Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Lên Mập Mạp Cực Dễ, Vài Ngày Là Ăn Được Ngay # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Lên Mập Mạp Cực Dễ, Vài Ngày Là Ăn Được Ngay # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Lên Mập Mạp Cực Dễ, Vài Ngày Là Ăn Được Ngay mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Chuẩn bị trồng rau mầm

1.1 Chuẩn bị hạt giống

Không nên mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc hạt không rõ nguồn gốc để trồng mà hãy chọn loại hạt giống chuyên dụng. Một số loại hạt giống rau có thể trồng thành rau mầm như củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền,…

Những loại hạt giống lý tưởng nhất để trồng rau mầm phải kể đến: bông cải xanh, linh thảo, hướng dương, cỏ ba lá, cải củ, mù tạt, đậu lăng, cỏ cà ri, quinoa,…

1.2 Giá thể trồng

Để cây rau mầm phát triển tốt nhất và có nhiều dinh dưỡng thì ngoài kỹ thuật trồng rau mầm tốt, nên chọn loại giá thể chuyên dụng để sản xuất rau mầm hoặc có thể dùng bụi xơ dừa đã được xử lý là tốt nhất. Loại xơ dừa này nhẹ nên vận chuyển rất dễ và có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cây phát triển.

1.3 Khay, kệ, giấy lót

Có thể tận dụng bất cứ loại vật liệu nào có sẵn trong gia đình để đựng giá thể trồng rau mầm, nếu không chuẩn bị được có thể mua khay xốp là tiện lợi nhất. Đối với kệ đỡ, tùy kích thước của khay mà chuẩn bị kệ có kích thước phù hợp.

Dùng giấy mềm để lót lên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt để sau khi thu hoạch không bị dính giá thể vào rau. Có thể dùng giấy mềm hoặc giấy mua ở hàng mã.

1.4 Bìa carton

Bìa này dùng để đậy lên bề mặt của khay đựng trong 1 – 2 ngày đầu mới gieo hạt.

1.5 Bình tưới

Không nên tưới bằng cách vẩy nước hay dùng bình có bát sen mà nên sử dụng loại bình tưới có vòi phun sương.

2. Kỹ thuật trồng rau mầm chi tiết

2.1 Ngâm hạt giống rau mầm

Khi bắt đầu trồng, chỉ cần lấy 2-3 thìa nhỏ hạt là đã đủ vì khi cây lớn lên sẽ chiếm đủ diện tích của khay trồng. 

Trước khi ngâm, rửa thật sạch hạt giống và ngâm với nước ấm khoảng 50 độ C trong 2 – 5h tùy theo độ dày vỏ của từng loại hạt. Sau khi ngâm, ta sẽ loại bỏ được các loại hạt lép, hạt sâu. Ngâm xong vớt ra để ráo.

– Đối với rau ăn lá:

Cải xanh, rau dền, xà lách: Ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 8 – 12 tiếng

Mồng tơi, rau muống: Ngâm khoảng 3 – 5 tiếng, ủ khoảng 12 – 36 tiếng

– Đối với các loại rau gia vị:

Kinh giới, tía tô: Ngâm khoảng 3 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng

Cần, hẹ, hành, ngò gai: Ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 24 tiếng

– Đối với rau ăn trái:

Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo: Ngâm khoảng 5 – 8 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng

Đậu bắp: Ngâm khoảng 8 – 12 tiếng, ủ khoảng 12 – 14 tiếng

Đậu rồng, khổ qua: Ngâm khoảng 12 – 14 tiếng, ủ khoảng 24 – 48 tiếng

2.2 Xử lý giá thể trồng rau mầm

Cho giá thể vào khay với độ dày khoảng 2 – 3cm và bề mặt bằng phẳng để hạt tránh bị dồn lại hay quá thưa khi gieo. Phun nước cho ướt giá thể và trải giấy thấm mềm lên trên mặt giá thể, tiếp tục phun nước lần 2.

2.3 Cách gieo hạt rau mầm

Cách gieo hạt trong kỹ thuật trồng rau mầm khá đơn giản. Bạn gieo bằng tay đều các hạt lên giá thể với mật độ trung bình khoảng 10gr hạt/40cm2 bề mặt giá thể.

Sau khi gieo, tưới phun nhẹ một lần nữa rồi dùng tấm bìa cứng đã chuẩn bị sẵn để đậy lên bề mặt trong vòng hai ngày.

2.4 Cách chăm sóc rau mầm

Sau 2 – 3 ngày hạt nảy mầm đều, chuyển khay ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp và mưa trực tiếp.

Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, ngày 2 lần buổi sáng sớm và buổi chiều mát, tưới phun sương đều trên mặt khay. Quá trình từ lúc chuẩn bị hạt giống cho đến khi thu hoạch là khoảng 1 tuần.

3. Thu hoạch và bảo quản

Khi rau mầm đã đạt đến độ thu hoạch thì bạn dùng dao sắc hoặc kéo cắt sát gốc cây rau, hoặc có thể nhẹ nhàng nhổ lên khỏi khay trồng rồi mới dùng kéo cắt bỏ rễ. Sau khi cắt, rửa lại với nước sạch, tránh để rau bị dập nát là có thể dùng được ngay.

Nếu không dùng hết rau mầm thì tốt nhất không nên rửa để tránh rau bị ủng mà cho vào túi nilon sạch, khô và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. 

– Rau mầm phải được trồng ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở những nơi bị nắng chiếu vào hay mưa trực tiếp và gió lùa mạnh.

– Từ 1 đến 2 ngày sau khi gieo hạt thì nên mở lớp giấy ra, phun sương nhẹ vừa đủ ướt.

– 1 ngày trước khi thu hoạch thì nên giảm tưới hoặc ngưng tưới tùy theo mức độ ẩm của giá thể.

Kỹ thuật trồng rau mầm rất đơn giản nên ai cũng có thể làm được.

5. Những loại rau mầm không nên trồng

Không phải loại hạt nào cũng có thể trồng thành rau mầm và không phải loại mầm nào bạn cũng có thể chế biến thành món ăn bởi một số loại rau củ khi nảy mầm sẽ sinh ra độc tố, nếu ăn vào sẽ gây hại tới sức khỏe.

Một số loại mầm không nên trồng hoặc ăn:

– Cây sắn

– Đậu kiếm, đậu mèo

– Đậu trứng chim

– Đậu ván già

– Dưa dây

– Khoai lang

– Khoai tây

– Măng

Bí Quyết Trồng Giá Đỗ Mập Mạp Tự Nhiên

Hiện nay, giá đỗ bẩn được bán tràn lan trên thị trường. Do đó, nhu cầu tự trồng giá đỗ tại nhà đang được quan tâm. Với cách làm này, bạn hoàn toàn có thể tự cung cấp nguồn giá đỗ sạch cho mình. Đặc biệt, hôm nay chúng tôi còn chia sẻ đến với bạn bí quyết làm cho giá đỗ mập mạp một cách tự nhiên.

Cách trồng giá đỗ

Bước 1 : Chuẩn bị

Hạt đậu xanh : Chọn nguyên liệu là đậu xanh ta, hạt nhỏ, chắc, bùi, không sử dụng thuốc kích thích. Đậu xanh Trung Quốc tuy hạt to nhưng không ngon bằng đậu ta.

Trước khi ủ, vò đỗ và đãi qua nước để làm mỏng vỏ, loại bớt những hạt đỗ hỏng. Sau đó mới ngâm đỗ vào nước nóng để đỗ nở, rửa sạch và ủ.

Trung bình 1- 1,5kg đỗ, sẽ cho 10 – 13kg giá. Mỗi lần chỉ nên ủ 100g đỗ xanh, vừa đủ cho cả nhà ăn. Muốn ăn lần sau lại ủ tiếp để luôn có giá đỗ tươi.

Khăn vải sạch : Khăn vải phải sạch và thấm nước tốt. Tốt nhất nên chọn khăn vải có màu tối để tránh ánh sáng cho hạt nảy mầm.

Chậu, rổ hoặc xoong nồi : Bất cứ thứ gì nhưng phải có lỗ thoát nước ở bên dưới để tránh làm úng giá đỗ

Bước 2 : Thực hiện

Lấy 100 Gam đỗ xanh rửa đãi sạch cát sạn, vo đỗ với nước sạch, vò và trà thật mạnh để đỗ mau nảy mầm

Ngâm nước đỗ xanh đã rửa sạch vào nước ấm khoảng 38 độ C, từ 8 – 12 tiếng, khi nhìn thấy tất cả hột đỗ có mầm nhú lên, bỏ vào rổ xả qua nước lạnh.

Lấy rổ nhựa có đế cao khoảng 2 cm, lót 1 tấm khăn vải sạch đã thấm nước, dàn đỗ xanh đều lên mặt khăn vải.

Lấy một khăn bông to (gấp làm 4 cho dầy), làm ướt khăn này rồi trùm lên đỗ xanh. Tương tự bạn có thể làm chồng lên thêm vài lớp đỗ xanh nữa.

Trên lớp vải trên cùng nên đặt một vật nặng khoảng 500 Gam để giúp nén giá đỗ tạo cho giá đỗ sẽ mập và ít rễ hơn. Sau đó cứ để rổ đỗ xanh dưới vòi nước, xả nước lạnh qua vào rổ, 3 – 5 lần xả/ngày. Mỗi lần khoảng 5 phút, khi nào không xả để rổ nước vào chỗ tối và thoáng. Nước sẽ thấm thấu qua lớp khăn cotton, thấm xuống đỗ và nước róc qua lỗ rổ nhựa.

Sau khoảng 3 ngày giá mọc sẽ tự đẩy hộp lên. Đừng lo giá bị đè đau không mọc được. Kết quả ngược lại, giá sẽ mập, rễ sẽ ngắn hơn… Lưu ý : Đừng nghỉ đè càng nặng giá càng mập vì nếu đè nặng quá phần thân giá không trồi lên nổi thì phần rễ sẽ đâm xuống dưới rổ. Rễ sẽ dài

Nếu đè nhẹ quá giá cao nhanh, giá sẽ không mập. Cứ làm vài lần sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm thôi hà. Đừng quá quan tâm giá mập hay ốm. mập ốm gì cũng giá ăn ngon an toàn là được.

phununet.com

Hướng Dẫn Cách Trồng Rau Mầm Trên Giấy Ăn Ngay Tại Nhà

Với cách trồng rau mầm tại nhà trên giấy ăn, bạn có thể tự cung cấp cho gia đình nguồn rau mầm sạch vừa ngon vừa đảm bảo an toàn.

– 100g giấy ăn. – 2 khay nhựa rộng, cao 7-9cm đáy phẳng (hoặc bạn có thể tận dụng xong, nồi) – 1 gói hạt rau mầm. – Nước sạch.

Cách chọn hạt giống rau mầm.

– Bạn có thể chọn loại hạt giống tùy thích, tuy nhiên nếu là lần đầu trồng thì bạn nên chọn loại hạt giống to để cây cứng cáp như hạt giống đậu xanh, hạt giống rau muống, hạt giống đậu xanh, hạt giống rau củ cải… Những lần sau bạn đã có kinh nghiệm thì có thể chọn những loại rau hạt giống nhỏ như cải ngọt, lơ xanh…

– Nên chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất bảo quản, hạt giống chắc đều.

Cách trồng rau mầm trên giấy ăn tại nhà.

– Bước 1: Bạn ngâm hạt giống vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh. Thời gian ngâm tùy thuộc vào loại hạt, bình thường với các hạt củ cải, rau cải thì bạn chỉ cần ngâm trong khoảng 5-6 tiếng, còn với các loại hạt to hơn như rau muống, hướng dương thì nên ngâm trong khoảng 11-12 tiếng.

– Bước 3: Bạn lấy giấy ăn rải lên chiếc khay đã chuẩn bị sẵn và tưới đẫm nước. Rắc hạt lên trên lớp giấy ăn và tưới nước đẫm hạt.

– Bước 4: Sau khi gieo hạt khoảng 2 – 3 ngày hạt sẽ nảy mầm, bạn đem khay ra chỗ có có nhiều ánh sáng tự nhiên, tránh mưa hắt vào.

Cách chăm sóc rau mầm.

– Cách chăm sóc cho rau mầm rất đơn giản, mỗi ngày bạn tưới nước cho rau mầm bằng bình phun. Trong quá trình chăm sóc bạn chỉ cần phun nước để đảm bảo độ ẩm cho khay khăn giấy mà không cần phải bổ sung bất cứ nguồn dinh dưỡng nào.

Cách thu hoạch rau mầm:

– Sau khi khoảng 5 – 6 ngày là bạn có thể thu hoạch rau mầm. Lật cả mảng rau mầm lên, bạn có thể nhận thấy rễ rau mầm bám rất chắc vào giấy ăn. Bạn lấy dao bén cắt sát gốc cây rau mầm, sau đó đem rửa lại bằng nước sạch là có thể sử dụng được ngay.

Cách Trồng Cây Ổi Mới Bứng, Kích Ra Rể, Lên Mầm Ngay

Phân biệt cây ổi cảnh và cây ổi ăn quả

Nhiều người sẽ hỏi Tại sao ổi bán đầy ra đó, cây có mấy chục nghìn hay vài trăm nghìn không mua lại đi mua loại cây có giá đến vài chục triệu đồng.

🌳Câu trả lời nằm ở giá trị, khi bạn mua cây cảnh thì mục đích chính là làm đẹp còn mua cây ăn quả thì mục đích chính là để thu hoạch quả. Vậy nên khi mua ổi mấy trăm nghìn đó là mọi người đang mua ổi giống ăn quả, trong 1 – 2 năm là cho sai quả để ăn nhưng cây ổi cảnh thì khác, bên tôi chủ yếu là sưu tầm các loại cây 🌳🌳🌳

Ổi cổ thụ: Cây đã có tuổi đời lớn, là ổi nhà không phải ổi lai được trồng đã mấy chục năm nay cây vừa cho quả vừa để làm cảnh.

Cây ổi rừng: Đó là những cây ổi mọc dại không có sự chăm sóc của bất kỳ người nào, có tuổi đời lớn. Cây ổi này thường đem lại cảm giác hoang dã, thây được sự kiên cường và hình dáng cây có dự độc đáo so với cây ổi thường.

Vậy nên nếu nói để chọn ổi làm cảnh thì mọi người phỉa lựa chọn mua những gốc cây ổi cổ thụ, được người ta đào bứng lên để bán còn nếu mua ổi thường thì chỉ là cây ăn quả mà thôi. Những cây ổi sau khi qua bàn tay chăm sóc, uốn nắn của người đam mêm canh cảnh hay có thể gọi là nghệ nhân thì nó đem đến một giá trị hoàn toàn mới.

Trồng cây Ổi trước nhà có tốt không

Trước hết nếu bạn chọn trồng cây ổi thì hãy chọn những cây cổ thụ để có thể tùy ý tạo ra những hình dáng theo sân vườn của ngôi nhà.

Tuy gọi là ổi cảnh nhưng cây vẫn cho quả bình thường nên mọi người vừa kết hợp được cả 2 yêu cầu về đẹp và có quả để ăn.

✅Ổi cảnh thì trồng từ gốc ổi trước đó là chủ yếu, nếu bạn mua cây ổi công nghiệp về ăn quả thì việc trồng đó không gọi là cảnh mà chỉ là một phần lồng ghép. Đa số những ai yêu thích hay đam mê sưu tầm cây cảnh thì bạn sẽ biết chúng tôi luôn muốn tìm thấy những cây lớn, có vẻ độc đáo và cây có tuổi đời càng lâu càng tốt. Với những cây cảnh như vậy rất thích hợp trồng trước nhà.

✅ Ổi có thân và rễ khá dẻo không quá cứng nên khi trồng có thể uốn thân theo hình dáng mong muốn, đây chính là đặc khiến nhiều người lựa chọn. Cây ổi cổ thụ sau khi qua bàn tay nghệ nhân chăm sóc thì đưa con tinh thần vô cùng đẹp và có giá.

✅ Xét về phong thủy thì cây ổi bonsai, ổi cảnh được trồng trước nhà giúp cho gia thủ thêm nhiều may mắn, thu hút vượng khí đem đến cuộc sống tốt hơn cho gia đình đó. Như những cây bonsai khác thì cây ổi kiểng cũng giúp cho chủ nhân có nhiều tài lộc trong công việc và cuộc sống.

Bán, báo giá phổi ổi cổ, quái các loại tại: Bán phôi cây ổi cảnh

Cách chăm sóc cây ổi mới bứng

Bất kỳ cây gì khi tách khỏi môi trường tự nhiên trước đó thì mọi người đều phải biết cách chăm sóc, giống như con người khi bạn bị gãy tay hay chân để co nhanh liền xương thì mọi người cần có cách chăm sóc và rèn luyện tốt.

Với cây ổi cũng vậy, đặc biệt là những cây ổi cổ thụ thì càng nên được quan tâm vì giá trị của nó không chỉ ở đồng tiền mà còn là cả một nghệ thuật.

Cách trồng cây ổi trong Chậu

Trồng trong chậu giúp mọi người kiểm tra sự phát triển cũng như giúp sự phát triền của cây nhanh chóng hơn. Sau khi cây sống lại và phát triền không cần thực hiện bứng cây lần 2.

Chuẩn bị chậu: Với cây ổi cảnh thì mọi người nên chọn chậu tròng lớn có thể là hình tròn hoặc hình vuông. Cây càng lớn thì chuẩn bị chậu càng to để sau khi cây phát triển không bị vướng.

Chuẩn bị đất trồng : Đất trồng thì mọi người nên chọn đất ủ phân hữu cơ hoai mục không nên lấy đất thường như đât cát, đất sỏi đá để trồng vì những loại đất này không có chất dinh dưỡng cũng như hút nước và thoát nước rất nhanh. Mọi người có thể tự ủ đất hoặc mua đất ở các điểm bản phân hữu cơ về để đổ vào chậu trồng.

Cách trồng: Sau khi bứng ổi về mọi người để cho cây khô nhựa sau đó mới trồng. Đặt gốc cây ngay ngắn trong chậu cho đất theo từng lớp và nén chặt để cho cay nằm chắc trong chậu cây sau đó tưới ít nước để cho đất chặt lại.

Cách trồng cây ổi mới bứng trên đất

Trồng trên đất thì mọi người cần chuẩn bị nhiều hơn so với trồng chậu

Chuẩn bị hố trồng: Đào hố trước 2 -3 ngày trồng để cho ráo nước và làm sạch các loại vi khuẩn trong đất. Hố đào không quá sâu vì mọi người có thể ước tính độ dài của rễ cây để đào cho phù hợp. Bởi nếu đào quá nhỏ thì mọi người sẽ làm gãy rễ cây khi trồng xuống đồng thời hạn chế sự phát triển của rễ cây.

Cách trồng : Mọi người đổ phân hoai mục xuống hố và giữ cây cho ngay ngắn không được để những đoạn cắt của rễ nào hở. Khi trồng trên đất thì nên làm thêm nạng hoặc giá chống đó thân để cây khi tưới nước không bị nghiêng. Sau khi trồng mọi người nên nén chặt đất để rễ và gốc được cố định. Sau khi trồng nên tưới nước cho cây để cung cấp độ ẩm.

À mọi người nhớ cắt lá và rễ gòn gàng trước khi trồng, các rễ to cũng nên cắt để không bị vướng khi trồng xuống nhưng để lại các rễ tơ bé để khi trông cây nhanh bén rễ.

Cách chăm sóc cây ổi mới bứng nhanh bén rễ lên mầm

Cần có một chế độ chăm sóc tốt để cây ổi của bạn để ổi có thể bén rễ nhanh và lên mầm, vậy để không mất thời gian mọi người có thể tham khảo cách tôi chăm sóc những cây ổi mới bứng trong vườn của tôi.

🚿 Tưới nước: Độ ẩm chính là điều kiện tốt nhất cho cây nhanh bén rễ, nếu không cấp đủ nước thì cây có thể chết héo. Mọi người cần tưới nước thường xuyên cho cây sau khi trồng từ 3 – 4 lần ( tùy thới tiết nếu trời mua thì có thể hạn chế), khi tưới chu ý để cho nước thấm vào gốc, với cây trong chậu thì tưới nước lượng vừa đủ không để đất nhão vì chậu khó thoát nước. Lưu ý khi cây ra lá mầm thì nên hạn chế tới nước để không làm gãy mầm.

Sau khi trồng và tưới mọi người có thể lấy bao nilon cỡ lớn bao toàn bọ cây lại để giữ ẩm cho cây

Cách bón phân: Thời gian đầu mọi người có thể bón phân hữu cơ còn khi cây chắc chắn, đã ra rễ mới thì chọn bón thêm phân hóa học nhưng cũng nên hạn chế vì cây cảnh người ta ít khi dùng phân hóa học nha mọi người.

Chăm sóc: Ổi được nhiều loài sâu ưa thích nên luôn bị sâu tấn công lá vậy nếu khi phát hiện lỗ thủng trên lá nên tìm cách xử lý triệt để ngay lập tức.Khi cây khỏe mạnh thì mới có thể thực hiện uốn tỉa theo hình dáng mà bạn mong muốn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Lên Mập Mạp Cực Dễ, Vài Ngày Là Ăn Được Ngay trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!