Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Sắn Đạt Năng Suất Và Hiệu Quả Kinh Tế Cao Theo Hướng Bền Vững mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Chuẩn bị đất
Cây sắn có đặc tính nông học là dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất và vùng sinh thái khác nhau; chịu được các điều kiện khô hạn và có thể trồng được ở các vùng khí hậu có lượng mưa thấp; tuy nhiên, cây sắn không chịu được ngập- úng.
2. Chuẩn bị giống
Các giống sắn có năng suất cao được trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay bao gồm: KM419, KM101, KM94, KM140, KM98-5, NA1, KM98- 7, KM21- 12, 06Sa08, HL- S10, HL- S11. Giống sắn KM94 đang bị nhiểm nặng bệnh chổi rồng (phytoplasma sp.); mặt khác các vùng sản xuất sắn của Đông Nam bộ (Tây Ninh) hiện nay đang bị nhiễm rệp sáp hồng rất nặng do đó không nên sử dụng nguồn giống sắn bị nhiễm bệnh hoặc ở các vùng có rệp sáp gây hại.
Giống sắn để trồng trên diện rộng hoặc sản xuất đại trà phải lấy từ những ruộng sản xuất tốt hoặc các ruộng nhân giống riêng (nếu có), tuổi của cây sắn trong các ruộng này đạt từ 8 tháng trở lên. Cây sắn dùng làm giống phải khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu- bệnh, nhặt mắt, không buông lóng, khi chuẩn bị hom giống nên loại bỏ những cây giống bị khô (không có nhựa mủ) và bị trầy, xước trong quá trình vận chuyển.
Thời gian bảo quản cây giống không quá 60 ngày (tính từ khi thu hoạch), sau khi thu hoạch vận chuyển và bảo quản ngay tại những nơi khô ráo và có bóng mát. Có nhiều cách để bảo quản khác nhau như: bó từng bó để nằm hoặc dựng đứng cây giống trong bóng râm, hoặc có thể cắm thẳng từng cây xuống đất theo từng cụm từ 500- 1000 cây/cụm. Trong thời gian bảo quản cây giống có thể bị rệp sáp hoặc các loại côn trùng gây hại, vì thế có thể sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng phun định kì (tuần/ lần) để phòng trừ.
Hom sắn để trồng lấy từ đoạn giữa thân cây sắn, chiều dài của hom sắn trồng sản xuất là 15- 20cm, đạt tối thiểu là 6- 8 mắt, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, những hom sắn mầm ngủ thể hiện không rõ phải lọai bỏ. Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ sắc- bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom.
Để tránh cho hom giống bị sâu bệnh phá hoại nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp thuốc diệt nấm và côn trùng thông dụng hoặc rải thuốc trừ côn trùng theo hàng và hốc trước khi đặt hom sắn. (Thiamethoxam, Gauclo 600Fs, Enalclo 40Fs, Ridomin)
3. Thời vụ trồng
Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên& Đồng bằng sông Cửu Long thường có hai thời vụ trồng sắn: vụ đầu mùa mưa, xuống giống từ 30/04 đến 15/06, thu hoạch sau khi trồng 7- 11 tháng; vụ cuối mùa mưa, xuống giống 15/09 đến 15/10, thu hoạch vào cuối tháng 9, tháng 10 của năm sau. Ngoài ra, cũng có thể trồng sắn vào thời điểm các ngày nắng trong năm nếu chủ động được nước tưới và đất trồng. Vụ đầu mùa mưa, nên tranh thủ trồng sớm khi đất đủ ẩm độ, không nên trồng vào các thời điểm có mưa nhiều hoặc khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn (do ẩm độ đất cao hoặc thấp, nhiệt độ thấp dẫn đến hom sắn nảy mầm kém, rễ sắn hô hấp kém, các tác nhân nấm- bệnh và côn trùng dễ tấn công và gây hại cho hom sắn).
Các vùng khác tùy theo mùa vụ của vùng mà xuống giống.
4. Phương pháp trồng
Có ba phương pháp trồng hom sắn: Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng với các phương pháp hom xiên hoặc hom đứng. Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng hoặc xiên.
5. Khoảng cách và mật độ trồng
Tùy theo giống và theo đất để bố trí khoảng cách và mật độ trồng thích hợp, đối với các giống thân thẳng, ít hoặc không phân nhánh (như KM140, KM101, KM419…) là 1,0m x 0,8 – 0,7m hoặc 0,8 x0,8m, tương ứng mật độ là 12.500 cây – 15.625 cây/ ha. Đối với các giống sắn có thân cong, phân cành nhiều (như KM94, KM414, KM98-5…) khoảng cách trồng thích hợp là 1,0m x 1,0m- 0,8m, tương ứng 10.000- 12.500 cây. Đất tốt và trung bình trồng với khoảng cách 1,0x 1,0m, tương đưong với 10.000 cây/ ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1 m x 0,9 m hoặc 0,8 m x 0,8 m (tương đương với 12.500 cây và 15.625 cây/ha).
6. Bón phân, tưới nước
Phân bón
Tùy theo các loại đất mà bón với các công thức khác nhau, có thể kết hợp giữa bón phân vô cơ với phân hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh và các loại phân hữu cơ dạng lỏng.
Để đạt năng suất củ từ 25- 40tấn/ ha thì công thức bón NPK cho sắn là: 80N + 40P2O5 + 80K2O& 160N + 80P2O5 + 160K2O
Đối với các vùng có điều kiện thời tiết, đất đai và chế độ nước tưới để đạt năng suất từ 45- 60 tấn củ tươi/ ha, có thể bón với công thức cho 1 ha là:
Phân hữu cơ: 10- 15 tấn phân chuồng hoặc 3 tấn vi sinh kết hợp 2 tấn vôi.
Phân Khoáng: 250N + 130P2O5 + 250- 300K2O. Tương đương 550 kg Urea + 815 kg lân supe + (420- 500kg KCl)
Kỹ thuật bón:
+ Bón lót: toàn bộ vôi, phân chuồng hoặc (vi sinh), lân (tương đương 850 kg super lân) được bón trước khi cày lần 2.
+ Bón thúc lần 1 vào giai đoạn từ 25- 30 ngày sau khi trồng: 1/3 phân đạm+ 1/3 phân kali.
+ Bón thúc lần 2 vào giai đoạn sau khi trồng từ 50- 60 ngày: 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali.
+ Bón thúc lần 3: toàn bộ lượng đạm và kali còn lại, bón ở thời điểm 80 – 90 ngày sau trồng.
Thời điểm bón: bón khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc đang mưa lớn.
Phương pháp và kỹ thuật bón: phân lân và phân hữu cơ bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hàng hay hốc trước khi trồng; phân đạm và phân kali bón theo hốc (cuốc hốc cách gốc hoặc hom sắn 15- 20cm rải phân xuống và lấp lại).
Tưới nước
Trong điều kiện chủ động được nước tưới có thể tưới bổ sung vào cuối mùa mưa hoặc trong những tháng bị khô hạn hoặc khi trồng vào mùa khô. Thông thường có thể tưới nước cho cây sắn từ 6- 10 lần/ vụ; khoảng cách giữa các lần tưới từ 2- 3 tuần/ lần.
7. Phòng trừ cỏ dại
Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 2,5Lít/ ha (phun ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun và ẩm độ đất đủ cho thuốc có thể thấm xuống đất từ 2- 3cm), sau đó làm cỏ bằng tay 2 lần vào thời điểm 3 tháng sau trồng và 6 tháng sau trồng.
Có thể làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 25- 30 ngày, sau khi làm cỏ xong phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ ha.
Đối với các chân ruộng luân canh với lúa nước cần xử lý cỏ dại trước khi trồng (bằng các nhóm thuốc diệt cỏ gốc Glyphosate).
8. Phòng trừ sâu bệnh
Một số bệnh hại trên sắn: bệnh cháy lá do vi khuẩn, bệnh đốm lá, bệnh chổi rồng. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là sử dụng cây giống sạch bệnh, bón phân cân đối, đầy đủ.
Một số sâu hại trên sắn: mối, rệp sáp; trong đó mối là loại sâu hại chủ yếu và quan trọng trên sắn. Mối gây hại chủ yếu ở giai đoạn mới trồng và quá trình bảo quản. Để phòng trừ mối gây hại, sử dụng Diazan 10H từ 3 – 5kg /ha rải vào đất khi cày bừa hoặc theo hốc lúc trồng.
9. Thu hoạch, bảo quản
Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của từng giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27- 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6- 8 lá) và lá đã chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. Có nhiều phương pháp thu họach khác nhau: thu họach bằng cơ giới, các dụng cụ thủ công và nhổ trực tiếp bằng tay. Thu hoạch đến đâu vận chuyển ngay đến các cơ sở chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ. Đối với trường hợp bán sắn lát, sắn thu hoach đến đâu thì phải tiến hành xắt lát rồi phơi khô tại ruộng. Sắn lát khô với ẩm độ từ 11- 12% cỏ thể đem bán ngay hoặc bảo quản trong bao- kho chứa, cần xử lý các loại thuốc xông hơi để phòng trừ côn trùng và mọt.
Kỹ Thuật Trồng Củ Riềng Cho Năng Suất Cao Và Hiệu Quả Kinh Tế.
KỸ THUẬT TRỒNG CỦ RIỀNG CHO NĂNG SUẤT CAO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
1. Giới thiệu:
Củ riềng có nhiều giống: củ riềng đỏ (thường được trồng ở miền Bắc, Củ Riềng Vàng (miền Trung), Củ riềng trắng (miền Nam, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên)
Riềng thuộc họ gừng, lên khoa học là Alpinia offìcinamm, Hance. Riềng là loại cây có thể sống lâu năm, thân riềng phát triển từ củ. Củ riềng mọc ngang, kích thước lớn hơn củ nghệ. Củ chia làm nhiều nhánh. Ruột củ màu trắng có chỗ hơi vàng, nhiều chất xơ. Vỏ củ riềng có từng khoang, có khi còn có vảy mềm, màu đỏ nâu. Ở cuối mỗi nhánh đều có thể phát triển thành mầm. Thân riềng xốp, có nhiều vảy sát gốc có màu tía, càng lên trên càng xanh. Lá riềng không có cuống mà ôm sát vào thân, hình lá giống mũi mác. Lá riềng mọc thành 2 dãy so le nhau. Hoa riềng có màu trắng mọc từ ngọn cây. Hoa phân làm nhiều nhánh, nếu để lâu sẽ có quả. Quả riềng hình cầu có lông và có hạt. Nhìn bề mặt cây riềng cao hơn gừng và nghệ. Có cây cao đến 1,5m. Riềng có độ thích nghi cao.
2. Đặc điểm
– Thời gian sinh trưởng ngắn: 250-280 ngày.
– Giống củ riềng sinh trưởng phát triển mạnh, cây cao trung bình (165-185cm), ít đổ. Củ nạc, đồng đều, ruột trắng được nông dân ưa chuộng.
– Năng suất củ tươi đạt: 45 – 60 tấn/ha, có khi đến 90 tấn/ha
– Giống củ riềng có thể phát triển tốt ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng, có khả năng chịu hạn tốt, chịu rét khá và chống chịu bệnh khô lá.
– Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được ở nhiều loại đất, kể các các vùng đất nghèo dinh dưỡng.
Kỹ thuật trồng
3.1. Chọn giống:
Chọn củ bánh tẻ, nhiều mầm, không xây xát,không sâu bệnh. Lượng giống: 1500-2000kg/ha, tùy theo kích cỡ củ giống.
Có 2 giống riềng cơ bản là củ riềng trắng và củ riềng đỏ.
Có 2 cách nhân giống củ riềng đó là tách chiết chồi cây con từ bụi cây già hoặc sử dụng củ riềng già không bị sâu bệnh hay hư thối, dùng dao cắt hom, mỗi hom có ít nhất 2 – 3 mắt sau đó chấm tro bếp vào để hãm nhựa.
Sau khi cắt hom xong xếp đều trên các khay, để nơi khô thoáng có bóng râm, tưới ẩm để ủ hom trong vòng 1 – 2 tuần thì hom riềng sẽ nhú mắt, khi hom giống dài khoảng 3 – 5cm và có ít nhất 1 – 2 mầm thì có thể đem trồng.
3.2. Chọn đất và làm đất
Cây riềng là loại cây có thể trồng ở mọi nơi với độ cao từ 1m- 2500m2 so với mặt nước biển, như: đồi núi,vườn, sân bãi bạc màu, mặn cớm nắng…Nhưng trên đất xốp, nhiều mùn, nơi đủ ẩm, có nắng thì dong riềng phát triển mạnh, cho năng suất củ cao, phẩm chất tốt. Chính vì vậy, các vùng đất bãi, phù sa ven sông rất thích hợp nhất.
Củ riềng phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu do vậy làm đất phải chú ý cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ.
+ Nếu trồng củ riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc rộng khoảng 20cm x 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm rồi trồng. đất hót ra để phía trên dốc, gặp mưa, màu dồn xuống hố, bổ xung thêm dinh dưỡng cho cây.
+ Nêú trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 140cm.
3.3. Phân bón:
Củ riềng là cây dễ trồng nhưng do thời gian sinh trưởng phát triển dài (280ngày) nên lượng phân cung cấp cho cây cần bón rải và hợp lý theo từng đợt thì sẽ cho năng suất cao. Nếu đất chua cần bón thêm vôi. Là loại cây ăn củ nên cây riềng cần nhiều phân kali, nhưng cũng cần phân đạm, lân và các nguyên tố vi lượng khác, tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng để bón. Phân có gốc sunphat tốt hơn gốc clorua.
Lượng phân (tính cho 1 ha):
Phân hữu cơ 10 -15 tấn : 200 kg N : 120 kg P205 : 200 kg K20
- Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và lân.
Bón thúc lần 1: Khi cấy 5-6 lá: Bón 1/3 đạm + 1/3 kali(Cây sinh trưởng phát triển và đẻ nhánh nhanh)
Bón thúc lần 2: Sau lần 1 từ 30-45 ngày: Bón 1/3 lượng đạm, 1/3 kali (thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển)
Bón thúc lần 3: Sau lần 2 khoảng 50-60 ngày: Bón nốt số phân còn lại( Thúc đẩy củ phát triển)
Ngoài ra, muốn củ phát triển tốt nên dùng rơm rác, lá xanh… phủ gốc làm xốp đất, giữ ẩm cho củ ăn lên và cung cấp thức ăn cho cây.
3.4. Thời vụ trồng:
Củ riềng được trồng từ tháng 2 đến tháng 5 tại miền Bắc, từ tháng 4-6 tại miền Nam, tốt nhất là đầu mùa mưa.
3.5. Mật độ và khoảng cách trồng:
Củ riềng là do quá trình phình to của thân rễ mà thành. Do đó mật độ trồng có tác động đến sự sinh trưởng phát triển của thân lá và thân củ cây riềng.
Mật độ trồng khoảng 30.000-40.000 cây/ha (tùy theo địa hình đất).
Cách trồng: Sau khi xẻ rãnh hoặc bổ hốc xong, bón phân hữu cơ đã trộn với lân vào, phủ lớp đất mỏng, đặt củ vào, củ giống đặt sâu 12-15cm, mầm hướng lên và phủ lên trên lớp đất mỏng. Sau trồng nếu có rơm rạ phủ giữ ẩm mặt luống giữ ẩm là tốt nhất.
3.6. Chăm sóc:
– Làm cỏ, xới xáo và vun luống: Làm cỏ, bón phân và vun xới thường là những công việc kết hợp với nhau và tiến hành làm cùng đợt chăm sóc.
+ Chăm sóc đợt 1: Khi cây 5-6 lá làm cỏ, xới xáo nhẹ kết hợp bón thúc đợt 1. Khi bón phân thúc thì bón cách gốc 10-15 cm hoặc bón giữa 2 khóm. Không bón phân trực tiếp vào gốc cây, làm cây chết.
+ Chăm sóc đợt 2: Sau chăm sóc đợt 1 từ 30-45 ngày làm cỏ, xới xáo, vun gốc chống đổ khi mưa bão.
+ Chăm sóc đợt cuối: Sau chăm sóc đợt 2 khoảng 50-60 ngày, xới nhẹ, làm cỏ bón nốt lượng phân còn lại kết hợp vun lần cuối (phòng khi mưa bão đọng nước).
Mỗi lần vun xới xong, nếu có mùn rác mục hoặc trấu đem phủ vào gốc làm đất xốp thêm thì cây cho củ càng to và năng suất càng cao.
Tưới nước: Thường cây củ riềng được trồng trong hệ thống canh tác sử dụng nước trời nên thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn để mầm mọc nhanh. Nếu trồng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới rãnh đầy đủ cho cây vào các giai đoạn phát triển bộ phận thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu phình to củ.
Cây riềng
hầu như không cần chăm sóc nhiều mà vẫn nhanh phát triển cho củ tốt. Trong thời gian ban đầu sau khi trồng hom riềng thì cần tưới nước thường xuyên để củ mau mọc mầm bén rễ hồi xanh. Sau khi trồng khoảng 2 tuần thì tưới thêm phân chuồng ủ mục pha nước cho cây sinh trưởng tốt.
Củ riềng rất ít hút nước vì vậy mà suốt quá trình trồng cây riềng rất ít khi tưới nước, tưới nước kết hợp bón phân chuồng hoại mục, đạm và kai vào thời điểm khi cây riềng phát triển thân và ra lá cần để cây ra nhiều hoa. Thời điểm khi cây ra củ bón thúc phân kali giúp cây nuôi củ. Sau đó cứ cách 30 – 40 ngày tưới nước kết hợp bón phân 1 lần.
Chú ý khi bón phân thì nên bón cách gốc không nên bón trực tiếp vào gốc cây riềng, kết hợp làm cỏ và vun gốc cho cây để giúp cây đứng thẳng tránh bị đổ ngã, phủ tro trấu, phân hữu cơ vào gốc cây giúp cho củ to và năng suất cao.
Cây riềng có tính cay và nóng nên hầu như không có sâu bệnh gây hại vì vậy mà trồng cây riềng thì không cần phải phun thuốc trừ sâu bệnh.
3.7.Phòng trừ sâu bệnh:
Một số loại sâu bệnh hại chính trên cây riềng như: sâu khoang, bệnh cháy lá, ngoài ra còn xuất hiện câu cấu, sâu róm, bọ nẹt…
*Sâu khoang: Gây hại trên nhiều loại cây trồng trong đó có cây riềng hại ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây hại nặng nhất khi cây 5-10 lá.
Biện pháp phòng trừ:
Kiểm tra vườn riềng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời.
– Dọn sạch cỏ dại là nơi trú ngụ của sâu bệnh hại.
– Bón phân cân đối, không bón thừa đạm.
– Dùng bả chua ngọt để bắt, diệt trưởng thành.
– Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay (sâu thường ẩn kín trong nõn lá);
– Khi mật độ sâu cao, sâu non mới nở (tuổi nhỏ): Dùng thuốc Patox 95SP, Karate 2.5EC, SecSaigon 5EC… phun vào buổi chiều mát.
*Bệnh khô lá: Bệnh khô lá ở dong riềng thường xuất hiện ở giai đoạn 150-180 ngày sau trồng
Biện pháp phòng trừ:
-Chọn giống sạch bệnh
-Trồng mật độ thích hợp
-Bón phân cân đối để cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
-Vệ sinh đồng ruộng
Khi cần thiết có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: Tylsupe 300 EC … phun thuốc ướt đều hai mặt lá.
Củ riềng là loại cây ít bị sâu hại. chủ yếu là sâu khoang và bọ nẹt nhưng gây hại không đáng kể.
Bệnh khô lá ở dong riềng thường xuất hiện ở giai đoạn 150-180 ngày sau trồng nên cần lưu ý phòng bệnh khô lá như : chọn giống tốt sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, nhổ bỏ cây bệnh.
3.8. Trồng xen:
Củ riềng có thể trồng xen được với nhiều loại cây khác như: cây ăn quả, xen ngô, xen đậu tương. Sau khi thu hoạch ngô và đậu tương thì làm cỏ, bón phân thúc vun luống cho củ riềng đồng thời lấy thân lá cây trồng xen phủ luống củ riềng.
3.9. Thu hoạch và bảo quản:
+ Thu hoạch: Khi thấy cây chững lại thân lá chuyển màu vàng, cây rạc dần, nhiều lá gần gốc đã khô là cây đã già có thể thu hoạch được (nếu thu hoạch sớm ảnh hưởng lớn đến năng suất )
sau khi trồng khoảng hơn 1 năm là có thể thu hoạch, vì cây riềng là cây lâu năm nên thời gian trồng càng lâu thì củ riềng càng lớn và cay. Củ riềng có thể phơi khô hoặc để ngâm làm rượu thuốc rất tốt.
Kỹ Thuật Trồng Chuối Lùn Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Chuối lùn có thể trồng bất kỳ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên tốt nhất bạn nên trồng vào khoảng tháng 3 – tháng 4. Đây là thời gian lý tưởng và thuận lợi nhất để cây phát triển. Nếu bắt đầu trồng vào tháng 3, bạn có thể kịp thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán. Từ đó, nhà vườn có thể bán giá cao hơn và đáp ứng nhu cầu lớn từ người dùng.
Khâu chọn giống khá quan trọng. Vì bạn phải canh chuối ra trái trước Tết nên cần chuẩn bị giống tốt.
Tiêu chuẩn chọn cây giống như sau: Lựa chọn cây con có chiều cao từ 70cm trở lên với khoảng 6 lá mầm. Tìm mua cây con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Tốt nhất là cây thứ 2, thứ 3 từ cây mẹ đã trổ buồng. Không nên chọn cây quá non, chưa trổ buồng vì cây này lớp rễ mỏng, dễ bị đuối sức và mất năng suất về sau.
Khi chọn lựa được giống đạt tiêu chuẩn thì bạn dùng dụng cụ đào toàn bộ rễ của cây con lên. Sau đó, dùng dao cắt bớt rễ và lá cây con (chỉ để 1 lá non trên ngọn) rồi mang đi trồng. Cây được gọt tỉa sẽ hấp thụ ít nước hơn và tránh bị gió lay ngã. Tạo điều kiện thuận lời cho việc chăm sóc, tưới tiêu.
Lưu ý, khi vừa cắt tỉa cây giống xong, nên đưa cây vào bóng râm từ 1- 2 ngày để cây ổn định và liền vết thương.
Những mầm giống sau khi được lựa chọn xong, bước tiếp theo là bạn làm hố để trồng cây.
Lựa chọn đất vùng cao như đồi núi để trồng chuối. Các vùng thấp thường ngập nước khiến cây dễ bị thối rễ. Nếu trồng ở đất phù sa, bạn nên đào rảnh 2 bên để thoát nước.
Đối với đất đồi thấp, đào ô đất rộng 80cm và sâu 30cm
Đối với đất đồi cao, đào ô đất rộng 1,5m và sâu 50cm
Mật độ trồng cây cách nhau từ 2 – 3m
Khi bắt đầu trồng, dùng cuốc và xẻng lấp đất lên một lớp dày 30cm. Sau đó moi 1 hốc ở giữa với bán kính 15cm rồi đặt cây chuối con vào.
Vun đất thật chặt quanh gốc rồi tưới nước để đất siết lại, cây chuối sẽ không bị gió lay ngã hoặc mọc xiên vẹo sau này.
Sau khi trồng chuối xong, bón lót mỗi gốc khoảng 200g phân tổng hợp và 1 ít phân ủ mục. Điều này giúp cây hấp thụ được chất dinh dưỡng để phát triển sau này.
Cách bón: Bạn đào 1 rãnh vòng quanh gốc và rắc phân vào. Bón xong thì dùng cuốc lấp kín phân lại. Điều này giúp phân không bị bốc hơi khi gặp mặt trời và tạo môi trường dinh dưỡng cho cây hấp thụ.
Cuối cùng, dùng 1 lớp rơm rạ hoặc bạt mỏng phủ lên nhằm tạo độ ẩm cho cây phát triển. Khi rơm mục cũng tạo thành 1 lớp phân hữu cơ trong đất. Bạn nên tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt.
Chăm sóc cây chuối lùn cũng khá quan trọng. Nếu như kỹ lưỡng, vườn chuối nhà bạn sẽ cho năng suất cao, cây mọc đều và tránh bị sâu bệnh phá hoại. Các bước chăm sóc chuối như sau:
Giữ mầm cây: Khi trồng chuối lùn, bạn nên tỉa bớt các mầm rìa và giữ lại 1 mầm chính cho cây phát triển. Thường xuyên cắt tỉa các mầm mới để tránh cây phân tán dinh dưỡng.
Cách tỉa mầm khá đơn giản, bạn cắt sát gốc mầm mới mọc rồi dùng mũi dao nhọn khoét 1 lỗ tròn ngay ngọn để diệt mầm đó. Lưu ý không nên đào gốc lên vì dễ làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.
Tỉa bỏ lá già: Lá già hoặc khô là môi trường thuận lợi để sâu bệnh phát triển. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên cắt tỉa lá già. Tốt nhất nên mang lá già đi đốt hoặc làm phân.
Bẻ bắp, tỉa quả: Sau khi cây chuối ra buồng và trổ hoa. Lúc này ta bắt đầu bẻ bắp và tỉa quả. Phần đáy buồng là bi chuối (hoa đực). Hoa đực không có nhiều tác dụng nên cần được loại bỏ. Ngoài ra, bạn cũng nên tỉa bỏ phần quả nhỏ không phát triển ở đáy buồng để cây tập trung nuôi các quả còn lại.
Công việc tỉa nải nên thực hiện vào lúc khô ráo, mát mẻ (thích hợp nhất là vào chiều tối). Hạn chế tỉa nải vào trời mưa để tránh mất nhựa, ảnh hưởng đến chất lượng của buồng chuối.
Làm cây chống buồng chuối: Cây chuối phát triển khá nhanh, vì vậy bạn cần phải làm cây chống cho buồng chuối để chúng không bị lay đỗ khi gặp giông bão. Cách thực hiện như sau: Bạn dùng 2 cột tre chắc khỏe rồi buộc chéo với nhau bằng dây thép cứng. Đưa cây chống dựng vào thân và đầu buồng chuối để giảm sức nặng cho cây. Sau đó dùng dây buộc cố định vào thân cây. Như vậy, buồng chuối sẽ giảm sức nặng đang gánh và không bị gãy.
Thời gian trồng cho đến khi thu hoạch xong là khoảng 10 tháng. Bắt đầu từ tháng thứ 5 là cây bắt đầu trổ buồng. và sau 4 – 5 tháng có thể thu hoạch được. Lúc này bạn nên kiểm tra nải cuối của buồng chuyển từ xanh sang vàng nhạt, quả to tròn là có thể bắt đầu thu hoạch được.
Buồng chuối đạt tiêu chuẩn phải thẳng, quả chuối tròn đều, màu sắc xanh tự nhiên, đảm bảo đúng chất lượng của chuối lùn thương phẩm.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Đạt Hiệu Quả Năng Suất Cao
Thông tin tác giả
Các giống hồng tốt
Kỹ thuật trồng cây hồng có đạt hiệu quả tốt hay không, bạn cần quan tâm đến khâu chọn giống:
-Hồng không hạt( hồng địa phương) Là giống được trồng phổ biến ở khu vực miền núi phía Bắc, giống hồng này hiện được người dân trồng nhiều ở các vùng núi cao của tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Yên Bái… Quả hồng thường nhỏ , quả không có hạt, vị ngọt đậm, giòn. Quả chín vào tháng 8 âm lịch, chất lượng quả tốt. Sản lượng tuy không cao nhưng chất lượng quả lại rất tốt, có giá bán cao, được nhiều người yêu thích nên mang lại giá trị kinh tế ca. Đây là giống sau khi hái trên cây cần xử lý chát bằng cách ngâm nước lã, nước tro, vôi trong 2-3 ngày.
-Hồng Nhân Hậu ( Hà Nam): Đây là giống hồng không hạt nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Giống này vừa có quả to, hình dáng cân đối, khi chín có màu đỏ chuyển dần từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm, da mỏng mịn căng tròn, không có một vết nhăn hay rám đen trên mặt quả.
-Hồng không hạt Fuju ( Nhật Bản): Là giống hồng ngọt, không chát quả, quả có hình dáng dẹt hơi vuông, quả to, khối lượng quả 300-600 gam/ quả, khi chín có vỏ màu vàng tươi, thịt quả cứng, giòn,dễ bảo quản và vận chuyển. Đây là giống khi chín chất chát trong thịt quả bị biến đổi, thịt quả không bị chát nên không phải xử lý khử chát.
-Hồng không hạt Quangju ( Trung Quốc) : Là giống hồng có hình dạng và chất lượng tương tự giống hồng không hạt Fuju. Quả ngọt, không chát, thịt quả cứng giòn, dễ bảo quản và vận chuyển. Đây cũng là giống có thể ăn trực tiếp mà không phải xử lý chát.
Nhân giống
Nhân giống bằng cách giâm hom rễ
Đây là phương pháp nhân giống truyền thống của người dân vẫn làm, bằng cách : Chọn các cây hồng tốt, là cây trước đây cũng được nhân giống bằng phương pháp hom rễ, vào vụ Đông tháng 12 âm lịch, bới đất xung quanh gốc,, chặt các rễ có đường kính ± 1 cm, dài 10 – 15 cm. Chấm đầu rễ trong tro bếp, giâm vào vào đất ẩm, khi cây nẩy mầm, ra rễ ổn định thì mang trồng.
Nhân giống bằng ghép cây
Đây là phương pháp nhân giống chính hiện nay, bằng cách: gieo hạt giống hồng hạt, lá nhẵn làm gốc ghép, khi gốc ghép có đường kính ± 1 cm là ghép được.Sử dụng phương pháp ghép mắt hoặc ghép cành bên. Chăm sóc khi mầm ghép cao 30 – 40 cm thì có thể trồng ra vườn sản xuất
Đất trồng, đào hố, bón lót
Trong Kỹ thuật trồng cây hồng thì bước làm đất cũng vô cùng quan trọng.
-Hồng không kén đất, có thể chịu hạn nên có thể trồng trên đất dốc.
-Đào hố có kích thước sâu 80cm,rộng 80cm. Để đất mặt riêng để lót xuống đáy hố, đất ở đáy hóo cho lên sẽ phủ trên miệng hố.
-Bón lót cho mỗi hố 50 – 60 kg phân hữu cơ + 0,5 – 1,0 kg supe lân + 0,5 – 1,0 kg vôi bột. Trộn đều phân với lớp đất mặt đưa xuống đáy hố. Lấp đất đầy hố đợi thời tiết tốt sẽ trồng cây.
Mật độ, khoảng cách
Tùy theo điều kiện mà có thể trồng theo khoảng cách 4-5 m/ cây. Nên trồng 5-10% giống hồng khác giống để tạo nguồn phấn bổ sung cho hoa, tránh rụng quả.
Thời vụ trồng cây
Trong Kỹ thuật trồng cây hồng cần quan tâm đến kỹ thuật trồng cây:
Trồng cây tốt vào vụ Xuân từ tháng 3 đến tháng 4, khi có mưa, đất ẩm. Hạn chế trồng cây vào vụ Thu vì vùng núi thường có mùa Đông lạnh, đất khô, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống khi cây.
Kỹ thuật trồng cây hồng
Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt bầu cây vào hốc, phủ đất kín bầu (Chú ý không lấp kín vết ghép), dùng một cọc nhỏ cắm nghiêng buộc vào cây để cây không bị lay gốc. Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 – 15 lít nước cho mỗi gốc.
Sau trồng khoảng 2 – 3 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10 hoặc dùng phân đạm và kali pha loãng 2 – 5% để tưới cho cây, cách gốc 50 – 60 cm, mỗi tháng có thể tưới 1 – 2 lần. Khi cây lớn có thể có thể pha đặc hơn và tưới xa gốc hơn.
Nếu trồng bằng cây ghép cần chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây hồng dại.
Phòng chống rụng quả và sâu bệnh
Phòng chống rụng quả
Hồng hay bị rụng quả, để khắc phục điều đó cần bón phân đầy đủ, tỉa bỏ bớt cành già, cành bị sâu bệnh, tưới nước, tủ gốc giữ ẩm, nuôi ong và phun các chế phậm đậu quả có chứa chất kích thích sinh trưởng và phân vi lượng như: atonic, kích phát tố hóa trái Thiên Nông…
Phòng trừ sâu bệnh
Hồng là cây hay bị sâu đục thân là, đục cành phá hoại, đây là sâu non của các loại xén tóc, đục vào thân cây, cành, thỉng thoảng đùn mùn ra làm cho cành bị héo, quả nhỏ, rụng, khi bị nặng có thể làm cho chết cả cây.
Cách phòng trừ: bắt xén tóc, cắt bỏ và tiêu hủy những ngọn cành bị héo trong vụ xuân. Dùng dây thép nhỏ, tay mây để chọc chết sâu hoặc bắt sâu non, dùng bông tẩm thuốc bảo vệ thực vật bịt kín vào lỗ sâu đục và phun các loại thuóc bảo vệ thực vật để diệt trứng sâu.
Thu hoạch và khử chát
Thu hoạch khi quả đã chín già để có độ ngọt cao. Đối với giống hồng không hạt địa phương thì phải xử lý chát, đối với các giống hồng nhập nội thì để quả chín già là có thể sử dụng, không phải xử lý chát.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Sắn Đạt Năng Suất Và Hiệu Quả Kinh Tế Cao Theo Hướng Bền Vững trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!