và chất lượng cao !
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRANG TRẠI SẢN XUẤT CÂY GIỐNG XUÂN KHƯƠNG ĐT: 097.868.7171 – 0927.082.082 – 0243.8760566 ĐC: Đường đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
Kỹ Thuật Trồng Cây Đào Bích Nở Hoa Vào Tết
Hoa đào (P runus persia (L) Batsch) xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu đời. Hoa đào là loại hoa đẹp và tượng trưng cho mùa xuân, đặc biệt thú chơi đào ngày Tết đã trở thành một phong tục, một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu được của người dân miền Bắc mỗi dịp xuân về. Trong các giống hoa đào thì giống đào Bích được người chơi hoa yêu thích hơn cả bởi hoa có màu đỏ, rất sai hoa, hoa to, số lượng cánh hoa nhiều, hoa nở tập trung và thời gian nở hoa kéo dài.
Tuy nhiên, để cây đào Bích nở hoa vào đúng dịp Tết mang lại lợi nhuận cao cho người trồng hoa thì cần có những nghiên cứu bài bản về quá trình ra nụ, nở hoa dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được từ những người dân trồng đào lâu năm.
Công đoạn 1: Ức chế cây tạo sự phân hóa mầm hoa, có thể sử dụng một trong hai cách sau:
Cách 1: Khoanh vỏ hay dân gian thường gọi là “thiến đào”
– Thời gian khoanh: Tiến hành vào trung tuần tháng 8 âm lịch hàng năm.
+ Đối với cây đào to, trồng nhiều năm: Dùng dao mỏng khoanh 2 vòng xung quanh các cành gần thân chính, cách nhau 0,2cm. Bóc lớp vỏ giữa hai vòng khoanh bỏ đi và dùng ni lông cuốn che bên trên vết khoanh, buộc chặt để nước mưa không đọng ở chỗ vỏ bị khoanh làm thối vỏ.
+ Đối với cây đào trồng năm đầu và năm thứ 2: Dùng dao mỏng cắt khoanh 1 vòng tròn đều quanh thân cây ở dưới chỗ phân cành.
Lưu ý: Cây khỏe làm trước, cây yếu làm sau, chọn ngày trời nắng để khoanh vỏ. Sau 1-3 ngày mà không thấy lá đào có hiện tượng chuyển từ xanh sang màu vàng nhạt và hơi rủ xuống thì ta phải khoanh lại. Vết khoanh (cắt) mới phải nằm dưới vết cắt cũ.
– Chăm sóc sau khi khoanh: Sau khi thấy mắt hoa xuất hiện thì tiến hành bón thúc lân đầu trâu, K 2SO4 (5g K 2 SO4 pha với 1 lít nước, bón từ 3-5g/cây, bón 20-30 ngày/lần), hạn chế bón đạm và chú ý phòng trừ sâu bệnh (đặc biệt là sâu đục ngọn).
– Thời gian đảo: Đầu tháng 8 âm lịch.
– Thao tác đảo: Đào 1 bầu cách gốc chừng 20-25cm hoặc 30-45cm, sâu 20-25cm (tùy theo kích cỡ của cây).
Lưu ý: Chọn ngày trời nắng để đảo cây, đảo vào buổi sáng, tránh làm vỡ bầu. Nếu đang đảo cây mà gặp mưa thì phải dừng lại để tránh sự xâm nhập của nấm bệnh vào vết thương.
– Chăm sóc sau đảo: Trời nắng to phải che mát cho cây, tưới 1 lần/ngày chỉ cần cho ướt lá, hạn chế để nước vào gốc.
Công đoạn 2: Thúc nụ phát triển (tuốt lá)
– Thời gian tuốt: Trước tết Nguyên đán 45-60 ngày (1/10 -15/11 âm lịch) tùy thuộc vào từng cây.
– Kỹ thuật tuốt: Dùng tay bứt từng lá, tuốt toàn bộ lá trên cành và cây.
– Chăm sóc sau tuốt: Bón thúc nụ phát triển bằng phân có hàm lượng Kali cao như K 2SO4 (5g K 2 SO4 pha với 1 lít nước, bón từ 3-5 g/cây, bón 20-30 ngày/lần)
Lưu ý: Không được làm mất phần chân lá dính vào cành, dễ mất mầm hoa. Những cây đào sinh trưởng mạnh tuốt trước, sinh trưởng yếu tuốt sau.
Công đoạn 3: Điều chỉnh ra hoa vào đúng dịp Tết
Do thời tiết bất thường sẽ ảnh hưởng đến thời gian nở hoa. Vì vậy, dự đoán nếu hoa nở muộn (sau Tết) thì phải thúc, hoặc hoa đào có khả năng nở sớm (trước Tết) thì phải hãm.
– Điều kiện để thúc hoa: Khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12 âm lịch khi nụ hoa chưa có biểu hiện rõ rệt mà trời vẫn rét đậm kéo dài (nhiệt độ <10 độ C quá 7 ngày) thì ta phải thúc cho nụ nở hoa.
+ Không tưới nhiều, chỉ cần tưới nước khi đất quá khô.
+ Phun cây bằng nước ấm 40-50 độ C + Thuốc B1 (2 viên/lít nước) đẫm thân, cành, phun 5-6 lần/ngày.
+ Quây ni lông, thắp điện vào ban đêm hoặc cho vào nhà che ni lông sao cho chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài từ 5-6 o C.
+ Phun các loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng: như phân Đầu Trâu 901, hóc môn kích thích nở hoa …
Quây ni lông cho cây hoa đào
+ Che lưới đen thường xuyên cho toàn bộ tán cây.
+ Pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân.
+ Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng lên thân nuôi hoa.
+ Chặt bớt từ 10-12% bộ rễ, rải rác quanh gốc cây.
(Trung tâm NC&PT Hoa, Cây cảnh)
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đào
Nhân giống
Cây đào có thể trồng thực sinh tức là nhân giống bằng hạt cũng như trồng bằng cây ghép hoặc chiết.
Khâu chọn cây đào để lấy giống là rất quan trọng trong điều kiện thực trạng sản xuất đào ăn quả của nước ta.
Trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi vườn đào đã bắt đầu cho quả 4 – 5 vụ; (có độ tuổi từ 7 – 8 năm trở lên) cần quan sát và theo dõi từng cây. Tuyển chọn lấy những cây sinh trưởng tốt, đều, bộ khung tán đặc trưng cho nhóm giống, có sức chống chịu sâu bệnh như: dòi đục quả, bệnh chảy nhựa… năng suất cao ổn định, phẩm chất quả thơm ngon, quả có trọng lượng cao hơn các cây cụng vườn… làm giống. Chăm sóc chu đáo những cây này để lấy hạt hoặc cành ghép nhân giống.
Khi đào chín, chọn lấy những quả đẹp, to để riêng, để một thời gian cho chín kỹ! Lấy hạt rửa sạch, hong khô và bảo quản đến cuối năm đem gieo vào túi bầu; Trước khi gieo hạt đào cần ngâm nước ấm 4-5 ngày, thay nước hàng ngày, Sau đó gieo mỗi bầu 1 hạt; dành 5% số túi để dự phòng, dặm vào các túi có cây bị chết, các túi này có thể gieo 2 – 3 hạt.
Túi bầu được xếp vào vườn ươm và chăm sóc. Khi cây cao 50 – 60cm đem trồng. Thòi vụ trồng tốt nhất là vụ xuân.
Nếu được chọn để lấy mắt ghép thì sau khi thu hái quả xong, tiến hành chăm bón cho cây đào hồi phục, ổn định. Chọn lấy những cành bánh tẻ, được 6-8 tháng tuổi để lấy mắt ghép. Phải chuẩn bị trước vườn cây gốc ghép. Đào có thể ghép trên đào, chọn loại đào mọc khoẻ, mang nhiều tính hoang dã để làm gốc ghép
Hạt đào làm gốc ghép được chuẩn bị và gieo ươm như đã nói ở phần trên. Khi cây cao 60 – 80cm, đường kính gốc 0,6 – 0,8cm thì ghép được.
Có thể ghép đào theo cách áp thân, ghép mắt theo kiểu chữ T hoặc mắt nhỏ có gỗ.
Chăm sóc vườn ươm sau khi ghép: tập trung những túi bầu có cây ghép sống vào gần nhau. Còn những túi bầu có cây ghép không đạt yêu cầu thì để riêng, chăm sóc và ghép lại. .
Sau khi cắt ngọn của cây gốc ghép, chồi ghép nảy mầm và lớn dần, cần thường xuyên cắt tỉa các chồi dại mọc từ gốc cây ghép để cây tập trung dinh dưỡng nuôi phần mầm ghép.
Thỉnh thoảng tưới nước phân pha loãng để cây giống phát triển thuận lợi.
Trồng và chăm sóc vườn đào
Chọn đất phù hợp cho cây đào, nếu có điều kiện thì cày sâu 25 – 30cm để làm tơi đất và diệt cỏ dại. Sau đó đào hố sâu 60 – 70cm, miệng hố có kích cỡ 70 x 70cm. Bón lót vào 1 hố 25 – 30kg phân chuồng tốt hoai mục; 0,5kg supe lân; 0,5kg clorua kali. Tất cả trộn kỹ với lớp đất mặt và lấp đầy miệng hố, để 1 tháng sau mới trồng đào.
Thời vụ trồng đào tốt nhất là vụ xuân. Nếu có diện tích tương đối bằng phẳng và rộng thì đào hố theo đường thẳng, cách nhau 6 – 7m và hàng cách hàng 7 – 8m. Nếu diện tích trồng có độ dốc thì đào hố theo đường đồng mức. Cần tạo điều kiện để chống xói mòn như: gieo trồng các loại cây phủ đất, chắn dòng chảy… cách trồng cây đào vào hố và các biện pháp chăm sóc cũng tương tự như đối với các loại cây khác.
Chú ý: Khi cây đào cao 1 – 1,2m thì bấm ngọn để tạo các cành cơ bản, giữ khoảng 3 – 4 cành hướng đều ra các phía. Khi cành này vươn dài 1,2 – 1,3m lại bấm ngọn cành để tạo nhiều cành thứ cấp. Cần tạo cho cây đào có khung tán tròn để bộ lá hướng ánh sáng đều. Thời gian ra hoa và nuôi quả, đặc biệt là thòi kỳ quả đang lớn, cây đào rất cần ánh sáng.
Cắt bỏ thường xuyên các chồi dại của cây gốc ghép.
Phân bón cho đào
Năm đầu, vào các tháng mùa mưa, chọn ngày khô ráo để bón thúc. Mỗi cây bón: 0,5kg urê; 0,3kg kali; nếu có điều kiện thì tưới nước phân pha loãng. Phân được rải đều xung quanh gốc và xới xáo nhẹ cho phân vùi xuống đất.
Từ năm thứ hai đến năm thứ tư: bón cho mỗi cây 20 – 30kg phân chuồng vào cuối năm, trước khi phát lộc xuân. Vụ hè bón thêm 0,7kg super lân; 0,3kg kali và 0,5kg urê. Khi cây bắt đầu cho thu quả thì bón 2 lần: lần đầu trước khi nở hoa 15 – 20kg phân chuồng; 1kg super lân; 1,2kg kali cho lcây vào tháng 11, 12. Lần thứ 2 sau khi đã thu hoạch quả vào tháng 7,8. Mỗi cây bón 15 – 20kg phân chuồng; 1kg super lân và 0,8kg kali.
Phân được bón vào hố đào xung quanh tán cây.
Mùa khô hanh cần xới xáo và tủ cỏ, rác khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
Khi chăm sóc, xới xáo không được làm xây xát, gây vết thương cơ giới ở rễ, gốc và thân cây đào vì cây đào dễ phản ứng chảy nhựa và nấm ký sinh dễ có điều kiện xâm nhiễm gây bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây đào thường bị sâu ăn lá như châu chấu và các loài bọ cánh cứng, rệp hại ngọn non, rệp sáp, rệp vảy hại thân cành, sâu đục thân, đặc biệt là dòi đục ngọn non.
Phun các loại thuốc như selecron 500ND pha 0,1%, supracid 20EC pha 0,1%.
Khi quả chín nên dùng bẫy bã để diệt ruồi bằng metil eugenol + naled (94 phần metil eugenol + 6 phần naled) để nhử diệt ruồi đực. Thòi gian này tuyệt đối không phun thuốc sâu để tránh ô nhiễm quả đào.
Cây đào bị một số loại bệnh như đóm lá, dị hình phiến lá và nhất là chảy nhựa ở cành và thân. Đối với bệnh trên lá, phun titl super 300ND pha 0,1%, hoặc aliette 80WP pha 0,3%.
Đối với hiện tượng chảy nhựa, dùng dao cạo sạch lớp vỏ và quét Boocđô đặc 10% hoặc phun aliette 80WP pha 0,5%.
Ở vườn đào nhiều năm tuổi, vào vụ đông nên vệ sinh vỏ thân, gốc và quét vôi lên thân.
Thu hoạch đào
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch đào là khi quả đào vừa chín tới. Nếu cần vận chuyển đi xa để tiêu thụ thì cho thu hái khi quả gần chín. Quả đào thu hái nhẹ nhàng, tránh làm xây xát, giập nát. Sau khi thu hái về cần thải loại những quả kém mã, bị sâu bệnh nhất là dòi đục. Những quả tốt đưa vào sọt có lót vật liệu mềm để bảo quản và vận chuyển.
Cây Muồng Hoa Đào 2022. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây
Đặc điểm cây muồng hoa đào – Cây cảnh quan cho hoa đẹp mắt
Muồng hoa đào có tên tiếng Anh là Cassia javanica, thường được nhiều người gọi với cái tên quen thuộc là hoa bò cạp hồng. Loài cây này có nguồn gốc xuất xứ từ rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, cây được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc,….và các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai.
Ở Hà Nội, bạn cũng có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của hàng cây muồng hoa đào trên cung đường Lý Thường Kiệt vào những ngày hè.
Đặc điểm hình thái
Muồng hoa đào là loại cây thân gỗ, phần vỏ thân có màu xám nâu, phân cành nhánh nhiều, các cành non có lông, thân cây chắc và không nứt, có nhiều lỗ bị, thịt vỏ dày từ 6 – 8mm. Các hình thái khác có đặc điểm như sau:
– Những cây muồng hoa đào trưởng thành sẽ có chiều cao trung bình từ 10 – 20m.
– Lá cây muồng có hình bầu dục, hơi tù ở phần đỉnh và thuộc dạng lá kép lông chim chẵn. Bề mặt rất nhẵn, bóng và tươi, có màu xanh non, cuống lá dài khoảng 10 – 15cm.
– Hoa muồng có đặc điểm là thường mọc thành từng cụm ở đầu cành, cụm hoa lớn, có nhiều hoa và thường dài khoảng 15cm. Cánh hoa muồng cũng rất mềm và mịn, có màu hồng phớt, nhị hoa có màu vàng.
– Quả muồng có hình dạng giống với quả đậu với chiều dài từ 10 – 20cm, có nhiều hạt và thịt quả có mùi hôi nhẹ.
Đặc tính sinh thái
Cây muồng hoa đào có đặc điểm sinh thái gần như cây muồng anh đào. Tốc độ sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và nhanh thích nghi với điều kiện thời tiết.
Đây cũng là loài cây ưa sáng, chịu trồng ở những nơi đất sâu, dày và ẩm. Do vậy mà có thể thấy chúng thường mọc tự nhiên ở những khu vực ven bìa rừng, ven suối hay dưới chân núi
Cây muồng hoa đào và những lợi ích trong cuộc sống
Nhờ những ưu điểm cùng các đặc tính vượt trội của mình, ngày nay muồng hoa đào được trồng phổ biến bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
Tạo cảnh quan ấn tượng tô điểm cho công trình
Nhờ sở hữu những chùm hoa rực rỡ với màu sắc nổi bật nên cây được trồng nhiều ở các vỉa hè, đường phố, công viên, khuôn viên các trường học, công sở, các khu du lịch, nghỉ dưỡng… nhằm mục đích tôn tạo cảnh quan đô thị.
Ngoài ra, với đặc tính sinh trưởng nhanh cùng khả năng chống chịu tốt, rễ cây ngang và bám chắc, cành nhánh mềm mại, ít bị gãy đổ khi có mưa bão. Do đó mà tiết kiệm được rất nhiều công sức chăm sóc.
Thanh lọc không khí
Một lợi ích nữa của cây muồng hoa đào đó là giúp thanh lọc không khí, mang lại không gian sống rực rỡ, vui tươi và nhiều màu sắc. Rất thích hợp để trồng trang trí, tô điểm thêm màu sắc cho không gian sống.
Trồng lấy gỗ làm đồ nội thất
Mặc dù gỗ muồng không có khả năng chịu mối mọt tốt nhưng lại có màu vàng tươi rất đẹp, thân cây chắc và ít bị nứt nên ngày nay nó còn được trồng với mục đích làm cây lấy gỗ làm nội thất như: Bàn, ghế, tủ, kệ sách,….
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây muồng hoa đào
Để cây muồng hoa đào sinh trưởng và phát triển tốt, bạn có thể thực hiện theo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây như sau:
Kỹ thuật nhân giống và chọn cây con
Cây muồng hoa đào chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Nên lựa chọn những hạt giống từ cây bố mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và gieo vào khay ươm hoặc bầu ươm để thuận tiện cho việc chăm sóc.
Đến khi cây con được tầm 50cm thì có thể đem trồng. Lưu ý chọn những cây con khỏe mạnh, cứng cáp, không bị sâu mọt.
Kỹ thuật trồng cây muồng hoa đào
Bước 1: Đào hố với kích thước khoảng 40 x 40 x 40 cm, lưu ý phải cân đối khoảng cách giữa các hố, không nên trồng quá gần hoặc quá xa nhau.
Bước 2: Mỗi hố tiến hành bón lót từ 1,0 – 1,5 kg phân hữu cơ sinh học hoặc từ 100 – 150 gram phân NPK, sau đó phủ một lớp đất mịn dày từ 2 – 3 cm để giữ cho phân không bị trôi đi.
Bước 3: Đặt cây vào giữa hố, cố định cho thân cây thẳng đứng sau đó dùng tay vun lớp đất mịn vào xung quanh gốc cây, vừa vun vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 – 3 cm.
Bước 4: Tiến hành tưới đẫm gốc cây sau khi trồng để giữ ẩm cho rễ cây.
Hướng dẫn chăm sóc muồng hoa đào đúng cách
Đặc điểm cây muồng hoa đào là ưa sáng, mọc nhanh, chịu đất sâu, dày và ẩm nên bạn cần căn cứ vào đó để có chế độ chăm sóc thích hợp nhất, cho cây có môi trường sống thuận lợi nhất để sinh trưởng và phát triển.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng sau khi trồng cây con từ 7 – 10 ngày thì phải trồng dặm bổ sung vào những vị trí có cây con chết.
Cây con mới trồng cần được tưới nước hằng ngày, đến khi cây phát triển ổn định thì có thể tưới 2 lần 1 tuần.
Trong 3 năm đầu tiên, phải tiến hành làm cỏ định kỳ cho cây 6 tháng 1 lần và bón phân, vun gốc một lần, mỗi lần khoảng 150 – 200 gram NPK.
Nơi bán cây muồng hoa đào sinh trưởng tốt giá rẻ
Muồng hoa đào là giống cây rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, tuy nhiên để tìm được nơi bán cây muồng hoa đào uy tín, đảm bảo chất lượng tốt, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh và sức sống tốt thì không phải là điều dễ dàng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Đào Bích trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!