Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Đơn Giản Tại Nhà # Top 14 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Đơn Giản Tại Nhà # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Đơn Giản Tại Nhà mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rau mầm cải ngọt – một loại rau mầm chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

– Để giúp cho ban đọc hiểu hơn về rau mầm sau đây qua bài viết sẽ cung cấp các thông tin về rau mầm và kỹ thuật trồng rau mầm đơn giản tại nhà như sau:

1. Rau mầm được hiểu như thế nào?

– Rau mầm là những cây con non mới mọc mầm sống, cây đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển không cần đất. Quá trình nảy mầm của hạt giống đều có lượng chất dinh dưỡng để nuôi cây trong giai đoạn đầu và trước thời kỳ cây ra 2 lá thật.

– Rau mầm chứa nhiều nước, mềm và có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm rau. Do rau mầm phát triển giai đoạn đầu của cây không cần cung cấp dinh dưỡng nên rau mầm đảm bảo an toàn, và đây là ưu tiên số 1 để người tiêu dùng lựa chọn rau sạch phục vụ bữa ăn hằng ngày.

2. Kỹ thuật trồng rau mầm đơn giản như thế nào?

Muốn trồng được rau mầm tốt, ngon thì trước khi tiến hành trồng cần chuẩn bị một số công cụ, dụng cụ như sau: chọn hạt giống, khay trồng, giá thể trồng, kéo cắt…Tiếp theo tiến hành theo quy trình sau:

Rau mầm đậu xanh

2.1 Kỹ thuật chọn hạt giống rau

– Những lại hạt giống rau đang được sử dụng phổ biến hiện nay để trồng rau mầm như: cải củ trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, rau dền, đậu xanh…

Hạt giống rau mầm của đơn vị sản xuất Rạng Đông

2.2 Giá thể trồng rau mầm

– Sử dụng giá thể chuyên dụng trồng rau mầm đang được cung ứng trên thị trường, do các giá thể đó đã được xử lý sạch bệnh, thành phần nhẹ, giàu dinh dưỡng phù hợp nhất đối với trồng rau mầm.

– Nếu không sử dụng giá thể chuyên dụng có thể thay thế bằng xơ dừa. Vì xơ dừa  có chứa nhiều dinh dưỡng, sạch bệnh và nhẹ dễ dàng vận chuyển.

2.3 Khay – dụng cụ trồng rau mầm

Khay và kệ đặt rau mầm

– Có thể tận dụng bất cứ vật liệu nào để làm khay đựng giá thể trồng rau, tùy vào điều kiện cụ thể để lựa chọn. Trồng rau mầm không kén dụng cụ, kích thước…

– Các dụng cụ lựa chọn trồng rau mầm đảm bảo phù hợp với bố trí không gian của gia đình. Có thể chọn lựa các loại kệ sắt, kệ gỗ để đặt khay lên và lót thêm bên dưới một lớp giấy, khăn mỏng để sau khi thu hoạch xong thì bạn có thể lấy dễ dàng để thay giá thể mới mà không bị dính vào khay.

2.4 Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống rau mầm

– Tùy theo nhu cầu, mục đích của mỗi người để có thể sử dụng số lượng hạt giống nhiều hay ít theo từng diện tích trồng trên khay.

– Sau khi lựa chọn được hạt giống tiến hành xử lý hạt giống với nước ấm 54oC, trong thời gian từ 2 – 4 giờ tùy theo từng loại giống rau khác nhau.

Loạt hạt giống rau

Thời gian ngâm hạt giống

(giờ)

Thời gian ủ hạt giống

(giờ)

Các loại giống cả: xà lách, cải xanh, rau dền…

3 – 5

8 – 12

Mồng tơi, rau muống

3 – 5

12 – 36

Kinh giới, tía tô

3 – 8

12 – 14

Cần, hành, hẹ, mùi tàu

8 – 12

12 – 24

Mướp, bầu, bí, cà tím, cà chua, dưa leo

5 – 8

12 – 14

Đậu bắp

8 – 12

12 – 14

Đậu rồng, mướp đắng

12 – 14

24 – 48

Trong quá trình ngâm hạt giống cần loại bỏ các hạt lép, hạt sâu bệnh. Sau nghi ngâm xong vớt hạt để ráo mới tiến hành gieo hạt.

2.5 Kỹ thuật chuẩn bị khay, giá thể trước khi gieo hạt

Trong quá trình chơ hạt rau mầm ráo nước thì cần chuẩn bị khay và cho giá thể trồng vào với độ dày giá thể trong khay từ 2 – 3 cm và làm cho bề mặt bằng phẳng. Trước khi gieo tiến hành phun nước cho ướt giá thể và tiếp tục trải giấy ăn (giấy thấm) lên trên mặt giá thể và tiến hành tưới ướt lần 2.

2.6 Kỹ thuật gieo hạt rau mầm

Hạt giống được rau mầm được chuẩn bị trước khi gieo

Hạt giống sau khi ủ đã ráo nước, giá thể đã đưa vào khay phun ẩm thì tiến hành gieo hạt. Dùng tay gieo đều hạt giống lên khay với mật độ tùy theo kích vơ hạt giống với lượng trung bình từ 10 gram/ 40 cm2 bề mặt giá thể trên khay.

– Sau khi gieo xong tiến hành tưới phun nhẹ một lần nữa bằng nước sạch. Dùng dụng cụ (bìa cứng) đậy mặt khay trong 2 ngày.

2.7 Kỹ thuật chăm sóc rau mầm sau khi gieo

– Sau khi gieo hạt giống từ 2 – 3 ngày, hạt giống bắt đầu nảy mầm. Dần di chuyển các khay rau mầm ra vị trí có ánh sáng tán xạ để rau mầm phát triển hình thành lá xanh. Chú ý không để ánh sáng chiểu trực tiếp để hạn chế mất nước cây bị chết hoặc không để nước mưa đọng gây úng rau.

– Cần thường xuyên quan sát độ ẩm của giá thể, cần đảm bảo độ ẩm giá thể đạt 70 – 80 %, nếu thiếu cần dùng vòi phun sương cung cấp độ ẩm ngay, tránh tưới nhiều gây úng rau.

3. Kỹ thuật thu hoạch rau mầm

Thu hoạch rau mầm

– Thời gian trồng rau mầm từ khi gieo đến khi thu hoạch từ 6 – 8 ngày. Dùng két sắc cắt sát gốc rau mầm hoặc có thể nhổ lên rồi dùng két cắt bỏ phần rễ và tửa lại bằng nước sạch là có thể sử dụng được ngay.

– Có thể bảo quản rau mầm sau khi thu hoạch trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 ngày.

4. Một số lưu ý khi trồng rau mầm

– Trồng rau mầm cần chọn nơi để khay rau mầm là nơi thoáng mát có nhiều ánh sáng nhưng không trồng ở nơi có ánh nắng, nước mưa trực tiếp, gió lùa.

Hộ kinh doanh rau mầm quy mô lớn

– Sau khi gieo hạt 1 – 2 ngày tháo dụng cụ che khay, tưới phun sương nhẹ vừa đủ ướt mặt khay.

– Trước khi thu hoạch 1 ngày giảm tưới hoặc ngừng tưới nước tùy vào độ ẩm của giá thể để giảm hàm lượng nước trong rau, giúp cho vận chuyển dễ dàng và tăng thời gian bảo quản sau thu hoạch

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

Cách Trồng Rau Mầm Tại Nhà Đơn Giản

1, Cách trồng rau mầm bằng giấy ăn

Hạt giống : Nên chọn hạt giống chuyên để trồng rau mầm có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không mua các loại hạt giống rau thông thường hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì những loại hạt giống này thường chứa chất bảo quản.

Lần đầu trồng bạn nên chọn loại hạt giống to như các loại sau: củ cái trắng, đỗ hà lan, hạt hướng dương, đậu đỏ…vì những loại hạt to, cây sẽ cứng cáp hơn. Sau khi trồng thành thạo có thể trồng hạt giống loại nhỏ như cải ngọt, lơ xanh… vì loại này cây lên hơi yếu, dễ nghiêng ngả.

Giấy ăn: Chỉ cần lấy loại giấy ăn thường dùng.

Khay: Bạn có thể tận dụng khay nhựa, i-nox, xong, nồi.

Bước 2: Thực hiện

Hạt giống được ngâm theo tỉ lệ 2 sôi-3 lạnh. Nếu không cầu kỳ thì bạn sờ thấy nước ấm ấm là được rồi. Loại bỏ những hạt lép, nhỏ, sâu, nó sẽ không nảy mầm hoặc nếu có nảy mầm thì không lớn nhanh hoặc giữa chừng thì bị chết. Sau khi ngâm, rửa hạt giống qua nước.

Tùy vào hạt giống to, nhỏ mà thời gian ngâm khác nhau. Hạt củ cải trắng, đỏ, bạn ngâm 5-6 tiếng. Hạt rau muống, hướng dương để 10-12 tiếng.

Rải giấy ăn vào khay và tưới đẫm nước. Rau đó gieo hạt lên trên và tưới nước đẫm hạt.

Bước 3: Tưới nước hàng ngày

Để khay rau trong bóng tối tránh ánh sáng từ 1 ngày đến 3 ngày tùy theo từng loại rau. Đừng lo rau bị vàng khi nào cho ra ánh sáng là xanh ngay.

Bước 4: Thu hoạch

Sau khi cho ra ánh sáng, rau sẽ xanh. Sau 7 ngày là bạn thu hoạch được rồi. Bạn yên tâm vì tay không hề dính đất và khi rửa cũng rất nhanh. Bạn dùng kéo cắt bỏ gốc (giấy ăn).

2. Một số món ăn chế biến từ rau mầm

– Salad ra mầm hướng dương: Rau mầm Hướng Dương: 100-150, có thể thêm vào 50-100g các loại rau mầm khác như Đậu cô Ve hay đậu Hà Lan, dầu olive (hay dầu hướng dương): 100m, tỏi băm nhuyễn: 5-10g, hành tím băm: 5-10g, dấm trắng (hay nước quả tắc): 30ml, để cho có đủ sắc, ta cũng có thể thêm vào một ít ớt chuông đỏ cắt nhỏ và cà rốt thái mỏngm gia vị: một ít Hạt tiêu trắng, muối, mù tạt vàng: 3g, tương ớt: 5g, hạt điều: 20g.

Cách làm: Cho dấm, tỏi, hành vào một cái tô. Cho ít dầu ăn vào hỗn hợp từ từ (khoản 2 muỗng cà phê). Dùng phối đánh trứng trộn đều đến khi hỗn hợp sánh và sền sệt lại.

– Bánh mì kẹp thịt gà: một chiếc bánh mì, 1 lườn gà đã làm chín (luộc, hấp, xào) thái lát mỏng, 1/4 cup (khoảng 50gr) mayonnaise (hoặc sốt bạn yêu thích), 1 cọng cần tây, 1 cọng hành lá: thái nhỏ, 30gr rau mầm đậu Hòa Lan, cắt đôi hoặc ba, muối và tiêu.

Cho gà, mayonaise, cần tây, hành, rau mầm đậu Hoà Lan vào bát trộn đều cho đến khi quện vào nhau. Cho một chút muối và tiêu vào trộn tiếp. Nhồi vào bánh mì và nướng cho giòn.

Nguồn: sưu tầm

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Thủy Canh Đơn Giản Ngay Tại Nhà

Kỹ thuật trồng rau mầm thủy canh đơn giản và rất dễ thực hiện so với trồng rau mầm theo cách truyền thống. Bên cạnh đó, trồng rau mầm thủy canh còn nhanh chóng đem đến những vụ rau tươi ngon và năng suất cao nhất.

Kỹ thuật trồng rau mầm thủy canh áp dụng tốt cho loại rau nào?

Rau mầm thủy canh không những cho năng suất cao và cách trồng và chăm sóc cũng rất dễ dàng. Đặc biệt, phương pháp trồng rau mầm thủy canh giúp một số loại rau có hương vị thực sự thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với cách trồng rau mầm truyền thống.

Những loại rau sinh trưởng tốt nhất trong môi trường thủy canh như rau mầm đậu xanh, rau mầm xà lách, rau mầm đậu nành, rau mầm cải,…

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm thủy canh đơn giản, dễ thực hiện tại nhà

Chuẩn bị:

Để trồng rau mầm thủy canh thành công, sớm thu hoạch những rổ rau mầm xanh – sạch – tươi ngon cho bữa cơm gia đình. Bạn cần chuẩn bị những thứ như sau:

– Hạt giống rau.

– Dung dịch dinh dưỡng thủy canh.

– Về dụng cụ trồng rau mầm cần có rổ hoặc khay, chậu nhựa, thùng xốp,…

Hạt giống thủy canh và dung dịch dinh dưỡng thủy canh là 2 yếu tố vô cùng quan trọng đối với kỹ thuật trồng rau mầm thủy canh, do đó, bạn cần chọn lựa chủng loại hạt giống tốt, chất lượng cao, thuần chủng để tỷ lệ nảy mầm cao.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Pha chế dung dịch thủy canh

Để pha chế dung dịch dinh dưỡng thủy canh phù hợp với rau mầm, bạn nên tham khảo tư vấn của kỹ thuật viên bán hàng và nhớ đọc kỹ hướng dẫn pha chế để pha đúng liều lượng, đảm bảo các tiêu chí về nồng độ ppm, độ pH, chỉ số EC,… Đồng thời nước dùng để pha chế cũng đòi hỏi phải là nước sạch, không chứa bất cứ muối không tan nào.

Tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách kiểm soát nồng độ EC, TDS, PH trong dung dịch dinh dưỡng trồng cây thủy canh để nắm rõ hơn.

Bước 2: Ngâm hạt giống

Trước khi gieo hạt, cần ngâm hạt giống từ 4 – 8 tiếng trong nước ấm để thúc đẩy quá trình nảy mầm diễn ra nhanh hơn. Công thức nước ấm cần pha tốt nhất là: 2 ca nước sôi : 3 ca nước lạnh.

Bước 3: Gieo hạt

Cho dung dịch thủy canh đã pha chế vào thau nhựa hoặc thùng xốp đã làm sạch, sau đó bỏ hạt giống đã đươc ngâm đủ thời gian vào dung dịch. Lưu ý, đảm bảo lượng dung dịch chỉ ngập 1/2 hạt giống.

Sau đó, bạn dùng bình xịt tưới hoa vòi nhỏ để phun sương lên bề mặt của hạt, giúp giữ độ ẩm tốt hơn cho phần hạt không ngập trong nước.

Mách Bạn Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Tại Nhà Đơn Giản Vẫn Đạt Chất Lượng

Kỹ thuật trồng rau mầm tại nhà

Để có thể hoàn thành kỹ thuật trồng rau mầm tại nhà, đầu tiên người trồng cần chuẩn bị được đầy đủ hạt giống, dụng cụ và giá thể trồng rau mầm. Quy trình thực hiện như sau:

Hạt giống trên thị trường hiện nay có rất nhiều từ hạt giống rau hữu cơ, hạt giống cây gia vị đến hạt giống thảo dược. Nhưng để đảm bảo chất lượng bạn nên chọn mua loại hạt giống chuyên trồng lấy rau mầm tại cửa hàng uy tín. Lý do là đáp ứng thị hiếu của khách hàng quá đông, không ít các loại hạt giống kém chất lượng trôi nổi ngoài thị trường không có nguồn gốc thường chứa chất bảo quản.

Một số loại hạt giống trồng rau mầm bạn có thể chọn như: hạt cải xanh, , cải bẹ trắng,, đậu lăng, hướng dương,… Mỗi loại đều có mùi vị khác nhau đáp ứng sở thích mỗi gia đình.

Bước 2: Chuẩn bị giá thể trồng rau mầm

Theo kỹ thuật trồng rau sạch, người ta thường không dùng đất để trồng rau mầm mà thay thế bằng giá thể.

Giá thể trồng rau mầm chủ yếu dùng vụn , mùn cưa, hay tro trấu đã qua xử lý, phổ biến nhất vẫn là xơ dừa vì loại giá thể này giàu dinh dưỡng.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ trồng

Về dụng cụ để trồng rau mầm có thể mua các khay nhựa có kích cỡ rộng x dài là 40 x 50cm, chiều sâu khoảng 7 – 10cm. Mỗi khay kích thước như thế cần đến 2 kg giá thể và 50 – 80g hạt giống rau mầm đã qua xử lý.

Một số gia đình trồng rau mầm bằng có thể trồng trong thùng xốp có kích thước lớn hơn.

Ngoài ra còn cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ khác như :

Giấy mềm để lót trên bề mặt giá thể trước khi gieo hạt

Bìa cứng để đậy lên khay những ngày đầu mới gieo hạt

có thể tưới phun sương cục bộ cho rau mầm

Sau khi các nguyên liệu và dụng cụ đã được chuẩn bị sẵn, chúng ta bắt tay tiến hành trồng rau mầm bằng hạt giống. Cụ thể các bước:

Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng

Rửa sạch hạt giống rau mầm đã mua về

Ngâm trong nước ấm theo tỷ lệ 2 nước sôi : 3 nước lạnh, khoảng từ 2 đến 12 tiếng đồng hồ, loại bỏ đi các hạt lép, hạt sâu. Thường loại hạt có vỏ cứng cần ngâm lâu, vỏ mỏng ngâm nhanh

Sau thời gian ngâm, vớt hạt ra để vào khăn ẩm, ủ hạt từ 1,5 ngày cho đến 2 ngày

Mua giá thể đã xử lý tại các tiệm bán phụ liệu trồng trọt gần nhà, nên mua bụi xơ dừa

Cho giá thể vào khay cho bằng phẳng, độ dày từ 2 – 3cm

Phun nước ướt giá thể, cho giấy mềm đã chuẩn bị lót lên bề mặt rồi tiếp tục phun nước thêm lần nữa

( Phân biệt đất tự nhiên với giá thể trộn sẵn trồng rau)

Gieo hạt giống rau mầm lên bề mặt giá thể

Mỗi khay gieo giá thể có kích thước lần lượt dài x rộng x cao là 50 x 40 x 7 cm gieo từ 50 – 80g hạt giống, mật độ và khoảng cách tùy vào từng loại hạt giống rau mầm

Tưới phun nhẹ nước lên bề mặt giá thể vừa gieo hạt

Dùng tấm bìa cứng đậy lên phía trên khoảng 1 – 2 ngày

Chồng các khay đã gieo hạt giống lên nhau và xếp lên kệ

Rau mầm thu hoạch được sau khoảng 5 – 7 ngày gieo trồng. Do đó các bước chăm sóc sẽ hướng dẫn chi tiết theo từng ngày:

Ngày thứ 1 + 2: 2 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt giổng rau mầm bạn dùng bìa cứng đậy kín để trong tối nhằm đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ủ hạt nhanh nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm cao. Vẫn duy trì phun sương tưới nước để giữ ẩm ngày 2 – 3 lần

Ngày thứ 3: khi hạt đã nảy mầm đều, bỏ bìa cứng ra và mang khay ra ngoài ánh sáng mặt trời. Tưới nước bằng cách cho lượng nước vừa đủ vào 4 góc khay rồi nghiêng qua nghiêng lại cho nước giàn đều

Ngày thứ 4 + 5: Tiếp tục cung cấp nước theo cách tưới ngày thứ 3 nhưng giảm lại còn 2 lần mỗi ngày

Ngày thứ 6 + 7: Tiến hành thu hoạch rau mầm bằng cách dùng dao cắt sát gốc hoặc nhổ hết lên rồi loại bỏ rễ. Thời gian bảo quản có thể từ 3 – 5 ngày trong ngăn mát tủ lạnh

Lưu ý: dùng nguồn nước sạch để tưới rau mầm

Như vậy kỹ thuật trồng rau mầm tại nhà không quá phức tạp, ai cũng có thể bắt tay làm thành công để tự cung cấp rau sạch, an toàn chất lượng cho cả gia đình. Bạn đã sẵn sàng chưa?

Hướng dẫn bố trí hệ thống tưới phun mưa cho rau theo hình chữ nhật, hình tam giác

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Rau Mầm Đơn Giản Tại Nhà trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!