Đề Xuất 4/2023 # Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 4/2023 # Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ớt cay là một loại gia vị được sử dụng trong nhiều gia đình Việt, tuy nhiên mức thụ ở phân khúc này vẫn còn ít. Hiện nay ớt cay còn được trong công nghiệp chế biến thực phẩm và dược liệu để chế biến thành các loại thuốc trị ngoại khoa như phong thấp, nhức mỏi, cảm lạnh hay nội khoa như thương hàn, cảm phổi, thiên thời…nhờ tính chất capsaicine chưa trong trái. Nhờ vậy nhu cầu và diện tích ớt ở nhiều nước có nhiều hướng gia tăng.

I: CÂY ỚT CAY Tên khoa học: Capsicum frutescens L. Họ cà: Solanaceae

Ở Việt Nam việc canh tác ớt chưa được quan tâm, phần lớn canh tác lẻ tẻ, không đầu tư thâm canh cao nên năng suất thấp, thường chỉ đạt 800-1.000kg ớt tươi /1.000m2.

Thân: khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài thân có 4-5 cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống cao 125-135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích thước tán thay đổi tùy theo điều kiện canh tác và giống.

Lá: Mọc đơn, đôi khi mọc chùm thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu, lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không lông.

Hoa: Lưỡng phái, mọc đơn hoặc thành chùm 2-3 hoa. Hoa nhỏ, dài, hoa màu xanh có hình chén, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn. Tràng hoa có 6-7 cánh màu trắng hoặc tím. Số nhị đực bằng số cánh hoa và mọc quanh nhụy cái. Phần trong cánh hoa có lỗ tiết mật.

Hoa ớt có thể tự thụ phấn hay thụ phấn chéo do côn trùng vì ớt thuộc loại tiền thư, thụ phấn chéo có ý nghĩa lớn ở ớt cay, tỷ lệ thụ phấn chéo từ 10-40 % tùy giống, do đó cần chú ý trong công tác để giống và giữ giống thuần.

Trái: Trái có 2-4 thùy, dạng trái rất thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề mặt trái có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; trái khi chín có màu đỏ đen vàng; trái không cay hay rất cay.

Chiều dài và dạng trái đóng vai trò quan trọng trong việc chọn giống ớt xuất khẩu dưới dạng quả khô. Ớt quả khô nguyên trái phải dài hơn 9 cm và khi khô không rời cuống. Việc chế biến ớt bột không đòi hỏi tiêu chuẩn về kích thước và dạng trái nhưng yêu cầu về màu sắc, độ cay và tỷ lệ tươi/khô khi phơi; ớt trái to ở nước ta có tỷ lệ tươi/khô là 6,5:1 trong khi ớt trái nhỏ có tỷ lệ này là 8:1. Trái chưá nhiều hạt tròn dẹp, nhỏ có màu nâu sáng,

Ớt là cây chịu nhiệt, nhiệt độ thích hợp cho tăng trưởng là 18-30oC. Nhiệt độ cao trên 32oC và thấp dưới 15oC. Cây tăng trưởng kém và hoa dễ rụng. Ớt là cây không quang cảm, tuy nhiên trong điều kiện ngày ngắn các giống ớt cay phát triển tốt và cho năng suất cao. Ớt chịu đựng được điều kiện che rợp đến 45%, nhưng che rợp nhiều hơn ớt chậm trổ hoa và rụng nụ.

III. GIỐNG ỚT

Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miền Trung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra Viện Nghiên Cứu NN Hà Nội công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này chứng minh nguồn giống ớt phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta. Tuy nhiên giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các giống F1 có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương.

1. Giống lai F1:

– Giống Chili (công ty Trang Nông phân phối): Trái to, dài 12-13 cm, đường kính trái 1,2-1,4cm; trọng lượng trung bình trái 15-16 gram, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, cứng, cay trung bình, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cây cao trung bình 75-85 cm, sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao.

– Giống số 20 (công ty Giống Miền Nam phân phối): sinh trưởng mạnh, phân tán lớn, ra nhiều hoa, dễ đậu trái, bắt đầu cho thu hoạch 85-90 ngày sau khi cấy, cho thu hoạch dài ngày và chống chịu tốt bệnh virus. Trái ớt chỉ địa dài 14-16 cm, thẳng, ít cay, trái cứng nên giữ được lâu sau thu hoạch, năng suất 2-3 tấn/1.000m2.

– Giống Hiểm lai 207 (công ty Hai Mũi Tên Đỏ phân phối): Giống cho trái chỉ thiên, dài 2-3 cm, trái rất cay và thơm, năng suất 2-3 kg trái/cây, chống chịu khá bệnh thán thư.

2. Giống địa phương:

– Giống Sừng Trâu: Bắt đầu cho thu hoạch 60-80 ngày sau khi cấy. Trái màu đỏ khi chín, dài 12-15 cm, hơi cong ở đầu, hướng xuống. Năng suất 8-10 tấn/ha, dễ nhiễm bệnh virus và thán thư trên trái.

Giống ớt Chỉ Thiên – Giống Chỉ Thiên: Bắt đầu cho trái 85-90 ngày sau khi cấy. Trái thẳng, bóng láng, dài 7-10 cm, hướng lên, năng suất tương đương với ớt Sừng nhưng trái cay hơn nên được ưa chuộng hơn.

– Giống Ớt Hiểm: Cây cao, trổ hoa và cho trái chậm hơn 2 giống trên nhưng cho thu hoạch dài ngày hơn nhờ chống chịu bệnh tốt. Trái nhỏ 3-4 cm nên thu hoạch tốn công, trái rất cay và kháng bệnh đén trái tốt nên trồng được trong mùa mưa.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay ( Ớt Xanh)

1. Thời vụ trồng ớt:

Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:

– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.

– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch.

2. Giống:

Hiện nay, giống ớt được trồng phổ biến: Ớt Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm…

3. Chuẩn bị đất:

Cày xới phơi đất kỹ, lên luống cao 20cm, rộng 1m. Bón lót: 100kg vôi và 1 tấn phân chuồng, 50kg super lân, 3kg Kali, 2kg Calcium nitrat, 10-15kg phân NPK(16-16-8) cho 1.000m2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, giảm hao hụt phân bón, nước tưới.

4. Gieo trồng:

Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (530C) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng mặt trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (30-35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.

5. Chăm sóc:

– Tưới nước: Mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt, mùa nắng phải tưới nước đầy đủ. Tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt.

– Tỉa nhánh: Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân cành để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.

– Làm giàn: Giàn được làm bằng cây hay dây ni lông. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu, dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

– Bón phân: Phân nên chia làm 4 lần bón:

Lần 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng: 4kg Urê + 3kg Kali + 10kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều: 6kg Urê + 5kg Kali + 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 2kg Calcium nitrat.

Lần 3: Khi bắt đầu thu trái: 6kg Urê + 5kg Kali, 10 – 15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Lần 4: Khi thu hoạch rộ: 4kg Urê + 4kg Kali, 10-15kg NPK (16-16-8) + 3kg Calcium nitrat.

Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Vì vậy, nhà nông cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Clorua canxi (CaCl2) phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

6. Thu hoạch:

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.

7. Một số sâu, bệnh thường gặp:

– Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Có thể dùng Confidor, Admire… để phòng trị.

– Sâu xanh đục trái: Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín.

– Sâu ăn tạp: Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phòng trị bằng cách ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng: Sumicidin, Cymbus, Decis…

– Bệnh héo cây con: Bệnh thường gây hại cây con trong líp ương hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi. Dùng Validacin, Anvil, Ridomil; Copper -B,….

– Bệnh héo chết cây: Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy; dùng vôi bột rãi vào đất, hoặc Starner, New Kasuran, Copper Zin C tưới nơi gốc cây hay phun ngừa bằng Kasumin. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B, Derosal, Appencarb super, Ridomil, Score.

– Bệnh thán thư: Có thể sử dụng một số loại thuốc: Copper B, Mancozeb, Antracol, Ridomil,…

✅ Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay

Ớt là gia vị thường thấy nhất ở Việt Nam cũng như các nước. Trong bữa ăn bất kể là món gì cũng cần có ớt. Có nhiều người khi ăn thiếu ớt sẽ thấy bữa ăn mất ngon. Đặc biệt ớt thường dùng pha nước chấm. Ớt cũng pha với bột cà rễ. Ớt ăn tươi, chế biến thành tương ớt hoặc phơi khô làm bột ớt để dự trữ ăn được lâu. Ớt được trồng ở khắp nơi và có quanh năm. Ở nước ta, miền Trung có tập quán ăn nhiều ớt hơn các nơi khác.

Ớt dùng làm gia vị là loại ớt cay. Ngoài ra có loại ớt không hoặc chỉ hơi cay, dùng xào nâu như một thứ rau xanh, gọi là ớt ngọt. Ớt cay có nhiều giông với hình dạng và màu sắc quả khác nhau. Ớt chỉ thiên quả nhỏ, rất cay, mọc hướng thẳng lên trời. Loại ớt tím, ớt cà quả thòng xuống. Có giá trị nhất là ớt sừng trâu, quả dài và cong, trồng nhiều dể xuất khẩu.

Đặc tính thực vật của ớt đỏ

Ớt là cây hàng năm nhưng cũng có thể sống được vài năm. Chiều cao khác nhau phụ thuộc vào giông. Cây phân cành, phân nhánh nhiều.

Lá đơn mềm, màu xanh, hình thoi hơi dài về phía ngọn, có cuống. Hoa mọc ở nách lá, màu trắng hoặc tím, có 5 cánh, mọc đứng hoặc thòng xuống.

Ớt cay thường có dạng quả dài, đầu nhọn, kích thước rất khác nhau. Các giông ớt chỉ thiên, ớt hiểm có quả nhỏ, chỉ dài 0,8 – 1,2 cm. Ớt sừng trâu thì quả lớn, dài từ 10 – 15 cm. Màu sắc quả khi chín hầu hết là màu đỏ tươi, một số giống màu tím. Trong quả có nhiều hạt. Hạt hình tròn, dẹt, màu vàng hoặc trắng, đường kính 1-2 mm. Hạt cay hơn thịt quả.

Kỹ thuật trồng ớt đỏ

– Làm đất: Cây ớt cũng không kén đất lắm nhưng cần cao ráo, thoát nước. Nếu đất quá ẩm cây dễ bị bệnh thối cổ rễ, héo cây. Cày đất phơi ải 10 – 15 ngày hoặc lâu hơn càng tốt. Làm thành luống cao 20 – 30 em, rộng 1,2 – 1,4 m, mặt luống làm đất nhỏ và san phẳng. Ngoài phân lót cần bón thêm vôi bột để hạn chế nấm đất hại rễ.

– Ươm cây con: Trồng ớt phải gieo hạt trong vườn ươm để lấy cây con. Đất vườn ươm cần làm kỹ, bón lót 10 – 15 kg phân chuồng hoai + 1-2 kg phân lân cho 20 m2 đất. Rải thuốc sâu để trừ kiến hại hạt. Lên luống cao 10 – 15 cm, đất mặt luống đập nhỏ, san bằng. Gieo vãi 30 g hạt cho 20 m2 đất. Để gieo đều, nên trộn hạt với ít tro bếp, đất bột. Gieo xong dùng cào có răng nhỏ cào mặt luống đều vùi hạt vào đất mặt, sau đó dùng rơm rạ khô hoặc lá dừa phủ lên, tưới nước cho đủ ẩm. Lượng giông này nếu mọc đều đủ cây con trồng cho 1.000 m2. Khi cây đã mọc nếu phủ rơm rạ thì để nguyên, nếu phủ bằng lá dừa thì gỡ bỏ để cây con có đủ ánh sáng sinh trưởng. Thường xuyên tưới nước đủ ẩm và nhổ cỏ. Nếu cây con vàng xấu có thể pha loăng phân urê 1% để tưởi. Nếu cây xanh tốt quá thì rải tro bếp hoặc tưới phân kali pha 1% cho cây cứng cáp. Chú ý tưới phân xong nên dùng nước lả tưới lại để phòng phân làm cháy lá cây.

– Bón phân: Đất ruộng trước khi trồng cây con cần bón lót cho 1 ha 20 – 25 tấn phân chuồng hoai + 500 kg phân lân. Phân lót rải trộn đều với đất mặt trước khi lên luống hoặc bón theo rạch rồi phủ lớp đất mỏng trước khi trồng cây con. Nếu đất chua-nên bón thêm vôi.

Sau trồng 10 – 15 ngày cây bén rễ hồi xanh bón thúc 6 – 8 kg urê + 4 – 6 kg KC1 hoặc 10 – 15 kg NPK 16-16-8 cho 1.000 m2 đất. Sau đó tiếp tục bón thúc 2 lần khi cây bắt đầu có nụ và sau khi thu hoạch lứa quả đầu. Hòa phân với nước tưới hoặc rải quanh gốc rồi xới đất vun gốc để lấp phân. Chú ý bón cách gốc cây 10 – 20 cm. Bón phân xong nên tưới nước đủ ẩm dể phân ngấm dần vào gốc cây. Cũng có thể dùng phân bón lá phun bổ sung. Chú ý phân có nhiều canxi (như nitrat canxi).

– Chăm sóc: Với giông ớt ít phân cành, sau khi trồng 30 – 40 ngày, trước lúc ra nụ, có thể bấm ngọn để cây ra nhiều cành. Với giống ra nhiều cành thì phải tỉa bớt các cành phía gốc để luống ớt thông thoáng, quả nhiều và ít sâu bệnh.

Thường xuyên đảm bảo đủ ẩm cho luống ớt. Phương pháp tưới tốt nhất là tưới vào rănh cho nước ngấm vào luống, không nên để ngâm nước lâu, đất quá ẩm cây dễ bị bệnh. Trời mưa lớn cần khơi rănh cho nước thoát nhanh.

Chú ý nhổ cỏ, xới đất, vun gốc. Sau những đợt mưa to đất bị dí chặt nên xới xáo để đất tơi xôp cho rễ phát trễển, cây sinh trưởng tốt.

Phòng trừ sâu bệnh cho ớt đỏ

– Sâu hại: Thường có sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh đục quả (Heiicoverpa armigera), rầy xanh (Empoasca fiavescens), bọ trễ (Thrips paimi), bọ phấn (Bemisia myrecae), nhện trắng (.Polyphagotarsonemus Lotus).

Phòng trừ sâu khoang và sâu xanh đục quả dùng các thuốc Bt, NPV, Sherpa, Polytrễn…

Phòng trừ rầy xanh, bọ trĩ, bọ phấn dùng các thuốc Vertimec, Vibamec, Vineem, Fastac, Sherpa… Phòng trừ nhện dùng thuốc Saromite, Danitol, Ortus, Nissorun…

Thuốc phòng trừ bệnh chết rạp cây con là Saizole, Monceren, Rovral, Hạt vàng… Bệnh thán thư gây thối quả dùng các thuốc Viben-C, Carbenzim, Antracol, Dithân-M… Bệnh khô héo nhánh dùng các thuốc Mexyl-MZ, rễ domil gold, Alpine… Bệnh héo xanh vi khuẩn dùng các thuốc Kasuran, Cupremicin, Batoci… Với bệnh xoăn lá do virus chủ yếu là trừ các loại bọ phấn, bọ trĩ, rệp. Thực hiện tốt các biện pháp trồng trọt để phòng bệnh.

Thu hoạch ớt đỏ

Với ớt cay, thu hoạch khi quả bắt đầu chín, chuyển màu đỏ một phần ở gần cuống. Sau khi hái về 1 – 2 ngày thì quả chín hoàn toàn, có thể để tiếp 2-3 ngày quả vẫn còn tươi. Sau khi thu hoạch cần phân loại quả tốt xấu để riêng để tiêu thụ hoặc chế biến.

Muốn quả chín đều và đồng loạt có thể phun thuốc Ethrel 480L pha nồng độ 0,02% khi phần lớn quả đã già, trong vườn bắt đầu có quả chín.

Kỹ Thuật Trồng Ớt Chỉ Thiên Siêu Cay (Chili)

Ớt chỈ thiên siêu cay (chili). Được những người nghiền ớt ưa chuộng. Nhìn chung tất cả các loạI ớt cay trong đó có ớt chỉ thiên đều dễ trồng không kén đất có thể trồng trên đất bãi, đất đồi, đất ruộng. Nhưng Ớt chỈ thiên siêu cay (chili) tốt nhất là trên đất bãi hàng năm có ngập phù sa hoặt đất trong đồng có độ màu mỡ khá, thoát nước, giãi nắng.

Thời vụ gieo:

– Gieo tháng 11-12, trồng tháng 1-2. Vụ hè tháng 6-7 trồng tháng 8-9.

– Ươm cây giống: Hạt ngâm nước 2 đêm, đem bọc vào vảI trộn vớI mùn, ủ 3-4 ngày cho hạt mọc mầm. Gieo vãi hạt trên luống, phủ một lớp đất bột mỏng, phủ một lớp trấu hay rơm rạ, tưới nước giữ ẩm. Sau khi gieo 8-10 ngày thì cây mọc. Nếu gặp rét thì che phiên hoặc phủ nilon chống rét cho cây con. Cây 25-30 ngày tuổi có thể đánh đi trồng.

– Luống rộng, 1-1,2m, cao 20-25cm, rãnh luống 25-30cm. Bổ hốc hàng cách hàng 50cm. Cây cách cây 50cm. Bón phân cho 1ha như sau: Phân chuồng 30 tấn+ 368 kgN+ 368kg P2O5+ 184kg K2O. Nếu đất chưa bón vôi 500-1000kg/ha. Phân chuồng + phân lân+ phân kali để bón lót. Phân đạm dùng để bón thúc.

Chăm sóc:

– Tưới nước đủ ẩm sau khi trồng suốt thời gian sinh trưởng.

– Bón thúc: 3 lần luác cây hồi xanh, trước lúc ra hoa và thu quả lứa đầu. Dùng phân đạm pha loãng để tưới cho cây. Có điều kiện bón thêm nước phân chuồng ủ mục pha loãng.

Chú ý phòng trừ sâu bệnh như: sâu khoang, bệnh thán thư.

Thu hoạch:

Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa. Đến tháng 3 thì thu được lứa quả đầu tiên. Trên cây ớt có nhiều lứa hoa. Có quả đang chín, có quả già và đang có hoa. Nếu nơi tiêu thụ gần thì khi xuất quả thật chín. Tránh không làm ảnh hưởng đến chùm hao trên cây. Sau đó cứ 3 ngày thu quả 1 lần. Nếu không bị sâu bệnh phá hại, chăm sóc tốt, cây khoẻ có thể thu liên tiếp trên chục đợt và kéo dài đến 2 tháng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!