Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây ổi tứ quý hay còn gọi là ổi găng là một giống ổi có từ lâu đời. Giống ổi này được trồng rất nhiều ở xã Đông Dư, huyện Gia Lâm nên còn có tên gọi là Ổi Đông Dư. Quả ổi tứ quý tròn, vỏ sần, khi chín có mùi rất thơm, ăn giòn ngọt. Cây ổi tứ quý này cho quả quanh năm, năng xuất cao, rất dễ trồng và ít sâu bệnh, cây sau khi trồng 8-10 tháng đã cho quả. Cây Ổi Tứ Quý (ổi găng, ổi đông dư) giống được trung tâm cây gióng Xuân Khương nhân giống vô tính, với đặc tính của nhân giống vô tính cây con luôn mang tất cả các đặc tính tốt nhất của cây mẹ. Cây Ổi Tứ Quý (ổi găng, ổi đông dư) nhân giống vô tính cho cây giống khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, chịu úng chịu hạn cao. Cây Ổi Tứ Quý giống (ổi găng, ổi đông dư) có chiều cao từ 60-70cm
Câu chuyện làm kinh tế: Trồng ổi tứ quý, tết “cháy vườn”, thu cả trăm triệu/năm
(Dân Việt) Đó là chia sẻ của bà Đoàn Thị Tuyến ở xóm tiểu khu 3, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Từ việc trồng thử 4 cây ổi tứ quý, thấy ổi quả to, ngon, giòn, mềm, ngọt, vỏ đẹp, quả ra cả 4 mùa. Bà Tuyến đã đầu tư nhân giống số ổi lên 500 cây. Mỗi năm thu hoạch vườn ổi cũng có lãi hàng trăm triệu đồng.
Bà Tuyến vốn là cán bộ về nghỉ hưu từ năm 1990. “Gọi là nghỉ hưu chứ cuộc sống đâu có được thanh nhàn, vợ chồng về cải tạo đất vườn để trồng cây mía, vài năm lại chuyển sang trồng cây ngô, cây đậu tương…Công việc nặng nhọc, vất vả mà cũng chỉ kiếm đủ tiền ăn 3 bữa, chứ nói gì đến chuyện tích góp…”, bà Tuyến tâm sự.
Thời gian dần trôi, tuổi tác của vợ chồng bà Tuyến cũng ngày một cao, sức lao động không còn được như trước. Cũng vào thời gian này, thấy bà con trong xã bỏ trồng cây ngô, cây mía sang trồng cây ăn quả ngày một nhiều, bà Tuyến bàn với chồng con làm theo.
Bà Tuyến kể: “Năm 2013 tôi chuyển mảnh đất 1,2ha chuyên trồng cây ngô, cây mía này sang trồng cây nhãn, xoài, bưởi… Cũng thời gian đó, tôi trồng thử 4 gốc ổi tứ quý cho đa dạng cây trái. Ai ngờ ổi cho quả to, ngon, mềm, ngọt, quả ra 4 mùa, có nhiều người qua đường hỏi mua. Thấy vậy, tôi quyết định nhân số cây ổi lên 500 cây”…
Hai năm trở lại đây, vườn ổi của bà Tuyến đã cho thu hoạch rộ. Do hợp đất và được chăm bón tốt, quả ổi phát triển nhanh, ổi ra quả liền tù tì cả 4 mùa. Theo bà Tuyến, nếu thời tiết ấm quả ổi lớn rất nhanh, quả to, trọng lượng từ 6 – 7 lạng/quả; còn mùa Đông quả phát triển kém hơn nên chỉ đạt khoảng 3 lạng/quả. Thế nhưng ổi mùa nào quả cũng rất ngon và đẹp mã nên có rất nhiều người thích. “Giá bán trung bình 25.000 đồng đến 30.000 đồng/kg, thế mà những ngày giáp Tết này người đặt mua nhiều, ổi lớn không kịp để bán cho khách, người ta bán hàng thì bảo cháy hàng, còn tôi trồng ổi dịp tết thì…cháy vườn…”, bà Tuyến ví von dí dỏm.
Chia sẻ về bí quyết chăm sóc để cho ổi tứ quý có quả to và ngon, bà Tuyến nói rằng, muốn ổi ngon chỉ nên dùng phân hữu cơ và phân vi sinh, không dùng thuốc và phân hóa học bón cho cây. Nhiều người thích mua ổi tại vườn của bà Tuyến là vì ổi ngon mà không dùng hóa chất chăm sóc, đảm bảo sạch, an toàn.
Để cây ổi không bị sâu bệnh hại, bà Tuyến dùng vôi trắng quệt vào gốc và rắc một ít xuống đất để khử chua vừa diệt ấu trùng của sâu trong đất. Cứ một gốc ổi bón khoảng 10 kg phân chuồng rắc xung quanh gốc cây, cộng thêm một ít phân kali. Ngoài ra dùng thêm bột ngô, đậu tương ủ lên men khoảng 10 ngày đem bón cho cây. Cách làm này giúp tăng độ ngọt cho ổi, ăn ngon hơn, mỗi năm bón khoảng 8 – 10 lần. Bà Tuyến còn đến các gia đình thu gom vỏ cà phê về ủ, bón thêm cho cây.
Để giữ cho quả ổi tốt, bà Tuyến dùng túi ni lông bọc quả lại, để quả phát triển tự nhiên trong túi bọc, cách làm này vừa giữ cho quả sạch, đẹp, vừa tránh côn trùng châm trứng vào quả, làm hỏng quả.
Nhờ được chăm sóc tốt, vụ thu hoạch ổi năm vừa rồi, tôi thu được gần 10 tấn quả. Tính cả năm, 500 cây ổi tứ quý cũng lãi được vài trăm triệu đồng” – bà Tuyến phấn khởi cho biết.
Kỹ Thuật Trồng Chuối Lùn Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Chuối lùn có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tốt nhất bạn nên trồng vào khoảng tháng 3 – tháng 4. Đây là thời gian lý tưởng và thuận lợi nhất để cây phát triển. Nếu bắt đầu trồng vào tháng 3, bạn có thể kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán. Từ đó, nhà vườn có thể bán giá cao hơn và đáp ứng nhu cầu lớn từ người dùng.
Khâu chọn giống khá quan trọng. Vì bạn phải canh chuối ra trái trước Tết nên cần chuẩn bị giống tốt.
Tiêu chuẩn chọn cây giống như sau: Lựa chọn cây con có chiều cao từ 70cm trở lên với khoảng 6 lá mầm. Tìm mua cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tốt nhất là cây thứ 2, thứ 3 từ cây mẹ đã trổ buồng. Không nên chọn cây quá non, chưa trổ buồng vì cây này lớp rễ mỏng, dễ bị đuối sức và mất năng suất về sau.
Khi chọn lựa được giống đạt tiêu chuẩn thì bạn dùng dụng cụ đào toàn bộ rễ của cây con lên. Sau đó, dùng dao cắt bớt rễ và lá cây con (chỉ để 1 lá non trên ngọn) rồi mang đi trồng. Cây được gọt tỉa sẽ hấp thụ ít nước hơn và tránh bị gió lay ngã. Tạo điều kiện thuận lời cho việc chăm sóc, tưới tiêu.
Lưu ý, khi vừa cắt tỉa cây giống xong, nên đưa cây vào bóng râm từ 1- 2 ngày để cây ổn định và liền vết thương.
Những mầm giống sau khi được lựa chọn xong, bước tiếp theo là bạn làm hố để trồng cây.
Lựa chọn đất vùng cao như đồi núi để trồng chuối. Các vùng thấp thường ngập nước khiến cây dễ bị thối rễ. Nếu trồng ở đất phù sa, bạn nên đào rảnh 2 bên để thoát nước.
Đối với đất đồi thấp, đào ô đất rộng 80cm và sâu 30cm
Đối với đất đồi cao, đào ô đất rộng 1,5m và sâu 50cm
Mật độ trồng cây cách nhau từ 2 – 3m
Khi bắt đầu trồng, dùng cuốc và xẻng lấp đất lên một lớp dày 30cm. Sau đó moi 1 hốc ở giữa với bán kính 15cm rồi đặt cây chuối con vào.
Vun đất thật chặt quanh gốc rồi tưới nước để đất siết lại, cây chuối sẽ không bị gió lay ngã hoặc mọc xiên vẹo sau này.
Sau khi trồng chuối xong, bón lót mỗi gốc khoảng 200g phân tổng hợp và 1 ít phân ủ mục. Điều này giúp cây hấp thụ được chất dinh dưỡng để phát triển sau này.
Cách bón: Bạn đào 1 rãnh vòng quanh gốc và rắc phân vào. Bón xong thì dùng cuốc lấp kín phân lại. Điều này giúp phân không bị bốc hơi khi gặp mặt trời và tạo môi trường dinh dưỡng cho cây hấp thụ.
Cuối cùng, dùng 1 lớp rơm rạ hoặc bạt mỏng phủ lên nhằm tạo độ ẩm cho cây phát triển. Khi rơm mục cũng tạo thành 1 lớp phân hữu cơ trong đất. Bạn nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt.
Chăm sóc cây chuối lùn cũng khá quan trọng. Nếu như kỹ lưỡng, vườn chuối nhà bạn sẽ cho năng suất cao, cây mọc đều và tránh bị sâu bệnh phá hoại. Các bước chăm sóc chuối như sau:
Giữ mầm cây: Khi trồng chuối lùn, bạn nên tỉa bớt các mầm rìa và giữ lại 1 mầm chính cho cây phát triển. Thường xuyên cắt tỉa các mầm mới để tránh cây phân tán dinh dưỡng.
Cách tỉa mầm khá đơn giản, bạn cắt sát gốc mầm mới mọc rồi dùng mũi dao nhọn khoét 1 lỗ tròn ngay ngọn để diệt mầm đó. Lưu ý không nên đào gốc lên vì dễ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.
Tỉa bỏ lá già: Lá già hoặc khô là môi trường thuận lợi để sâu bệnh phát triển. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên cắt tỉa lá già. Tốt nhất nên mang lá già đi đốt hoặc làm phân.
Bẻ bắp, tỉa quả: Sau khi cây chuối ra buồng và trổ hoa. Lúc này ta bắt đầu bẻ bắp và tỉa quả. Phần đáy buồng là bi chuối (hoa đực). Hoa đực không có nhiều tác dụng nên cần được loại bỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên tỉa bỏ phần quả nhỏ không phát triển ở đáy buồng để cây tập trung nuôi các quả còn lại.
Công việc tỉa nải nên thực hiện vào lúc khô ráo, mát mẻ (thích hợp nhất là vào chiều tối). Hạn chế tỉa nải vào trời mưa để tránh mất nhựa, ảnh hưởng đến chất lượng của buồng chuối.
Làm cây chống buồng chuối: Cây chuối phát triển khá nhanh, vì vậy bạn cần phải làm cây chống cho buồng chuối để chúng không bị lay đỗ khi gặp giông bão. Cách thực hiện như sau: Bạn dùng 2 cột tre chắc khỏe rồi buộc chéo với nhau bằng dây thép cứng. Đưa cây chống dựng vào thân và đầu buồng chuối để giảm sức nặng cho cây. Sau đó dùng dây buộc cố định vào thân cây. Như vậy, buồng chuối sẽ giảm sức nặng đang gánh và không bị gãy.
Thời gian trồng cho đến khi thu hoạch xong là khoảng 10 tháng. Bắt đầu từ tháng thứ 5 là cây bắt đầu trổ buồng. và sau 4 – 5 tháng có thể thu hoạch được. Lúc này bạn nên kiểm tra nải cuối của buồng chuyển từ xanh sang vàng nhạt, quả to tròn là có thể bắt đầu thu hoạch được.
Buồng chuối đạt tiêu chuẩn phải thẳng, quả chuối tròn đều, màu sắc xanh tự nhiên, đảm bảo đúng chất lượng của chuối lùn thương phẩm.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lặc Lày Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
1. Thời vụ trồng lặc lày thích hợp nhất
– Thời vụ trồng cây lặc lày thích hợp nhất là vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, thời điểm mà khí hậu mát mẻ, ánh sáng có cường độ trung bình không quá gắt. Nhiều nơi người ta còn trồng lặc lày quanh năm thế nhưng nếu lựa chọn thời vụ trồng cây lặc lày đúng vào khoảng cuối năm thì sang mùa hè năm sau chúng ta sẽ có lặc lày thu hoạch ăn giải nhiệt rất kịp thời.
2. Chuẩn bị để trồng lặc lày
2.1.Chuẩn bị hạt giống lặc lè
– Quả lặc lày được trồng bằng hạt.
– Bạn có thể mua hạt giống của chúng tại các cửa hàng, các Website uy tín như loại hạt giống lặc lày lai F1 Rado 248 của công ty hạt giống Rạng Đông phân phối bởi công ty Cp chelate Việt Nam phân phối để trồng.
– Hoặc chọn những quả to đều cho chín già trên cây rồi đem hái xuống phơi khô và lấy hạt bên trong.
2.2. Đất trồng lặc lày thích hợp nhất
– Chúng không chịu được đất ngập úng vì hay bị thối rễ. Do đó nên trồng lặc lày trên những khu vực đất cao và dễ thoát nước. Loại đất thích hợp trồng cho cây là đất cát pha có thành phần cơ giới nhẹ.
3. Kỹ thuật trồng lặc lày đơn giản nhất
Bước 1: Ngâm hạt giống lặc lày
– Trước khi gieo hạt bạn nên ngâm chúng trong nước ấm theo công thức 2 sôi 3 lạnh.
– Trong khoảng thời gian từ 4 – 5 tiếng cho hạt ngấm nước và dễ nảy mầm hơn.
– Sau đó bạn tiếp tục đem ủ hạt giống vào khăn ẩm để qua đêm
– Khi thấy hạt nứt nanh thì đem gieo xuống đất.
Bước 2: Gieo hạt lặc lày
– Bạn có thể gieo trực tiếp hạt giống xuống đất hoặc gieo ươm hạt trong khay hoặc túi bầu. Khi thành cây con mới trồng sang nơi mới đã được chuẩn bị sẵn.
– Đặt khay ủ ở nơi mát và giữ ẩm hằng ngày bằng cách tưới nước cho đến khi cây con được 2 lá sẽ đem ra trồng.
Bước 3: Trồng cây lặc lày
– Khi trồng cây, nên trồng trong thùng xốp lớn (60x40x40 cm hoặc to hơn một chút).
– Ở lớp dưới sẽ là 2 – 3 lạng phân lân bột,
– 1 nắm phân NPK rồi rải lên trên một lớp đất mỏng,
Đặt cây lên trên và lấp đất lại.
Cây lặc lè trước khi lên giàn hút khá nhiều nước nên cứ trung bình cần 5 lít nước/ 3 ngày.
Bước 4: Chăm sóc mướp nhật
– Nên giữ cho đất luôn ẩm và che chắn cây con cẩn thận, tránh bị sâu, chuột phá hoại.
– Khi cây con phát triển tới 4 đến 5 lá thật, bạn nên tưới nước nhiều hơn và bón lót cho chúng nhiều hơn. Sau khoảng 3 tuần, lúc này cây mướp Nhật đã đạt chiều cao 20 – 30 cm và ra nhiều lá và nhánh, lúc này bạn nên làm giàn cho cây.
– Đối với cây đã leo giàn, sẽ cần phải bấm ngọn và cắt hết nhánh ở dưới giàn. Điều này có tác dụng giúp cây ra nhiều nhánh con, lan sang nhiều hướng khác nhau. Cho đến khi cây có quả thì tỉa bớt lá già và tăng liều lượng phân bón để quả phát triển tốt nhất.
– Hoa lặc lày thường nhỏ có màu trắng tinh khiết trông rất đẹp. Khi nở năm cánh bung tỏa cùng những sợi tơ trắng dài li ti xòe rộng. Loài hoa này thu hút rất nhiều loài ong bướm đến hút mật thụ phấn.
– Có thể bón các loại phân chuyên dùng cho cây ăn quả như: MAP 12 – 61, siêu bo, MKP… là những phân có vai tròn rất quan trọng cho sự phát triển của cây, giúp cây phát triển nhanh hơn, đậu trái nhiều, trái phát triển nhanh và đều hơn, chất lượng tăng lên rõ rệt từ 25 – 30%.
Giống lặc lày lai F1 Rado 248 năng suất cao
4. Thu hoạch quả lạc lày
– Quả lặc lày ngon nhất khi còn non đồng thời khi hái non, cây cũng dễ phát triển hơn. Sau khoảng 2 tháng là đã có thể thu hoạch được lứa đầu tiên.
– Hãy yên tâm vì đây cũng là một loại quả dễ trồng, dễ chăm bón. Trồng một lần mà có thể được ăn nhiều đợt vì cây cho quả nhiều đợt liên tục trong năm.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHELATE VIỆT NAM
Địa chỉ: 83 Trần Bình Trọng, phường Đông Sơn, Thành phố Thanh Hóa
Điện thoại: 02373.603.888 – Hotline: 0362.180036
MSDN (MST): 2802053539
Website: chelatevietnam- cayhoadep- Email: chelatevietnam@gmail.com
Quy cách đóng gói: 0,5g, trái thuôn dài, có màu tím rất đẹp, không xơ, ít hạt, ăn rất ngon, cây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển mạnh và kháng các loại sâu bệnh cao.
Trái màu xanh đậm, dài 20 – 35cm, ruột xanh, ăn rất ngon, thơm, thu hoạch ngày sau gieo, mật độ 1,8 – 2m x 0,5 – 0,6m.
Đạm tổng số (Nts): 16%; Lân hữu hiệu (P2O5hh): 10%; Kali hữu hiệu (K2Ohh): 12%; Độ ẩm: 5%… phù hợp cho rau, củ, quả an toàn.
Là một chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng trong nông nghiệp và làm vườn để tăng kích thước quả của quả, ví dụ nho kiwi, nho, đào, lê… để thúc đẩy phân chia tế bào, cải thiện chất lượng của quả và tăng năng suất.
Cây cho sai quả, quả to, đều, vỏ bóng mượt, ăn rất thơm, ngon. Chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể,…
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sachi Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Cây Sachi vừa mới du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây. Tuy là cây trồng mới nhưng khả năng thích ứng với một số vùng núi, đồi, Tây Nguyên, … rất tốt. Trồng một lần cho thu hoạch sau 5 tháng, thời gian thu hoạch kéo dài đến 20 – 30 năm. Cây Sachi đã trở thành cây trồng đang mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho một số hộ dân canh tác. Để hỗ trợ bạn đọc quan tâm về cây Sachi, cẩm nang cây trồng xin chia sẻ chi tiết quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sachi mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể như sau:
Quy trình trồng cây Sachi hiệu quả kinh tế cao
1. Lưu ý trong việc chọn địa điểm trồng cây Sachi
– Cây Sachi là cây trồng có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trười khác nhau. Nhưng có nguồn gốc từ vùng có khí hậu nhiệt đới, để trồng cây Sachi có hiệu quả kinh tế cao cần chọn vùng khí hậu nhiệt đớt ẩm, sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15 – 32 oC, nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển mạnh nhất từ 22 – 30 o C, độ ẩm 75%, lượng mưa trung bình từ 1.000 – 1.500 mm, độ cao dưới 1.500 m.
– Chọn nơi có đất giàu dinh dưỡng, tầng canh tác dày, nơi cao ráo, có chế độ tưới tiêu chủ động, không ngập úng.
– Ở nước ta cây Sachi đang được trồng mở rộng diện tích các vùng Tây Nguyên.
Bất ngờ với giá trị dinh dưỡng từ hạt Sachi
2. Thời điểm trồng cây Sachi
– Đối với những vùng chủ động nước có thể tiến hành trồng quanh năm. Tuy nhiên ở nước ta, thông thường trồng vào thời điểm khí hậu mát mẻ, có mưa để đỡ tốn công chăm sóc.
– Thời vụ trồng cây Sachi tốt nhất vào đầu mùa hè hoặc mùa thu, tức vào tháng 6 hoặc tháng 9 dương lịch hàng năm.
3. Chuẩn bị giống cây Sachi
– Giống cây Sachi hiện nay các vườn trồng có thể lựa chọn giống nuôi cấy mô hoặc ươm cây từ hạt.
– Kỹ thuật ươm hạt giống Sachi: Đối với hạt giống Sachi chọn hạt đạt chuẩn giống đầu dòng. Hạt khô có khả năng nảy mầm cao. Hạt được ngâm với nước âm 54 o C trong thời gian từ 12 – 24 giờ, rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó cho vào khăn ẩm ủ hoặc vùi vào cát ẩm. Sau khi ủ từ 4 – 6 ngày hạt nứt nanh tiến hành gieo vào bầu. Mỗi bầu nên gieo 1 hạt, gieo sâu 1 cm sau đó phủ lớp đất bột mỏng. Tưới đủ ẩm suốt quá trình ươm cho hạt phát triển tốt. Sau gieo bầu khoảng 30 – 35 ngày thì hạt phát triển thành cây con có thể đem trồng ra ruộng sản xuất.
Làm giàu từ trồng cây Sachi trên vùng núi
4. Kỹ thuật làm đất trồng cây Sachi
– Đất trồng được thu dọn sạch tàn dư thực vật vụ trước. Tiến hành cày bừa, san phẳng, lên luống bón vôi bột để xử lý đất trước khi trồng. Việc làm đất được tiến hành trước khi trồng ít nhất từ 25 – 30 ngày.
– Đào hố trồng với kích thước tương ứng với bầu cây con. Thông thường kích thước bầu sâu từ 30 – 35 cm, đường kính rộng từ 20 – 25 cm. Mật độ đào hố trồng tùy vào mức độ thâm canh cây Sachi: 2,5 x 2,5 m ( 1.500 – 1.600 cây/ha); 2,5 x 3,3 m (1.000 – 1.300 cây/ha).
– Sau khi đào hốc cần tiến hành bón lót theo từng hốc với lượng: 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,2 – 0,3 kg super lân + 0,3 – 0,5 kg vôi bột + 10 – 20 gram nấm đối kháng Trichoderma. Toàn bộ phân được trộn đều với lớp đất mặt rồi cho xuống đáy hốc. Phần đất dưới đáy cho lên mặt để phơi đất bổ sung khi trồng cây.
Trồng cây Sachi vùng đất Tây Nguyên
5. Cách làm giàn cho cây Sachi
– Cây Sachi là cây thân leo nên cần chuẩn bị làm giàn cho cây nhằm nâng đỡ cây, tạo điều kiện cho cây phát triển cho năng suất cao.
– Hiện nay có thể làm giàn theo một số kiểu phổ biến như:
+ Giàn hình chữ T: Có thể dùng cọc bê tông, cọc tre, cọc gỗ, … Chiều cao từ 2 – 2,5 m. Chôn sâu 40 cm. Khoảng cách cọc cách cọc theo mật độ trồng, 1 cây/cọc. Bên trên cọc từ trên xuống dưới cức cách 50 – 70 cm căng lưới hoặc thanh ngang để làm giá đỡ cho cây leo. Có thể sử dụng dây kẽm, dây lưới, …
+ Giàn chứ I: Cách làm như hình chữ T nhưng không thiết kế dây ngang, thanh ngang.
+ Giàn truyền thống: Có thể tận dụng các vật liệu tự có để làm gian trồng, hậu như không cần thiết kế.
+ Có thể tận dụng các trụ cột trồng cây tiêu để trồng cây Sachi.
6. Trồng và chăm sóc cây Sachi ngoài ruộng sản xuất
– Cách trồng cây Sachi: Thông thường trồng 2 cây/hốc. Tiến hành nhẹ nhàng tháo bầu cho cây vào hốc, dùng lớp đất phơi phía trên hốc bổ sung và vun gốc. Ấn nhẹ cố định cây. Sau đó tưới nước vào gốc để giữ ẩm tạo điều kiện cho cây Sachi nhanh bén rễ.
– Chế độ nước tưới: Cây Sachi là cây ưa ẩm, ít chịu úng nên trong suốt quá trình trồng cần cung cấp đủ nước cho cây, đảm bảo độ ẩm đất đạt 75%. Đặc biệt thời điểm sau trồng 5 tháng cây ra hoa đầu quả. Tiến hành ngày tưới 2 lần sáng, tối.
– Chế độ bón phân: Khi cây bén rễ (sau trồng 5 – 7 ngày) tiến hành tưới phân loãng kích thích cây phát triển ngay giai đoạn đầu. Giai đoạn sau trồng đến trước thời kỳ cây ra hoa đậu quả tưới phân ure pha loãng định kỳ 10 – 15 ngày/lần. Giai đoạn cây ra hoa đậu quả tiến hành bón định kỳ theo năm. Mỗi năm bổ sung 1 đợt phân hữu cơ (15 kg) + 20 – 30 gram nấm đối kháng Trichoderma/hốc. Bổ sung phân bón thúc NPK 3 đợt/năm với lượng từ 0,2 – 0,3 kg NPK/gốc/lần bón. Phân bón lá nên bổ sung phun các loại trung vi lượng mỗi năm 2 – 3 đợt tùy vào tình hình sinh trưởng phát triển của cây.
Mô hình trồng cây Sachi tại Tây Nguyên
– Kỹ thuật cắt tỉa tạo tán: Giai đoạn cây mới phát triển cần thường xuyên vắt ngọn lên giàn theo ý muốn. Có thể dùng dây mềm buộc dây lên giàn để tạo điều kiện cho cây mở rộng thân leo cho năng suất cao. Khi cây dạt chiều cao 1 m trở lên, tiến hành bấm ngọn để tạo cho cành thân, nhánh phát triển phủ kín tán. Các năm sau khi cây phát triển mạnh có thể tiến hành cắt tỉa tạo thông thoáng cho giàn nhằm giảm sâu bệnh hại.
– Phòng trừ sâu bệnh hại cây Sachi: Lưu ý một số bệnh như nấm rễ, tuyến trùng, … Cần bổ sung hàng năm nấm đối kháng Trichoderma để hạn chế các bệnh gây hại rễ cây. Về sâu hại cần quan tâm đến ốc sên giai đoạn mới trồng.
– Thu hoạch và bảo quản hạt Sachi: Cây Sachi cho thu hoạch quanh năm, hoa quả ra liên tục. Hạt già, phần vỏ quả khô hẳn, chuyển thành màu đen, lộ ra phần hạt là có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch cần dùng kéo cắt cuống, không nên giật làm dập gãy thân cành, hư giàn, không hái quả còn non.
– Sau khi thu hoạch cho vào máy tách hạt chuyên dụng. Sau khi hạt được tách vỏ đem hong nơi khô ráo rồi đóng gói bảo quản.
Mô hình trình diễn trồng cây Sachi mang lại thu nhập khủng
Nguồn: Admin tổng hợp – NO
Nấm rễ cộng sinh – Mycorrhiza dạng bột siêu mịn gồm các bào tử của 4 chủng nấm cộng sinh rễ trong. Với kích thước nhỏ hơn 220 microns, sản phẩm có thể dùng lý tưởng cho…
Là một loại chế phẩm có chứa nhiều vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm rất tốt cho cây trồng và có tác dụng ngăn chặn được các bệnh có nguyên nhân gây ra từ các loại nấm, tuyến trùng
Cây Vạn Tuế với tên đầy ý nghĩa, dáng cây sang trọng, uy nghi, đầy sức sống, có tác dụng cải thiện và làm đẹp môi trường. Vài năm trở lại đây, cây Vạn Tuế đã giúp nhiều hộ nâng cao thu nhập.
Chuyển đổi trồng khoai lấy ngó lại đem lại thu nhập lớn, mỗi sào 500 m2 sau hai tháng trồng có thể đem lại thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/tháng, thời gian thu hoạch kéo dài 8 tháng/năm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!