Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Chân Vịt Cho Năng Suất Cao Quanh Năm # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Rau Chân Vịt Cho Năng Suất Cao Quanh Năm # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Rau Chân Vịt Cho Năng Suất Cao Quanh Năm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thông tin tác giả

Rau chân vịt được sử dụng rộng rãi là một loại rau tốt cho sức khỏe. Công dụng của rau chân vịt là giúp da và tóc khỏe mạnh. điều trị bệnh rối loạn đông máu, thoái hóa điểm vàng, giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển,… Ngoài ra, rau chân vịt còn có dạng bào chế là thực phẩm bổ sung. Một loại thực phẩm tốt như vậy, chắc hẳn bạn sẽ có mong muốn tự tay sản xuất tại gia đình. Do vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một vài Kỹ thuật trồng rau chân vịt để bạn có một trình tự và phương pháp chăm sóc đúng và hiệu quả nhất.

Điều kiện

Cải bó xôi là loài rau ở xứ lạnh, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 18-20 độ C và sinh trưởng chậm khi nhiệt độ dưới 10 độ C, tuy nhiên rau bina vẫn có thể chịu nhiệt độ thấp âm (-10) độ C.

Cải bó xôi thích ánh sáng nhẹ, có khả năng chịu bóng râm nên rất dễ trồng và lớn nhanh.

Từ đó,ta có kỹ thuật trồng rau chân vịt theo thời vụ như sau: Thời vụ sớm có thể gieo từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Chính vụ gieo trung tuần tháng 10 đến trung tuần tháng 11. Vụ đông xuân muộn gieo tháng 12 đến đầu tháng 1. Vụ xuân gieo trung tuần tháng 1 đến đầu tháng 2.

Gieo trồng

Đất trồng rau bina phải tơi xốp, đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế. Bạn hãy trộn hỗn hợp đất phù sa và phân giun  theo tỷ lệ 50% phân giun (hoặc 50% đất Tribat) với 50% đất phù sa.

Trước khi gieo ngâm hạt rau chân vịt vào nước nóng  (2 sôi, 3 lạnh) trong 3 – 4 giờ. Sau đó vớt ra, rửa bằng nước sạch. Khi hạt róc nước thì đem gieo. Làm theo kỹ thuật trồng rau chân vịt này thì hạt sẽ mọc nhanh, mọc đều và cây khỏe.

Trồng rau chân vịt có 2 cách: trồng cây con hoặc gieo hạt. Đối với phương pháp trồng cây con: Trồng cây cách cây 15cm, hàng cách hàng 10-12cm. còn khi gieo hạt: ngâm hạt 3-4 giờ trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, sau đó vớt ra, rửa bằng nước sạch, khi hạt róc nước thì đem gieo, hạt giống được gieo hạt cách hạt 7cm, hàng cách hàng 10-12cm. Sau khi gieo hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 2cm.

Bón phân

Bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 7-10-ngày. Hòa ure tưới cho cây nên tưới vào buổi chiều mát. 10g ure/ 10 lít nước, sáng hôm sau bà con tưới rửa lá tránh tình trạng cháy lá.

Bón thúc lần 2 sau khi cấy 3 ngày. Ure + DAP + nước bánh dầu

Bón thúc lần 3 sau khi cấy 10 ngày. Ure + DAP + nước bánh dầu

Sử dụng phân bón lá 7-10 ngày phun một lần, một số loại phân có thể tham khảo sau đây: * Phân hữu cơ rong biển canada 95%. * HVP 401N chuyên dùng rau củ.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu hại

Kỹ thuật trồng rau chân vịt bằng phương pháp thủ công khi gặp sâu hại là vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng.

Với ruồi hại lá, dùng bẫy dính màu vàng để diệt ruồi trưởng thành, sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Abamectin  (Azimex 20 EC, 40EC; Catcher 2 EC), Abamectin+Petroleum oil (Sword 40 EC), Azadirachtin (Neem Nim Xoan Xanh green 0.15 EC), Emamectin benzoate (Etimex 2.6 EC

Với sâu xám, dùng thuốc Permethrin (Pounce 1.5GR) để phòng trừ.

Bệnh sương mai

Bệnh đốm lá

Vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn sư cây bệnh. Lên luống cao trong mùa mưa, trồng cây với mật độ thích hợp.

Biện pháp hóa học: Sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất: Tricoderma, Ningnanmycin, Chitosan,…

Thu hoạch

Thời gian cho thu hoạch từ 33-38 ngày

Trước khi thu hoạch 2 ngày tưới rửa bớt đất, cát bám trên cây và phun nước vôi 1% (vôi hòa tan trong nước, để lắng lấy nước trong) trên cây để trung hòa dư lượng nông dược còn lại và diệt bớt một số vi khuẩn. Một ngày trước khi thu hoạch tưới rửa lại bằng nước sạch.

Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Cho Hoa Đẹp Năng Suất Cao Quanh Năm

Đối với trồng hoa cúc tại ruộng hay trồng làm cảnh tại nhà thì bạn nên lựa chọn đất trồng phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của từng loại cây để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất từ đó cho năng suất và chất lượng cao, hạn chế sâu bệnh.

Cây Hoa cúc có bộ rễ chùm ăn nông nên phù hợp với đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù xa, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, độ ph từ 6 – 6,5. Nếu khu vực đất trồng cúc trũng, thường xuyên úng nước, đất chua, thì khiến bộ rễ của kim cúc kém phát triển, ảnh hưởng tới dinh dưỡng và phát triển của cây.

Sau khi lựa chọn được đất trồng thích hợp nhất cho cây hoa cúc phát triển thì ta tiến hành làm đất, cuốc đất, phơi ải 1 tuần sau đó lên luống cao từ 20 – 30 cm, bón phân đều khắp bề mặt luống rồi dùng cuốc trộn đều.

Khu vực chọn đất trồng nên có đầy đủ ánh sáng, làm đất kỹ, có thể luân canh các loại cây trồng khác để hạn chế sự phát triển của mầm mống sâu bệnh.

2. Chọn giống hoa cúc dễ trồng cho hoa đẹp

Hoa cúc hiện nay được bán trên thị trường với vô vàn giống, màu sắc khác nhau, ước tính khoảng 1500 giống hoa cúc tuy nhiên không phải giống hoa nào cũng phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại nước ta để cho hoa đẹp, chất lượng cao.

Một số giống hoa cúc được trồng nhiều tại Việt Nam như:

Cúc kim cương – hoa to, màu vàng, cành thân mập mạp, là loài hoa cúc được rất nhiều người chơi hoa ưa thích.

Cúc mâm sôi: hay còn gọi là cúc gấm, thân lùn, dạng bụi, cây nhỏ nhưng nhiều hoa, chịu hạn giỏi, nên thường được trồng làm cảnh, cắt tỉa giống hình mân xôi rất đẹp mắt.

Cúc họa mi: Loài hoa cúc hẳn rất quen thuộc với người dân phía Bắc, với những cánh hoa trắng muốt, nhị xanh nhị vàng lại đua nhau khỏe sắc trên những gánh hoa được đưa đi khắp các ngõ nhỏ mỗi dịp thu về đông sang, Cũng là dịp các cô gái trẻ lại nô nức đi chụp ảnh lưu lại những khoảng khác trong veo bên cúc hoa mi.

Cúc vàng, kim cúc hay còn gọi là hoàng cúc, cúc tiến vua: Loại hoa này thường được trồng làm thảo dược, kim cúc có cây nhỏ, dạng bụi, nhưng nhiều hoa. Hoa của kim cúc thường được sử dụng sấy khô làm trà hoa cúc, hay ướp trà rất được ưa chuộng tại nước ta.

Ngoài ra còn rất nhiều giống hoa cúc được trồng phổ biến tại nước ta như cúc móng rồng, cúc bông nhỏ, cúc hoa đỏ, cúc vạn thọ….

Thời điểm trồng hoa cúc cho hoa quanh năm

Mùa chính của hoa cúc là vào mùa thu nhưng hiện nay nhờ các kỹ thuật trồng và chăm sóc mà hoa cúc thường được bày bán quanh năm. Thông thường sau khi trồng khoảng 3 – 4 tháng hoa cho thu hoạch tùy điều kiện, kỹ thuật chăm sóc.

Mùa hè: hoa được trồng vào tháng 2,4,5 cho thu hoạch hoa và tháng 6, 7, 8.

Mùa thu: Hoa được trồng vào 5, 6, 7 cho thu hoạch hoa vào tháng 9, 10, 11.

Mùa thu đông: Hoa được trồng vào tháng 8, 9 cho thu hoạch hoa vào tháng 12, 1.

Mùa xuân trồng hoa và tháng 10, 11 cho thu hoạch hoa vào tháng 2, 3.

Trà hoa cúc – thảo dược cho người cao huyết áp, mất ngủ Hiệu quả làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa không ngờ của hoa cúc

3. Kỹ thuật trồng hoa cúc cho hoa đẹp , năng suất cao

Trồng hoa cúc bằng cành giâm thì cần lựa chọn những cành bánh tẻ, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chặt khúc từ 5 – 7cm đem giâm cành xuống đất, tưới đẫm nước. Chú ý giữ đất ẩm, sau khoảng 20 – 25 ngày cành sẽ bén rễ lên cây non cần hết sức chú ý chăm sóc, tưới nước đủ ẩm

Hiện nay có khá nhiều các loại hạt giống hoa cúc được giao bán sôi nổi trên thị trường giống hoa những các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua tiến hành trồng bởi không phải giống hoa nào cũng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu ở nước ta.

Sau khi mua hạt về đem ngâm nước ấm từ 10 – 15h, sau đó gieo hạt ở độ sâu 0,5cm. Chú ý tưới nước, giữ ẩm đất, sau khoảng từ 30 – 40 ngày hạt sẽ nảy mầm. Sau khoảng 3 tháng bạn có thể tách cây ra trồng trên các luống khách nhau hoặc trồng trong chậu.

Khi lựa chọn trồng hoa cúc bằng cây con bạn nên lựa chọn cây khi đem trồng phải có chiều cao từ 5 – 6cm, có từ 6 -10 lá đối với cây nuôi cấy mô; cao từ 7 – 8 cm, có từ 6 -8 lá đối với cây giâm cành, rễ dài từ 0,5 – 3cm. Các cây giống phải đều nhau, không bị sâu bệnh, Khoảng cách trồng đối với loại cúc 1 bông là 15cm x 12 cm, cúc hoa trung bình thân bụi là 10cm x 30cm và cúc hoa nhỏ là 50cm x 60cm.

Nên tiến hành trồng cây vào những ngày râm mát, tưới đẫm nước trước khi trồng. Vun đất kín cổ gốc, ấn nhẹ, dùng mùn rơm phủ quanh gốc, rồi tưới nước lại.

Cần chú ý tưới nước, cung cấp đủ ẩm cho cây phát triển.

+ Bón phân:

Phân bón cho 1 sào Bắc bộ cần 1 tấn phân chuồng hoai mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.

Cách bón: Bón lót ban đầu bằng toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Bạn có thể rạch hàng 2 bên cây hoặc giữa 2 hàng hoa cúc để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước. Bạn cũng có thể hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương…

+ Kỹ thuật chăm sóc để có những bông hoa cúc to đẹp:

Khi cây còn nhỏ cần chú ý xới đất, làm cỏ, vun luống để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.

Sau khi trồng được khoảng 40 ngày thì không cần xới, chỉ nhổ cỏ. Chú ý tưới nước đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cây phát triển.

+ Kỹ thuật bấm ngọn, tỉa cành trong trồng hoa cúc:

Sau khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành bấm ngọn để lại 3 -4 cành chính đối với các giống cúc hoa lớn.

Đối với các giống cúc hoa nhỏ, thân bụi bấm ngọn 2 – 3 lần: Lần 1 sau khoảng 15 – 20 ngày trồng, các lần sau cách lần trước khoảng 15 ngày.

Các bạn cần chú ý bấm tía cành phụ, nhánh không cần thiết thường xuyên, tới lúc cây ra khoa cần bấm tỉa nụ phụ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi nụ chính.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa trái vụ cho giá trị kinh tế cao

Xử lý ánh sáng để thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và ra hoa bằng cách che 3-4 giờ vào thời gian từ 16 đến 19 giờ hàng ngày liên tục trong khoảng 15 ngày, hoa cúc sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa theo ý muốn của người trồng hoa.

Dùng bóng điện loại 100W treo cách ngọn cây hoa cúc khoảng 50-60cm (luôn thay đổi chiều cao dây treo bóng theo độ lớn của cây) với mật độ 1 bóng/10m2. Chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sán hàng ngày liên tục trong khoảng 1 tháng, cây không phân hóa mầm hoa và nở sớm hơn trước thời vụ.

Đối với cúc làm cảnh :

Trước thu hoạch từ 7 – 10 ngày người trồng hoa thường tiến hành bón dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây và tiến hành phun thuốc diệt sâu bệnh.

Cắt hoa chiều mát hoặc sáng sớm để đảm bảo hoa được tươi nhất. Dùng dao hoặc kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở, cách gốc từ 5 – 10 cm. Sau đó tiến hành nhúng gốc cành hoa vào dung dịch TST ( Silver thiosulphate ) 1% để giữ hoa được tươi lâu trước khi chuyển đi.

Đối với cúc làm thuốc:

Đối với các loài hoa cúc được trồng làm trà, làm thuốc như kim cúc, hoàng cúc, bạch cúc thì người trồng hoa thường tiến hành thu hái bằng tay khi nụ cúc bắt đầu chớm nở, sau đó được sơ chế, sấy khô làm trà hoa cúc hoặc sử dụng ướp trà tùy theo nhu cầu của thị trường. Trà hoa cúc được xem là một trong những dược liệu tác dụng chữa bệnh trong đông y và làm đẹp không thể bỏ qua của chị em phụ nữ .

Hi vọng qua bài viết giúp bạn có thêm những kiến thức để tự trồng những khóm hoa thật xinh đẹp trang trí cho căn nhà của bạn thêm tươi vui.

Kỹ Thuật Trồng Gừng Thủy Canh Năm 2022 Cho Năng Suất Cao

Thời vụ trồng gừng

Cây gừng được trồng ở miền bắc là chủ yếu đặc biệt là các tỉnh phía bắc và miền trung như thanh hóa.. gừng được trồng vào vụ xuân để phục vụ cho tết nguyên đán. thời gian sinh trưởng của gừng từ 8 – 10 tháng

Đất trồng gừng

Gừng được trồng trên các loại đất khác nhau , cũng như việc trồng gừng trên cát hoặc trồng gừng trong chậu . Đất trồng gừng phải xốp, đủ ẩm và thoát nước tốt. đất được cày 25-30cm, phơi ải xới cho nhuyễn rồi lên luống. Khoảng cách trồng có thể là 30 x 40cm hoặc 50 x20cm, Gừng là loại cay ưa sáng nhưng cũng có khả năng chịu rợp. Tuy nhiên nếu che ánh sáng nhiều quá thì năng suất giảm rõ rệt.

Khâu chọn giống

Các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An).

Nên chọn giống củ to, già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm, không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mần trước khi. Đây là yếu tố quyết định trước tiên đến năng suất gừng.

Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ bom bằng tay, vì khi dùng dao thì mần bệnh sẽ từ củ này lây sang củ kia. Hom giống phải to, nguyên vẹn từ 40 -60g. mới đủ sức nuôi cây con khỏe mạnh, trên mỗi nhánh phải có ít nhất 1 mắt mầm.

Ngâm hom vào các dung dịch chứa khoảng 20 phút để trừ dịch bệnh rồi vớt ra để nơi khô ráo khoảng 1 tuần, sau đó tiến hành ủ củ giống. Gom gừng lại thành từng đống cao không quá 8 tấc, phủ 1 lớp rơm rồi tưới cho đủ ấm. Sau nửa tháng thấy n mầm thì đem trồng.

Bón phân cho gừng

Đối với gừng bà con cần bón đủ lượng phân bón hữu cơ bằng hai cách bón sau đây

– Bón lót : Phân hữu cơ là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất, dùng tro trấu mục, rơm mục: 2 tấn trộn với 2 tấn phân hữu cơ vi sinh năm tốt I bón cho 1.000 m2.

– Bón thúc : Gừng có nhu cầu sử dụng phân bón hỗn hợp NPK tương đối cao vì vậy Sau khi trồng từ 20-30 ngày, bón 250-300 kg phân hỗn hợp NPK , sau đó bón thúc vào các thời điểm 90-100 ngày và 150-160 ngày.

Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần liều lượng 5 kg ure, rải xung quanh gốc cách 10cm. Gừng là loại cây củ phát triển lên trên mặt đất. Khi cây gừng đẻ 4 – 5 nhánh con tiến hành vun gốc, thời gian này cần bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ và 50% đất vun vào gốc cây.

Bón thúc: được chia làm 4 đợt, với mỗi đợt 1/5 lượng phân

Bón thúc đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;

Bón thúc đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;

Bón thúc đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;

Bón thúc đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Công Ty CP hữu cơ Miền Trung

Trịnh Thu Huyền

Rau Sạch Và Kỹ Thuật Trồng Rau An Toàn, Cho Năng Suất Cao

1. Khái niệm về rau sạch

* Rau sạch là gì?

Rau sạch là loại rau trong đó độc tố nitrat (NO 3-) không vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể con người. Mặt khác, các chất kim loại nặng tồn đọng trong rau, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại không vượt quá tiêu chuẩn cho phép của tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

* Tiêu chuẩn rau sạch

– Rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị hư hại, dập nát, héo úa.

– Dự lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng nitrat và kim loại nặng dưới mức cho phép.

– Không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc.

* Nguyên nhân rau nhiểm bẩn

– Bón phân vô cơ và hữu cơ không đúng quy trình kỹ thuật. Sử dụng phân chuồng chưa hoại mục, chua được xử lý. Bón quá nhiều phân hóa học, nhất là phân đạm.

– Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, bao gồm nước thải các công trình vệ sinh, nước thải chua được xử lý, nước phân chuồng, nước giải mới.

– Sử dụng quá nhiều và không đúng quy định thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh, nhất là các loại hóa chất độc thuộc nhóm I, II. Lạm dụng quá nhiêu mức các chế phẩm kích thích ra hoa, kết quả

+ Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat (mg/kg rau tươi):

+ Tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại nặng:

* Tác dụng của việc sử dụng rau không an toàn

Hậu quả nghiêm trong đến sức khỏe của con người :

Hiện tượng ngộ độc do tồn dư thuốc trừ sâu bệnh, ung thư do hàm lượng nitrat quá ngưỡng, tính lũy các ion kim loại nặng, các loại vi khuẩn Ecoli, Samorela,… đều là những nhân tố có hại đến sức khỏe con người.

2. Tình trạng sản xuất rau ở nước ta

Dư lượng NO 3- trong rau rất cao. Ví dụ như cải bắp từ 1,800 – 2.300mg/kg, su hào từ 1.200 – 1.400mg/kg, đều vượt xa ngưỡng cho phép quy định.

* Sử dụng nước tưới

Nhiều nơi có tập quán sử dụng phân tươi loãng để tưới cho rau nhất là rau ăn lá, đây là nguyên nhân chính truyền các bệnh gan, sán, lỵ vào cơ thể con người.

* Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật

Tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định hướng dẫn kha phổ biến.

3. Trồng rau xanh tại nhà

Rau xanh rất cần thiết cho cơ thể chúng ta, là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu có thể trồng được trong nhà không những có thể chủ động bổ sung thêm rau trong các bữa ăn cho gia đình mà còn có thú vui thư giãn.

Tận dụng khoảng không gian ở hiên nhà, sân thượng hoặc sân vườn, bạn có thể có một vườn rau nho nhỏ và tạo được sự tươi mát cho chính ngôi nhà của mình.

Để tiết kiệm diện tích, có thể kết hợp trồng thành từng cụm hoặc phân thành tầng. Cây rau ăn quả như cà chua, ớt, chanh trồng tầng trên cùng: Tầng kế tiếp có thể trồng rau dền, mồng tơi, rau muống; tầng cuối cùng như dưa leo, khổ qua. Mỗi tầng trên cách nhau 15 – 20cm trở lên. Nên sử dụng đất sạch (làm từ mùn cưa, vỏ xơ dừa…) nhẹ và đầy đủ dinh dưỡng.

Liều lượng trồng như sau: 40cm 2 cần 10g hạt giống và khoảng 350g đất sạch.

Tạo cho các bề mặt bằng phẳng, gieo hạt giống, rải đều. Sau đó phủ lớp đất sạch 1cm đã đủ ẩm lên trên bề mặt hạt giống. Sau 2 -3 ngày hạt nẩy mầm đều, chuyển chậu ra ngoài ánh sáng, tránh chổ mưa trực tiếp.

Chăm sóc: Tưới nước mỗi ngày, tốt nhất nên nhúng dụng cụ trong nước sạch ngang bề mặt đất vừa đủ ẩm thì lấy ra. Sau 5 – 7 ngày trồng rau mần cao 8 – 12cm là có thể thu hoạch. Với những loại như rau dền, rau muống, mồng tơi, cải xanh vẫn trồng bình thường nếu muốn nuôi cây lớn thêm (khoảng 20 – 25cm) sau đó thu hoạch. Phần đất còn lại xới đều, nhặt hết chổ rễ cây còn sót và cho thêm đất sạch để tái sử dụng.

4. Kỹ thuật trồng rau ăn lá

* Thời vụ trồng

Các giống rau ăn lá có thể trồng quanh năm (miền Nam), vụ chính đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch), xuân hè (từ tháng 1 đến tháng 5 dương lịch) lúc thời tiết không mưa hoặc ít mưa.

* Đất đai

Đất thích hợp để trồng rau ăn lá là đất không bị phèn mặn, độ pH thích hợp từ 5,5 – 6,5, tơi xốp, thoát nước tốt như đất phù sa ven sông ít sét, đất thịt pha cát có nhiều chất hữu cơ. Mùa nắng làm liếp cao từ 5 – 10cm, rộng 80 – 100cm, mùa mưa liếp cao từ 15 – 20cm, rộng từ 60 – 70cm, chiều dài liếp tùy theo vị trí của đất, lối đi chăm sóc giữa liếp thường rộng 40cm.

* Thời gian thu hoạch và khoảng cách trồng

Thông thường từ gieo cây con đem cấy trên luống là 16 ngày, Rau xà lách, rau cần là 20 – 25 ngày. Gieo xốp hình tổ ong, nhổ cây con trên liếp đem cấy thường cây dễ héo nên trong 3 ngày đầu nên tưới nước 3 lần/ ngày, nên cây cây non vào buổi chiều mát, hoặc lúc trời không có nắng.

* Bón phân cho rau ăn lá (diện tích 1.000m2)

Bón vôi trước cày, xới: 50 – 100kg, trước trồng 3 – 7 ngày.

– Bón lót 2 -5m3 phân chuồng hoại mục, nếu đất có nhiều sét nên sử dụng thêm 3 – 4m3 tro trấu, nếu đất có nhiều cát thì có thể thêm từ 20 – 30 giạ tro dừa. Phân chuồng và tro để đất xốp, cây con phát triển tốt hơn.

– Bón thúc: Phần lớn cây rau ăn lá ngắn ngày cần phải bón phân đầy đủ và kịp thời do đó nên ngâm phân tưới thúc. Thông thường loại phân sử dụng gồm có:

– Bánh dầu (xác khô dầu dừa hoặc xác khô dầu đậu phộng): Cứ 1kg bánh dầu ngâm 7l nước, thời gian ngâm từ 10 – 15 ngày bắt đầu sử dụng mới tốt.

– Phân NPK 20 – 20 – 15 : 1kg phân ngâm với 2l nước trong 24 giờ để phân tan hoàn toàn trong nước.

– Phân DAP: 1kg phân ngâm với 2l nước trong 12 giờ để phân tan trong nước.

– Phân urea hoặc MX hòa nước tưới: Tan rất nhanh trong nước.

Đối với cải bẹ trắng, bẹ rún, bẹ Thượng Hải, cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách, cải rỗ, rau quế, mồng tơi, rau muống, cải ngọt ngũ vị, cải bẹ Tam Quốc thay vì áp dụng thay vì tưới phân theo bảng như trên , có thể áp dụng cách bón phân như sau cho cả vụ trồng trên diện 1.000/m2;

– Bón lót: 400g lân supe và 50g kali

– Bón thúc lần 1 (5 ngày sau khi cấy): 100g urea.

– Bón thúc lần 2 (10 ngày sau khi cây): 100g urea.

Rải đều urea trên mặt luống trồng khi lá cải không bị ướt (phòng tránh bị cháy lá), tưới đều nước để phân tan nhanh trong đất. Sau đó cách 3 ngày tưới thêm nước bánh dầu (khoảng 3 lần tưới/cả vụ trồng). Muốn lá xà lách có mầu vàng đẹp nên tăng cường thêm số lần tưới nước bánh dầu.

+ Lưu ý:

– Đối với cây con 8 – 10 ngày sau khi gieo: Bắt đầu tưới phân nhẹ 1/3 muỗng canh urea/10l nước, sau đó tăng dần như bảng trên hoặc pha phân vi sinh phun lá Bảo Đắc 10g/16l nước phun lên cây.

– Mỗi lần pha hỗn hợp phân trên với khoảng 8l nước để tưới lên diện tích 5m 2.

– Lon: Lon sữa bò.

– Trước cây và sau sạ (gieo thẳng) cần rải một lớp rơm mỏng lên liếp để giữ ẩm và hạn chế đất bị lèn chặt, văng bám vào lá khi tưới nước và trời mưa.

– Ruộng trồng luôn phải nhổ sạch cỏ dại và tưới nước đủ ẩm cho đất để cây phát triển tốt, mùa nắng thường tưới 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều mát, mùa mưa tùy tình hình giảm số lần tưới trong ngày.

* Phòng trừ sâu bệnh hại rau ăn lá

– Sâu :

+ Sâu tơ: Đối tượng là các giống cải, phun thuốc Thianmectin 0,5 ME,…

+ Sâu xanh, sâu ăn tạp: phun thuốc Thianmectin 0,5 ME,..

+ Rầy đen, rày bông: Phun thuốc Supracide, Confidor, Admire…

+ Bọ nhảy (con tọt lỗ): Phun thuốc Polytrin, Decis..

+ Sâu vẽ bùa: Thianmectin 0,5 ME…

+ Dế, kiến, sâu đất, tuyến trùng: Xử lý thuốc hạt Baudin. Regent, furadan, rải đều lên mặt luống trước cấy, sau sạ (gieo thẳng).

– Bệnh:

+ Thối gốc rễ: Phun thuốc No moldew 25WP, Thane M 80WP, Kasunran, Viben C, giảm tưới nước.

+ Cháy lá, đốm lá: No mildew 25WP, Thane M 80WP, Bavisan 50WP…

+ Thối bẹ: No Mildew 25WP, Tilt, hoặc No Mildew 25WP + thane M 80WP (10g +40g cho bình 8l nước).

* Thu hoạch

Trước khi thu hoạch caanhf phải ngưng phun thuốc trừ sâu bệnh, tùy theo mức độ tồn độc của thuốc (thời gian cách ly) lâu hay nhanh để an toàn cho người sử dụng, thu hoạch vào buổi chiều mát, xếp vào sọt vận chuyển nhẹ nhàng đến nơi tiêu thụ

Rau quế: Khoảng giữa 2 lần cắt nhánh khoang 20 – 30 ngày. Khoảng 5 – 6 lần thu hoạch.

Cải ngọt: Thu hoạch một lần.

5. Kỹ thuật trồng rau trái vụ

Rau là nguồn thực phẩm cần thiết cho chúng ta. Mỗi loại rau đều có yêu cầu ngoại cảnh riêng để phát triển vì vậy muốn trồng rau trái vụ thì phải có kỹ thuật để rau sinh trưởng mạnh, không bị sâu bệnh, năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công trong sản xuất rau trái vụ là:

– Giá cả.

– Các biện pháp kỹ thuật.

Trước hết là chọn giống trồng thích hợp. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì mỗi giống chỉ sinh trưởng và cho năng suất cao trong một số vùng nhất định. Nếu trước đây chỉ có vùng cao ở Lâm Đồng như Đà Lạt, Đơn Dương mới có thể cung cấp quanh năm các loại rau như cà chua, cải bông, cải bắp, cải thảo… thì hiện nay vùng thấp như Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có thể sản xuất trái vụ các chủng loại trên, đó là do sự trợ giúp của các giống cây trồng mới. Nhưng cần lưu ý bà con nông dân, các giống rau phù hợp. Ví dụ như, giống cải bông trồng ở Đà Lạt cho bông to, trắng vào mùa mưa nhung khi trồng ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ phát triển lá.

Ngay cả trong cùng giống, nhưng trồng vào vụ đông xuân (mùa khô) thì năng suất cao, trồng vào vụ hè thu (mùa mưa) cây lại nhiễm bệnh, thất tu. Vì thế cần chọn giống trồng sao cho phù hợp với địa phương và thời vụ nhằm đạt kết quả mong muốn. Ở các vùng có khí hậu nóng như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, các giống trồng trái vụ thích hợp là các giống chịu nhiệt.

Ví dụ:

– Cà chua KBT4, Ramina.

– Cải ngọt Tosakan.

– Cải bắp Summer Autum, Summer Summit, Summit.

* Vườn ươm – hạt giống

Đất gieo phải sạch, tơi xốp. Vươn ươm cần được bố trí nơi quang đãng, không bị che rợp để cây non cứng cáp, ít sâu bênh. Liếp ươm cần cao ráo, dễ thoát nước, bằng phẳng để ánh sáng, nước tưới được phân bố đều.

Hạt giống phải được xử lý trước khi đem gieo bằng cách: Phơi nắng nhẹ vài giờ hoặc ngâm với nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) để khích thích sự nẩy mầm. Hoặc xử lý hạt bằng Benlate, Zineb, Ridomyl bằng cách trộn hạt với thuốc, để tạo thành một lớp mỏng quanh hạt.

Hạt gieo ở mật độ vừa phải, tránh làm lãng phí hạt giống và cây con không mọc chen chúc, yếu ớt. Có thể tỉ bớt cây con ở nơi dầy để cấy sang chổ khác. Nếu có điều kiện, nên gieo hạt vào bầu bằng ni-long có đục lỗ hoặc lá dừa, lá chuối. hoặc gieo hạt trên liếp ươm thật dầy rồi nhổ cây vào bầu khi cây có lá thật đầu tiên.

Vào mùa mưa nên làm giàn cho liếp ươm với các vật liệu như lưới, vòng kẽm hoặc tre, lá để che mưa cho cây con và nên giở ra khi trời nắng. như vậy cây con sẽ ít bệnh.

* Đất trồng

Chọn chân đất cao, thoát nước tốt.

Liếp trồng phải cao ráo, rãnh rộng để thoát nước. Đồng thời để chuẩn bị mương nội đồng để dẫn nước tưới khi có hạn và thoát nước khi trời mưa.

* Phân bón cho rau trái vụ

Dùng phân hữu cơ hoại mục để giảm thiểu nguồn bệnh. Bón đầy đủ, cân đối NPK. Cần chia lượng phân bón thành 4 – 5 lần thay vì 2 – 3 lần như trong mùa nắng, để giảm thiểu sự thoát do rữa trôi. Cần chú ý tăng cường thêm kali cho các loại rau quả như cà, ớt, cải bắp… Có thể dùng thêm các loại phân bón lá như Komix, HVP, KNO3… phù hợp cho từng loại rau.

* Chăm sóc rau trái vụ

– Tưới tiêu đúng kỹ thuật: Cần cung cấp đầy đủ nước, không để ngập úng hoặc khô hạn, nhất là thời kỳ cây ra hoa kết quả tránh làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.

– Tỉa bớt những cành vô hiệu, lá vàng, lá bị sâu bệnh để ruộng luôn được thông thoáng. Dùng dao kéo sắc bén khi tỉa, để vết thương không bị bầm dập, tỉa khi trời khô ráo, sau khi tỉa có thể phun Ridomyl, Kasuran…

– Làm sạch cỏ dại để cỏ không tranh giành dinh dưỡng với cây trồng, làm mất nơi ẩn náu của sâu bệnh.

Nếu có thể, nên phủ luống bằng rơm hoặc ni-long đen, tuy dầu tư cao lúc ban đầu nhưng tiện lợi và hiệu quả như hạn chế cỏ dại, giảm sự thất thoát phân bón, ngăn đất bắn lên lá khi trời mưa, khống chế độ ẩm của đất.

– Với một số loại rau như cà, ớt, bầu bí… cần làm giàn kịp thời, vững chắc để cây không đổ ngã, ruộng thông thoáng, dễ chăm sóc.

* Phòng trừ sâu bệnh

Cần lưu ý, mùa mưa độ ẩm không khí cao, là điều kiện cho nấm bệnh phát triển, vì thế cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để sớm phát hiện sâu bệnh và phun trừ kịp thời mới có hiệu quả. Song song với việc dùng thuốc hóa học, các biện pháp canh tác như bón phân, nước tưới, làm cỏ… được thực hiện chặt chẽ thì kết hợp tròng trừ sâu bệnh mới có hiệu quả.

6. Trồng rau sạch trong nhà

Thiết lập một vườn rau xinh xắn trong ngôi nhà bé nhỏ của mình giữa nơi đô thị là mơ ước của không ít người dân thành phố. Từ nhu cầu thật này, người dân đô thị có thể tận dụng những không gian nhỏ trong nhà để tự trồng và chủ động được nguồn rau xanh, sạch, an toàn với giá rẻ cho bữa ăn hàng ngày.

Ưu điểm của công nghệ này là đất trồng rau xanh truyền thống (đất thật) sẽ được thay thế bằng một hỗn hợp có tên “đất trồng cây hệ Multi” có nguồn dinh dưỡng hưu cơ lâu dài, thân thiệt với môi trường, không có chất độc, vi sinh vật gây hại, không dùng phân và thuốc trừ sâu hóa học.

Thành phần chính của đất trồng cây hệ Multi bao gồm giá thể hữu cơ từ bụi dừa, phân trùn quế, rong biển, vi sinh vật hữu ích và bánh dầu lên men. Tạo dinh dưỡng cao giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Hiện sản phẩm đất trồng cây do GINO cung cấp khá đa dạng như đất trồng cây Multi danh cho cây rau ăn lá; rau ăn quả và hoa; cây cảnh co, cỏ và giá thể ginut chuyển thành rau mầm với giá thành chỉ 3.000 đồng/kg. Tùy nhu cầu người trồng có thể chon canh tác một trong 40 loại rau, quả từ các loại hạt giống xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải bẹ trắng, cải ngồng, cải ná, rau dềnh (đỏ, tiêu, tím), mồng tơi, rau muống hoặc trồng rau mầm từ nhiều loại hạt giống rau ăn lá khác như cải bẹ, cải ngọt, xà lách, rau muống, hành, tần ô…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Đào (Giám Đốc Cty Nguyễn Nông), thì hộ gia đình nên chon canh tác nhóm rau gia vị như rau quế Thái, quế Việt Nam, diếp cá, ngò gái, húng, hành lá. ớt (đỏ, xanh), thì là, chanh. hoặc nhóm rau nấu canh như rau ngót, rau dền, rau muống, bạc hà, mồng tơi, bầu bí, mướp hương và cà chua.

Theo tính toán, chi phí đầu tư trồng rau tại nhà hiện chỉ khoảng 15.000 đồng đến 60.000 đồng. Cụ thể, cứ 2 khay bằng xốp kích thướng 30 x 50 x 7cm (7.000 đồng / khay) cần 30g hạt giống rau mầm (giá 4.000 đồng) và 2kg đất trồng là giá thể Ginut nhẹ có đủ dinh dưỡng (giá 5.000 đồng). Sau khi trồng khoảng 5 – 7 ngày là có thể thu hoạch được từ 400 – 450g rau sạch (đã bỏ rễ) có giá trị dinh dưỡng tương đương 1.5kg rau bình thường. Sau thu hoạch, đất còn lại có thể tái sử dụng trồng rau mầm mới hoặc bổ sung phân bón hữu cơ để trồng các loại rau khác. Theo kiểm tra của cơ quan khoa học cho thấy rau trồng theo công nghệ này đạt 100% tiêu chuẩn. Hàm lượng kim loai như trì, asen. đồng, thủy ngân hầu hết nhỏ hơn 10% mức cho phép.

Như vậy, với vật tư, hạt giống, giá thể, dụng cụ cần thiết cho việc trồng rau có bán trên thị trường, chỉ cần khéo tận dụng khoảng không gian trống (có ánh nắng) trong ngôi nhà, như sân thượng, ban công, giếng trời, sân trước và sân sau là chúng ta đã có những vườn rau xanh xinh xắn. Ngoài góp phần mang lại những bữa cơm ngon, bổ dưỡng… trồng rau xanh trong nhà còn là hình thức lao động nhẹ nhàng, phương pháp thư giãn thú vị giảm stress hiệu quả.

7. Trồng rau bằng phương pháp thủy canh

Từ lâu người ta đã thường nói ” Ăn không rau như đau không thuốc” ý muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả đối với đời sống con người. Tuy nhiên, gần đây tình trạng ngộ độc thực phẩm đang tăng vọt và số lượng người phải nhập viện cấp cứu ngày càng nhiều. Nguyên nhân được xác định phần lớn là do rau quả có lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Để khắc phục trên mô hình trồng rau sạch tại nhà bằng phương pháp thủy canh phù hợp áp dụng đới với người dân khu vực đô thị. Có thể vận dụng không gian ở hiên nhà, sân thượng hay hành lang…. giúp các gia đình không có vườn, đất có thể từ trồng trọt, cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày.

Theo trung tâm giống cây trồng Phú Thọ: Ứng dụng công nghệ thủy canh để sản xuất rau an toàn là một hệ thống trồng cây trong dung dịch không tuần hoàn thuộc Trung tâm phát triển rau đậu châu Á do tiến sĩ Hideo Imai và David Midmore nghiên cứu và hoàn thiện. Trồng rau bằng phương pháp thủy canh không phả điều chỉnh độ pH do tạo ra chất đệm giữ ổn định độ acid, không phải sục khí và cho nước chảy liên tục. Bằng kỹ thuật này cây rau được cung cấp đủ dinh dưỡng cây trồng cần thiết, cách ly với nguồn sâu bệnh, phân tươi, nước ô nhiễm, tránh được các độc tố. Mô hình trồng rau thủy canh được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, bởi cay rau hoàn toàn sạch và an toàn.Các loại rau ăn lá đều thích hợp với môi trường thủy canh (như rau xà lách, rau cải canh, rau húng, rau muống…)

Quy trình trồng rau thủy canh khá đơn giản:

Chúng ta cần chuẩn bị vật liệu là hộp xốp là có chiều dài 40cm – 50cm, cao 15cm, ni-long đen lót hộp, rọ nhựa có đường kính rọ 5cm, dáy 2,9cm, cao 7,3cm, giá thể (trấu hun) và các chất dinh dưỡng đóng can bán trên thị trường. Đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà,.. nơi có ánh nắng mặt trời, làm lưới để che chắn côn trùng, hộp xốp phải được lót ni-lông đen vào đáy họp, ni-lông đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ, khoan lỗ vào các hộp có đường kính tương đương với miệng trong nhựa, khoảng cách các lỗ theo mật độ cây cây trồng.

Ví dụ: Rau cải xanh, xà lách, rau dền, cải trắng, khoan 12 lỗ; rau muống, rau húng, rau cải ngọt khoan 20 lỗ. Lót lưới nhựa vào đáy rọ để trấu không rơi xuống dung dịch dinh dưỡng, nhồi trấu hun vào rọ, xếp các rọ đã đựng trấu lần lượt vào hộp xốp, xếp khít để tránh đỗ trấu vãi ra ngoài (chú ý không nên nén chặt tay).

Có rất nhiều công thức để pha dung dịch thủy canh. Để có công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước chúng ta có thể liên hệ với trung tâm giống cây trồng. Mỗi một túi dinh dưỡng bột thường sử dụng cho 12 hộp xốp. Để chia được đều ta pha dung dịch mẹ: Cho túi bột dinh dưỡng vào 6l nước lã khoắng đều cho tan hết sau đó cho vào mỗi hộp xốp 0,5l dung dịch mẹ và lên thêm mực nước cho đủ 12l nước/hộp xốp và khuấy đều là được dung dịch trồng rau. Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo duy trì độ ẩm cho hạt. Sau khi gieo 7 – 12 ngày tùy vụ, khi cây được 2 lá mầm thì đánh cấy vào rọ đã nhồi sẵn trấu hun sau đó xếp vào hộp xốp, mức nước trong họp xốp ngập 1/3 rọ nhựa để 3 – 4 ngày rồi xếp lên khay đã đục sẵn lỗ cho từng loại rau.

Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta phải thường xuyên kiểm tra hộp trồng rau để tránh rò rỉ dung dịch dinh dưỡng cây trồng; cần bổ sung nước sạch cho đến khi thu hoạch đối với rau thu hoạch một lần như rau cải ngọt, rau cải canh… Nếu là rau muống hay rau thơm… là rau thu nhiều lần cần bổ sung lượng dinh dưỡng bằng 30% lượng dinh dưỡng dung dịch mẹ cho ban đầu sau mỗi lần thu hoạch; theo dõi hàng ngày nếu có sâu thì bắt bằng phương pháp cơ học; bổ sung và thay thế những cây xấu, kém và những cây chết, chuyển đổi vị trí cho rau đủ ánh sáng và dinh dưỡng; cắt bỏ lá gốc, lá vàng, tỉa nhánh rễ, vệ sinh hộp sau mỗi lần thu hoạch đối với cây lưu vụ (rau muống, rau húng); mùa hè cần che nắng bằng lưới đen từ 10 giờ đến 16 giờ.

Nguồn: Tài liệu kỹ thuật trồng rau an toàn

Các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cải xanh, cải chíp; Lựa dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; Thực hiện các bước trong quy trình trồng và chăm sóc…

Chuẩn bị đất trồng rau mồng tơi, xử lý hạt giống mồng tơi, xác định mật độ, tưới nước bón phân chăm sóc thu hoạch rau mồng tơi tại ruộng sản xuất…

Quy trình sản xuất một số cây rau trong môi trường trồng rau thủy canh; Cấy cây và chăm sóc một số loại rau như: Mật độ khoảng cách trồng, bổ sung nước tưới, phân bón và kiểm soát dịch hại cây rau…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Rau Chân Vịt Cho Năng Suất Cao Quanh Năm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!