Đề Xuất 5/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rừng Thâm Canh Cây Keo # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rừng Thâm Canh Cây Keo # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Rừng Thâm Canh Cây Keo mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

BHG – Keo là loài cây mọc nhanh, tán dày, thường xanh, sau trồng 2-3 năm rừng đã khép tán, cải thiện được tiểu khí hậu, che chắn hạn chế dòng chảy, góp phần cố định đạm cho đất và là cây cung cấp gỗ nguyên liệu làm giấy, gỗ dán, ván dán, gỗ xẻ, đóng đồ mộc cao cấp,…. Để nâng cao năng suất sản phẩm gỗ, rút ngắn chu kỳ kinh doanh và tăng hệ số sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức trồng rừng sản xuất nên trồng các loại Keo như: Keo lai giâm hom, Keo tai tượng hạt (có thể sử dụng các dòng BV10, BV33, BV75, BV16) và Keo lai nuôi cấy mô (có thể sử dụng giống xuất xứ từ Úc, có ký hiệu là Seedlot 20133).

1. Tiêu chuẩn cây giống:

– Cây giống đem trồng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định hiện hành. Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không bị sâu bệnh, lá xanh tốt, không cụt ngọn, vỡ bầu, gẫy gập, kích thước bầu 9x12cm, trước khi xuất vườn 1-2 tuần phải được cắt bớt lá, đảo bầu, xén rễ, ngừng tưới nước, tưới phân.

– Giống Keo lai giâm hom và giống Keo lai nuôi cấy mô có đường kính cổ rễ từ 3-4mm, chiều cao cây từ 25-30 cm, tuổi cây từ 3-5 tháng tuổi.

– Giống Keo tai tượng hạt có đường kính cổ rễ từ 4-6mm, chiều cao cây từ 25-30 cm, tuổi cây từ 4-6 tháng tuổi.

2. Thời vụ:

– Vụ Xuân hè: Trồng vào tháng 4 đến tháng 5 Dương lịch.

– Vụ Hè thu: Trồng vào tháng 8 đến tháng 9 Dương lịch.

3. Mật độ trồng rừng:

– Giống Keo lai giâm hom trồng mật độ 1.100 cây/ha (cây cách cây 3x3m) hoặc 1.660 cây/ha (cây cách cây 2x3m).

– Giống Keo lai nuôi cây mô trồng mật độ 1.100 cây/ha (cây cách cây 3x3m).

– Giống Keo tai tượng hạt trồng mật độ 1.660 cây/ha (cây cách cây 2x3m) hoặc 2.000 cây/ha (cây cách cây 2×2,5m).

4. Xử lý thực bì, cuốc hố:

– Phát toàn diện, dọn sống xếp ngang theo đường đồng mức.

– Cuốc hố với kích thước 40x40x40cm, bố trí hình nanh sấu, khi cuốc lớp đất mặt để riêng, lớp đất tầng dưới để riêng. Sau khi cuốc hố 5-10 ngày tiến hành lấp hố, mỗi hố bón lót 1 kg phân chuồng + 0,2 kg NPK hoặc chỉ bón 0,4 kg NPK, thời gian lấp hố trước khi trồng cây từ 15-20 ngày.

Lưu ý: Trộn đều phân với lớp đất mặt cho vào hố rồi dùng lớp đất dưới lấp lên trên.

5. Trồng cây:

Chọn ngày râm mát, có mây hoặc có mưa nhỏ, đất trong hố đủ ẩm, nhiệt độ từ 18-300C để trồng. Dùng cuốc đào giữa hố 1 lỗ có độ sâu bằng chiều cao thân bầu, rạch bỏ túi bầu, đặt bầu cây ngay ngắn ở chính giữa hố, giữ cho cây thẳng đứng. Sau đó thực hiện quy trình “3 lấp, 2 dẵm, 1 nhấc cây”, cụ thể: Dùng đất ẩm lấp khoảng 1/3 bộ rễ cây, khẽ nhấc cây lên một chút; dẵm chặt; lấp đất đến miệng hố và dẵm chặt; cuối cùng lấp tiếp một lớp đất tơi xốp cao hơn mặt bầu 2-3 cm, tạo thành hình mâm xôi cho dễ thoát nước, sau đó dùng cỏ rác ủ gốc giữ ẩm cho cây.

Sau trồng 15 -30 ngày, kiểm tra toàn bộ rừng trồng, nếu cây bị chết phải tiến hành trồng dặm, không để rừng trồng có khoảng trống từ 27m2 trở lên.

6. Chăm sóc rừng trồng:

Thực hiện chăm sóc rừng trồng tối thiểu trong 3 năm liền. Hàng năm, tùy vào điều kiện thực bì, đất đai, thời tiết để bố trí số lần chăm sóc từ 2 – 3 lần/năm, có thể thực hiện nông – lâm kết hợp khi có điều kiện thuận lợi.

6.1. Năm thứ nhất:

– Trồng vụ Xuân – hè chăm sóc 2 lần/năm.

+ Lần 1 vào tháng 7-8, phát dọn, dãy cỏ xung quanh gốc, xới đất, vun mầu vào gốc có đường kính 0,8 m, cao khoảng 5cm. + Lần 2 vào tháng 10-11, phát cỏ, cắt gỡ dây leo, cây bụi lấn át cây trồng, chú ý kiểm tra sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

– Trồng vụ Thu chăm sóc 1 lần/năm vào tháng 10-11, nội dung tiến hành như lần 1 của vụ Xuân hè.

6.2. Năm thứ hai (chăm sóc 3 lần/năm):

– Lần 1 vào tháng 3-4, chăm sóc như lần 1 năm thứ nhất, kết hợp bón thúc với lượng 0,2 kg phân NPK hoặc 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh trên 1 gốc bằng cách rạch bón xung quanh cách gốc 10-15cm và lấp kín phân.

– Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì toàn diện, gỡ bỏ dây leo lấn át cây trồng, tỉa cành cho cây.

– Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì quanh gốc, đường kính rộng 1m.

6.3. Năm thứ ba (chăm sóc 2 lần/năm):

– Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì toàn diện, dãy cỏ quanh gốc rộng 1m, thực hiện bón thúc như bón lần 1 trong năm thứ hai.

– Lần 2 vào tháng 7-8, thực hiện phát thực bì toàn diện, dãy cỏ xung quanh gốc kết hợp tỉa cành, tỉa thân.

6.4. Năm thứ tư: Tùy theo điều kiện cụ thể có thể thực hiện chăm sóc như: Xới đất, bón phân 1 lần vào đầu mùa sinh trưởng (tháng 3-4), loại phân, liều lượng có thể áp dụng như các lần bón thúc trước đây.

6.5. Nuôi dưỡng rừng:

– Tỉa cành, tỉa thân: Từ năm thứ 2 trở đi, thực hiện tỉa cành, tỉa thân trước mùa sinh trưởng hàng năm để nâng cao chất lượng gỗ.

– Tỉa thưa: Chọn những cây sinh trưởng kém, bị sâu bệnh hại, bị chèn ép, cụt ngọn, không có triển vọng cung cấp gỗ tốt để tỉa thưa. Khi tỉa thưa, chặt cây sát gốc, hướng cây đổ không ảnh hưởng đến cây giữ lại, không chặt 2 cây liền nhau. Sau đó, thu gom cành, ngọn, cắt nhỏ và rải theo băng giữa 2 hàng cây.

– Số lần tỉa thưa, thời gian và mật độ để lại sau tỉa thưa:

+ Nếu chu kỳ kinh doanh là 7- 8 năm, tiến hành tỉa thưa lần 1 vào năm thứ  3 hoặc thứ 4, mật độ để lại từ 1.000-1.200 cây/ha (không tiến hành tỉa thưa nếu trồng Keo lai giâm hom  ở  mật độ trồng 1.100 cây/ha).

+ Nếu chu kỳ kinh doanh là 10-12 năm, tiến hành tỉa thưa lần 2 vào năm thứ  5 hoặc thứ 6, mật độ để lại từ 700-800 cây/ha.

7. Bảo vệ và phòng trừ sâu bệnh:

7.1. Bảo vệ:

– Không cho gia súc vào khu vực trồng rừng, nơi có điều kiện thì làm hàng rào hoặc đào hào bảo vệ rừng trồng.

– Tuân thủ các quy định, hướng dẫn cách phòng cháy, chữa cháy rừng của cơ quan chuyên môn.

7.2. Phòng trừ sâu bệnh:

– Sâu hại:  Gồm các loài sâu hại chính như sâu vạch xám, sâu nâu, sâu kèn nhỏ gây hại. Khi cần thiết có thể dùng một số loại thuốc như: Sumithion 50EC, Ofatox, KARATE 2,5EC, Trebon… để phòng trừ.

– Bệnh hại: Gồm một số bệnh hại chính như: Bệnh phấn trắng, bệnh phấn hồng, bệnh rộp lá. Để phòng trừ các bệnh hại chính phải lựa chọn giống tốt có chất lượng, sạch bệnh, có xuất xứ… để đưa vào trồng rừng. Khi phát hiện bệnh hại với tỷ lệ bị bệnh còn ít, sử dụng thuốc Bordeaux nồng độ 1% phun hoặc quét lên các vết bị bệnh (Bệnh phấn hồng). Nếu tỷ lệ thiệt hại lớn, tiến hành chặt bỏ những cây bị chết hoặc nhiễm bệnh nặng để tránh lan sang các cây khác.

– Côn trùng: Mối và dế là những loài côn trùng thường gây hại nhiều cho các loại Keo, khi phát hiện thấy có mối, dế trong rừng trồng thì phải tiến hành phá vỡ tổ mối hoặc rắc thuốc Thiodan 35%, Furadan, Chlodan… hoặc có thể làm bả độc để bẫy.

Lưu ý: Khi phát hiện có sâu bệnh cần phải có biện pháp phòng trừ kịp thời đề phòng dịch lây lan. Nếu điều tra thấy mật độ cao, mức độ hại nặng có thể dùng thuốc phun và báo ngay cho cơ quan chuyên môn để xử lý kịp thời.

Biên soạn: Bùi Thị Thanh Tình

Kỹ Thuật Trồng, Thâm Canh Cây Mía

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường. Đường là một loại thực phẩm cần có trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như bánh kẹo… Ngoài sản phẩm chính là đường những phụ phẩm chính của cây mía còn tạo nên các sản phẩm phụ như:

– Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình 49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan (đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp. Trong tương lai khi mà rừng ngày càng giảm nguồn nguyên liệu làm bột giấy, làm sợi từ cây rừng giảm đi thì mía là nguyên liệu quan trọng để thay thế.

– Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa 20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein5%, sáp 1%, bột 4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các loại.

– Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi đánh giầy, chúng tôi khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt.

II. MỘT SỐ GIỐNG MÍA HIỆN NAY:

A. Giống mía chín sớm:

1. Giống mía VN 84-4137:

Viện NC mía đường Bến Cát lai tạo năm 1984.

a. Đặc điểm hình thái:

- Thân trung bình nhỏ, vỏ xanh vàng ẩn tím

– Mắt mầm hình tròn, không có rãnh mầm

– Lá rộng trung bình, mọc thẳng đứng

– Bẹ lá có nhiều lông.

b. Đặc điểm nông – công nghiệp:

– Nẩy mầm đẻ nhánh sớm, mạnh và tập trung

– Tỷ lệ mầm và nhảy bụi cao, vươn lóng sớm

– Chịu hạn, phèn tốt

– Kháng bệnh cao, sâu hại ở thời kỳ đầu thấp

– Mía trổ cở ít hoặc không trổ cờ

– Năng suất cao trên 100 tấn/ha, CCS=10-11%

– Khả năng lưu gốc tốt.

2. Giống mía VN 84-422: Viện NC mía đường Bến Cát lai tạo năm 1984.

a. Đặc điểm hình thái:

– Thân to trung bình, vỏ màu xanh ẩn vàng, sáp phủ mỏng.

– Mắt mầm hình thoi

– Lá rộng trung bình, màu xanh mọc thẳng đứng

– Bẹ lá có lông, tai lá hình mũi mác.

b. Đặc điểm nông – công nghiệp:

– Nẩy mầm nhanh đẻ nhánh mạnh và tập trung

– Vươn lóng nhanh không đổ ngã

– Chịu hạn, kháng sâu bệnh tốt

– Mía không trổ cờ

– Mía chín sớm, năng suất cao trên 100 tấn/ha

– Khả năng lưu gốc tốt

B. Giống mía chín trung bình

1. Giống mía ROC 10:

Do Viện NC mía đường Đài Loan lai tạo.

a. Đặc điểm hình thái:

– Thân to trung bình, vỏ màu vàng lục, bên ngoài có phủ lớp sáp dày.

– Mắt mầm hình trứng tròn

– Lá rộng xanh thẫm, mọc thẳng đứng.

b. Đặc điểm nông – công nghiệp:

– Thời kỳ đầu sinh trưởng chậm, thời gian đẻ nhánh kéo dài

– Cây không rỗng ruột, chống đỗ ngã

– Giống thích hợp canh tác trên đất trung bình, chịu phèn khá

– Khả năng lưu gốc và tái sinh tốt

Chú ý: Dễ bị sâu đục thân trên nền đất ẩm.

2. Giống mía ROC 16:

Do viện NC mía đường Đài Loan lai tạo

a. Đặc điểm hình thái:

– Thân to thẳng đứng, vỏ màu xanh ẩn tím

– Mắt mầm hình tròn, rãnh mầm sâu và dài

– Lá xanh, phiếu lá rộng hơi rũ ở chóp lá

– Bẹ lá màu tím không lông, bẹ lá già không tự bong ra được.

b. Đặc điểm nông – công nghiệp:

– Nẩy mầm đều sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh sớm và tập trung.

– Cây cao, không rỗng ruột, chống đổ ngã khá

– Kháng bệnh phấn trắng, bệnh khảm

– Năng suất cao trên 100 tấn/ha, CCS=12-14%

– Khả năng lưu gốc và tái sinh tốt.

C. Giống mía chín muộn

1. Giống mía K 84-200:

Có nguồn gốc từ Thái Lan

a. Đặc điểm hình thái:

– Thân to thẳng đứng, vỏ màu xanh vàng

– Lá to màu xanh vàng hơi ngắn, hơi rũ

– Bẹ ít có lông, màu xanh có nhiều phấn, bẹ lá dày khó bóc là ôm sát thân đến ngọn.

b. Đặc điểm nông – công nghiệp:

– Nẩy mầm chậm, tỷ lệ mọc mầm khá

– Tỷ lệ cây hữu hiệu cao.

– Chịu phèn, chịu ngập tốt

– Chống đổ ngã, kháng sâu đục thân

– Khả năng lưu gốc và tái sinh tốt.

2.Giống F156:

Do Đài Loan lai tạo, nhập vào Việt Nam trước năm 1975 được công nhận là giống quốc gia năm 1990.

– Thân thẳng, bóng, hìng trụ hơi thóp ở giữa, vỏ màu xanh và vàng ẩn tím, phiến lá hẹp cứng, phát triển xiên, lá màu vàng thẩm. Mía đẻ nhánh sớm, tập trung, tỷ lệ hữu hiệu cao khả năng để gốc tốt, chín trung bình, ra hoa ít, đai rễ có 3 hàng không đều nhau, có 2 tai lá (một hình mác và 1 hình ngắn) ít đổ ngã.

– Năng suất trung bình 50 tấn/ha, cá biệt 80-100 tấn/ha hàm lượng đường 10-11%.

3. Giống F157:

– Nguồn gốc từ Đài Loan, hiện phát triển mạnh ở vùng Quảng Ngãi. Lóng hình chóp cụt, vỏ màu xanh sáng, dọi nắng có màu tím, phiến lá trung bình, bẹ lá không có lông.

– Năng suất trung bình 50 tấn/ha, có thể lên tới 80-100 tấn/ha hàm lượng đường 10-11%.

Ngoài ra còn một số giống mía năng suất rất cao như Roc 22, ROC 27, KK 88-92, KK88-65, B85764

III. KỸ THUẬT CANH TÁC.

A. Trồng, chăm sóc mía tơ.

1. Thời vụ:

– Vụ 1: Trồng từ 15/4-15/5 (đầu mùa mưa) vụ này dễ trồng nhưng khi thu hoạch mía còn non, năng suất thấp.

– Vụ 2: Trồng từ 1/12-31/12 (cuối mùa mưa) mía thu hoạch 12 tháng tuổi, năng suất cao.

2. Làm đất:

– Chọn đất trung bình, giàu dinh dưỡng dễ thoát nước.

– Đất cày sâu 30cm làm nhỏ đất.

– Rạch hàng sâu 25cm, đất được đập nhỏ.

3. Chuẩn bị giống:

– Ruộng lấy làm giống phải đảm bảo độ thuần, hom giống sạch bệnh trước khi trồng.

– Ruộng mía để làm giống có khoảng 8-10 tháng tuổi. Nếu trên 10 tháng tuổi cần chặt ngọn trước khi lấy làm giống 1 tuần để kích thích các mắt mía phát triển.

– Nên chặt mía ra thành từng hom khoảng 3-4 mắt.

4. Mật độ khoảng cách:

– Hàng cách hàng 1m – 1,2m.

– Các hom đặt nối đuôi nhau trên hàng.

– Lượng giống cần cho 1ha khoảng 30.000-40.000 hom, hoặc 6-8 tấn mía cây.

5. Chuẩn bị phân:

a. Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

10 đến 20 tấn phân chuồng.

160-200 kg N        tương đương       350-450 kg urê

100-200 kg P2O5 tương đương       500-1000 kg lân Văn Điển

160-200 kg K2O    tương đương      320-400 kg kali Clorua

100-1500kg vôi bột bón ruộng.

25-30 kg thuốc trừ sâu bột hạt loại Basudin 10H hoặc Padan 3H.

b. Cách bón và thời kỳ bón:

+ Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + toàn bộ lượng thuốc sâu bột hạt cần bón và một nửa lượng phân Kali với 1/3 lượng phân đạm. Đối với phân chuồng và phân lân bón trước khi cày bừa lần cuối còn với phân đạm phân Kali và thuốc trừ sâu bón sau khi rạch hàng.

+ Bón thúc:

– Bón thúc lần 1: Khi cây mía đẻ nhánh (cây mía có từ 5-7 lá thật) bón 1/3 lượng phân đạm cần bón. Bón cách gốc 3-5cm kết hợp với xới xáo và vun gốc.

– Bón thúc lần 2: Khi cây mía vươn lóng (sau trồng khoảng 4 tháng) bón lượng phân đạm và Kali còn lại cách bón như bón lần 1.

+ Lưu ý: Ngừng bón phân trước thu hoạch 6 tháng để không ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của nguyên liệu.

6. Chăm sóc:

– Dặm mía: Dặm lại các hốc không mọc bằng hom dự phòng hoặc lấy mầm từ chỗ dày.

– Làm cỏ sạch và sớm.

– Bón phân theo tỷ lệ ở trên nhưng kết hợp với xới xáo làm cỏ vun gốc

– Nếu mía còn non (nhỏ hơn 4 tháng tuổi) mà bị sâu đục thân thì có thể xử lý bằng thuốc Padan 95SP lượng dùng 1 kg/ha.

– Khi mía lớn hơn 5 tháng tuổi không nên phun thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp lên cây.

B. Chăm sóc mía gốc:

– Sau khi thu hoạch, chặt các gốc còn cao chỉ để lại 3-4 mắt sát mặt đất. Băm lá mía và các xác thực vật rải đều trên mặt ruộng để tăng lượng mùn hữu cơ cho đất.

– Khi có mưa cày đất sát gốc để chăm sóc và bón phân theo liều lượng như sau:

160-200kg N                            330-420kg phân đạm urê

100-150kg P2O5 600-900kg phânlân Văn Điển

160-200kg K2O                       270-340kg Phân Clorua kali.

Thời kỳ bón:

+ Lần 1: Khi có mưa kết hợp với làm nhỏ đất và vun gốc ta bón toàn bộ lượng phân lân + 1/3 lượng phân đạm + 1/3 lượng kali cần bón.

+ Lần 2: Sau lần 1 một tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali.

+ Lần 3: Sau lần 2 một tháng bón lượng phân còn lại.

C. Tưới nước:

Bình quân trong vụ mía thường tưới từ 15-20 lần.

* Thời kỳ mía nảy mầm, đẻ nhánh: Tưới 4 lần/ tháng.

* Thời kỳ đẻ nhánh làm lóng: 2-3 lần/tháng.

* Mía làm lóng: 1-2 lần/tháng.

* Mía sắp thu hoạch phải bỏ nước từ 20 ngày trở lên.

D. Phòng trừ sâu cho cây mía:

1. Sâu đục thân:

Sâu phá từ khi mọc mầm đến khi thu hoạch, có nhiều loại sâu như sâu mình tròn, sâu 4 cạnh, sâu mình trắng, sâu mình hồng, sâu 5 vạch.

2. Rệp bông trắng: Rệp tập trung phá hoại ở giữa và cuối vụ, chúng sống tập trung bởi phía sau của lá có phủ 1 lớp bông trắng, chúng bài tiết ra dịch là môi trường tốt cho nấm bệnh phát triển.

3. Rệp sáp: Rệp ẩn lấp trong bẹ lá và mắt trên thân để hút dịch nhựa cây.

* Phòng trừ:

– Biện pháp canh tác: Dọn sạch lá những đoạn thân còn sót lại để loại trừ sâu, làm đất hợp lý kết hợp với trồng thời vụ thích hợp, luân canh với 1 số cây trồng khác.

– Bảo vệ thiên địch như ong mắt đỏ.

– Dùng thuốc hoá học: Đối với sâu đục thân dùng thuốc Padan 4H rắc vào luống trước khi trồng trường hợp bệnh nặng sử dụng một số loại thuốc trừ sâu bệnh trên thị trường và theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.

E. Trồng mía hàng đôi:

Đối với trồng mía hàng đôi thì cần lượng giống được trồng từ 12-14 tấn/ha và mía được trồng theo hàng đôi với khoảng cách hàng đôi cách hàng đôi là 0,8-1,2m và khoảng cách giữa 2 hàng đơn 0,3-0,4m. Khi trồng dùng bò cày kết hợp với cuốc vét rãnh, độ sâu rãnh từ 20-30cm để đặt hom mía, khi đặt hom mía đến đâu lấp đất và dùng chân giậm chặt đến đó, mỗi hàng mía bỏ 2 hàng hom so le và gối đầu nhau. Lượng phân bón tăng lên 20% so với trồng hàng đơn (số cây mía nhiều hơn 1,4-1,5 lần hàng đơn). Toàn bộ kỹ thuật chăm sóc giống trồng hàng đơn.

IV. THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN:

Tùy từng giống mía ta trồng mà xác định được giai đoạn chín của mía. Quan sát màu da thân mía trở nên bóng, sậm, ít phấn, lá khô nhiều, độ ngọt giữa gốc và ngọn không chênh lệch là thu hoạch được. Dùng dao thật bén đốn sát gốc tất cả các cây trên hàng mía, để vụ sau mía tái sinh đều hơn. Thu hoạch đến đâu vận chuyển đến đó, không nên để lâu quá hai ngày lượng đường trong mía sẽ giảm.

HN

Kỹ Thuật Trồng Điều Ghép Thâm Canh

Cây điều sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng có nhiệt độ từ 24-280C, lượng mưa từ 1000-2.000mm, độ ẩm không khí

Nếu trồng điều ghép thì sau một năm sẽ  ra hoa. Thời vụ ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Từ lúc ra hoa đến lúc chín là 4-5 tháng

-  Thời vụ trồng: Thích hợp nhất là đầu mùa mưa. Nơi có điều kiện tưới thì có thể trồng được quanh năm.

-  Cây giống: Mắt ghép được lấy từ những dòng điều đã được bình tuyển, được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận. Cây sau 3 tháng ghép, có ít nhất 9 lá, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh.

-  Trồng: Với mật độ là 400 cây/ha (5m x 5m). Đào hố có kích thước 60 x 60 x 60cm trước khi trồng  một tháng. Khi trồng mỗi hố bón lót 20 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg super lân, trộn đều với đất mặt lấp đầy hố. Trồng xong nện chặc gốc và bón thuốc trừ sâu, mối quanh gốc.

Chăm sóc:

– Xới đất: Sau 1-2 tháng trồng, cây bén rễ, mọc được 1-2 tầng lá mới thì bón thúc 0,2kg Urê. Làm sạch cỏ, xới xáo quanh gốc, tạo bồn theo tán tủ gốc bằng rơm, cỏ, rác khô. Mỗi năm chăm sóc 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

– Bón phân: Chia thành 2 thời kỳ.

+ Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Thường kéo dài từ khi trồng đến 3 năm sau đó. Giai đoạn này cây ra nhiều lá non trong năm cho nên phải bón nhiều đợt phân (3-5 đợt). Cây điều nhạy cảm với phân bón, đặc biệt là phân đạm (N). Trong giai đoạn cây non, bón theo tỷ lệ: 3:1:1 (N:P:K) với liều lượng: 9:3:3 (gram/cây/đợt). Cây giai đoạn 2 năm sau thì bón: 30:10:10. Năm thứ 3 thì bón: 90:30:30.  Bón phân cách xa gốc từ 25-30cm.

 + Thời kỳ khai thác: Kể từ năm 4 trở đi. Phân bón chia thành 2 đợt. Đợt đầu bón vào đầu mùa mưa, đợt 2 vào gần cuối mùa mưa. Liều lượng, năm thứ 4 theo tỷ lệ: 300:100:100 (gram/cây/đợt). Năm thứ 5 đến thứ 8 lượng phân bón giảm đi, theo tỷ lệ: 200:130:130. Khi vườn điều chưa khép tán nên bón theo rãnh chu vi tán. Khi khép tán thì bón theo rãnh giữa 2 hàng cây.

+ Bón lá, kích thích sinh trưởng: Điều thường rụng lá già và ra hoa cùng lúc. Do đó các chế phẩm bón qua lá sẽ thúc đẩy nhanh sự hình thành và phát triển lá và hoa, có tác dụng tăng năng suất điều đáng kể. Bón phân qua lá cũng có tác dụng tăng khả năng đậu quả và nuôi quả.

Bón phân NPK khi cây:

-  Ra lá: Bón 30:10:10 (gram/cây)+ vi lượng

-  Đón hoa: 6:30:30 + vi lượng.

-  Đậu quả: HQ101, Atonic, progib, (Ga3…).

-  Dưỡng quả: 20:20:20 + vi lượng.

-  Chắt hạt: 12:0:40 + Ca.

Liều lượng phân bón, số lần phun tuỳ theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể phun kết hợp với một số loại thuốc phòng trừ sâu bệnh thích hợp  để giảm chi phí thuốc.

Tưới nước: Trong mùa ra hoa, đậu quả, tưới 1- 2 lần/tháng (từ tháng 3-5) tưới đủ ẩm và tưới vào tháng 7-8 thời kỳ nắng hạn nhất.

Tỉa cành: Cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành bị che bóng, cụm cành quá dày để cho cây thông thoáng, tạo cho tán cân đối. Thời gian tỉa cành là sau thu hoạch hoặc trước mùa mưa.

Trồng xen: Từ năm 1 đến  năm 3 khi điều chưa khép tán có thể trồng xen đậu xanh, đậu phụng, ớt, dứa…

Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu: Một số loại sâu có thể thành dịch gây hại cho điều như: bọ xít muỗi, gây hại trên các bộ phận non của cây điều. Dùng Sherpa, Supracide, Oncol…  phun 3 lần (lúc cây ra chồi non, ra hoa và hoa nở rộ)

Bắt sâu non và sâu trưởng thành trên cây, cắt bỏ các chồi non bị hại. Phun Sherpa hoặc padan… vào tháng 3 và tháng 8-9 cũng là để trừ bọ đục phấn nõn

Sâu cấu xanh: Dùng Trebon, Karate…phun 1-2 lần khi ra chồi non và ra hoa

Sâu róm đỏ: ăn lá và chồi non của cây. Dùng các loại thuốc như trên để phòng trừ

Ngoài ra còn một số loại sâu khác như rệp sáp, rầy, nhện đỏ, bọ trĩ…

Bệnh cây điều:

Bệnh chết khô: Lúc đầu xuất hiện các đổm trắng sau chuyển sang màu hồng làm bong vỏ cây và chết từ ngọn xuống. Dùng Validacin, Bavistin, Vicarben, Rhidomiel… để phòng trừ

Bệnh thán thư: Phát triển gây hại mạnh lúc chồi non, cành phát hoa, trái non, khi không khí ẩm và mật độ bọ xít muỗi cao. Dùng COC85, Rhidomil, Champion, Aliette, Bavistin… Phun đẫm 7-10 ngày/lần.

Kỹ Thuật Trồng Thâm Canh Cà Pháo

Cây Cà pháo phát triển tốt trên các loại đất: Cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa. Chọn những chân đất dễ thoát nước.

Vụ chính gieo hạt vào tháng 11 – tháng 12, bắt đầu thu hoạch quả vào tháng 3 – tháng 5.

III. Gieo hạt cà pháo:

Đất tơi xốp, giàu mùn, giàu dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, làm đất thật nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống bằng phẳng rộng khoảng 1m, cao 20 -25cm. Dùng phân chuồng hoai mục trộn đều trên mặt luống (3 – 4kg/m²). Do hạt cà có vỏ dày và cứng, để hạt có thể nảy mầm được, trước khi gieo hạt cần ngâm trong nước (nước nóng 54 °C trong 10 phút hoặc nước thường trong 20 – 30 giờ). Lượng hạt giống gieo là 2g/m², sau khi gieo phủ một lớp rơm rạ mục hoặc rải một lớp trấu mỏng lên mặt luống. Sau khi cây mọc được 1 – 2 lá nếu quá dày, tỉa bớt những cây yếu, bị sâu bệnh, đảm bảo mỗi cây cách nhau 4 – 5cm. Tưới nước phân chuồng nồng độ 10%, sau đó dùng nước sạch tưới rửa lại tránh cháy lá cây con. Khi cây con được 5 – 6 lá (vụ sớm: sau 20 -25 ngày; vụ chính: sau 25 – 30 ngày) thì đem trồng.

IV. Làm đất :

Cà có bộ rễ phát triển mạnh, vì vậy đất trồng cà cần được cuốc sâu. Nên cuốc lật, phơi ải để đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt phần lớn sâu bệnh trong đất. Sau đó làm đất tơi xốp, lên luống trồng.

V. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà pháo:

Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tới nước cho cây 5 – 7 ngày, chỉ tưới ẩm 4 – 5 giờ trước khi nhổ để cho cây không bị đứt rễ và nhanh hồi phục sau trồng.

1. Trồng cây cá pháo:

trên đất tơi xốp, có độ pH từ 6,5 – 7, giàu mùn, thuận tiện tưới và tiêu nước, cày ải, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Trước khi bừa lượt cuối dùng vôi bột (khoảng 30kg/sào) rắc đều trên mặt ruộng để xử lý đất. Đánh luống rộng 1,2m; cao 20 – 30cm; rãnh rộng 25 – 30cm. Mật độ trồng khoảng 30 x 40cm (1.800 – 2.000 cây/sào).

2. Chăm sóc cá pháo:

Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, độ ẩm đất thích hợp nhất cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng là 80%. Nước phân hữu cơ cần được ủ trước khi đem tưới.

3. Bón phân cho cây cà pháo:

Cà pháo sinh trưởng tương đối dài ngày, vì vậy cần nhiều phân bón.

Lượng phân bón cho 1 sào:

– Phân chuồng hoai mục: 300 kg.

– Phân lân: 50 kg.

– Phân Ure: 30 kg.

– Phân NPK 16.16.8: 70 kg.

4. Quy trình bón phân cho cây cà pháo:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Lấp phân trước khi trồng tránh rễ chạm phân.

Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng): 5- 6 kg phân urê, 20 kg NPK,

Bón thúc lần 2 (30 – 40 ngày sau trồng): 7- 8 kg urê, 20 kg NPK;

Bón thúc lần 3 (50 – 60 ngày sau trồng): 8-10 kg urê, 20 kg NPK,

Sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2 nên bón thúc thêm 5kg urê, 10 kg NPK cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc.

5. Tưới nước:

6. Phòng trừ sâu bệnh:

+ Bệnh hại: Một số bệnh thường gặp trên cà pháo:

– Bệnh lở cổ rễ: Do nấm Rhizônia solani kihn gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết. Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc. Sợi nấm có vách ngăn, có thể tìm thấy các hạch nhỏ trên đám sợi nấm. Hạch có kích thước nhỏ, màu nâu, hình dáng bất kỳ. Hạch rơi vào đất và tồn tại trong đất. Từ các hạch này, nấm tồn tại và có khả năng gây bệnh cho cây qua nhiều năm.

Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin để phun.

– Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu chúng tôi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Vì vậy, cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây. Kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh.

– Bệnh đốm nâu: Do nấm cladosporium fulvum cke gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng.Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.Phòng trừ: thu dọn kỹ dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn.

Dùng các loại thuốc Boocđô, zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.

+ Sâu hại: Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời. Các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ, rệp… Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, Dipterex, Regent… để phun trừ.

7. Thu hoạch và để giống cho vụ sau:

Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau.

Cách 2-3 ngày thu một lần. Khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.Cũng có thể để hạt giống theo cách cổ truyền sau đây: để cho quả cà nhũn ra, bóp hạt vào tro, cho thêm nước trộn thành.

KN Quãng Điền

Từ khóa: kỹ thuật trồng cây cà pháo, hướng dẫn trồng cây cà pháo thâm canh, cách trồng cây cà pháo thâm canh, vườn cây cà pháo, trang trại sản xuất cây cà pháo, cơ sở sản xuất cây cà pháo, thu mua cà pháo, cung cấp giống cà pháo

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Rừng Thâm Canh Cây Keo trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!