Đề Xuất 4/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi Đường Quế Dương # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 4/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi Đường Quế Dương # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi Đường Quế Dương mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mấy năm trở lại đây, thị trường nông sản Việt Nam đang được biết đến một giống bưởi mới với cái tên Bưởi Quế Dương. Đây là một trong những giống bưởi quý thơm ngon, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Giống bưởi này cũng đã được công nhận là loại bưởi ngon nhất Đông Nam Á và hiện đang được bảo tồn và  nhân rộng tại vùng Cát Quế. 

 Chuẩn bị đất trồng

Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Kích thước liếp rộng 5-8m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m. Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 – 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 – 6.Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.

Kích thước hố trồng

Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6×0,6m. Khoảng cách trồng 5x5m. Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày. 

Trồng cây  Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán. 

Bón phân 

Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:  – Cây 1 – 3 năm tuổi, bón 1 – 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 – 1kg super lân.  – Cây 4 -6 năm tuổíi, bón 4 -7kg NPK (16 – 16 -8), 0,5 – 1kg super lân. – Cây 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 – 1kg super lân. 

Cách bón phân như sau: 

– Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 – 2 lần/tháng.  – Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng, bón 1 -2kg Kali. 

Chăm sóc  Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa. 

Phòng trừ sâu bệnh  – Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.  – Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.  – Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.  – Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau – Mip.  – Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu.

Thu hoạch

 Bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 6- 7 tháng tùy giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhe tay, không nên thu hoạch sau cơn mưa hoặc sương mù nhiều. 

Chúc bà con thành công!

      Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:  TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE  – 0432161283/ 0942760699

Email: giongcaytronghvnn@gmail.com

Website chính: http://viencaygiongtrunguong.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Bưởi Quế Dương – Cách Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Quế Dương

Bưởi là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam ta, không chỉ là một loại trái cây ăn quả thơm ngon và nó còn mang lại rất nhiều công dụng và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Bưởi có rất nhiều loại khác nhau như bưởi năm roi, bưởi đường,… và hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một loại bưởi cũng vô cùng thơm ngon nữa đó chính là bưởi quế dương.

Bưởi quế dương là gì?

Bưởi quế dương hay còn được gọi với tên gọi khác là bưởi Tháp Thượng, là giống bưởi quý hiếm, có khả năng sinh trưởng rất tốt lại cho quả vô cùng chất lượng nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống bưởi này bắt nguồn từ thôn Quế Dương, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, Hà Nội, sau được nhân giống ra nhiều vùng khác nhau.

Đặc điểm của bưởi quế dương

Bưởi quế dương thuộc giống cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5m – 8m, cây có tuổi thọ trung bình cao, có thể lên đến 40 năm. So với những giống bưởi thông thường, thân và cành của bưởi quế dương dài và vươn xa hơn nên còn được dùng làm cây che bóng mát cho nhà. Có bộ lá to và dài, có mùi hương đặc trưng, vừa giúp bảo vệ cho bưởi khỏi những tác động ngoài môi trường, vừa có tác dụng che bóng mát và được tận dụng nhiều trong cuộc sống. Bộ rễ xum xuê, tán cây rộng nên cây phát triển rất nhanh dù ở trong môi trường khắc nghiệt.

Là giống bưởi thu hoạch sớm, nên bưởi quế dương có giá thành cao hơn so với các giống bưởi chín mùa, nên đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nhà vườn. Đồng thời, với giá trị dinh dưỡng cao nên bưởi quế dương rất được lòng người mua dùng, nên thị trường tiêu thụ của giống bưởi này rất lớn.

Ngày nay, với điều kiện kinh tế phát triển, bưởi quế dương còn được xuất khẩu sang các nước khác, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, động lực giúp người dân đẩy mạnh canh tác giống bưởi này.

Công dụng của bưởi quế dương

Bưởi quế dương có tác dụng hỗ trợ rất tốt để điều trị các bệnh về đường tim mạch, hay điều hòa lưu thông máu, rất có lợi đối với hệ tuần hoàn của người. Ngoài ra, các chất có lợi cho sức khỏe như vitamin C, B2, PP, Insulin, có hàm lượng khác cao trong bưởi quế dương giúp con người trở nên khỏe khoắn, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Cách trồng bưởi quế dương

Bón phân

Trong thời kỳ cây mới trồng, và đang chuẩn bị ra mầm mới, cần tiến hành bón thêm phân đạm, và phân lân cho cây, để kích thích cây nảy chồi và đẻ nhánh, cũng như làm tăng sức đề kháng cho cây.

Tùy thuộc vào số tuổi của cây mà tiến hành cung cấp phân bón định kỳ thích hợp cho cây:

+ Trong 3 năm đầu, trung bình mỗi gốc cần cung cấp từ 1 – 4kg phân NPK,  1kg phân lân. Có thể hòa tan trong nước sau đó tiến hành tưới trực tiếp vào gốc cây, định kỳ 2 tháng/ lần cho cây.

+ Từ năm thứ 3 trở đi, khi cây càng ngày càng phát triển cần tăng lượng NPK và phân lân lên, cứ cách 2 năm tăng lượng phân bón thêm 2kg, tiến hành bón trực tiếp vào gốc để phân tự hòa tan.

+ Khi cây ra trái non và sau khi thu hoạch xong cần cung cấp thêm phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục để quả đạt chất lượng cao vào ổn định lại đất sau khi thu hoạch.

Tưới nước

Sau khi trồng giống xong, cần tiến hành tưới nước đều đặn 2 lần/ngày, để cây có thể phục hồi và phát triển rễ, mầm được. Sau đó, có thể giảm lượng nước xuống, nhưng vào mùa khô hoặc thời điểm cây ra hoa cần cung cấp thêm nước để cây đủ độ ẩm phát triển.

Tỉa cành, vệ sinh vườn

Để cây phát triển khỏe mạnh, khả năng ra hoa và đậu quả cao cần thường xuyên tỉa bớt những cành khô, yếu để cây tập trung chất dinh dưỡng. Nhất là những cành bị sâu bệnh, cần cắt và xử lý ngay trước khi chúng lay lan cho toàn bộ cây. Đồng thời, vệ sinh xung quanh gốc cây cũng là biện pháp hữu hiệu để tạo độ thông thoáng cũng như, phá bỏ điều kiện để vi khuẩn gây hại cho cây sinh trưởng.

Một số loại sâu bệnh thường gặp ở bưởi quế dương

Bệnh ghẻ nhám

Khi sâu đục vào là cây tạo nên những đường vòng ngoằn ngoèo, làm cây dễ bị loét, và có triệu chứng lây lan rất nhanh nếu không kịp thời phát hiện và phòng trừ kịp thời.

Cách xử lý của loại bệnh này cần phun thuốc chống sâu bệnh từ khi lá mới mọc, còn non, tiến hành ngắt bỏ những lá bị sâu đục trước khi chúng lây lan.

Bệnh ghẻ nhám thường lây lan rất nhanh, chúng có thể lây từ lá đến thân và quả gây nên những về lồi lõm, sần sùi có màu nâu, khiến quả giảm năng suất, gây ức chế, kìm hãm sự phát triển của chồi non và cành mới. Khi thấy cây bị mắc bệnh ghẻ nhám cần tiến hành phòng trừ bằng cánh phun Bemyl  300g 50WP với 100 lít nước. Cắt bỏ, và đốt những cành bị mắc bệnh ở xa vườn để tránh lây lan rộng.

Kết.

Cây Bưởi Đường – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi Đường

THÔNG TIN CHI TIẾT

Đặc điểm của bưởi đường

Đặc điểm sinh thái cây bưởi đường

Cây bưởi đường là giống cây trồng lâu năm, thuộc họ cây có múi, thân gỗ, có bộ rễ và tán phát triển mạnh, chiều cao trung bình mỗi cây từ khoảng 5 -7m. Bộ lá to và dài phát triển mạnh, giúp bảo vệ trái khỏi những tác nhân môi trường. Hoa bưởi có màu trắng, thường mọc thành từng chùm, mỗi chùm có từ 6 – 8 bông hoa.

Đặc điểm sinh trưởng cây bưởi đường

Bưởi đường có tuổi thọ trung bình khá cao (khoảng 20 năm), có thể sinh trưởng và phát triển tốt dưới mọi điều kiện môi trường sống khác nhau. Bưởi đường thường được thu hoạch vào khoảng giữa tháng 8 – 11 âm lịch. Trong 3 năm đầu cây trong giai đoạn phát triển sinh trưởng, từ năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái và kiến thiết quả, tới năm thứ 8 cây bắt đầu cho trái ổn định. Bưởi đường sinh trưởng mạnh nhất vào mùa thu – xuân, đây là thời điểm điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Bưởi đường có tháp đáy rộng, khi chín thường chuyển sang màu vàng chanh, trung bình mỗi quả có trọng lượng từ 1,5 – 2,3kg. Vỏ bưởi mỏng, cùi trắng, ít hạt, múi bưởi khô ráo dễ tách, từng tép bưởi đều căng mọng nước, ăn dai dai. Bưởi đường có mùi thơm dịu nhẹ như mùi ổi chín, khi ăn có vị hơi the chuaowr đầu lưỡi tạo nên sự khác biệt của giống bưởi này. Hiện nay, giống bưởi đường được lai tạo và trồng ở nhiều nơi khác nhau nên cũng được phân chia thành nhiều loại bưởi đường khác nhau như: Bưởi đường chín sớm, bưởi đường lá cam,…

Những công dụng mà bưởi đường mang lại

Công dụng làm đẹp của bưởi đường

Trong bưởi đường có chứa nhiều thành phần, tinh dầu có tác dụng làm đẹp đối với chị em phụ nữ như làm mỹ phẩm chăm sóc da, dược liệu phục hồi tóc,… Đồng thời, chất insulin trong bưởi còn hỗ trợ rất tích cực cho việc giữ dáng và giảm cân hiệu quả.

Hàm lượng vitamin C, PP, B2 trong bưởi khá dồi dào, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên dùng bưởi để kết hợp trong mỗi bữa ăn, điều đó sẽ giúp bạn có thêm nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể. Đồng thời ăn nhiều bưởi giúp hệ tiêu hóa được cải thiện rõ rệt, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa được một số loại bệnh như: ho, hạ sốt, đau dạ dày, rối loạn đường tiêu hóa,… Ngoài ra, tinh dầu trong vỏ bưởi còn giúp bạn cải thiện được chứng mất ngủ, có tinh thần thoải mái mỗi khi thức dậy.

Bưởi đường mang lại nguồn kinh tế cao

Bạn có thể kếp hợp mô hình trồng bưởi xen canh với một sộ loại cây thảo dược ngắn ngày khác để tăng thêm nguồn thu nhập. Hiện nay, bưởi đường có mức giá bán trên thị trường khá cao khoảng 60 – 70 ngàn đồng/kg, nguồn tiêu thụ lại đa dạng, nên bưởi đường giúp người nông dân thu được nguồn kinh tế cao, giúp người trồng bưởi từng bước vươn lên làm giàu.

Các cách nhân giống bưởi đường

Hiện nay, bưởi đường được nhân giống bằng 2 phương pháp ghép cành và phương pháp chiết cành, bởi cây giống được tạo ra từ 2 phương pháp này sẽ có những ưu điểm vượt trội từ cây mẹ, ngăn ngừa được nhiều mầm mống sâu bệnh khác nhau.

Cách trồng cây bưởi đường

Chọn giống

Nên chọn những cây  giống có chiều cao từ 40cm, cây phải có đủ bộ rễ và tán non phát triển, đồng thời phải đảm bảo cây giống khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh. Bạn cũng có thể từ nhân giống cây hoặc cũng có thể mua cây giống ở những vườn ươm lớn, có uy tín.

Chọn đất

Bưởi đường phù hợp với những loại đất có lớp canh tác dày, có đủ độ ẩm và hệ thống thoát nước tốt, ngoài ra nên chọn những loại đất có độ pH cân bằng ở ngưỡng 5,5 – 7 độ. Không nên trồng bưởi đường ở những vùng đất phèn, chua sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Xử lý đất trồng, đào hố

Trước tiên, cần cày bừa làm vỡ bề mặt đất, tiến hành làm sạch cỏ và phát quanh các cây bụi xung quanh, phơi đất như thế trong vòng 15 -20 ngày. Sau đó, tiến hành đào hố để trồng cây, thông thường đối với giống bưởi đường nên đào hố có kích thước 0,7×0,7×0,7m, mật độ mỗi hố nên cách nhau từ 4m trở lên để tạo diện tích cho tán và rễ bưởi sau này phát triển. Chuẩn 3kg phân chuồng; 4kg phân và một lượng nhỏ vôi bột trộn đều trong đất hố, dùng vòi tưới vào hố để ủ đất khoảng 30 ngày, sau đó mới tiến hành trồng cây.

Cách trồng cây bưởi đường

Cẩn thận bóc lớp bọc bầu đất ra, tránh làm vỡ bầu đất, đặt cây giống thẳng đứng, ngay ngắn để thuận tiện cho việc chăm sóc về sau.  Vun đất cao hơn mặt gốc từ 10 -20cm để cố định phần gốc, ngoài ra nên dùng cọc và dây buộc để cố định phần phân cây thẳng đứng, tránh bị gió làm lung lay, gãy ngọn.

Cách chăm sóc cây bưởi đường

Tưới nước

Khi vừa trồng xong bạn có thể sử dụng cỏ khô, hoặc rơm khô để phủ xung quanh cây giống rồi mới tưới nước cho cây, điều đó sẽ giúp cây giữ được độ ẩm lâu. Trong thời gian cây đang phát triển rễ và chồi cần thường xuyên cung cấp nước cho cây 2 lần/ngày. Đối với những ngày mưa, dừng hẳn việc tưới nước và xem xét tháo nước kịp thời cho cây không bị ngập úng.

Bón phân

Thời điểm cây mới trồng cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển và sinh trưởng nhanh. Trong giai đoạn này bạn có thể sử dụng phân NPK (16 – 16 – 8), và đạm 30%, pha với nước tưới 2 tháng/lần cho cây. Tiếp theo là giai đoạn cây ra hoa, tạo quả, đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất của bưởi vì vậy cần bổ sung thêm hàm lượng phân vi sinh, KCL, Kali,  urê thích hợp cho cây. Sau khi thu hoạch mùa vụ xong, có thể sử dụng thêm phân chuồng hoai mục, hoặc bã bùn vun vào gốc cây, giúp cây có đủ chất dinh dưỡng cho vụ mùa sau.

Vệ sinh, làm sạch cỏ vườn

Để giúp vườn bưởi có thêm diện tích để phát triển, cũng như ngăn ngừa các mầm mống nấm bệnh gây hại cho cây bưởi, cần thường xuyên vệ sinh vườn, làm sạch cỏ xung quanh gốc cây, định kỳ 2 lần/tháng.

Bệnh vàng lá, thối rễ

Khi mưa lũ hoặc trong giai đoạn cây ra hoa là thời điểm thuận lợi để bệnh phát sinh. Cây khi bị mắc bệnh, gân lá thường có màu vàng trắng, phiến lá ngả dần sang màu vàng xanh về sau rụng đi. Khi mắc bệnh, bưởi thường rụng hết lá, chồi non không phát triển được, quả ra trái chua không đạt chất lượng, về sau cây lụi dần và chết hẳn. Rễ cây khi mắc bệnh sẽ thối, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ.

Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời để cắt bỏ hoặc tiêu hủy những cành và cây bị nhiễm bệnh. Khi mới phát bệnh nên tưới thêm thuốc Metalaxyl 72WP cho cây trước khi cây lan rộng.

Với những chia sẻ trên, hi vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về giống bưởi đường đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/cay-an-qua/

Rate this post

Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi Đường Chín Sớm

Bưởi đường chín sớm là giống bưởi đặc sản có nguồn gốc tại Xã Cát Quế Huyện Hoài Đức , Hà Nội. Khi nhắc đến giống bưởi này không thể không nhắc đến cái tên Nguyễn Duy Hà. Người nông dân tiêu biểu đã có công phát hiện nhân giống loại bưởi quý này để người dân được thưởng thức. Sau nhiều năm nghiên cứu miệt mài với tình yêu cây bưởi. Anh Hà cho biết đây là loại bưởi quý cho chất lượng và năng suất rất cao. Đặc biệt cây cho thu hoạch sớm hơn các giống bưởi khác nên bán rất được giá. Anh Hà cũng trở thành tỷ phú nhờ giống này.

Qủa bưởi khi chín có có vỏ mỏng quả chắc bên trong có lớp tép mọng và róc vỏ khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà và thơm mát. Ưu điểm của giống bưởi này là cho chất lượng quả đồng đều không chênh lệch nhau. Qủa nhỏ cũng như quả to khi chín đều cho chất lượng như nhau.

Với độ ngọt cao và hương thơm mát nên từ khi có mặt trên thị trường giống bưởi đường chín sớm này được đông đảo bà con ưa chuộng tìm mua về ăn khi đến mùa. Bưởi cung cấp vitamin C, chất xơ và các loại khoáng chất nên rất tốt cho cơ thể. Không những dùng làm thức ăn giải khát mà bưởi còn làm thuốc chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả.

Cách trồng bưởi đường chín sớm

Đặc điểm ưu việt của giống bưởi đường chín sớm là không bao giờ bị mất mùa. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh trên nhiều điều kiện đất và khí hậu khác nhau nên bạn hoàn toàn có thể sở hữu trong vườn nhà mình một cây bưởi này.

Chọn lựa cây giống bưởi đường chín sớm

Hiện nay giống bưởi đường chín sớm được nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết. Cây con giống có tính trạng giống hoàn toàn so với cây mẹ. Bạn cần chọn những cây con giống khỏe mạnh có chiều cao trên 30cm trở lên. Cây có đủ bộ rễ và tán phát triển. Tốt nhất nên chọn lựa nơi bán cây giống uy tín sẽ cho chất lượng cây tốt nhất.

Đất trồng bưởi đường chín sớm không quá cầu kì. Chỉ cần bạn cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho đất thì cây đều phát triển tốt. Đất cần cao ráo và sạch sẽ và phải thoát nước tốt. Mật độ trồng cây con giống tùy thuộc vào diện tích đất. Tốt nhất nên trồng cách nhau từ 3,5m trở lên để cây phát triển tốt nhất.

Trước đó 1 tháng bạn cần làm hố và bón lót cho đất. Hố đào kích thước tối thiểu là 50x50x50cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 4m. Đất đào lên bạn tiến hành trộn đều với 10kg phân chuồng hoai mục và 1kg Super Lân cùng với 1kg vôi bột khử trùng. Trộn đều đất với nhau và lấp đất lại.

Sau 1 tháng đất đã chuẩn bị sẵn bạn tiến hành đào mọt hố nhỏ bằng dầu đất của cây và nhẹ nhàng đặt cây xuống rồi lèn chặt đất xung quanh phần gốc. Để cố định cây bạn có thể dùng thêm cọc tre cắm xuông đất cố định cây vào đó.

Câu bưởi đường chín sớm ưa ẩm và ánh sáng nên bạn cần tưới đủ nước cho cây trong giai đoạn mới trồng. Có thể sử dụng xô tưới hoặc sử dụng làm hệ thống tưới nước dạng nhỏ giọt cho từng gốc một. Nước cần sạch sẽ không nhiễm kim loại nặng.

Cắt tia cành và tạo tán bưởi Diễn:

Trong khâu chăm sóc cây bưởi đường chín sớm thì việc cắt tỉa cây là điều cần thiết. Do cây bưởi khá sai quả hơn nữa mỗi cành chỉ có 1 quả mọc ra nên việc tạo cành tỉa tán sẽ giúp tăng năng suất và tránh được hiện tượng cháy nắng như một số loại bưởi khác.

Chú ý cần loại bỏ những cành bị khô héo, những cành nhỏ và sâu bệnh chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh nhất để giúp cây được phát triển một cách tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng cần làm sạch cỏ dại xung quanh gốc cây để giúp đất được sạch và thông thoáng hơn.

Bưởi đường chín sớm sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả tốt nhất nếu nguồn đất được cung cấp thêm dinh dưỡng. Bạn định kì bón cho cây lượng phân bón hoai mục và phân NPK theo tỷ lệ 10:3:5. Chú ý thời điểm cây ra hoa tạo quả và sau khi thu hoạch cần bón thêm phân để giúp cây có sức tạo quả to đều và đẹp hơn.

Bưởi đường chín sớm cho thu hoạch sau khoảng 15-18 tháng trồng. Nếu đã tiến hành trồng đúng kĩ thuật bạn sẽ thu hái được những quả bưởi đẹp ăn ngon và ngọt. Nhớ thu hái quả vào lúc trời râm mát, khô ráo. Bảo quản trong nơi râm mát để quả giữ được độ tươi ngon.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bưởi Đường Quế Dương trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!