Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Đơn Giản Và Hiệu Quả Cao Bằng Chế Phẩm Sinh Học # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Đơn Giản Và Hiệu Quả Cao Bằng Chế Phẩm Sinh Học # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Đơn Giản Và Hiệu Quả Cao Bằng Chế Phẩm Sinh Học mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rau mầm là loại rau sạch có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để sản xuất rau mầm sạch và chất lượng cao thì không phải ai cũng biết.

Việc sử dụng các chế phẩm sinh học vào trong sản xuất rau sạch nói chung cũng như rau mầm nói riêng, hiện đang là 1 giải pháp tối ưu để thu hoạch được nông sản sạch đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Với các thành phần có trong chế phẩm như acid amin, các loại khoáng chất đa – trung – vi lượng, các vitamin, các loại men cùng với các chủng vi sinh vật hữu ích, Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển đồng đều, màu sắc đẹp, nâng cao năng suất và chất lượng…

Kỹ thuật sản xuất rau mầm sạch

» Bước 1: Dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 10 lít nước sạch (Ngâm hạt trong 3 sôi 2 lạnh trong thời gian 4 – 5 h) (to = 30 – 42oC).

» Bước 2: Ủ hạt trong vải ấm trong thời gian 12h

» Bước 3: chuẩn bị giá thể và khay trồng

*Giá thể chuẩn GT05 của Viện thổ nhưỡng nông hóa: Dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 8 – 10 lít nước sạch phun ẩm đều lên giá thể, sau 1 – 2 ngày mới gieo hạt

*Chuẩn bị giá thể và khay trồng:– Phủ 1 lớp giá thể trồng dày 2 – 2,5cm (hoặc 1,5 – 2cm) lên khay trồng rồi tưới ẩm giá thể.– Sau khi gieo cần dùng tay ấn nhẹ lên bề mặt giá thể để cho hạt giống tiếp xúc với giá thể.

» Bước 4: Gieo hạt

– Mật độ 20 – 30g hạt/khay xốp có kích thước là 50 x 60 cm– Tưới nước giữ ẩm: Dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 15 lít nước sạch. Sau đó tưới sương mù đều lên diện tích khay trồng (hạt nước càng nhỏ càng tốt), chú ý tưới nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm của hạt giống.

» Bước 5: Che tối

– Phủ 1 lớp nilon đen hoặc trồng các khay lên nhau trong điều kiện mát và tối (25 – 30oC) tốt nhất là 25 – 28oC. Nếu không có điều kiện thì ít nhất cũng phải che bớt được 50% ánh sáng trong 1 – 2 ngày đầu.– Tùy vào điều kiện thời tiết, tùy giống, tùy theo yêu cầu chất lượng thương phẩm ta chọn thời điểm thu hoạch, thông thường sau từ 5 – 9 ngày là có thể thu hoạch.

» Bước 6: Chăm sóc sau gieo:

Dùng 5ml chế phẩm Vườn Sinh Thái pha với 15 lít nước sạch để tưới ẩm Phun nước 2 lần/ngày vào sáng và buổi chiều tối, lượng ít hay nhiều tùy vào điều kiện thời tiết. chú ý ngừng tưới nước 1 ngày trước khi thu hoạch.

» Bước 7: Thu hoạch và đóng gói

Rau được cắt bằng dao lam hoặc kéo hoặc nhổ cả rễ sau đó đóng vào hộp nhựa có đậy kín rồi dán nhãn mác

» Bước 8: Bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch có thể bảo quản 3 – 4 ngày trong tủ lạnh ở 14oC

Cách tái chế giá thể trồng rau mầm sau thu hoạch

Cách 1: Sau mỗi lần thu hoạch, phơi khô giá thể tái sử dụng bằng cách bổ sung thêm dinh dưỡng với*Tỷ lệ cho rau ăn lá: N : P : K = 1 : 1 : 1*Rau ăn quả: N : P : K = 2 : 1: 2Hạn chế: làm cách này giá thể không tái sử dụng được nhiều lần và khả năng tích lũy dư lương NO3- là rất lớn mặt khác quá trình bảo quản rau mầm gặp nhiều khó khăn, thời gian bảo quản ngắn.

Cách 2: Sau mỗi lần thu hoạch phơi khô giá thể tái sử dụng giá thể bằng cách dùng 5ml chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái pha với 5 – 10 lít nước phun đều một lượt lên giá thể ở dạng sương mù và để 1 ngày trước khi gieo hạt giống.Với cách 2 này sẽ khắc phục được toàn bộ các nhược điểm ở cách 1 vì chế phẩm Vườn Sinh Thái có nhiều thành phần hữu cơ sinh học rất cần thiết cho cây trồng, nó được coi là chất bổ dưỡng cao cấp nhất hiện nay dùng cho sản xuất nông nghiệp.

Nuôi Tôm Bằng Chế Phẩm Sinh Học Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Trước tình hình nuôi tôm gặp nhiều rủi ro và thiệt hại, cách đây 2 năm, anh Tôn Gia Bảo (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) bắt đầu tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Theo anh Bảo, việc sử dụng chế phẩm sinh học hay các vi khuẩn có lợi là giải pháp tốt hơn nhiều so với sử dụng thuốc kháng sinh, giúp tôm không bị sốc do các tác động từ môi trường, đồng thời ức chế các vi sinh vật gây bệnh phát triển, nhờ vậy môi trường ao nuôi luôn ổn định giúp tôm sinh trưởng, phát triển khá nhanh.

Hiện tại, trang trại tôm trên 2,5 ha của anh Bảo đang sử dụng một số sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Chiến Thắng như: sản phẩm MAKU- FA-TRA có nguồn gốc hữu cơ, giúp phòng trị bệnh phân trắng và đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch cho tôm nuôi; sản phẩm MAKU EM cung cấp vi sinh và enzyme có lợi cho ao nuôi, giúp phân hủy và ngăn ngừa sự tích tụ mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân tôm và xác tảo ở nền đáy ao, giảm các hàm lượng khí độc NH3, H2S, cải thiện môi trường nước; sản phẩm MAKU – GAN chiết xuất từ nấm men giúp ngăn chặn các loại độc tố gây hại cho gan tụy của tôm.

Anh Bảo chia sẻ, áp dụng quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học, trung bình 1 ha làm được 6 ao nuôi, mỗi ao nuôi khoảng 1.600 m2, thả khoảng 40.000 con tôm giống/ao, người nuôi tôm sử dụng chế phẩm sinh học, sản phẩm vi sinh xử lý môi trường nước để ổn định một số vi khuẩn có lợi nhằm duy trì chất lượng nước trong suốt vụ nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh trộn vào thức ăn để ổn định hệ vi sinh vật trong đường ruột của tôm, giúp tôm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn cũng như nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn và phòng trị các bệnh về đường ruột ở tôm.

“Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tôm tăng sức đề kháng, nhanh lớn, cho năng suất cao. Sau 75 – 90 ngày nuôi, tôm đạt trọng lượng từ 55 – 60 con/kg bắt đầu thu hoạch, sản lượng bình quân đạt trên 5 tấn/ha. Với giá bán hiện tại 120.000 đồng/kg, mỗi héc ta cho doanh thu khoảng 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư còn lãi trên 200 triệu đồng/ha/vụ (3 tháng), có thể sản xuất từ 2 – 3 vụ/năm. Nếu như trước đây, để có chừng đó sản lượng tôm thì phải đầu tư thức ăn, thuốc, chất bổ dưỡng gấp 1,5 lần kinh phí so với dùng sản phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học, chưa kể khi tôm mắc bệnh chi phí còn cao hơn nhiều”, anh Bảo thông tin.

Thực tế cho thấy, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học đạt hiệu quả tốt, giúp người nuôi tôm giảm chi phí đầu tư, giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm tôm sạch, không kháng sinh để nâng cao sức cạnh tranh cho tôm thương phẩm trên thị trường.

Ninh Thuận hiện có trên 950 ha ao nuôi tôm; trong đó trên 90% diện tích là ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Để chuẩn bị cho vụ nuôi chính trong năm (giai đoạn tháng 4 đến tháng 6) Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo các hộ nuôi tôm xử lý, cải tạo ao nuôi thật kỹ, tiêu diệt mầm bệnh trước khi thả nuôi, chọn giống kỹ, khỏe mạnh và không mang mầm bệnh, đặc biệt đối với bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp.

Người nuôi tôm sử dụng các biện pháp sinh học thay cho hóa chất, kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn và khi thật cần thiết. Khi dùng kháng sinh cần lưu ý đúng liều dùng, đủ thời gian sử dụng để đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

chúng tôi tự hào là “người bạn đồng hành tin cậy của nhà nông”. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bà con nông dân hướng tới một nền nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng bền vững và hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp rất nhiều các dòng chế phẩm sinh học, men vi sinh chất lượng cao dùng trong nông nghiệp. Mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY !

► Tảo Có Hại Cho Ao Nuôi Tôm Và Cách Cắt Tảo Hiệu Quả Chế Bằng Chế Phẩm Sinh Học EM

► Hô Biến Mùi Hôi Nước Thải, Rác Thải Bằng Chế phẩm EM

Quy Trình Nuôi Tôm Bằng Chế Phẩm Sinh Học Đơn Giản Tại Nhà

Trong những năm gần đây, tình trạng môi trường ô nhiễm đã gây ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp nuôi tôm. Khiến cho năng suất của vụ nuôi bị hạn chế rất nhiều. Để khắc phục tình trạng này, bà con đã áp dụng quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học. Thay vì hình thức nuôi tôm truyền thống gây ra nhiều rủi ro và giảm năng suất. Chephamsinhhocbio sẽ hướng dẫn các bạn cách nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học trong bài viết này.

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được điều chế và chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có trong tự nhiên. Chúng có nguồn gốc từ thực vật như rong, rêu, tảo…. Và nguồn gốc từ động vật như giun quế, côn trùng, vi sinh vật… Vi sinh trồng thủy sản ngày càng được sử dụng nhiều vì độ an toàn cao, thân thiện với con người và môi trường. Chúng không gây ra các chất độc hại cho vật nuôi, cây trồng hay thủy sản. Thậm chí nó còn cực kỳ thân thiện với môi trường.

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học thường được phân chia làm 3 loại: 

Chế phẩm sinh học sử dụng trong chế biến thức ăn vật nuôi. Nó giúp cân bằng hệ tiêu hóa cho vật nuôi phát triển và chóng lớn.

Chế phẩm sinh học được dùng để xử lý nước thải trong môi trường. Thường dùng để điều chỉnh sinh học, tăng cường các vi sinh có lợi và ức chế các vi sinh vật có hại cho nguồn nước.

Chế phẩm sinh học trong xử lý đất: dùng để xử lý cặn bã hữu cơ như xác tảo, phân tôm,.

Chế phẩm sinh học thường được tạo ra dưới dạng bào tử hoặc ở trạng thái nghỉ ngơi của các loài khác nhau trong môi trường đặc biệt. Điều này nhằm hạn chế hoạt động hoặc ức chế sự tăng sinh của vi sinh vật có hại. Tất cả những chế phẩm sinh học có thể điều chế ở dạng lỏng hoặc dạng hạt được phủ bởi các thể vi sinh.

Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản được ứng dụng rất nhiều vì những lợi ích sau đây:

Phòng ngừa bệnh dịch

Chế phẩm sinh học nuôi tôm có khả năng bổ sung những vi khuẩn có ích cho tôm sinh trưởng. Hơn nữa, nó còn gây ức chế với các vi khuẩn gây bệnh, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hoá của tôm. Giúp chúng tiêu hoá thức ăn tốt hơn, giảm thiểu các vi khuẩn đường ruột. Như triệu chứng bị sưng ruột, ruột vàng, phân trắng…  Hơn nữa, nó còn giúp hạn chế các bệnh phát sáng, đóng rong nhớt trong ao hồ. 

Chế phẩm sinh học giúp phòng ngừa bệnh dịch

Nuôi tôm theo quy trình sinh học giúp hạn chế được việc sử dụng kháng sinh, hóa chất độc hại. Nó không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có tác dụng phòng bệnh là chính. 

Kích thích tôm sinh trưởng

Chi phí thức ăn nuôi tôm thường chiếm tới 1 nửa tổng chi phí nuôi tôm. Với mức ăn như vậy, để tăng hiệu quả sử dụng bà con đã bổ sung nhiều dòng vi khuẩn có ích vào cơ thể tôm. Giúp chúng hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Vì thế mà tiết kiệm được thức ăn nuôi tôm.

Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản còn giúp hạn chế những độc tố, ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ sức khỏe tăng cường đề kháng. Ở mọi giai đoạn nuôi tôm từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm đều nên sử dụng chế phẩm sinh học. 

Kích thích tôm sinh trưởng

Tôm sẽ có tỉ lệ sống và sức tăng trưởng cao hơn những con giống không sử dụng chế phẩm sinh học. Hơn nữa nó còn bổ sung các vi khuẩn có lợi, nhất là cho đường ruột của tôm. Các vi khuẩn này sẽ tiết ra các enzym có vai trò phân tách các đa chất thành đơn chất. Giúp tôm không bị rối loạn tiêu hoá và dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn.

Giảm ô nhiễm và chất độc trong ao

Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản không chỉ có lợi cho tôm nuôi mà nó còn giúp giảm mùi hôi của nước ao hồ. Nhờ các chất hữu cơ được phân hủy mà bùn nhớt giảm đi đáng kể. Từ giai đoạn cải tạo ao nuôi đã có thể sử dụng chế phẩm sinh học. Và có thể duy trì trong suốt quá trình nuôi. 

Chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản có tính tương thích cao, sử dụng được với nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau. Như quảng canh, thâm canh, hay hình thức siêu thâm canh,… Các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học có thể tiêu thụ hết thức ăn của vi khuẩn gây bệnh. Do đó không cho chúng có cơ hội phát triển. Đây là một lợi thế sinh học đặc biệt của chế phẩm sinh học vì nó không gây hại cho nguồn nước cũng như các sinh vật. Khác với việc thường xuyên sử dụng kháng sinh, hóa chất để tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Nuôi tôm theo quy trình sinh học

Quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học được diễn ra như thế nào?

Chuẩn bị ao nuôi tôm

Chuẩn bị ao nuôi tôm theo tiêu chuẩn

Ứng dụng vi sinh trồng thủy sản trong giai đoạn này phải thực thi nghiêm chỉnh theo các quy tắc thực hành quản lý ao nuôi tốt nhất (BMP) bao gồm: 

Thiết kế và xây dựng ao nuôi phù hợp với quy mô nuôi trồng thuỷ sản.

Thực hiện đầy đủ các bước quan trọng nhất để đạt được hiệu quả tốt nhất của chế phẩm sinh học . Đó là phơi và cày xới đáy ao, tiến hành san bằng, đầm nén đáy ao kỹ. Đồng thời nước phải được lọc kỹ trước khi đổ vào ao nuôi.

Xử lý đáy ao nuôi tôm bằng

men vi sinh xử lý đáy ao

Trước mỗi mùa vụ nuôi tôm bà con cần phải tháo cạn nước hồ. Thực hành bắt bờ đê và nạo vét bùn cho sạch. Sau đó tiến hành bón vôi theo liều lượng tùy theo độ ẩm của đất. Tiến hành phơi ao từ 7 – 10 ngày sau khi bón vôi đến khi thấy các vết chân chim. 

Trong quá trình nuôi, có thể dùng men vi sinh xử lý đáy ao để phòng nguồn nước ô nhiễm. Hòa tan men sau đó rải đều xuống ao. Hoặc ngâm với 3-4Kg mật rỉ đường sục khí từ 5-7h để hoạt hóa vi khuẩn sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng.

Xử lý nước ao nuôi bằng bột vi sinh cho bể cá

Xử lý nước ao hồ bằng dung dịch diệt khuẩn

Lấy nước từ sông vào ao lắng để nước lắng tụ vật chất hữu cơ xuống đáy. Có thể dùng PAC để quá trình lắng tụ vật chất hữu cơ tốt hơn.

Sau đó dùng lưới lọc bằng vải dày để bơm nước qua nhằm để hạn chế rác thải và ấu trùng tôm cá,…

Để môi trường nước được ổn định môi trường từ 3 – 7 ngày. Sau đó sử dụng Chlorine hoặc BKC để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn cũng như mầm bệnh gây hại trong môi trường ao.

Sau thời gian diệt khuẩn, nên kiểm tra môi trường ao nuôi thường xuyên. Kết hợp sử dụng

bột vi sinh cho bể cá

để tôm phát triển đồng đều.

Chọn giống tôm tốt

Chọn giống tôm tốt trước khi nuôi thả

Chọn nuôi những giống tôm khỏe, có kích thước từ 1,2-1,5 cm. Ứng dụng công nghệ để loại bỏ những giống tôm bị bệnh.

Thả nuôi  tôm với mật độ vừa phải, tùy theo mô hình nuôi ao bạt hoặc ao đất mà bà con thả nuôi với mật độ phù hợp.

Trước khi thả nuôi, phải đảm bảo nhiệt độ, độ mặn và pH của nước ao vì tôm giống cần phải được đo chuẩn. Khi thả tôm xuống ao nuôi phải thuần hóa trong thời gian từ 15-30 phút.

Quản lý thức ăn bằng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Để tôm nhanh tăng trưởng, bà con cho tôm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp thực hiện cách ủ vi sinh nuôi tôm.

Trong quá trình nuôi tôm, khi cho ăn bà con có thể kết hợp sử dụng xen kẽ các loại chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản. Cũng như các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên vào khẩu phần thức ăn của tôm mỗi ngày. Điều này giúp tôm tăng trưởng tốt hơn và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.

Quản lý thức ăn tôm bằng men vi sinh

Trong quá trình nuôi, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường như bệnh dịch, bà con có thể sử dụng thêm các loại chế phẩm tự nhiên. Dùng chúng trộn với thức ăn hoặc tạt trực tiếp xuống ao nuôi. Điều này nhằm ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn virus gây bệnh. Một số loại chế phẩm vi sinh có thể sử dụng như: Men vi sinh navet Biozym, Gut – Well giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Hepa Plus giúp tôm được bổ sung dinh dưỡng, tăng cường chức năng gan ruột, men ProZyme có lợi cho tiêu,…

Một số câu hỏi thường gặp khi nuôi tôm theo quy trình sinh học

Khi nuôi tôm bà con hay có một số thắc mắc sau:

Đánh vi sinh lúc nào là tốt nhất

Đánh vi sinh lúc nào là tốt nhất? Nên lựa chọn thời điểm cấy vi sinh vào sáng sớm. Nhiệt độ môi trường dao động từ 25-30 độ rất thích hợp cho vi sinh thích nghi với môi trường mới. Còn với những cơ sở đã hoạt động thì thời điểm thích hợp nhất để cấy vi sinh là vào cuối tuần. Lúc này, nước sẽ tuần hoàn trong hệ thống mà không có nước thải mới vào, đặc tính nước thải rất ổn định nên rất phù hợp cho việc cấy thêm vi sinh và cải tạo.

Nên đánh vi sinh vào sáng sớm hoặc cuối tuần

Diệt khuẩn bao lâu thì cấy vi sinh

Men vi sinh đã chứng minh được hiệu quả trong việc kiểm soát rất tốt sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh khi được đưa vào môi trường nuôi cấy. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật nuôi cấy một cách nhanh nhất. Ngoài việc có khả năng loại trừ các vi sinh vật gây hại, men vi sinh còn có tác dụng trong việc xử lý chất thải trong bể nuôi. Sau khi diệt khuẩn nguồn nước, bà con có thể tiến hành sử dụng các chế phẩm vi sinh.

Lời kết

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các thông tin sản phẩm, vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi. Hãy liên lạc qua hotline: 0963 548 881- 0929 741 658 để được nhân viên tư vấn cụ thể.

Chia sẻ:

{Chia Sẻ} Chế Phẩm Sinh Học Trong Chăn Nuôi Hiệu Quả Cao

Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được chiết xuất, điều chế từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên này bao gồm: các nguồn từ thực vật (rong, tảo, rêu…) động vật (công trùng, giun…) và các vi sinh vật.

Hiện nay chúng ta thường gặp các chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: trong trồng trọt có thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học,… Trong chăn nuôi thì có đệm lót sinh học, cám vi sinh…. Hay là sản phẩm vi sinh bổ sung các lợi khuẩn cho nguồn nước, thức ăn thủy sản….

Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn một khía cạnh mà chế phẩm sinh học đang đóng góp trong nền nông nghiệp ở bài viết này, đó là những chế phẩm sinh học có vai trò như thế nào và đang được sử dụng ra sao trong chăn nuôi.

Vai trò và cơ chế của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Chế phẩm sinh học cùng với cơ chế hoạt động của nó có đóng góp không nhỏ trong phát triển nền nông nghiệp chăn nuôi, cụ thể như:

Trong chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có chứa các vi khuẩn có lợi như bacteroides, clostridium,…là những vi khuẩn cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi, đặc biệt là cung cấp vitamin và các axit béo cho vật nuôi. Nhờ đó vật nuôi sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ nhiều dinh dưỡng, phát triển nhanh hơn.

Chế phẩm sinh học sau khi được vật nuôi hấp thụ sẽ sản xuất ra các enzyme như lipaza, amilaza,…các enzyme này là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa các thức ăn mà vật nuôi ăn thành dinh dưỡng để phát triển. Đồng thời các chế phẩm sinh học còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phát triển như axit amin, axit béo và vitamin….

Ngoài ra, một số vi sinh, vi khuẩn còn tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu hóa thức ăn của động vật, từ đó giúp hệ tiêu hóa của vật nuôi hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Hấp thụ được tối đa nguồn dinh dưỡng từ thức ăn, giúp vật nuôi lớn nhanh, khỏe mạnh và giảm nhiễm bệnh.

Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh hoạt phát huy tác dụng dựa trên cơ chế tác động chính đó là:

Các chế phẩm sinh học sau khi vào cơ thể vật nuôi sẽ kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi, sản sinh đề kháng để có thể ngăn ngừa và chống lại bệnh trên vật nuôi. Tùy theo chế phẩm sử dụng, môi trường hay cách sử dụng khác nhau mà các chế phẩm sẽ kích thích vật nuôi sản sinh các miễn dịch khác nhau.

Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi có chứa các vi khuẩn vi sinh có lợi, chúng có khả năng chống lại và loại bỏ các vi khuẩn, các mầm bệnh gây hại thông qua việc bám dính, xâm lấn bề mặt hệ tiêu hóa của vật nuôi. Tạo ra cơ chế bảo vệ qua việc cạnh tranh thức ăn và điểm bám trong hệ tiêu hóa chống lại các mầm bệnh.

Chế phẩm sinh học đã được chúng minh là có thể sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại một số mầm bệnh thông thường có trên vật nuôi.

Ngoài ra, một số chế phẩm nhất định có khả năng làm tăng lượng bạch cầu và bạch huyết trong máu vật nuôi, kích hoạt hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và sinh trưởng của vật nuôi.

Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

Trong chăn nuôi gia cầm, chế phẩm sinh học được sử dụng để hỗ trợ trong xử lý chuồng trại, làm thức ăn cho gia cầm đặc biệt là với mô hình nuôi gà.

Già cầm có lớn và khỏe mạnh không bị nhiễm bệnh có đóng góp vai trò không nhỏ của chuồng nuôi. Chuồng nuôi sạch sẽ, thông thoáng sẽ giúp cho dịch bệnh không có cơ hội phát sinh, dàn gia cầm sinh trưởng khỏe mạnh không bị gián đoạn.

Xử lý chuồng nuôi khỏi mùi và các mầm mống gây bệnh. Trong chăn nuôi gia cầm nói chung và nuôi gà nói riêng, người chăn nuôi có phương pháp truyền thống được sử dụng từ rất lâu để xử lý chuồng trước khi nuôi là khử khuẩn và mầm bệnh bằng vôi bột. Cách làm này vẫn đem lại một hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để. Nhưng khi áp dụng cùng chế phẩm sinh học để xử lý vấn đề này đã mang lại hiệu quả cao hơn, thậm chị mùi hôi của chuồng trại cũng được giải quyết một cách triệt để nhất.

Chất thải của gà thường có mùi hôi và khó xử lý do được cung cấp các nguồn thức ăn và dinh dưỡng khác nhau theo mục đích của nhà chăn nuôi. Nếu không xử lý kịp thời nguồn chất thải phân gà này kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến vệ sinh chuồng trại đã chuẩn bị trước đó và gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi.

Để xử lý vấn đề trên phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học trong chuồng nuôi gà đã mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi. Chế phẩm EMZEO chăn nuôi đang là chế phẩm được sử dụng rộng rãi để làm đệm lót chuồng nuôi. Đệm lót sinh học này dễ thực hiện, có thể áp dụng với nhiều dạng chuồng nuôi khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được công năng.

Làm đệm lót sinh học có thể được thực hiện qua 3 bước đơn giản và dễ thực hiện sau:

Bước 1: Trải một lượt vỏ trấu hoặc mùn, thường là mùn gỗ cưa dày khoảng 8 đến 12cm ở đáy chuồng nuôi luôn hoặc có thể xử lý lớp lót này ở khu riêng, sau khi đạt yêu cầu sẽ sử dụng ở chuồng nuôi.

Bước 2: Tưới đều chế phẩm sinh học lên bề mặt của lớp mùn lót chuồng, sau đó xoa nhè đều bề mặt lớp mùn lót.

Bước 3: Sử dụng vải bạt hoặc nilon phủ kín lên lớp mùn để ủ. Việc ủ kín này sẽ kéo dài từ 4 đến 6 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nhiệt độ môi trường càng cao, quá trình ủ sẽ diễn ra nhanh hơn rút ngắn thời gian, và ngược lại, nhiệt độ môi trường thấp thời gian ủ sẽ lâu hơn. Lớp ủ nóng lên là có thể đem ra sử dụng cho chuồng nuôi.

Công dụng Lớp đệm lót sinh học này giúp cho chuồng nuôi được:

– Chất thải của gia cầm được phân hủy. Chất thải sẽ được phân hủy bởi các vi sinh vật có trong lớp đệm lót, chúng sẽ tiết enzyme để lên men và oxy hóa các chất thải và hợp chất hữu cơ.

– Giúp khủ mùi môi trường nuôi. Do quá trình lên men chất thải của vi sinh vật thối rữa gây ra, nhưng khi sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi các vi sinh vật này sẽ bị ức chế và tiêu diệt làm hạn chế và khử mùi hôi thối của chuồng nuôi.

– Bảo vệ đàn gia cầm khỏi một số bênh. Các vi sinh vật có trong lớp lót giúp ức chế các vi sinh vật có hại, tiêu diệt một số mầm bệnh gây hại, tránh làm đàn gia cầm mắc các bệnh từ những mầm bệnh đó.

Ngoài việc có thể xử lý tốt môi trường nuôi chế phẩm sinh học trong chăn nuôi còn góp phần tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho đàn gia cầm. Thức ăn gia cầm sẽ được ủ lên men cùng với chế phẩm sinh học. Loại hỗn hợp thức ăn này sẽ giúp đàn gà của bạn hấp thụ tốt, nhanh tăng trọng, giảm khối lượng thức ăn hơn đồng thời hỗ trợ đường ruột của gà khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, nguy cơ nhiễm bệnh cùng với đó giảm rõ rệt.

Có thể thấy chế phẩm sinh học đóng góp vai trò không nhỏ trong việc chăn nuôi gia cầm. Trong chăn nuôi gia súc, nó cũng hỗ trợ hiệu quả cho bà con nông dân. Tương tự như đối với gia cầm, chế phẩm sinh học cũng thường được áp dụng trong xử lý chuồng trại và dùng trong thức ăn của đàn gia súc. Song mỗi bên có sự khác nhau để phù hợp với từng đàn vật nuôi.

Trong những năm gần đây, sản phẩm thịt gia súc đặc biệt là thịt lợn đang tồn dư các hóa chất trong thịt do làm dụng các chất tạo nạc, thuốc tăng trọng và thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Gây ảnh hưởng đến người sử dụng, người dân dần quay lưng với thịt lợn gây ra những tổn thất không nhỏ cho người chăn nuôi.

Việc lấy lại lòng tin từ người tiêu dùng là việc hết sức quan trọng và sử dụng các chế phẩm sinh học đang được sử dụng một cách thay thế hiệu quả cho người chăn nuôi. Chế phẩm sinh học trong chăn nuôi được áp dụng trong xử lý chuồng nuôi, xử lý chất thải và kết hợp với thức ăn chăn nuôi.

Chế phẩm sinh học cùng với các chất diệt khuẩn được phun rửa chuồng trại trước khi nuôi để đảm bảo diệt hết các vi khuẩn và mầm mống gây bệnh cho đàn gia súc. Thời gian chuồng nuôi được làm sạch phải đáp ứng đủ thời gian trước khi con giống được đưa vào nuôi thương phẩm hay với mục đích khác.

Chất thải của gia súc cần được thường xuyên dọn rửa, việc dọn vệ sinh này cần phải được diễn ra hàng ngày không để dồn sang ngày hôm sau. Chất thải được gom sẽ được chứa trong hầm biogas hoặc hầm chứa riêng biệt và được bổ xung các chế phẩm sinh học giúp chất thải được phân hủy và hạn chế mùi hôi, thối.

Có hai cách để sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vào nguồn thức ăn của gia súc đó là trộn trực tiếp vào nguồn thức ăn nhất là với các loại thức ăn mang tính chất kháng sinh, tăng sức đề kháng cho gia súc để thay thế có thuốc kháng sinh. Cách thứ hai là ủ lên men thức ăn cùng với chế phẩm sinh học để tăng hàm lượng dinh dưỡng có trong nguồn thức ăn ban đầu. Thức ăn được ủ lên men với chế phẩm sinh học cũng dễ dàng được tiêu hóa hơn, gia súc sẽ tăng khối lượng nhanh hơn.

Có thể thấy chế phẩm sinh học trong chăn nuôi đóng góp vai trò không nhỏ giúp nhà nông nâng cao hiệu quả chăn nuôi, an toàn với người nuôi lẫn người sử dụng thực phẩm từ các sản phẩm chăn nuôi. Và không chỉ trong chăn nuôi gia súc hay gia cầm, trong việc nuôi các loài khác cũng có thể áp dụng một các dễ dàng như nuôi trồng thủy hải sản, nuôi các động vật đặc biệt như thỏ, ba ba, ếch,….

Tìm hiểu thêm: Khám phá ngay cách diệt ốc sên hiệu quả được nhiều người áp dụng

About Đức Bình

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Đơn Giản Và Hiệu Quả Cao Bằng Chế Phẩm Sinh Học trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!