Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Táo Ta Cho Năng Suất Cao mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật trồng táo ta
Thời vụ trồng táo
Đồng bằng Bắc Bộ trồng tháng 2 – 4 hoặc tháng 9 – 11. Miền Trung và miền núi phía Bắc trồng cuối mùa mưa. Các tỉnh miền Nam có thể trồng quanh năm.
Cây giống
Tùy mục đích sử dụng để chọn giống táo trồng cho phù hợp. Chế biến thì trồng các giống táo chua địa phương. Để ăn tươi có thể trồng các giống táo ngọt như: Táo Đào tiên, Đào vàng, Đào muộn, Táo số 5, Táo Thái Lan… Lưu ý, các loại táo Trung Quốc quả rất to đang bán phổ biến ở các chợ nông thôn, không thể trồng được trong điều kiện khí hậu nước ta, vì giống táo này chỉ phân hóa mầm hoa ở nhiệt độ 5 độ C.
Kỹ thuật trồng táo ta cho năng suất cao
Đất trồng
Táo là cây trồng khá dễ tính, nên có thể trồng trên mọi loại đất, nhưng phải rãi nắng. Tốt nhất nên trồng táo trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu mùn.
Kỹ thuật trồng
Kích thước hố trồng: 40 x 40 x 40cm. Khoảng cách hố 4 x 5m. Phân lót/1 hố: 1-2kg lân supe + 20-30kg phân hữu cơ mục hoặc 6-8kg phân hữu cơ vi sinh. Trộn đều phân với lớp đất đào mặt hố, rồi đổ xuống hố làm lớp lót dưới, sau lấp đất kín phân cách miệng hố 2-3cm. Khơi đất giữa hố, trồng chìm gốc cây cách mắt ghép 10-12cm, lấp kín đất, nén chặt, tưới đẫm nước, phủ rơm rạ hoặc cỏ khô giữ ẩm gốc. Có thể pha loãng Ridomil 72MZ tưới cây ngay sau trồng phòng nấm gây thối rễ.
Chăm sóc
Sau trồng tưới đẫm nước hàng ngày. Từ khi cây nhú lộc tưới giữ ẩm 7-10 ngày 1 lần, kết hợp tỉa bỏ các mầm dại phát sinh ngoài mắt ghép. Phân bón/1 gốc: đạm urê 0,7-1kg, kali clorua 0,5kg, lân supe 1,5-2kg, chia lượng phân bón cho 3 lần:
Lần 1 (sau trồng cây 1 tháng hoặc ngay sau khi đốn táo): bón 40% lượng đạm + 50% lượng lân + 20-30kg phân hữu cơ mục.
Lần 2 (trước khi cây ra hoa rộ): Bón 30% lượng đạm + 50% lượng kali + 30% lượng lân.
Lần 3 (khi cây đậu quả xong): Bón nốt số phân còn lại. Có thể bón phân qua lá để kích lộc, kéo cành và dưỡng quả như: Bón lá siêu kali; Atonik; Seaweed rong biển Cannada…
Cây táo có nhu cầu khá cao về nước, nên phải tưới đủ nước cho cây trong suốt thời kỳ mang quả, giúp khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống. Trong quá trình phát triển của cây, cần cắt bỏ sớm các cành tăm, cành gầm, cành vượt, cành sâu bệnh và các cành giao tán, để cây tập trung dinh dưỡng cho nuôi quả.
Kỹ thuật trồng táo ta cho năng suất cao
Thuốc phòng trừ sâu bệnh hại chính:
Ruồi vàng: Thu nhặt tiêu hủy các quả thối, rụng bị ruồi hại. Định kỳ 7 ngày 1 lần (từ sau đậu quả 20 ngày tới kết thúc thu hoạch) phun hỗn hợp bả protein Ento-Pro 150DD và Sofri protein 10DD. Mỗi cây phun 1 điểm. Mỗi điểm phun 1m2 dưới tán lá cách mặt đất 1,5-2m. Cách 1 hàng táo phun 1 hàng. Cách 4-5m/phun 1 điểm. Lượng phun 50ml thuốc/1 điểm. Phun buổi sáng các ngày không mưa. Không phun thuốc trực tiếp lên quả. Hoặc dùng thuốc dẫn dụ “Vizubon-D”: đổ hết chai thuốc diệt ruồi vào chai chất dẫn dụ, rồi lắc đều, lấy miếng vải tẩm 1-2ml hỗn hợp thuốc trên, treo lên cây nơi râm mát cách mặt đất từ 1,5-2m, treo 2-3 bẫy/1.000m2, 7-10 ngày tẩm lại thuốc một lần.
Bệnh sương mai: Boocđô 1% hoặc Ridomill 75WP (0,15-0,2%); Zineb 80WP (0,25%) phun thuốc vào chiều mát. Bọ xít xanh, rệp dính, sâu gặm quả (thời kỳ cây sinh trưởng mạnh): Sherpa 0,1-0,15%. Nhện đỏ: Comite 73EC; Otus 5SC; Danitol 10EC… chỉ phun thuốc khi mật độ nhện cao, không phun định kỳ, không để thuốc hóa học rơi rớt vào bẫy bả sinh học.
Bệnh thối quả: gây rụng quả hàng loạt khi quả sắp chín, hiện chưa có thuốc trừ đặc hiệu, nên thu quả sớm khi bệnh chớm xuất hiện.
Kỹ thuật trồng táo ta cho năng suất cao
Thu hoạch táo
Khi quả táo chín đẫy, vỏ quả chuyển từ màu xanh thẫm sang màu xanh nhạt và sáng bóng hoặc màu hơi hanh vàng.
Đốn táo
Ở các tỉnh miền Bắc đốn táo vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 (sau thu hoạch quả). Miền nam đốn táo 2 lần cuôi tháng 2-3 và tháng 9-10.
Cách đốn: Đốn đau (với cây dưới 3 năm tuổi): cắt toàn bộ các cành trên cây chỉ để lại thân gốc và 3 cành cấp 1 (dài 30-40cm) ở thế chân kiềng để tạo tán. Đốn lửng (với cây trên 3 năm tuổi): cắt tỉa để lại 40-50cm đoạn cành cấp 2;3 hoặc cấp 4 (từ gốc cành).
Đốn tỉa: Chỉ cắt bỏ 50% lượng cành cấp 1, còn lại chỉ dóc các cành cấp 2 (cành cấp 1 còn lại sau khi dóc dài khoảng 1,5-2,0m), cách đốn này sẽ thúc đẩy cây táo ra hoa, đậu quả nhiều đợt trong năm, giúp rải vụ thu hoạch và tăng sản lượng quả.
Chú ý: với một số giống tảo quả to như Táo Thái lan, Táo số 5… cần làm giàn đỡ cho cành quả tránh gãy cành.
Chúc bà con thành công!
Kỹ Thuật Trồng Táo Đại Cho Năng Suất Cao, Ổn Định
Táo Đại là cây ăn quả lâu đời, thích hợp với điều kiện nhiệt đới nước ta, dễ trồng, sinh trưởng phát triển nhanh, sau trồng 1 năm bắt đầu cho thu quả. Kỹ thuật trồng Táo Đại đơn giản, thích hợp cho mọi loại đất, năng suất cao và ổn định, không có sâu bệnh nguy hiểm nên được người dân ưa chuộng.
Kỹ thuật trồng Táo Đại đơn giản cho thu nhập cao nên người dân trồng nhiều ở cả miền Bắc và miền Nam
Thời vụ và khoảng cách trồng
Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân tháng 2 -4, nếu cây giống ghép sớm có thể trồng từ tháng 1. Sang xuân gặp thời tiết huận lợi cây sinh trưởng nhanh. Cuối năm cây sẽ cho nhiều quả. Khoảng cách trồng thông thường từ 3 – 4 m một cây.
Hố trồng, phân bón lót
Kích thước hố trồng 40x40x40 cm. Bón lót mỗi hố 15-20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg super lân + 0,3kg kali + 0,2 kg vôi bột. Các loại phân được trộn đều với đất, cho xuống hố, vun ụ nồi so với mặt đất 20 cm (không trồng cây trực tiếp với phân). Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân lân vi sinh với lượng 5 – 7kg/hố.
Cách trồng Cây Táo Đại giống
Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu. Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2 -3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.
Chăm sóc và bón phân
Trong tuần đầu tiên mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào sáng hoặc chiều, mỗi lần một thùng nước. Sau đó cách 2,3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng. Khi cây phát triển sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn ẩm.
Có thể nói táo rất cần nước ở cái giai đoạn sinh trưởng, nhất là lúc đang phát triển. Nếu gặp hạn, không đủ nước, quả sẽ nhỏ, vỏ dày ,ăn chat, kém phẩm chất. Hàng năm cần bón phân cho cây sau thu hoạch và đốn cây, nhằm hồi phục sức cho cây vụ xuân tới, với lượng phân bón 1 cây như sau: Phân chuồng từ 30 -50kg, lân 5- 8 kg, kali 3-5kg, đạm ure 0,5-1kg.
Đốn Táo
Căn cứ đặc điểm của cây giống và mục đích sản xuất mà có các cách đốn táo khác nhau. Cành quả của táo mọc trên cành mẹ ra trong vụ xuân cùng năm, bởi vậy đốn cành sao cho nhiều cành ra trong vụ xuân, cành khỏe, có sản lượng cao.
Có kỹ thuật trồng Táo Đại đúng cách cùng với việc chăm sóc tốt sẽ đạt hiệu quả cao
Có 2 cách đốn như sau: Đốn phớt: Làm thường xuyên hàng năm sau vụ hái quả nhằm cho sản lượng quả cao và ổn định. Đốn đau: nhằm tạo tán đối với cây còn nhỏ 1-3 năm tuổi và đối với những cây đã lớn, cắt hết các loại cành chỉ để lại một đoạn gốc của 3 cành lớn ra trong năm trước để tạo tán cho năng suất cao.
Phòng trừ sâu bệnh
Nhóm sâu chính: Sâu cắm lá, sâu cuốn lá, nhện đỏ, sâu đục quả. Trong 6,7 tháng nén tóc đẻ trứng vào thân cây. Nhóm sâu chích hút: dùng trong các thuốc: Sherpa (0,1%), Trebon (0,1-0,2%), Depterx (0,2%), Dantiol (0,1-0,2%), Monitor (0,1-0,2%), Bi 58, Basudin.
Trừ nhóm sâu ăn lá: Dùng một trong các thuôc sau: Azodrin 50 DD (0,2%), Score(0,05%), Alieett(0,3%), Mancozeb(0,25%). Đối với kiến, mối, nọ cánh cứng hại rễ, gốc: sử dụng Basudin, Lidanfor, Sevidol để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộng 1 thuốc – 10 cát, rắc xung quanh gốc và hố
Thu hoạch
Táo được thu hoạch sau 2-3 tháng ra hoa, khi quả to, căng mọng vỏ và sáng màu. Thu hoạch táo thủ công và tránh làm dập nát trong khi vận chuyển.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mãng Cầu Ta Cho Năng Suất Cao
Mãng cầu là một loại cây có tính thích ứng lớn, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Trái mãng cầu có độ ngọt cao, vị chua nên không lạt, lại có hương thơm của hoa hồng nên được nhiều người ưa thích. Giống: có 2 loại mãng cầu: dai và bở.
– Mãng cầu bở khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Thậm chí ngay khi còn ở trên cây, trái chưa chín hẳn có thể đã nứt.
– Mãng cầu dai thì các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Độ ngọt của mãng cầu dai cao hơn mãng cầu bở.
Hướng dẫn cách nhân giống
– Nhân giống bằng hạt: do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 – 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2 tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 – 3 năm cây có thể cho trái.
– Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Mãng cầu dai chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là mãng cầu dai và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép mãng cầu dai. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 – 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 – 6 cm.
Đặc điểm của mãng cầu ta:
– Mãng cầu dai ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon.
– Mãng cầu dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 – 5 lại ra lá, ra hoa. Những lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp đủ thì trái đậu. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 – 8 cũng rụng nhiều; trái kết được cũng nhỏ vì vậy mãng cầu dai thuộc loại trái có mùa không như chuối, dứa, đu đủ, và cả mãng cầu xiêm nữa (ở miền Nam là loại trái quanh năm). Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy, trồng mãng cầu dai không cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn.
– Mãng cầu dai tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó mãng cầu dai không những trồng được ở miền Bắc mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu ta
khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt ở trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 – 50 cm đem trồng thì dễ sống hơn.
– Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường không bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.
– Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi.
– Cách bón phân cho mãng cầu ta: Nên bón 20 – 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 – 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg. Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm.
Sâu bệnh: mãng cầu dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi mãng cầu chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt.
– Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,… Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.
Thu hoạch: dấu hiệu mãng cầu chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (mãng cầu mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “mãng cầu bở” kẽ nứt toác. Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là mãng cầu dai, vẫn dễ nát.
Bảo quản:
Trái cây chín nhanh thường do quá trình hô hấp mạnh (hút khí O2 và thải khí CO2). Ngoài ra, trong quá trình chín, trái cây còn thải khí etylen và chính khí này quay trở lại kích thích trái cây mau chín hơn. Cách hữu hiệu để bảo quản trái cây không chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đối với một số loại trái cây nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen,…). Vì vậy, nhiệt độ bảo quản không nên thấp hơn so với giá trị quy định. Với xoài cần bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 130C, chôm chôm: 120C, mãng cầu: 130C, dưa hấu: 100C,… Nếu không có điều kiện bảo quản lạnh, có thể ngâm trái cây với dung dịch muối canxi (CaCl2, nồng độ 1-3% trong thời gian 1-3 phút) để ức chế quá trình hô hấp của trái cây.
Hội Nông Dân Cần Thơ
Từ khóa: Kỹ thuật trồng trái na cho năng suất cao, hướng dẫn kỹ thuật mãng cầu ta cho năng suất cao, mô hình mãng cầu ta cho năng suất cao, quy trình trồng mãng cầu ta cho năng suất cao
Kỹ Thuật Trồng Tỏi Cho Năng Suất Cao
Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Việt Nam, Loại cây này cho củ với chiều cao khoảng 60cm. Lá thường phẳng và mỏng. Cây tỏi cho hoa màu trắng hoặc màu hồng. Mỗi củ tỏi lại có nhiều tép tỏi nhỏ. Đây là loại cây chịu mát, chịu lạnh giỏi. Nhưng nó lại không chịu úng được.
1. Bí quyết trồng tỏi hiệu quả – năng suất cao
Trên thị trường có nhiều giống tỏi khác nhau. Nếu là tỏi địa phương thì có tỏi trâu, tỏi gié. Giống tỏi này trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc. Nếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung bạn sẽ gặp các loại tỏi khác. Ví như tỏi nhập nội hay còn gọi là tỏi tây. Ở những địa phương chuyên trồng tỏi thì họ trồng 2 giống nhập từ Trung Quốc.
Đó là tỏi trắng và tỏi tía. Cây tỏi trắng thường có lá xanh đậm, rộng. 1 củ tỏi trắng to có đường kính lên tới 4 đến hơn 4cm. Lớp vỏ lụa của củ có màu trắng. Nhìn chung giống này không để được lâu. Để lâu thì hay bị óp.
Tỏi tía thì lá xanh nhạt hơn nhưng cứng và dày hơn tỏi trắng. Tỏi tía củ nhỏ hơn và cay hơn tỏi trắng nữa. 1 củ chỉ có đường kính tầm 3,5 đến 4cm thôi. Dọc thân củ bạn sẽ nhìn thấy có màu tím nhạt. Mỗi củ có tới 10 đến 11 nhánh. Khi thu hoạch thì củ có màu trắng ngà. Vì thế tỏi tía được nhiều người trồng hơn tỏi trắng.
Cả 2 giống tỏi này đều cho năng suất cao. Đều đạt từ 8 đến 10 tấn trên 1 ha. Khi chọn tỏi giống thì chọn củ chắc tay và lấy những nhánh to mập nhất. Củ giống nên có từ 10 đến 12 nhánh và nặng chừng 12 đến 15g là thích hợp.
ĐỐi với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng thì tỏi là loại cân xen canh 2 vụ lúa. Do đó thời điểm thích hợp trồng tỏi là từ 25/9 đến 5/10. Thời điểm thu hoạch là từ 30/1 đến 5/2 năm sau. Như vậy tỏi đủ thời gian sinh trưởng mà không ảnh hưởng đến vụ lúa.
Còn với các tỉnh miền Trung thì tỏi hay được trồng vào tháng 9-10 và thu hoạch vào tháng 1-2 năm sau.
Đất trồng tỏi cần cao và thoát nước tốt. Sau khi gặt lúa xong bạn cần làm đất thật kỹ và lên luống luôn. Mục đích là để tránh mưa. Luống tỏi nên rộng từ 1,2 đến 1,5m. Giữa các luống làm rãnh rộng 30cm. Khi lên luống thì bạn nhớ rạch luôn hàng để bón phân. Mỗi luống thường trồng từ 5 đến 6 hàng. Mỗi hàng cách nhau 20cm là vừa.
Mỗi hecta cần tới 1 tấn tỏi giống. Nghĩa là cứ 1 sào Bắc Bộ cần 37kg tỏi. Mỗi nhánh tỏi trồng xuống cách nhau từ 8 đến 10cm. Khi ấn tỏi chỉ cần ấn ⅔ củ là được rồi. Sau đó phủ 1 lớp đất mỏng lên củ. Tiếp tục dùng cỏ khô hoặc rơm băm nhỏ phủ lên luống tỏi để giữ ẩm và hạn chế cỏ. Độ dày lớp phủ là 5cm.
Trồng tỏi củ từ củ
– Củ tỏi giống phải là củ to và chắc, không bị sâu bệnh. Củ giống nên nặng từ 12 đến 15g. Mỗi củ có từ 10 đến 12 nhánh là tốt nhất.
– Bạn chỉ lấy những nhánh to và chắc, không bị sâu bệnh. Những nhánh lép, dập thì cũng bỏ đi luôn.
– Trước khi trồng đem ngâm tỏi vào nước sạch 3 giờ rồi để ráo. Sao đó mang đi cắm xuống đất.
– Khi cắm tỏi thì chỉ cắm ⅔ nhánh thôi và cắm theo khoảng cách đã định. Cắm xong thì phủ đất vụn lên.
Trồng tỏi từ gieo hạt
– Đất đem gieo cần được làm nhỏ rồi mới gieo. Sau đó san cho mặt luống thật phẳng.
– Mật độ gieo cứ 1m2 cần 2 đến 3g hạt là đủ
– Sau khi gieo xong thì phủ lên 1 lớp đất vụn dày chừng 1,5cm cùng với đó là rơm rạ thái nhỏ. Mục đích tránh xói mòn khi tưới và hạn chế cỏ mọc.
– Làm luôn giàn che bằng tre nứa, nilon để tránh mưa gió cho luống tỏi.
Trồng tỏi từ cây tỏi con
– Cây giống được 25 đến 30 ngày thì đã có chừng 2-3 lá con rồi. Lúc này đem nhổ cây con, đồng thời cắt bớt rễ và lá ngọn đi.
– Hàng nào đã bón phân lót thì bạn đem tỏi trồng xuống. Khoảng cách giữa mỗi cây tỏi nên định trước. Khi trồng chỉ cần moi 1 lỗ nhỏ sâu khoảng 3 đến 4cm rộng 4 đến 5 phân rồi đặt cây con xuống là được.
– Nhẹ nhàng đặt cây con thẳng đứng vào hố.
– Dùng hai tay ấn nhẹ đất xung quanh hố để giữ chặt gốc cây là được.
– Xoa phẳng mặt luống vừa trồng rồi mới trồng cây tiếp.
2. Hướng dẫn chăm sóc tỏi đúng cách
– Lượng phân bón sau tính cho 1 ha trồng tỏi
– Bạn cần 15 đến 20 tấn phân chuồng bón lót cho đất. Khi bón thì trộn kỹ rồi rải theo hàng. Ngoài ra còn trộn thêm 660 đến 720kg NPK -S 5.10.3-8. nếu đất chua thì bón thêm 500 cân vôi bột nữa.
– Bạn sẽ chia ra bón thúc 3 lần vào từng thời điểm như sau:
Sau khi trồng 2 đến 3 tuần thì bón thúc lần 1: Lúc này cần 190 đến 220kg phân NPK-S 12.5.10-14 thôi
20 đến 25 ngày sau khi bón đợt 1 thì bón đợt 2: Bón 190 đến 220kg phân NPK-S 12.5.10-14
Sau khi bón đợt 2 khoảng 15 đến 20 ngày thì bón đợt 3. Lượng phân bón giống như đợt 2 và cũng là loại phân đó.
– Bạn thường xuyên tưới nước đến khi cây mọc thì dừng lại. Đến khi cây trổ 3-4 lá thì hạn chế nước đi và tăng độ thấm lên. Nhìn chung trong thời gian cây lớn chỉ cần tưới nước 4 hoặc 5 lần thôi. Khi tưới rãnh thì nhớ bón thêm phân cho cây luôn.
– Trồn tỏi hay gặp bệnh sương mai, bệnh than đen. Lúc này bạn cần dùng các loại thuốc đã được chỉ định với từng bệnh. Sau khi trồng 120 đến 130 ngày là thu hoạch được rồi. Lúc này lá đã già, héo và gân khô rồi.
– Bệnh than đen hay còn gọi là Urocystis cepula Prost. Bệnh này thường xuất hiện trên củ sắp thu hoạch. Thậm chí kể cả trong thời kỳ bảo quản cũng có thể có. Bạn cần cách ly những củ bị bệnh ra và dùng Zineb 80% để phun.
– Tỏi thu hoạch được là khi lá gốc tàn, lá ngọn bắt đầu khô hé. Lúc này bạn thu tỏi đi tiêu thụ là vừa.
– Trồng cây được 125 đến 130 ngày thì thu hoạch được. KHi thu hoạch thì nhổ cả củ rồi giũ sạch đất và bó thành từng bó nhỏ. Sau đó đem củ để ở nơi thoáng mát. Hoặc bạn xếp lên các giàn ở trong kho cũng được.
– Nếu trồng tỏi làm giống thì thời gian lên tới 140 ngày. Sau khi thu hoạch bạn chọn củ có 10 đến 12 nhánh. Mỗi củ to chừng 3,5 đến 4cm rồi bó lại. Treo ở nơi thoáng mát. Những củ này ngoài chắc, to thì không có sâu bệnh mới được.
3. Phương pháp trồng tỏi sử dụng thùng xốp tại nhà
Không chỉ là gia vị cần thiết mà tỏi còn chữađược cảm cúm, tăng hưng phấn khi yêu hay hạn chế ung thu hiệu quả.
– Bạn có thể dùng bao xi măng, túi nilon, xô chậu cũ hay thùng xốp đều được. Nếu có điều kiện thì trồng lấy 1 khoảng trong vườn nhà. Neus là các dụng cụ như kể trên thì dưới đáy cần đục lỗ thoát nước.
– Đất trồng tỏi nên là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt. Độ chua của đất nên là từ 6 đến 6,5. Đất bạn có thể trộn cùng xơ dừa, tro bếp, phân chuồng để tăng độ mùn. Hoặc bạn mua sẵn đất cũng được.
– Nếu trồng ở chậu nhỏ thì bạn cho khoảng cách này ngắn lại cũng được. Chỉ cần không quá dày là ok.
– Trồng xong thì phủ cỏ, rơm, lá khô băm nhỏ lên để giữ ấm cho củ.
– Để chậu tỏi ở nơi nhiều ánh sáng và thường xuyên tưới nước cho cây.
– Lúc mới trồng bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây đủ ẩm để ra rễ. Cây nhú mầm rồi thì 1 tuần chỉ cần tưới 1 lần thôi. Đó là khi trời không mưa. Còn trời mưa thì bạn có thể bỏ qua.
– Đợi cây cao được 10cm thì bón lót đợt đầu. Phân bón lót gồm phân hữu cơ, phân trùn quế, phân gà, phân chim,…. Sau đó cứ 1 tháng bón 1 đợt. Khi bón thì thì làm cỏ và xới gốc cho cây luôn.
Cập nhật 01/07/2020
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Táo Ta Cho Năng Suất Cao trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!