Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Ớt Phủ Bạt mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mô hình trồng ớt phủ bạt được thực hiện tại gia đình ông Nguyễn Hoài Trung ở thôn Phong Thái (xã An Lĩnh, huyện Tuy An) đang được nhiều nông dân tham quan học tập. Tuy trồng trái vụ, nhưng cây ớt vẫn cho năng suất cao.
Trồng ớt phủ bạt ở An Lĩnh – Ảnh:MINH NGUYỆT
Được sự đầu tư, hướng dẫn của Trạm khuyến nông huyện Tuy An, rằm tháng 8/2007, ông Nguyễn Hoài Trung đưa vào trồng thí điểm 1.000 m2 ớt phủ bạt ngay dưới những gốc tiêu.
Loại giống được chọn trồng là ớt lai F1 Thái Lan siêu cay do Trung tâm Giống miền Nam sản xuất. Cây sinh trưởng phát triển rất khoẻ, phân cành nhiều, thích nghi tốt, chống chịu với các bệnh thán thư, xoăn lá. Ngoài ra, giống này ra hoa đậu quả sớm và tập trung. Sau 85 – 90 ngày, ớt đã bắt đầu cho thu hoạch với thời gian kéo dài và liên tục. Trái ớt chín màu đỏ đẹp, đồng đều và độ cay rất cao. Năng suất ớt 30 – 35 tấn/ha, chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu ăn tươi, chế biến và có thể trồng quanh năm.
Ông Trung cho biết: “Kỹ thuật trồng đơn giản nhưng phải kỹ lưỡng trong cách làm”. Theo ông, khâu chuẩn bị cây con được tiến hành bằng cách gieo hạt trên luống đất tơi như gieo hạt rau sau khi đã bón lót phân chuồng hoai mục, lân và vôi. Ngoài ra, người trồng cũng có thể làm bầu túi ni lông thủng đáy hoặc cuộn bằng lá chuối tươi, cho đất đã chuẩn bị kỹ theo cách trên rồi gieo hạt. Trước khi gieo hạt cần xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm bệnh như Thiram, Kasuran, Benlate với liều lượng 6g/1 lít nước, ngâm hạt trong 1 giờ. Sau đó vớt ra ngâm hạt trong nước nóng 50oC trong vòng 5 phút, rồi vớt ra tiếp tục ngâm nước lã 8 – 10 giờ cho hạt hút no nước, đãi bỏ những hạt lép; gói hạt đã no nước vào khăn ủ cho hạt nứt nanh (khoảng 3 – 5 ngày). Khi hạt đã nứt nanh thì đem gieo lên luống hoặc gieo vào mỗi túi bầu 2 hạt. Sau khi gieo, phủ một lớp rơm rạ để khi tưới hoặc lúc trời mưa sẽ không bị trôi hạt và rải Basudin 10 H với lượng 3kg/ha để trừ kiến. Khi cây con được 25 – 30 ngày tuổi (đạt 8 – 10 lá thật) thì đem trồng ra ruộng.
Cây ớt không kén đất lắm, chỉ cần dễ tiêu thoát nước là được. Tuy nhiên, chúng ta nên chọn các chân đất cát pha, thịt nhẹ để ớt cho năng suất cao. Để đất ải, cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống (rộng 80 – 100cm, cao 25 – 30cm, rãnh rộng 30 – 40cm) để trồng.
Với 1.000 m2, ông Trung đã dùng 1 tấn phân chuồng trộn với 50 kg super lân và 40 kg vôi để bón lót. Có thể bón rải đều hoặc bón thẳng vào hốc trồng. Trồng theo hàng và mỗi hàng cách nhau 50 – 60cm, cây cách cây 40 – 50cm. Trồng xong cần tưới nước ngay vào gốc để cây mau bén rễ. Khi ớt đã bén chân cần kiểm tra kỹ để trồng dặm lại những cây chết nhằm đảm bảo mật độ. Dùng màng ni lông phủ mặt luống trước khi trồng để cây tránh cỏ dại, tránh được quá trình nước bốc hơi, đỡ hao hụt phân bón do bị rửa trôi, giảm được sự gây hại của nhiều loại nấm bệnh, giảm công chăm sóc, tưới nước và hạ chi phí vật tư.
Ông Trung so sánh: “Trồng ớt trên 1.000m2 đất theo kiểu truyền thống phải mất 50 công làm cỏ, mấy lần bón phân. Còn trồng theo mô hình phủ bạt, chẳng phải nhổ cỏ, chỉ cần bón một lần phân lúc lên giồng. Ngoài ra, cách trồng này còn hạn chế được nhiều sâu bệnh, thời gian cho trái được lâu hơn và năng suất cũng cao hơn”.
Vụ đầu tiên này, gia đình ông Trung thu hoạch được 2 tấn ớt. Giá ớt trái vụ 15.000 – 17.000 đồng/kg. Sau khi trừ tổng chi phí là 8 triệu đồng, gia đình ông Trung thu lãi gần 15 triệu đồng. Nếu chú trọng khâu chăm sóc, cây ớt của mô hình phủ bạt sẽ cho thu hoạch trong 6 tháng và lưu gốc cho trái trong 3 năm.
Anh Cao Văn Tiên, cán bộ Phòng Kinh tế huyện Tuy An cho biết: “Sắp tới, ngoài xã An Lĩnh, chúng tôi còn triển khai mô hình trồng ớt phủ bạt ra các xã An Hoà và An Hiệp”.
MINH CHÂU
Hướng Dẫn Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Phủ Bạt
Ngày đăng: 2016-02-27 04:54:53
Trồng chuối phủ bạt là biện pháp kỹ thuật mới, sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic, sử dụng 6 cuộn khổ 1,2m x 400m/ha) hạn chế được rệp truyền virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, giữ được độ ẩm đất, khi mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rửa trôi…
I. Chuẩn bị đất trồng chuối phủ bạt
– Cây chuối thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng trồng chuối thâm canh nên chọn những vùng đất bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, pH thích hợp 6- 7,5. – Làm đất: Đất tơi xốp, sạch cỏ dại, bằng phẳng, xử lý vôi trước lần làm đất cuối cùng sau đó cày vùi trước khi đào hố trồng 2 tuần.
II. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây chuối phủ bạt
1. Thời vụ, mật độ, khoảng cách trồng cây chuối phủ bạt:
– Thời vụ: Chuối có thể trồng quanh năm, tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa.
– Mật độ: 2.000 cây/ha. Khoảng cách: 2,5m x 2m.
– Chọn cây giống: Chọn cây con trên cây mẹ đã có buồng, khỏe mạnh. Cây con cao 1,2 – 1,5m, củ chuối lớn, có lá bàng, không sâu bệnh. Gọt bỏ hết rễ trên củ, cắt 2/3 lá xòe, giữ nguyên lá cuốn. Lấy giống từ chuối nuôi cấy mô sạch bệnh.
2. Đào hố, bón lót và phủ bạt:
– Đất cày sâu 0,4-0,5m, lên luống rộng 1m, cao 20-30cm, căn cứ khoảng cách cây cách cây để đào hố.
– Đào hố: Để riêng lớp đất mặt, đào hố sâu 40-50 cm, rộng 50-60cm.
– Bón lót: Phân chuồng hoai mục 10-15kg + 0,3 kg lân supe + 0,1 kg KCl. Trộn đều các loại phân với lớp đất mặt rồi lấp hố. Tiến hành phủ bạt, dùng ghim tre hoặc đất chèn hai bên mí bạt.
3. Cách trồng cây chuối phủ bạt:
Khoét bạt theo khoảng cách cây cách cây 2m, dùng xẻng tạo 1 lỗ sâu hơn củ chuối 10-15cm, sau đó đặt cây vào giữa hố trồng và lấp đất vừa quá cổ gốc chuối, ém đất quanh gốc. Sau khi trồng cần tưới nước, giữ ẩm cho chuối. Khi trồng quay sẹo củ của cây (mặt cắt cây giống khi tách ra khỏi cây mẹ) về một hướng để chuối trổ buồng về một phía dễ chăm sóc., thu hoạch.
III. Kỹ thuật chăm sóc cây chuối phủ bạt:
– Trồng dặm: Sau trồng 1 tháng nên dặm lại những cây đã chết hay còi cọc …
– Bón phân: Liều lượng bón/ha: 600-800kg urê, 500-800 kg kali (1 gốc: 0,3-0,4 kg urê; 0,25- 0,4 kg kali).
– Bón thúc: Chia làm 2 đợt bón như sau:
+ Đợt 1 (sau khi trồng 1,5-2 tháng): ½ urê + ½ kali.
+ Đợt 2 (trước khi chuối trỗ buồng 2 tháng): ½ urê + ½ kali.
– Cách bón: Cuốc rãnh sâu (20-25 cm) 2 bên mí bạt, bón phân, đảo đều đất, lắp bằng. Tỉa cây con: Thường xuyên tỉa định cây con để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, giảm sâu bệnh gây hại vườn chuối, thường để 1cây mẹ và 2 cây con. Bẻ bắp chuối: Cắt bỏ hoa đực (bắp chuối) vào buổi trưa khi chuối được 8-12 nải. Dùng một nắm lân trộn với đất bịt vết cắt ngăn chặn tình trạng chảy nhựa. Chống buồng: Dùng cọc chống buồng quả, kết hợp với “bó giò” thân cây bằng lạt dài hoặc dây nilon. Bao buồng: Mục đích hạn chế sâu, bệnh hại, giữ cho trái đẹp. Có thể dùng bao chuyên dùng (Trung Quốc) hoặc bao nilon trắng (xanh) thủng 2 đầu lồng vào buồng chuối, buộc chặt phần đầu trên vào cuống buồng, đầu dưới để hở tự nhiên (nếu buộc kín quả sẽ bị thối).
IV. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối phủ bạt:
1. Bệnh Sùng đục củ ở cây chuối:
– Làm cho củ thối, cây sinh trưởng kém, buồng nhỏ, trái còi cọc.
– Phòng trị: Thường xuyên vệ sinh vườn chuối, sử dụng Furadan, Regent 0,3G, hoặc Basudin rải vào gốc, hoặc chẻ đôi thân chuối úp quanh gốc để bắt thành trùng.
2. Sâu cuốn lá ở cây chuối:
Ngắt bỏ lá bị sâu cuốn, giết sâu bằng tay.
3. Bệnh đốm lá:
– Sigatoka vàng và Sigatoka đen gây hại trên lá tạo hình bầu dục màu nâu có bệnh màu sậm hơn và xuất hiện mặt dưới lá. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa, làm buồng chuối nhỏ … – Phòng trị: Không trồng chuối trên các chân đất chua. Đất trồng phải thoát nước tốt. Mật độ trồng phải thích hợp. Vệ sinh vườn chuối, cắt và đốt các lá bị bệnh. Phun Score, Benomyl từ 2-4 tuần/lần trong mùa mưa.
4. Bệnh héo rũ Panama:
– Các lá già vị vàng trước rồi sau đó lan dần đến ngọn, vàng từ bìa lá lan vào gân chính. Cắt ngang thân thấy mạch dẫn có màu nâu đỏ.
– Phòng trị: Khử trùng chuối bằng Manzate, Ridomi trước khi trồng, đào bỏ các gốc chuối bị bệnh.
5. Bệnh chùn đọt: – Trên lá chuối có sọc xanh lợt ở cuống lá và phiến lá song song với các gân lá, lá mọc hơi đúng chứ không xỏe ngang. Bệnh lây lan trực tiếp qua cây giống, qua rầy mềm và tuyến trùng truyền virus từ cây này sang cây khác.
– Phòng trị: Huỷ bỏ cây bệnh, chọn cây giống sạch bệnh để phát hiện bệnh sớm kịp thời nhổ bỏ, chống lây lan.
V. Thu hoạch chuối
– bảo quản Khi quả đã tròn cạnh, ruột vàng, độ già 85-90%.Chặt buồng dựng ngược, bảo quản nơi râm mát.
TIN TỨC KHÁC :
Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay ( Ớt Xanh)
1. Thời vụ trồng ớt:
Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:
– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.
– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.
– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.
2. Giống:
Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…
3. Chuẩn bị đất:
Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm, rộng 1m. Bón lót: 100kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.
4. Gieo trồng:
Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.
5. Chăm sóc:
– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.
– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
– Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
– Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:
Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.
Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.
Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.
6. Thu hoạch:
Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.
7. Một số sâu, bệnh thường gặp:
– Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị.
– Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.
– Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis…
– Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,….
– Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.
– Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…
Kỹ Thuật Trồng Ớt Sừng
Kỹ thuật trồng ớt sừng trâu cho năng suất cao
1. Kỹ thuật ươm giống ớt sừng trâu
Trước khi ươm giống cần chuẩn bị đất tơi xốp, có trộn một ít phân chuồng hoai mục, chọn khay ươm, bầu ươm hoặc luống ươm thoát nước tốt. Trên mỗi hàng dùng ngón tay hoặc que nhỏ vạch hàng, tiến hành đặt hạt ớt và lắp nhẹ lại. Nên gieo cạn khoảng 1cm, phủ nhẹ lớp xơ dừa, trấu hoặc rơm mục để giữ ẩm bề mặt đồng thời dễ trồng cây con sau này.
Giai đoạn này ớt nhỏ nên dễ bị kiến tha, vì vậy cần rải 1 ít thuốc kiến xung quanh các hốc gieo để phòng kiến tha hạt. Phun tưới ẩm nước mỗi ngày, chỉ 25 ngày sau khi gieo hạt có thể đem cây con ra đồng trồng được (lúc cây cao khoảng 10 – 12cm trồng là thích hợp nhất).
2. Hướng dẫn cách trồng ớt sừng trâu
Bà con làm luống trước khi trồng, nên sử dụng màng phủ để trồng ớt. Màng phủ có tác dụng chống các loại côn trùng sâu hại, đặc biệt là bù lọc. Ngoài ra còn có tác dụng điều hòa độ ẩm cho cây ớt, không làm lem đất, giữ được cấu trúc đất, điều hòa nhiệt độ và trừ cỏ dại. Sử dụng màng phủ để trồng ớt sẽ tăng chất lượng sản phẩm. Đặc biệt để trái ớt ở phía dưới không bị hư thối.
Cách trồng cây ớt trên luống có màng phủ: Bà con sử dụng dụng cụ đục lỗ hoặc dùng lon sữa bò để tạo lỗ rồi đặt cây con vào.
3. Cách chăm sóc cây ớt
Cần nhớ rằng, ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.
Tiến hành bón thúc cho cây con sau khi trồng 10 ngày. Chế độ bón và lượng phân bón thúc cho cây sẽ khác nhau tùy vào quá trình phát triển của cây. Việc bón thúc là rất quan trọng đối với những vùng trồng có sử dụng màng phủ nông nghiệp vì khi phủ rồi rất khó bón phân và tốn công. Với những vùng trồng không dùng màng phủ thì có thể để ớt bén rễ tiến hành bón phân cũng được.
Cách bón phân: sử dụng phân DAP liều 1kg/1 lần bón/1.000m2 ngâm rồi tưới trực tiếp vào gốc cây vào chiều mát. Để hạn chế phân bay hơi (bốc phân) có thể bón trước lượng phân này trong quá trình làm đất và tưới đủ ẩm nếu như diện tích trồng lớn. Giai đoạn cây con dùng DAP liều như trên bón liên tục trong 10 ngày đầu (2 ngày/lần) là rất tốt. Đây là thời điểm hệ thống rễ và cây đẻ nhánh nhiều, là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng.
Để hạn chế bệnh ở cây không dùng phân đạm (UREA). Bổ sung định kỳ 2 tuần/lần phân Canxi Nitrate với liều 2kg/1.000mChú ý:2 để tăng sức đề kháng và giảm hiện tượng rụng hoa, rụng trái sau này.
Lượng phân bón dùng cho 1000m2 ớt sừng trâu như sau:
– Phân chuồng: 3 khối
– Canxi Nitrate: 15kg
Chia đều nhiều lần bón; bón càng nhiều lần càng tốt; tùy vào điều kiện phát triển của cây mà có thể giảm bớt lượng NPK.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Ớt Phủ Bạt trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!