Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Giáng Hương # Top 3 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Giáng Hương # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Giáng Hương mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Giáng Hương

GIỚI THIỆU CÂY GIÁNG HƯƠNG

Cây Giáng Hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, là một loài cây họ Đậu (Fabaceae), một loài cây bản địa của vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Đặc điểm hình thái Cây Giáng Hương

– Cây gỗ cao 25 – 30 m, thân thẳng, tròn. Vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc, cành non có lông.

– Lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách. Cuống lá ngắn, có lông.

– Hoa nhỏ màu vàng, có mùi thơm, hợp thành chùm ở nách lá, không phân nhánh, có màu nâu.

– Quả tròn hơi dẹt, đưòng kính 8 cm, có mũi cong về phía cuống, quả có 1 – 2 ô, mỗi ô chứa 1 hạt, quả có cánh mỏng.

Phân bố Cây Giáng Hương

– Cây phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia.

– Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở Nam bộ, nhất là ở Đồng Nai, đảo Phú Quốc. Cây thường mọc trong rừng nhiệt đới mưa mùa thứ sinh, cây ưa sáng, đất cát pha, tầng đất sâu dày. Trong 2 năm đầu cần che bóng cho cây, tỷ lệ che bóng 50 – 70%.

Giá trị kinh tế Cây Giáng Hương

Gỗ rất đẹp, có mùi thơm màu nâu hồng, mịn, có vân đẹp do vòng năm khá rõ, được dùng để đóng đồ gỗ cao cấp, mỹ nghệ, dùng trong xây dựng.

Một số thông số kỹ thuật hạt giống:

– Phương thức bảo quản:

+ Điều kiện thông thường, khô, thoáng mát, ở nhiệt độ 25 – 30oC, phương thức này có thể duy trì sức sống của hạt 1 – 2 năm.

+ Bảo quản khô mát ở nhiệt độ 5 – 10oC, có thể duy trì sức sống hạt được 3 – 4 năm.

– Trọng lượng 1.000 trái khoảng 365 gram.

– Số trái/1kg: khoảng 2.700 trái.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY GIÁNG HƯƠNG

1/ Chuẩn bị đất trồng:

– San ủi thực bì, đốt dọn , cày phá lâm bằng chảo 3.

– San bằng các gốc cây, gò mối, cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất.

2/ Thiết kế mật độ trồng :

Thiết kế trồng rừng: tùy theo mục đích trồng mà có mật độ trồng khác nhau (1.100 cây/ha, 1.650 cây/ha hoặc 2.200cây/ha)

3/ Đào hố :

– Kích thước hố đào 30 cm x 30cm x 30cm

– Hố được đào trước và bón phân NPK (15-15-15) 50 gr – 100 gr/hố , phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt.

4/ Trồng cây :

– Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé túi bầu.

– Cho cây vào hố , giữ cây thẳng đứng, sau đó lấp đất, cách mặt đất từ 3 – 4 cm, dùng tay ấn chặt vào gốc cây.

5/ Chăm sóc :

– Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, những cây chết phải được dặm ngay.

– Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.

– Hàng năm định kỳ 6 tháng làm cỏ, bón phân, vun gốc một lần, lượng phân bón (100gr NPK )/1ần bón. Bón phân trong 3 năm đầu.

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Lan Giáng Hương

Lan Giáng Hương là loại lan rừng hoa có màu sắc đằm thắm cùng với hương thơm quyến rũ đã làm “say đắm” biết bao người yêu thích hoa lan. Loài này thuộc loại lan rễ gió, rất dễ tìm thấy ở rừng, ở Việt Nam Giáng Hương có 8 loài chính, mỗi loại đều mang vẻ đẹp cuốn hút riêng. Về kỹ thuật chăm sóc lan Giáng Hương cũng không quá khó, bạn chỉ cần nắm những kỹ thuật sau: 1. Đặc điểm lan Giáng Hương

Lan giáng hương có hoa mọc thành chùm hướng xuống, tỏa hương thơm bát ngát và dịu nhẹ. Trong tự nhiên hoa lan này sống bám vào các cành cây, rễ bám vào cành cây và thòng lơ lững trong không khí. Lan giáng hương không phải là thực vật ký sinh hút chất dinh dưỡng của cây để sống mà chỉ là loại thực vật cộng sinh, dựa vào thân cây để phát triển.

Để cây lan giáng hương phát triển mạnh và đồng đều thì cần phải có độ thoáng mát. Bên cạnh, cây lan giống mua về cũng quyết định đến sự phát triển của cây về sau. Vì thế, bạn nên chọn cây giống có kích cỡ đều nhau để cây lan ra hoa cùng lúc, chọn cây có lá còn xanh, rễ tươi, những lá gần gốc vẫn còn, không nên mua những cây có bộ rễ khô, lá úa vàng bởi những này rất khó hồi phục khiến bạn gặp khó khăn trong việc chăm sóc.

+ Cây lan giống khi mới mua về bạn cần phải xử lý trước khi trồng, bạn cắt tỉa bớt các rể nhỏ bị héo cho gọn, cột túm gốc cây lan lại và treo ngược gốc lên, phun thuốc B1, humic hoặc dùng nước vo gạo để kích thích cây lan ra rễ mới. Sau đó, đem treo chùm lan vào chỗ mát, tránh trời mưa vì lúc này cây lan dễ bị sốc với môi trường khiến cây dễ chết, rụng lá khi gặp mua nhiều.

+ Mỗi ngày bạn nên phun sương nước một lần vào sáng sớm, sau 7 ngày thì phun lại thuốc kích thích ra rễ 1 lần. Sau 15-20 ngày khi cây lan rụng hết lá thì bạn tiến hành trồng vào chậu hoặc ghép và thân cây gỗ.

Hiện nay, có 2 cách để bạn trồng lan giáng hương là trồng vào chậu hoặc ghép vào thân cây gỗ, mỗi cách trồng đều cần có kỹ thuật riêng. Cụ thể:

Đầu tiên, bạn chuẩn bị chậu trồng lan đã được xử lý ký lưỡng. Đặt gốc cây sát dưới đáy chậu, cuốn các cọng rễ quanh tròn thành chậu, cột cố định thân cây lan vào dây treo chậu. Khoảng trống giữa gốc cây lan bạn chen vào những miếng gỗ mục, phía trên cột một đường dây nilon quanh thân các cây lan với nhau để cây không bị lắc khi tưới nước và không làm hư đầu rễ non mới ra.

Với cách trồng này thì bạn bố trí các cây lan xung quanh khúc cây để khi trổ hoa sẽ đều theo các hướng của giò lan. Bạn quấn các cọng rễ vào thân khúc gỗ, dùng dây nilon cột chặt thân cây lan và rễ vào khúc gỗ, treo giò lan vào chổ thoãng mát và cũng phun sương tưới nước.

Khi cây lan ra rễ mới thì bạn mới tưới phân cho cây, lan giáng hương là loài có sức sống mạnh, tự lấy dinh dưỡng từ không khí nên bạn không cần bón phân nhiều cho cây. Bạn dùng phân 20:20:20 hoàn tan với ½ muỗng cà phê phân bột trong 4 lít nước. Phun ướt đẫm lá, rễ cây lan 15 ngày/lần vào buổi sáng, bạn có thể dùng túi lưới đựng phân chì tan chậm vào trong và hàn kín 2 đầu, đính 5-7 túi phân này lên quanh thân khúc gỗ hoặc đặt lên trên những miếng gỗ mục trong chậu thì bạn không cẩn tưới phân thường xuyên, chỉ cần sau 3 tháng bạn thay túi phân 1 lần là được.

Loài nay cây nhỏ thường nở hoa vào cuối mùa xuân, đầu hạ, hoa có màu hồng tím mọc nhiều ở Lâm Đồng, Phan Rang.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Giáng Hương Tam Bảo Sắc

Một trong những loại lan đẹp nổi bật nhưng lại cực kì dễ trồng và chăm sóc đó là Lan Giáng Hương Tam Bảo Sắc. Khi nhìn thấy những bụi hoa bung rủ tỏa hương sắc rủ từng chùm ấn tượng tôi chắc bạn sẽ không thể kìm long trước vẻ đẹp đó. Giáng hương tam bảo sắc là loại hoa thuộc chi giáng hương. Đây là một trong những loại lan phổ biến nhất tại Việt Nam. Đặc trưng của loại chi này chính là sống ở vùng nhiệt đới ẩm và hoa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng Châu Á, Ấn Độ và một số nơi phía Nam Trung Quốc.

Đúng với tên gọi của chúng loại lan này thường có ba màu chủ yếu đó là màu vàng, trắng và tím trên cùng một bông hoa. Trong khi những loại hoa khác thường chỉ có hai màu thì loại lan này là sự cộng hưởng của 3 sắc hoa lan tòa dần đều từ nhị cho đến nhụy và xuống cánh hoa đẹp ấn tượng. Trong khi loại lan cùng chi giáng hương có màu hoa đơn sắc thì thiên nhiên lại ưu ái cho loại hoa này đến vậy.

Lan giáng hương tam bảo sắc là loại lan có thân mềm và có độ rủ xuống mềm mại như cây liễu. Những cây trưởng thành độ dài thân cây có thể đạt tối đa là 80cm. Cây nào có độ dài ít cũng khoảng 50cm. Cây có hẹ lá dài mong hơn đuôi cáo đầu tròn màu xanh sẫm và hướng rủ xuống dưới theo chiều của cành hoa. các cây Tam Bảo Sắc có lá dài thì lá xếp thưa hơn, nếu lá ngắn thì xếp sát hơn, lá cũng cứng và cũng dày hơn. Cây có rễ chùm và nhiều bám rất chắc vào giá thể giúp cây tự do buông thả dáng mà không sợ rơi.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan giáng hương tam bảo sắc

Có thể nói lan giáng hương tam bảo sắc là loại lan dễ trồng và dễ chăm sóc nhất trong các loại lan đơn thân. Thời gian nghỉ của cây thường sẽ trông hơi héo, lá nhăn và cây không có rễ. Tuy nhiên khi ghép vào giá thể và tưới nước thì rễ của chúng chẳng mấy chốc sẽ hiện ra gỗ lá gốc và bám chặt vào giá thể cây xanh tốt trở lại.

Cách ghép hoa vào giá thể

Thông thường loại lan này sẽ được trồng và chăm sóc trên những giá thể bằng gỗ mà không cần phải trồng vào chậu. Gía thể gỗ cũng thường là loại gỗ nhãn, vú sữa và các loại gỗ có vỏ dày chắc chắn.

Phân bón cho lan này chỉ cần là loại phân hữu cơ NPK 30-10-10 bạn bón đinh kì cho cây nhất là sau mỗi mùa hoa cho đến tận tết âm lịch năm sau. Thời kì sắp ra hoa giảm dần và ngừng tưới đưa ra nắng để kích thích hoa mọc.

Có thể nói với đặc tính dễ trồng, nhanh lớn và cho hoa cực kì đẹp và thơm. Lan giáng hương tam bảo sắc hầu như được đại đa số người chơi lan từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp ưa chuộng. Nếu là người mới chơi lan thì không thể bỏ qua được loại lan này. Nên bắt đầu ngay với tam bảo sắc với thời tiết khí hậu đầy đủ nắng và không quá khắc nghiêtpj thì cây sẽ không phụ bạn.

Mọi thông tin liên hệ để được tư vấn:

Kỹ Thuật Trồng Lan Giáng Hương

Lan giáng hương hồng sống phụ sinh sinh, thân mập, dài trên 25cm, lá thẳng đứng. Lá xếp 2 dãy, dày, màu xanh bóng, dài 20 – 30cm, rộng 1,5cm, đỉnh chia 2 thùy. Cụm hoa dài, buông xuống. Hoa lớn 2cm, màu đỏ tím có đốm đỏ.

Tên Việt Nam: Lan dáng hương hồng, lan đuôi cáo

Tên Latin: Aerides rosea

Đồng danh: Aerides rosea Lodd ex Lindl.

Họ: Phong lan Orchidaceae

Bộ: Phong lan Orchidales

Lớp (nhóm): Cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes

Kỹ Thuật Trồng Lan Giáng Hương

Lan sống phụ sinh sinh, thân mập, dài trên 25cm, lá thẳng đứng. Lá xếp 2 dãy, dày, màu xanh bóng, dài 20 – 30cm, rộng 1,5cm, đỉnh chia 2 thùy. Cụm hoa dài, buông xuống. Hoa lớn 2cm, màu đỏ tím có đốm đỏ. Cánh môi 3 thùy, thùy giữa dạng tam giác lớn, màu tím nhạt, hai thùy bên nhỏ

Loài mọc chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và rải rác ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra chúng còn phân bố ở Thái Lan, Trung Quốc, ấn độ, Butan.

Lan Đuôi Cáo (Aerides Rosea) thường còn được gọi là Cáo bắc, là một loại lan thuộc họ giáng hương, phân bố nhiều ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lai Châu, Điện Biên..

Đuôi cáo là loại hoa lan đơn thân, thân trụ tròn to cỡ ngón tay cái đến ngón chân cái, phần gốc được bao bọc bởi các bẹ lá cũ, phần trên gồm nhiều lá xếp sát nhau, cây trưởng thành khi khai thác thường dài khoảng 25-35cm, đương nhiên có những cây già trồng lâu năm thì lớn hơn. Đuôi cáo có bản lá phẳng, mỏng, dài khoảng 18-25 cm, bề rộng khoảng 3,5-4 cm, đầu lá tròn chia 2 thùy tròn.

Hoa dạng chùm dài cỡ 20-30 cm gồm nhiều bông đơn kích cỡ khoảng 1.5-2 cm nở vào khoảng tháng 5-7 dương lịch. Mỗi bông hoa nhìn như con chim xà xuống, thường chủ đạo là màu trắng, có chấm tím hồng ở chóp cánh và môi hoa. Hoa Đuôi Cáo thơm khá rõ, nhất là vào buổi trưa.

Loại này có thể ghép gỗ và trồng chậu nhưng cá nhân tôi thích ghép gỗ hơn, an toàn hơn, họ giáng hương nên ghép gỗ thoáng cho rễ gió phát triển mạnh. Nên ghép trong tháng 3 đến tháng 5 dương lịch, lúc này mùa xuân không rét quá mà mưa phùn nhiều, độ ẩm không khí cao.

Khi ta mua hàng cân về, chỉ cần cắt rễ khô chết, không cần cắt nhiều như các loại lan hoàng thảo, các rễ còn tươi sau này vẫn có thể đẻ thêm rễ phụ chứ không phải như hoàng thảo khai thác xong là rễ chết. Xối cả cây qua nước sạch rồi ngâm cả cây vào dung dịch thuốc kích rễ khoảng 2h, vớt ra đem ghép lên gỗ. Cứ dùng dây thít nhựa để cố định cây rất nhanh, đẹp và chắc, có thể dùng các loại dây khác tùy điều kiện nhưng cũng như các loại lan khác, hạn chế dùng dây thép, nó thật sự không tốt.

Có thể trồng chậu đất nung với than cục to cỡ quả trứng, đặt vài miếng xơ dừa nhỏ trên mặt chậu tăng cường giữ ẩm, chú ý không vùi giá thế kín đến tận lá gốc, tìm cách buộc, cố định làm sao để chân lá gốc nhô cách mặt giá thể khoảng 2 đốt ngón tay, rễ mới thường đâm ra từ khoảng này chứ đâu, phía dưới gốc cũng xếp than thoáng ra đừng lo chết, ghép gỗ toang hoang cả rễ còn sống cơ mà.

Trồng xong ta đặt nơi râm và mát trong vườn chứ chưa ra rễ treo chỗ khô, nóng, nắng dù có tưới nhiều thì cũng vẫn cứ hay bị nhăn lá, tỷ lệ sống thấp. Hàng ngày xịt nước 1-2 lần tùy gốc đã khô chưa, 5-7 ngày lại phun dung dịch kích rễ một lần. Lúc trồng mà đang có nụ thì nên lấy dao sạch cắt nụ đi để dưỡng cây, có thể bôi vôi hoặc sơn móng tay vào vết cắt, tôi không có gì bôi thì kệ cũng chả sao, chờ chơi hoa năm sau.

Sau này ra rễ, cây khỏe mạnh rồi thì treo nơi nắng trung bình, cái này tùy khí hậu từng nơi, quan sát tình trạng cây để thay đổi cách chăm sóc. Mùa hè nếu thấy lá nhăn thì chuyển vào nơi râm hơn.

Đa phần thời gian trong năm ta phun NPK 30-10-10 để cây sinh trưởng mạnh, đến khoảng cuối tháng 02 dương đem treo ra nơi nắng sáng (vì thời gian này có nắng cũng không mạnh), bắt đầu phun NPK 10-30-30 khoảng 4 lần (kích hoa), mỗi lần cách nhau 1 tuần, tưới nước thì thưa dần đi khoảng 3 ngày/lần, đến cuối tháng 4 thì ngưng tưới hẳn, lá có thể se lại hơi nhăn chút, khi nào thấy cây nhú vòi nụ ở nách lá thì thôi phân, tưới nước lại hàng ngày là được.

Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng có thể vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ… Vì thế nhất là vào mùa hè cần phun thuốc ngừa nấm Physan, Ridomil, Daconil…1 lần/tháng và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp…khi thấy có

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Giáng Hương trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!