Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Mai # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Mai # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Mai mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Mai vàng có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt với khí hậu miền Nam. Mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima, là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đả lảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích ho cây mai ra hoa rộ vào dịp tết Nguyên đán. Hoa mai thường mọc ra từ nách lá, mới đầu là một hoa to, gọi là hoa cái, có vỏ lụa (vỏ trấu) bọc bên ngoài. Khi vỏ lụa bung ra, thì xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ đến mười nụ, tăng trưởng rất nhanh, độ bảy ngày sau là nở. Trong chùm hoa này, hoa to nở trước hoa nhỏ nở sau, đến vài ba ngày mới nở hết. Mỗi hoa bên ngoài có 5 đài màu xanh, bên trong có 5 cánh màu vàng, ở giữa là một chùm nhụy mang phấn màu xậm hơn. Thường hoa nở 3 ngày thì tàn. Ngày thứ nhất, 5 cánh và chùm nhụy xoè thẳng ra rất đẹp! Ngày thứ hai, 5 cánh vảnh lên và chùm nhụy dụm lại. Qua đến ngày thứ ba, 5 cánh bắt đầu rơi lả tả theo chiều gió, hoa tàn. Hoa nào đậu thì bầu noãn phình to lên và kết hạt. Hạt non màu xanh, hạt già màu đen, hạt chín rụng xuống đất, mọc lên cây con. Cây con vài ba năm sau mới ra hoa bói lần đầu tiên và cứ thế tiếp tục, mỗi năm mỗi ra hoa.Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 – tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Qúy là nở hoa quanh năm. Hiện nay nhờ kỹ thuật lai tạo giống, các nghệ nhân đã tạo ra được các giống mai có nhiều cánh, cánh xếp nhiều tầng như mai Huỳnh Tỷ, mai Giảo, mai Cúc, mai Cửu Long…và đa dạng về màu sắc như Bạch Mai, mai Miến Điện, mai Bến Tre, mai Tứ Quý…Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai không phức tạp. Tuy nhiên để có một cây mai theo ý muốn của nguời chơi, ngoài những kỹ thuật thường áp dụng như tỉa cành tạo tán, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh việc trồng và chăm sóc mai cần chú ý một số điểm sau:

1- Chuẩn bị đất: Với những vùng đất thấp cần lên líp rộng 1 – 1,2m, có rãnh thoát nước để mai không bị úng ngập khi mưa hay nước ngầm dâng cao làm thối rễ mai. Xới đất cho tơi xốp, nhặt hết cỏ dại và gạch đá.

2- Bón lót:

Đất Dinh dưỡng chuyên trồng mai Better 3 – 5kg trộn phân hữu cơ sinh học Better HG01 với lượng 0,3- 0,5 kg cho mỗi hố trồng. Nếu trồng mai trong chậu cần trộn đất với phân theo tỷ lệ 3 – 4 phần đất, 1 phần phân hữu cơ. Rải một phần phân hữu cơ xuống hố, đặt cây, rải tiếp phân hữu cơ quanh gốc rồi lấp đất, lèn chặt.

4- Bón phân thúc: Sau trồng 15 – 20 ngày, rễ mai đã ăn ra lớp đất mới, cần tưới phân thúc bằng cách hòa 15 – 25gam phân Better NPK 16-12-8-11+TE/10 lít nước tưới vào gốc nhằm thúc cho bộ rễ mai phát triển mạnh ngay từ đầu. Bón thúc bằng cách rải phân Better NPK 16-12-8-11+TE hoặc NPK 12-12-17-9+TE quanh gốc với lượng 20 – 30 gam/cây. Kết hợp xới đất để vùi lấp phân nhằm giảm bớt thất thoát phân do bay hơi, rửa trôi. ngày/lần. Sau 3 – 4 tháng từ khi trồng, bón 0,5 – 1 kg phân hữu cơ sinh học Better HG01/cây. Cuối tháng 10 âm lịch cần giảm lượng phân và nước tưới để hạn chế tăng trưởng thân lá, chuẩn bị cho giai đoạn phân hóa mầm hoa. Phun phân bón lá Better KNO3 định kỳ 7-10 ngày/lần pha 50-100g/bình 16 lít nước nhằm kích thích mai phân hóa mầm hoa tốt.

6- Chưng mai trong những ngày tết: Chậu mai phải để nơi thoáng mát, đủ sáng không nên để gần quạt hay chỗ có gió lùa vì sẽ làm mai mất nước nhiều rụng hoa và cả nụ sớm. Không nên để mai chỗ quá tối vì sẽ không đủ ánh sáng cho mai quang hợp, chồi sẽ vươn dài, lá ra nhanh, hoa rụng sớm. Nên tránh để mai gần bóng đèn có công suất lớn vì sẽ thừa sáng, nhiệt độ lại cao cũng làm mai nở nhanh, chóng tàn. Nếu là cành mai cắm trong bình cần phải thui gốc ngay sau khi cắt để giữ nhựa và hạn chế vi khuẩn gây thối cành. Thay nước sạch nhiều lần hoặc cho mỗi lít nước 1 viên Aspirin nhằm hạn chế vi khuẩn gây thối cành, tàn hoa.

b. Nhện đỏ (Tetranychus sp.) Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây có thể dùng một trong các loại thuốc: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC;Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC…

g. Bện vàng lá do tác nhân bệnh sinh lý Bón đầy đủ phân khi có hiện tượng vàng hlá, nên kết hợp phun tưới chế phẩm vi lượng tổng hợp Better chuyên dung cho hoa, cây sẽ mau hết bệnh.

i. Bệnh đốm đồng tiền do tác nhân địa y Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, quá gần nhau, dưới tán lá và gốc cây cần nhận đủ ánh sáng mặt trời. Cần để vườn mai thông thoáng, khô ráo. Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa để vườn luôn được khô ráo.Đối với những gốc mai đã bị đốm bệnh xuất hiện nhiều, dày đặc, có thể dùng bàn chải cọ rửa sạch những đốm bệnh trên thân, cành.Dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Bordeaux 1% quét lên thân cây vào đầu màu mưa, cũng có tác dụng ngăn chặn bệnh xâm nhập và lây lan. Ngoài ra bạn có thể dùng một số loại thuốc gốc đồng như Copper – B, Coc 85; Copper – Zinc hoặc Zinccopper… xịt ngừa lên chỗ thường hay bị bệnh trên thân, cành.

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Hoa Mai

Ngày xưa, dân tình chuyên sống về nghề nông nên việc tưới bón cho các loại cây trồng chắc chắn ai cũng có thừa kinh nghiệm. Câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã nói lên kinh nghiệm tích lũy từ ngàn vạn đời về trồng cây nói chung, trồng lúa bắp, đậu mè nói riêng của ông cha ta từ ngàn xưa truyền lại cho con cháu các đời sau.

Thế nhưng, trong việc trồng mai thì gần như không ai nghĩ đến việc chăm sóc và tưới bón cả.

Chúng ta cũng hiểu là do ngày xưa đời sống quá khó khăn mà nghề nông lại thường may ít rủi nhiều. Năm nào được mùa thì dân làng no ấm, ngược lại năm nào không mưa thuận gió hòa thì bị mất mùa, cả làng bị đói… Do lẽ đó, mọi người lúc nào cũng nghĩ đến cái ăn, cái mặc cho mình, và xem thường những điều không thực tế. Nếu như thuở đó trồng mai mà đem mua bán được như ngày nay thì… sự sống của cây mai sẽ không bị hẩm hiu như vậy?

Mai mà trồng không tưới bón, không chăm sóc, mọi việc phó thác cho trời thì cây nào có sống được phát triển chậm.

Được biết cây mai ngày xưa trồng đâu yên chỗ đó, không di dời. Khi trồng người ta đào cái hố, trộn vào đất một ít phân chuồng hoai hoặc phân rác mục rồi đặt cây mai giống xuống trước khi lấp đất.

Ngay cây mai thế trong chậu cũng vậy, hễ đã chọn đặt vào vị trí nào trước sân là cứ để y tại chỗ đó như vậy mãi. Có điều các cây mai thế đều được chủ nhân do có thúc đam mê cây kiểng nên rất siêng năng chăm sóc tưới bón.

Nhưng dù là mai thế trồng chậu thì lượng phân bón cung cấp cho cây cũng không nhiều. nói cách khác, đất trồng mai ngày xưa với hỗn hợp bảy tám phần là đất, chỉ vài ba phần là phân. Và phân bón ở đây là phân chuồng, hoặc phân rác (ngày xưa chưa có phân hóa học).

Nhiều người còn quan niệm rằng mai kiểng thế mà bón nhiều phân không có lợi vì sẽ không kìm hãm được sức lớn của cây, khó tạo được nét cằn cỗi cần có trong nghệ thuật lão hóa cây mai.

Trong khi đó, cách trồng mai kiểng ngày nay, việc bón phân cho cây hoa mai hoàn toàn trái ngược với quan niệm của người xưa.

Do cây mai ngày nay là cây mai hàng hóa, mua bán được, lại bán với giá cao, nên rất cần được bón phân tro hợp lý để giúp cây mai sinh trưởng tốt.

Theo sự tính toán của nhà vườn ngày nay, tùy vào cây mai lớn hay nhỏ, sung hay suy mà có cách bón phân khác nhau, theo từng thời điểm khác nhau. Cũng theo đó mà đất trồng mai ngày nay chỉ cần dùng một lượng đất rất ít, hoặc không dùng đất mà thay vào đó là phân tro trấu, mùn xơ dừa, vỏ đậu phộng…

– Tro trấu: Hạt lúa sau khi xay xát thành gạo thì lớp vỏ lúa bên ngoài đem vun đống đốt cháy thành tro trồng cây rất tốt. Đây là loại than tro có màu đen và nhuyễn. Tro trấu mới đốt xong không nên dùng ngay mà vun đống để chừng một hai tuần đem làm phân mới tốt. Nếu trồng mai trong chậu mà chỉ dùng tro trấu không thôi, hoặc lượng tro trấu quá nhiều so với các thứ chất trồng khác thì không nên ém chặt vì sẽ bị dẽ chặt xuống gây trở ngại cho việc thoát nước. Trồng mai mà môi trường bị úng thủy sẽ bị thối bộ rễ.

– Vỏ đậu phộng: Vỏ đậu phộng có chứa nhiều chất đạm làm phân bón cây rất tốt. Bón vỏ đậu phộng vào đất trồng mai vừa cung cấp chất đạm nuôi cây vừa giúp đất tơi xốp.

Do số lượng đất trong chậu quá ít, phần lớn còn lại là tro trấu, mùn xơ dừa và ít phân chuồng nên chậu trồng mai ngày nay không quá nặng nề như chậu mai ngày xưa.

Ngày xưa, chậu mai có đường kính cỡ 50cm, hai người khiêng đã lóng cóng. Nhưng, nay chậu mai có đường kính cỡ một mét, chỉ cần một cặp hai khúc tầm vông hai bên để làm đòn khiêng thì chỉ hai người đã khiêng đi được một đoạn xa.

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Mai

Ngày đăng: 2016-01-29 08:27:10

– Giai đoạn hồi phục và phát triển: là thời điểm đầu năm, thông thường sau môt mùa ra hoa, cây đã trút hết dinh dưỡng cho việc tạo hoa, hoặc những cây mới được bứng trồng ở cuối năm trước thì trong giai đoạn này cây đang ra chồi mới. Lúc này, cây cần một lượng dinh dưỡng để phục hồi lại cành nhánh mới, tạo ra sinh khối mới, do đó cây cần rất nhiều đạm trong quá trình sinh trưởng. Đây là giai đoạn hồi phục và phát triển mạnh của cây mai, nếu cung cấp đủ dinh dưỡng cây sẽ phát triển tốt, thì các giai đoạn sau sẽ bảo đảm cho cây phát triển thuận lợi.

Từ tháng 2 đến tháng 5, nên dùng các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học … phối hợp các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây mai.

Đối với những cây có bộ rễ kém phát triển, có thể dùng phân bón qua lá để hỗ trợ thêm cho mau hồi phục. vì bộ rễ lúc này rơi vào tình trạng hoạt động yếu do bị cắt xén, nên khó hấp thụ được phân bón qua rễ.

– Giai đoạn làm nụ: bắt đầu vào giữa năm, từ tháng 6 đến tháng 9. Từ tháng 6, bộ lá cây mai đã thành thục và sung mãn, bộ lá nhiều và xanh sậm, nụ hoa đã bắt đầu phân hóa và hình thành ở giai đoạn này. nếu được nuôi dưỡng tốt, lúc này cây mai đã tượng nụ tương đối rõ.

Trong giai đoạn này, cây cần nhiều dinh dưỡng để tạo nụ, tuy nhiên nhu cầu về lân trong giai đoạn này cao hơn. Đầy đủ lân sẽ giúp cho cây hình thành đầy đủ kích tố tạo nụ, nụ sẽ nhiều về số lượng và sẽ thành thục tốt.

Bên cạnh đó, vào thời điểm này, ở miền Nam thường là mùa mưa, độ ẩm cao, làm cho cây mai dễ bị nhiễm bệnh. Khi cung cấp đủ lân cho cây mai hệ thống rễ phát triển mạnh, nó sẽ giúp cây hấp thu lượng đạm tốt hơn, làm cho bộ lá dầy cứng, cây khỏe, khả năng chống chịu sẽ cao và cây ít bị nhiễm bệnh.

Nếu bón thừa đạm và thiếu lân ở thời điểm này cây sẽ dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến bộ lá sẽ rụng sớm vào cuối năm, đưa đến tình trạng hoa sẽ nở sớm trước Tết. Ở giai đoạn này, nên bổ sung cho cây thêm một ít phân hữu cơ, nếu có phân lân hữu cơ vi sinh vật là tốt nhất, cũng có thể hỗ trợ thêm một lượng phân hóa học NPK có hàm lượng lân cao.

– Giai đoạn làm bông tết: Từ tháng 10 âm lịch trở đi, nếu nuôi trồng đúng thì bộ lá mai gần như ngừng sinh trưởng, bộ lá lúc này đã già và dễ rụng. Cây không phát ra những đợt lộc mới nữa, chuẩn bị bước vào giai đoạn trổ hoa.

Lúc này, bộ lá già đã làm xong nhiệm vụ của nó và chuẩn bị rụng. trước khi rụng, chất dinh dưỡng trong lá sẽ hồi trả lại cho cây, để nuôi cho nụ thành thục. Do đó trong giai đoạn này không nên bón phân nhiều đạm cho cây mai, dễ làm cho cây phát ra những đợt lộc mới. Khi những lá non phát triển, nó sẽ ức chế quá trình thành thục của nụ hoa, l;àm cho nụ thành thục không đều, kết quả là hoa sẽ nở không rộ và không đều vào những ngày Tết.

Để giúp cho cây thành thục đều trong giai đoạn này, cần phải bón hỗ trợ kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây già và thúc đẩy nụ hoa thành thục đều, quá trình phát dục của cây diễn ra tốt hơn, hoa sẽ nở rộ, thắm màu và lâu tàn.

– Lần 1: từ tháng 1 đến tháng 5: khoảng 300g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) ngâm vào nước sau đó trước khi tưới cho cây mai, nhà vườn thường trộn thêm NPK có hàm lượng N cao từ 30-50g quậy đều và tưới cho cây.

Trong thực tế, với liều lượng trên nhưng thông thường nhà vườn lại chia nhỏ ra để bón thành hai ba đợt trong đợt bón đầu năm, với cách bón như thế cây sẽ không bị hấp thu phân nhanh, cháy rễ và cây hấp thu lượng phân bón hiệu quả hơn.

– Lần 2: từ tháng 6 đến tháng 9: khoảng 200g bánh dầu (hoặc Dynamic, phân cá, phân hữu cơ đậm đặc …) Phân NPK từ 30-50g có hàm lượng P cao ( DAP).

Cách sử dụng cũng như làn 1, lượng phân cũng được chia nhỏ và bón thành nhiều lần để giúp cho cây hấp thụ phân một cách dễ dàng và hiệu quả.

– Lần 3: từ tháng 10 trở đi, lần này lượng phân cần từ 20 -30 g sunfat kali hay Clorua kali. Cũng có thể là nitrat kali để bón thêm cho cây còn yếu và nụ nhỏ.

Lưu ý: cho đến trước khi lảy lá khoảng 10-15 ngày thì ngưng bón phân hoàn toàn không để cho cây phát ra những đợt lộc mới.

Nguyễn Thành – TTKNTPHCM

Từ khóa: cách bón phân cho cây mai, cách sử dụng phân bón cho cây mai, phương pháp bón phân cho cây mai, hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây, cách chăm sóc và bón phân cho cây mai.

TIN TỨC KHÁC :

Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Nho

I- ĐẶC TÍNH: Cây nho (Vitis vinifera) hiện được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng ôn đới và bán ôn đới. Ở nước ta nho trồng tập trung ở Ninh Thuận với diện tích khoảng 2.500 ha. Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là có nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Độ pH thích hợp cho cây nho cần có điều kiện khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít , nếu mưa nhiều kéo dài dễ làm bệnh phát sinh phát triển mạnh.

– Muốn trồng nho, trước hết phải tìm hiểu kỹ về điều kiện thời tiết khí hậu. Không phải quan tâm đến độ nhiệt ở miền Nam vì những nơi rét nhất như Đà Lạt, vẫn còn là nóng đối với nho, vả lại nho đã thích nghi tốt với độ nhiệt cao, thậm chí nắng to cũng không làm nám trái như với dứa, cam nhờ có giàn che.Cơ bản nhất là phải có khí hậu khô nhiều nắng, độ ẩm không khí thường xuyên thấp. Vùng Ninh Thuận có lượng mưa thấp nhất nước 750 – 850 mm/năm và không khí tương đối khô. Tuy nhiên, lượng mưa quá cao tập trung vào những tháng cuối năm (tháng 9, 10, 11…) kết hợp với độ nhiệt cao làm cho bệnh phát triển mạnh và phải phun thuốc nhiều lần vào thời kỳ này.

Ở nhiều nơi khác ở miền Nam, vẫn có thể trồng nho kinh doanh với điều kiện là phải có mùa khô 4, 5 tháng nắng, và đất không bị úng nước mùa mưa do rễ nho là nơi xúc tích dự trữ của cây, rất mẫn cảm với tình trạng thiếu oxy. Cũng phải tính toán nên thu hoạch 1 vụ hay 2 vụ vì những nơi mưa nhiều chi phí về phun thuốc cộng với khả năng ô nhiễm môi trường làm giảm hiệu quả kinh tế của việc trồng nho.Gió to không những có thể làm dập nát lá, chùm nho, còn có thể làm đổ giàn, vậy nên trồng nho ở những nơi hứng nắng, nhưng được che chắn kỹ. Những vùng hay có gió bão không thuận tiện.Đất phù sa ven sông Dinh (Ninh Thuận), sâu, giàu chất dinh dưỡng, luôn thoát nước, là đất nho rất tốt. Tuy nhiên theo điều tra khảo sát của nghành nông nghiệp thì đất thịt, đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi, đều có thể trồng nho nếu đầu tư phân hữu cơ và phân khoáng với lượng cao, cũng phải có điều kiện tưới nước về mùa khô và bao giờ cũng phải thoát nước.

Độ pH thích hợp cho nho là pH = 6,5 – 7,0 nếu pH dưới 5 phải bón thêm vôi. Vùng Ninh Thuận mưa ít pH hay gặp là 6 – 7 có khi vượt 7 ở các đất phèn và trường hợp này phải rửa phèn. Đất phải nhiều mùn, vì thế phải bón nhiều phân hữu cơ. Vẫn theo điều tra của Nha Hố ở 30 điểm trồng nho vùng Ninh Thuận tỷ lệ mùn trong đất thường là 2% trong 100 g đất hàm lượng lân dễ tiêu là 77,76 mg và 44,47 mg kali trao đổi là những chỉ tiêu cao.

Tóm lại, nho ưa khí hậu khô và nhiều nắng. Có những điều kiện này thì những điều kiện khác, ví dụ về đất, về ánh sáng v.v… cũng thuận tiện theo, sợ nhất là mưa vì mưa làm rụng hoa, rụng trái, và nhất là tạo điều kiện cho nhiều bệnh nguy hiểm phát triển.

II- GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG: Tất cả các giống nho trồng trong sản xuất hiện nay đều từ nước ngoài nhập vào từ thời Pháp thuộc và nhất là trong thời kỳ trước 1975. Nơi tập trung trồng nhiều giống nhất là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Nha Hố nay là Viện Nghiên cứu Bông và từ đó các giống nho đã phổ biến vào trong sản xuất ở tỉnh Ninh Thuận và các tỉnh khác.

Qua nhiều năm đào thải hiện chỉ còn lại trong sản xuất 4 giống trong đó giống Muscat blanc gần như không được trồng nữa, mặc dù thơm ngọt nhưng có một nhược điểm rất quan trọng là vỏ mỏng trái dễ vỡ, không chịu khi vận chuyển.Hiện nay giống Cardinal chiếm tới 99% diện tích trồng nho cả vùng Ninh Thuận:

1. Cardinal (nho đỏ) không chỉ là giống quan trọng của Việt Nam mà cả của các nước quanh vùng như Philippines, Thái Lan v.v… và có nhiều ưu điểm quan trọng : mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá.

2. Cardinal có một ưu điểm nữa hơn các giống khác đã được nhập vào Việt Nam, từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày, với 1 tháng ngủ nghỉ trước khi lại cắt để cho ra trái vụ sau, tổng cộng 4 tháng cho 1 vụ, một năm có thể thu ba vụ, tiêu chuẩn kinh tế quan trọng của người trồng nho hiện nay.

– Đặc điểm của nghề trồng nho là phải cho cây leo giàn. Ở các nước nhiệt đới khác người ta dùng cọc hình chữ T bằng sắt hoặc bằng bê tông, tay dọc chữ T cắm sâu xuống đất, tay ngang buộc năm dây thép cách nhau đều. Tay ngang rộng từ 1,2 m đến 1,5 m. Chiều cao từ tay ngang tới mặt đất từ 1,2 m đến 2 m tùy vùng. Cao thì thoáng nhưng dễ đổ do sức nặng của cả hàng cây, đặc biệt khi mang trái. Hai cột hai đầu phải đóng cọc gia cố.

– Ở Ninh Thuận bà con làm giàn. Giàn nho thông thường gồm hai hay nhiều hàng cọc. Trên đầu cọc, cao độ 1,8 m – 2,0 m, giăng một giàn dây thép ngang dọc cho nho leo. Giàn to thì phải gia cố những hàng cọc phía rìa bằng những thanh gỗ, thanh sắt, sào tre v.v… đủ vững để không sụp đổ, dưới sức nặng của cành lá và trái nho.Cho nho leo và cắt tỉa: Cho leo giàn không có gì khó. Dùng một cái sào, hoặc cọc gỗ lớn bằng ngón tay cái, cắm gần gốc nho, cắm dựng đứng. Chọn trong các ngọn nho ngọn khỏe nhất buộc cho leo lên giàn. Bao nhiều ngọn phụ, hoặc cành sinh ra sau này cắt hết, sát đến tận nách lá để có một thân duy nhất to khỏe. Khi ngọn chính đã lên tới giàn, ngắt búp sinh trưởng để cho các cành cấp 1 phát triển.

Ngọn của thân chính sau khi vươn tới giàn thì ngắt đi. Trong các cành mọc từ thân ra chọn lấy hai cành khỏe nhất, buộc vào dây thép cho phát triển theo hai hướng ngược. Hai cành cấp 1 này sẽ trở thành 2 tay, buộc chặt vào dây thép bằng một loại dây có thể tự hủy được (đay, bẹ chuối, vỏ cây leo, dây ni lông v.v…). Không dùng dây thép vì sẽ thắt lấy tay, cản trở lưu thông của nhựa. Khi tay đã mọc dài 1 – 1,2 m lại bấm ngọn để lại trên mỗi tay một số cành cấp 2 gọi là cành quả. Cành quả cũng buộc vào dây thép, tránh gió lay, làm rách lá rụng mắt và không cho đè lên nhau, khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (cành quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6,8, các cành nhỏ ngắn thì cắt ở mắt vị trí số 1 -2 để tạo các cành dinh dưỡng cho vụ sau. Sau khi cắt cành 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2-3 chùm, trên các chùm cần loại bỏ các trái có dị tật, méo mó, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.Cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại các bộ phận sau đây : – Cành quả để hình thành trái và gỗ mới. – Mầm dự trữ ở chân cành quả để thay thế các cành này vụ sau.

B- Bón Phân: 1. Bón lót: Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 2 – 3 kg Better HG01 + 0,5 kg lân.

2. Bón phân cho nho thời kỳ kiến thiết cơ bản:– Cây nho cần khoảng 10 – 12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn, trong thời kỳ loại phân thích hợp là Better NPK 16-12-8-11+TE.– Những tháng đầu sau khi trồng có thể pha 30 -50 gam phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho.– Các tháng sau có thể bón trực tiếp với lượng 50 – 70 kg/ha/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.

3 Bón phân cho nho kinh doanh:– Trung bình mỗi tấn nho, cây sẽ lấy đi khỏi đất 3,14 kg N, 0,71 kg P¬2O5, 5,86 kg K2O, 0,86 kg MgO, 4 kg CaO, 42 ppmFe, 15,7ppm Zn, 9,1 ppm Cu, 5,3 ppm B, 7ppm Mn… như vậy với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cây nho lấy đi khỏi đất 31,4 N, 1 kgP2O5 , 58,6 K2O và nhiều trung vi lượng khác. Để nho đạt năng suất cao, ổn định, bón phân như sau:– Sau khi thu hoạch: xới đất phá váng, bón 6-10 tấn phân hữu cơ Better HG01 + 100-150 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE ( phân tím), kết hợp phun phân bón lá đầu trâu ĐT001 định kỳ 7-10 ngày/lần.– Trước cắt cành: bón 100 -150 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (phân tím), phun 2-3 lần phân bón lá đầu trâu ĐT001.– Khi trái lớn bằng hạt tiêu: 100 -150 kg phân Better NPK 12-12-17-9+TE (phân xanh), kết hợp phun thêm phân bón lá đầu trâu ĐT 907 hoặc Better KNO3.– Khi trái lớn bằng hạt đậu: 150 -200 kg Better NPK 12-12-17-9+TE (phân xanh), kết hợp phun phân bón lá ĐT 907 hoặc Better KNO3, ngưng phun trước thu hoạch 10 ngày.Cần xới nhẹ đất giữa hai hàng nho hoặc cách gốc nho 0,5-1m để rải phân, sau rải phân cần lấp đất để vùi phân, tránh thất thoát.

IV- SÂU BỆNH HẠI:: – Nhện đỏ: bám ở mặt dưới lá hút lấy nhựa, đặc biệt lúc mới đâm chồi. Trị bằng các thuốc: Bi 58 ND, polytrin P 440EC, DC Tron Plus 98,8EC…– Bọ trĩ: trị bằng các loại thuốc Regent 800WG, Confidor 100SL…– Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả: trị bằng các thuốc Sherpa 25ND, Decis 2,6ND…– Bệnh mốc sương: trên là bệnh xuất hiện ở mặt trên có những vết màu xanh-vàng, sau đó chuyển sang đỏ nâu, mặt dưới lá, tơ nấm phát triển thành một màng mỏng, trắng trắng những lông tơ. Bệnh còn gây hại cả tay leo, đọt, hoa và chùm 68WP, Antracol 70WP….– Bệnh phấn trắng: nắm bệnh gây hại các đọt non, bệnh phủ một lớp phấn trắng như bột lên lá non, cành thân non, trên cành lúc đầu bệnh cũng ở dạng phấn trắng nhưng sau đó chuyển sang nâu, các thuốc trị 53,8 DF, Champion 57,6DP, Kocide 250EC…

Hiếu Giang Better kính chúc bà con trúng mùa được giá!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Mai trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!