Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Mít Sai Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thích hợp để chi phí đầu tư thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hiện nay có nhiều giống mít tốt như: Mít nghệ cao sản, Mít ruột đỏ…
I. CHUẨN BỊ:
Ở Việt Nam có thể trồng hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Chọn đất trồng ở nơi khô ráo thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây sinh trưởng.
Vùng Đồng bằng, vùng trũng chỉ trồng mít ở những chân đất có đê bao vững vàng và phải vun mô cao 0,3m-0,8m tùy mức thủy cấp cao thấp.
Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng đồi núi miền Trung đổ ra các tỉnh phía Bắc đều có thể quy hoạch trồng cây Mít nghệ cao sản kết hợp chăn nuôi, thủy sản và công nghệ chế biến.
1. THỜI VỤ TRỒNG:
Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.
2. QUY HOẠCH:
– Đo đạt tổng thể, phân lô, xác định hướng trồng, phân tích các chỉ số lý hóa của đất …
– Xây dựng cơ bản: văn phòng, nhà kho, nhà ở, hệ thống cấp thoát nước, đường đi nội bộ, chuồng trại và hồ ao … Đây là công việc đòi hỏi phải được tính toán dự liệu trước vì sẽ ảnh hưởng thuận lợi hay khó khăn trong suốt quá trình đầu tư.
– Định vị hốc (hay mô) trồng bằng phương pháp thủ công hoặc máy.
– Tập kết nguyên vật liệu và vật tư, cây giống đủ và thuận lợi cho việc sửa soạn hốc (mô) và trồng sau đó.
3. MẬT ĐỘ TRỒNG:
– Trồng dầy: Cây cách cây 5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội bộ).
– Trồng thưa: Cây cách cây 6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây.
– Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.4. TIÊU CHUẨN CÂY TRỒNG:
Cây giống phải được chuẩn bị trước. Cây phải đảm bảo đúng giống và phải đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tiêu chuẩn cây Mít có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm cao hơn 35cm (kể từ vết ghép. Bộ rễ phát triển mạnh. Lá đang giai đoạn già. Vết ghép tiếp hợp tốt.
Trước khi đưa đi trồng 2 tuần lễ phải ngừng bón phân, giảm tưới nước và xịt thuốc sâu rầy và phòng chống nấm bệnh thật kỹ lưỡng.
1. ĐẬY GỐC GIỮ ẨM:
Khi trồng xong phải dùng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, để đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.
2. TƯỚI TIÊU NƯỚC:
Tháng đầu sau khi trồng nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.
– Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.3. LÀM CỎ:
Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc. Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m. Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất, cuối mưa nên cày xuôi theo triền dốc để trở đất. Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết. Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.
4. CẮT TỈA TẠO TÁN:
– Giúp cây tăng trưởng cân đối, các cành cấp I (cành ngang) phân bố đều nhau, loại bỏ các cành sâu bệnh, cành già cỗi, mọc không đúng hướng, cành ăn hại. Việc tỉa cành nên tiến hành khi cây cao khoảng 1m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.
– Cách tỉa: Cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành mọc song song theo trục thân chính, giữ lại các cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40-50cm, tạo thành tầng, mỗi tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt các cành cấp 2, cấp 3… cho cây vừa đẹp vừa thoáng. Tỉa cành là một trong những biện pháp nhằm tăng năng suất, phòng chống sâu bệnh hiệu quả và mang tính thẩm mỹ.
5. BÓN PHÂN:
a. Phân hữu cơ: sử dụng phân Hiếu Giang – Better hữu cơ sinh học HG01 vừa cung cấp lượng hữu cơ cao cây hấp thụ tốt, vừa cung cấp các thành phần dinh dưỡng khác cho cây trồng, ngoài ra hạn chế được một số loại bệnh do nấm, vi khuẩn…
Liều lượng: Ít nhiều tùy thuộc độ tuổi của cây.
Cách bón : Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón.
Chỉ tiêu Thời vụ bón Lượng phân Cách gốc Rãnh bón (sâu x rộng)
Năm 1 Cuối mùa mưa 1-2kg 30cm 20cm x 20cm
Năm 2 Đầu mùa mưa 2-3kg 80cm 25cm x 20cm
Năm 3 Đầu mùa mưa 3-5kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 4 Thu hoạch xong 3-5kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
Năm 5 Thu hoạch xong 3-5kg Rìa tán cây 30cm x 25cm
b. Phân hóa học:
Trước khi bón phân hóa học nên phân tích mẫu đất để quyết định lượng và loại phân phù hợp, đáp ứng đủ yêu cầu dinh dưỡng của cây… Đất có độ phì nhiêu trung bình có thể bón phân Hiếu Giang – Better NPK 16-12-8-11+TE trong thời gian xây dựng cơ bản. Sử dụng phân Hiếu Giang – Better NPK 12-12-17-9+TE, ở thời kỳ cho trái. Ở vùng đất phù sa nhiều mùn bả hữu cơ có độ pH thấp phải bón nhiều Lân và Vôi, đất cát xám, đất gò đồi ở miền Đông cần nhiều Kali và Đạm.
– Bón phân Hiếu Giang – Better NPK 16-12-8-11+TE trong thời kỳ xây dựng cơ bản. Đơn vị tính: Gram
Lần bón: Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4
Năm 1: 40 60 80 100
Năm 2: 120 140 160 180
– Bón phân Hiếu Giang – Better NPK 12-12-17-9+TE liều lượng. Đơn vị tính: Gram. Lần bón Trước khi ra hoa/ Đậu trái được 30 ngày/ Đậu trái sau 75 ngày/ Thu hoạch xong:
Năm 3: 250 150 150 300
Năm 4: 350 200 200 400
Năm 5: 450 250 250 500
* Lưu ý:
+ Bón nhiều Lân và Đạm vào cuối thời kỳ cây nuôi trái.
+ Bón phân hóa học kết hợp với phân hữu cơ ở những giai đoạn tương ứng.
+ Quan tâm bổ sung cho cây, các loại phân trung lượng, vi lượng, bằng các chế phẩm có bán trên trị trường để giúp cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt xịt thuốc sâu rầy để cung cấp phân nuôi cây.
– Bón phân cho cây trước khi ra hoa cần dựa vào kinh nghiệm xử lý ra hoa và các dự báo về thị trường ở thời kỳ thu hoạch.
6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH GÂY HẠI:
A. Bệnh hại:
1. BỆNH THỐI NHŨN:
Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và bệnh lây lan rất nhanh. Bệnh có thể do nấm Rizoctonia solani, Sclerotium, Pythium gây nên.
– Trên thân gốc và bề mặt vật liệu nuôi cây có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc và lây lan nhanh. Bệnh làm teo gốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước nóng.
– Phòng bệnh:
+ Sử dụng phân oai mục.
+ Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt.
+ Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như Kitazin, Rovral, Ridomyl …
– Trị bệnh:
+ Viben C 50 BTN, Bonanza 100 DD, Score 250 EC, Tilt 250 ND.
2. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA:
Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập.
Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại, khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.
B. Sâu rầy:
1. SÂU ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH:
Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.2. RUỒI ĐỤC TRÁI:
Do loài dacus sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…3. SÂU ĐỤC TRÁI:
Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.4. NGÀI ĐỤC TRÁI:
Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách phòng trị giống như sâu đục trái.
5. RẦY, RỆP…
Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec…
Để bảo vệ tốt cây trồng nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM+Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh. Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.
Xây dựng hệ thống dự báo sâu bệnh, thiên dịch, những điều kiện tự nhiên để có thể định hướng phù hợp tình hình sản xuất thực tế.
So với các loại cây ăn trái khác Mít nghệ cao sản là cây dễ trồng, chịu hạn rất tốt, ít công chăm sóc, áp dụng quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM tốt có thể không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật, cho có năng suất cao, chất lượng ngon, thích hợp ăn tươi, chế biến và làm thức căn cung cấp cho ngành chăn nuôi, thủy sản, sau cùng là thu được khối lượng gỗ lớn và quý có giá trị kinh tế cao. Công nhân chăm sóc trực tiếp không bị tổn hại do nhiễm độc, người tiêu dùng không phải sợ bị ngộ độc do thuốc Bảo vệ thực vật tồn dư trong các sản phẩm.
Mít là giống cây ăn trái duy nhất có thể đóng vai trò cây rừng đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu dài.
Phân bón Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa được giá!
Cách Ươm Hạt Mít Cho Ra Cây Cây Mít Sai Trĩu Quả
Mít là loại quả to, có gai, hình quả dưa có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Nó có mùi thơm và vị ngọt rất tuyệt vời. Thức quả mà được rất nhiều người đều ưa thích. Bạn có thể trồng cây mít bằng cách ươm hạt mít thành hạt mầm rồi trồng thành cây lâu năm. Hãy bắt đầu bằng hạt từ chính những quả mít của bạn trong một cái chậu và cấy chúng ngoài trời, chăm sóc cẩn thận sau một vài năm, bạn sẽ có một cây mít sai trĩu quả ngon lành.
cách ươm hạt mít ra quả siêu ngon
1. Cách ươm hạt mít
Chuẩn bị hạt
Sau khi ăn xong phần thịt của một quả mít, bạn hãy giữ lại hạt từ quả. Rửa sạch hạt bằng nước ấm để loại bỏ nhựa dính. Ngâm hạt trong nước trong 24 giờ. Đặt hạt giống của bạn trong một cái bát hoặc thùng chứa với nước ấm. Để chúng ngâm trong đó một ngày trước khi gieo chúng. Ngâm hạt giống sẽ đẩy nhanh quá trình nảy mầm và làm cho cây con của bạn phát triển nhanh hơn.
Chuẩn bị một thùng chứa đựng được khoảng 3-4 lít. Sử dụng chậu nhựa có lỗ thoát để nước có thể dễ dàng chảy ra từ đáy và giữ lại những thứ cần thiết. Sử dụng hỗn hợp đất trồng với đá trân châu, cát và phân hữu cơ để đạt được sự thoát nước tốt nhất trong chậu của bạn.
cách ươm hạt mít – hạt mít ra mầm
Gieo hạt
Trồng 3 hạt sâu 2-3 cm trong đất và nằm chính giữa chậu cây. Bạn có thể trồng thêm hạt giống trong chậu, nhưng chúng sẽ tranh chất dinh dưỡng với nhau và sẽ chậm phát triển.
Tưới nước
Tưới nước cho hạt mỗi ngày. Giữ cho đất ẩm, nhưng đảm bảo rằng nó không bị ngập nước. Đưa ngón tay của bạn vào đất cho đến đốt ngón tay đầu tiên để cảm nhận nếu nó ướt hay khô để điều chỉnh lượng nước tưới cho hợp lý. Mặc dù mít thường mọc ở vùng ẩm ướt, nhưng với lượng mưa lớn sẽ có quá nhiều nước có thể khiến hạt và rễ bị thối.
Vị trí
Bạn nên đặt chậu cây tại một nơi có nắng ấm. Nếu bạn có thể, hãy giữ chậu cây ngoài trời trong những thời điểm ấm nhất trong ngày. Khi nhiệt độ hạ thấp, gió lạnh thì bạn cần mang chậu trong nhà và giữ nó trên bệ cửa sổ hoặc gần cửa sổ để nó nhận được ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một bóng đèn nhiệt trong nhà để chiếu sáng thay thế cho ánh sáng mặt trời trong những ngày thời tiết ngoài không tốt.
Sau 2-3 tuần để cây con của bạn nảy mầm và bạn hãy chọn 1 cây con khỏe mạnh để chăm sóc. Tìm những cây con mọc lên cao nhất và có lá trông khỏe mạnh. Loại bỏ những cây con yếu hơn bằng cách nhẹ nhàng kéo chúng ra khỏi đất. Tránh sử dụng cây con mọc thẳng hoặc mọc gần rìa chậu bởi hệ thống gốc rễ của chúng sẽ không lan rộng và phát triển đầy đủ.
2. Cách trồng hạt mít đã nảy mầm
Cây con phát triển
Sau khi áp dụng cách ươm hạt mít thành công, bạn hãy di chuyển cây con ra bên ngoài sau khi nó tạo thành 3 đến 4 lá thật. Cây con thường mất 3-4 tuần để nảy mầm và bạn sẽ bắt đầu thấy lá hình thành. Lá thật sẽ trông to và xanh không có những đường vân và mọc cao hơn lá hạt.
Vị trí
Tìm một khoảng đất trống cách các cây khác 10 m để cấy cây giống xuống đất. Cây mít có thể cao tới 30m nếu chúng được giữ yên tại một vị trí. Vì vậy chúng cần không gian rộng để cây phát triển và sinh trường. Giữ vị trí cấy cây mít của bạn cách xa các cây khác để chúng không phải cạnh chất dinh dưỡng của nhau. Tránh trồng cây gần nhà, gần những nơi có nền cứng như bê tông, sân nhà,… Bởi khi rễ phát triển, nó sẽ rất to khỏe và có thể mọc lên trên mặt đất. Ngoài ra, bạn nên trồng cây mít cách xa những nơi có gió lớn để cây của bạn có thể phát triển an toàn.
Đất trồng
Đào một cái hố với kích thước khoảng 60x60x60 cm trong đất và đảm bảo rằng hệ thống thoát nước tốt. Sử dụng xẻng để đào một cái lỗ hình vuông hoặc hình tròn. Bạn có thể trộn thên cát hoặc đất sét, phân hữu cơ vào đất vì điều này sẽ giúp nó thoát nước nhanh chóng. Cây mít trồng thích hợp với đất có độ pH từ 5-7. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm phân bón hữu cơ ủ sẵn vào đất từ trước để cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho cây con của bạn.
Bạm đã biết về những Mẹo làm giàn dưa chuột và cách chăm sóc giúp cây nhanh ra quả?
Cấy cây non vào đất
Lấy cây giống ra khỏi chậu cẩn thận và đặt nó xuống đất. Bóp các cạnh của chậu để nới lỏng đất. Lấy cây con bằng đế và nhẹ nhàng kéo và vặn để lấy nó ra khỏi chậu. Sau đó đặt rễ cây con vào hố đất đã đào, giữ cố định rồi đổ đất vào xung quanh gốc cây, tạo một gò đất ở gốc thân cây. Vỗ nhẹ lớp đất bằng đáy xẻng của bạn để nén chặt vào rễ. Tạo thành một gò hình nón xung quanh thân cây để nước có thể chảy ra khỏi đất. Bạn có thể thêm luôn một lớp phủ xung quanh cây nếu muốn giữ độ ẩm lâu hơn.
Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể chọn mua cây mít giống ra quả siêu ngon tại Sachico.
cách ươm hạt mít – cây mít giống
3. Chăm sóc cây mít
Tưới nước
Tưới nước cho cây của bạn2 lần mỗi ngày và tưới dưới gốc cây. Cây mới trồng cần có nước để rễ của chúng có thể phát triển. Đảm bảo đất ẩm sâu khoảng 4cm nhưng không được ngập úng nước.
Chăm sóc
Loại bỏ cỏ dại xung quanh cây mỗi tháng một lần. Nhổ cỏ bằng tay nếu bạn có thể tránh sử dụng thuốc diệt cỏ có thể làm hỏng cây của bạn. Nhưng bạn có thể tự làm thuốc diệt cỏ an toàn bằng giấm hoặc muối đá để diệt cỏ dại xung quanh cây. Việc phủ kín xung quanh cây cũng sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại.
Cắt tỉa cây mít vào mùa xuân để giữ cho cây của bạn dưới 6m để mít sẽ phát triển cao hơn và tạo ra quả sớm. Khi cây cao tới gần 4m, bạn hãy cắt thân cây ngắn lại một phần ba để thúc đẩy sự phát triển ra bên ngoài thay vì tăng trưởng.
Bón phân
Bón phân cho cây 6 tháng một lần. Trong năm đầu tiên của cây, hãy sử dụng 30 gram phân bón có tỷ lệ 8: 4: 2: 1 của nitơ, phốt pho, kali và magiê. Cứ sau 6 tháng trong 2 năm đầu, gấp đôi lượng phân bón bạn sử dụng với cùng một hỗn hợp, tỉ lệ trên. Sau khi cây của bạn được 2 năm tuổi, hãy sử dụng 1 kg phân bón với tỷ lệ 4: 2: 4: 1. Tưới nước cho cây ngay sau khi bạn bón phân để nó có thể ngấm vào đất.
Thu hoạch
Sau năm thứ ba hoặc thứ tư, cây của bạn sẽ bắt đầu tạo ra quả. Trong vòng 4 đến 5 tháng phát triển, quả non sẽ bắt đầu chín và đã có thể cắt ra khỏi cây. Chúng sẽ có mùi ngọt ngào và vỏ có màu xanh hoặc hơi vàng.
Những hạt mít bạn thường bỏ đi, nhưng nếu bạn biết cách ươm hạt mít và trải qua một thời gian nuôi trồng, chăm sóc thì bạn có thể thu hoạch được rất nhiều những quả mít thơm ngon do chính tay mình trồng. Qua bài viết, mong bạn đọc có thể tham khảo cách trồng một cây mít từ những hạt mít nhỏ bé.
Tin khác:
– Tên các loại Xương Rồng đẹp nhất tại Việt Nam – Sachico101.com
Cách Bón Phân Hiệu Quả Trên Cây Mít
Trồng và chăm sóc: Theo kinh nghiệm của nhiều người, muốn cho cây mít sai quả phải trồng trên đất tốt, giàu dinh dưỡng, giàu mùn, đất có tầng canh tác sâu trên 1m, tốt nhất là đất thịt pha sét, dễ thoát nước, tránh úng ngập.
Bón nhiều phân, tủ gốc giữ ẩm, mùa khô tưới 2-3 ngày/lần.
Hàng năm bón bổ sung phân cho cây, nhất là những cây sai quả sau khi thu hoạch xong.
Khi cây cao 1m tiến hành tỉa cành, tạo tán.
Sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa cành 1 lần bằng cách chặt bỏ các cành mọc rậm trong tán, cành sâu bệnh, cành vượt, các chồi mọc thành búi ở thân cây…
Nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, nuôi quả đồng thời hạn chế sự tác động chất phytohocmon (có tên là xytokinin được hình thành từ rễ) làm trẻ hóa tế bào, cân đối tỷ lệ C/N trong cây nhằm kích thích cho cây phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái.
Để mít ra nhiều trái và trái đạt chất lượng, khâu quan trọng nhất bao giờ cũng là khâu bón phân cho mít, bà con nông dân cần chú ý tới các thời kì bón phân cho mít. Bón lót (bón ngay sau kết thúc thu hoạch trái vụ trước): Lần bón phân này kết hợp với tạo tán tỉa cành và sửa bồn vun xới gốc. Phân bón sử dụng là phân chuồng ủ hoai Gồm các loại phân chuồng, phân xanh, phân rác, bã dừa hay trấu mục ủ hoai và trộn với Humic rich từ 5 – 10 kg/gốc, nếu là phân hữu cơ chế biến (phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh) thì bón từ 3 – 5 kg/gốc. tùy thuộc độ tuổi của cây mà dùng liều lượng cho thích hợp.
Thời kỳ đầu cần phát triển bộ rễ và thân cành.
+ Bón thúc lần 1 (trước khi ra hoa): bón phân Max root – chuyên mít và Humic rich. Cả 2 loại phân này có hàm lượng P và K cao hơn N nhằm mục đích kích thích phát triển bộ rễ và thân cành làm tiền đề để hình thành mầm hoa. Sử dụng Max Flower 86 để kích hoa ra đòng loạt.
+ Bón thúc lần 2 ( khi mít mới đậu trái): Cần sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây mít. Khi mít đã có quả non thì bà con sử dụng Max fruit – siêu mít để nuôi quả, giúp hạn chế rụng quả, khắc phục hiện tượng sơ đen làm cho múi dày, chín đều, trái ngon ngọt.
( khi mít mới đậu trái): cần sử dụng phân bón chuyên dùng cho mít để đạt kết quả
Cách bón: Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón.
+ Năm thứ 1: Bón cuối mưa, đào rãnh rộng 20cm, sâu 20cm, cách gốc 30cm và bón 8kg.
+ Năm thứ 2: Bón đầu mùa mưa, đào rãnh rộng 25cm, sâu 20cm, cách gốc 80cm và bón 15kg.
+ Năm thứ 3: Bón đầu mùa mưa, rìa tán cây đào rãnh rộng 30cm, sâu 25cm và bón 25kg.
+ Năm thứ 4: Thu hoạch xong, rìa tán cây đào rãnh rộng 30cm, sâu 25cm và bón 35kg.
+ Năm thứ 5: Thu hoạch xong, rìa tán cây đào rãnh rộng 30cm, sâu 25cm và bón 45kg.
Bên cạnh đó, từ năm thứ 4 – 5 trở đi cây bắt đầu cho trái nhiều, sau khi thu hoạch bón mỗi gốc 20 – 30kg phân chuồng ủ hoai, 1kg vôi bột + 50g Humic. Còn phân hóa học sau khi thu hoạch chia làm 3 lần để bón, mỗi lần cách nhau 10 ngày. Đến thời điểm cây ra hoa bón 3 lần phân hóa học, mỗi lần cách nhau 10 ngày.
Chúc quý bà con đạt năng suất cao
Liên hệ tư vấn kỹ thuật: 0966446600
Phân bón chuyên dùng cho mít
http://phanbonkingfarm.com.vn/san-pham/sieu-mit/
HUMIC RICH
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đào Lấy Quả Cho Quả To, Sai Trĩu Nặng
Thông tin tác giả
Cây đào thuộc nhóm thân gỗ, vì thế khi trồng trong chậu sau một thời gian dài có thể hạn chế khả năng sinh trưởng. Thay vào đó, gốc đào sẽ lớn dần, cành sẽ chắc hơn và cây khỏe sẽ cho ra nhiều hoa, kết nhiều trái hơn. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đào cũng vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và không mất nhiều công sức.
Chọn cây làm giống
Trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi vườn đào đã bắt đầu cho quả 4-5 vụ; ( có độ tuổi từ 7- 8 năm trở lên) cần quan sát và theo dõi từng cây. Tuyển chọn những cây sinh trưởng tốt, đều bộ khung tán đặc trưng cho nhóm giống, có sức chống chịu sâu bệnh như: dòi đục quả, bệnh chảy nhựa… năng suất cao ổn định, phẩm chất quả thơm ngon, quả có trọng lượng cao hơn các cây cùng vườn… làm giống. Chăm sóc chu đáo những cât này để lấy hạt hoặc cành ghép làm giống.
Khi đào chín, chọn lấy những quả đẹp, to để riêng, để một thời gian cho chín kỹ. Lấy hạt rửa sạch, hong khô và bảo quản đến cuối năm đem gieo vào túi bầu.
Cách trồng
Trước khi gieo hạt đào cần ngâm nước ấm 4-5 ngàu, thay nước hàng ngày. Sau đó gieo mỗi bầu 1 hạt; dành 5% số túi để dự phòng, dặm vào các túi có cây bị chết, các túi này có thể gieo 2- 3 hạt. Túi bầu được xếp vào vườn ươm và chăm sóc. Khi cây cao 50-60cm đem trồng.
Thời vụ trồng tốt nhất là vụ xuân. Nếu được chọn để lấy mắt ghép thì sau khi thu hái quả xong, tiến hành chăm bón cho cây đào hồi phục, ổn định. Chọn lấy những cành bánh tẻ, được 6- 8 tháng tuổi để lấy mắt ghép. Phải chuẩn bị trước vườn cây gốc ghép. Đào có thể ghép trên đào, chọn loại đào mọc khỏe, mang nhiều tính hoang dã để làm gốc ghép. Hạt đào làm gốc ghép được chuẩn bị và gieo ươm như đã nói ở trên. Khi cây cao 60- 80cm, đường kính gốc 0,6- 0,8 cm thì ghép được. Có thể ghép đào theo cách áp thân, ghép mắt theo kiểu chữ T hoặc mắt nhỏ có gỗ.
Chăm sóc vườn ươm sau khi ghép
Tập trung những túi bầy có cây ghép sống vào gần nhau. Còn những túi bầu có cây ghép không đạt yêu cầu thì để riêng, chăm sóc và ghép lại. Sayu khi cắt ngọn của cây gốc ghép, chồi ghép nảy mầm và lớn dần, cần thường xuyên cắt tỉa các chồi dại mọc từ gốc cây ghép để cây tập trung dinh dưỡng nuôi phần mầm ghép. Thỉnh thoảng tưới nước phân pha loãng để cây giống phát triển thuận lợi.
Chú ý: Khi cây đào co 1- 1,2 m thì bấm ngọn để tạo các cành cơ bản, giữ khoảng 3- 4 cành hướng đều ra các phía. Khi cành này vươn dài 1,2- 1,3 m lại bấm ngọn cành để tạo nhiều cành thứ cấp. Cần tạo cho cây đào có khung tán tròn để bộ lá hướng ánh sáng đều. Thời gian ra hoa và nuôi quả, đặc biệt là thời kỳ quả đang lớn, cây đào rất cần ánh sáng. Cắt bỏ thường xuyên các chồi dại của cây gốc ghép.
Phân bón
Năm đầu, vào các tháng mùa mưa, chọn ngày khô ráo để bón thúc. Mỗi cây bón: 0,5kg urê; 0,3kg kali; nếu có điều kiện thì tưới nước phân pha loãng. Phân được rải đều xung quanh gốc và xới xáo nhẹ cho phân vùi xuống đất. Từ năm thứ hai đến năm thứ tư: bón cho mỗi cây 20 – 30kg phân chuồng vào cuối năm, trước khi phát lộc xuân. Vụ hè bón thêm 0,7kg super lân; 0,3kg kali và 0,5kg urê. Khi cây bắt đầu cho thu quả thì bón 2 lần: lần đầu trước khi nở hoa 15 – 20kg phân chuồng; 1kg super lân; 1,2kg kali cho lcây vào tháng 11, 12. Lần thứ 2 sau khi đã thu hoạch quả vào tháng 7,8. Mỗi cây bón 15 – 20kg phân chuồng; 1kg super lân và 0,8kg kali. Phân được bón vào hố đào xung quanh tán cây. Mùa khô hanh cần xới xáo và tủ cỏ, rác khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
Khi chăm sóc, xới xáo không được làm xây xát, gây vết thương cơ giới ở rễ, gốc và thân cây đào vì cây đào dễ phản ứng chảy nhựa và nấm ký sinh dễ có điều kiện xâm nhiễm gây bệnh.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Mít Sai Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!