Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Mít Ruột Đỏ mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật trồng mít ruột đỏ
Mít ruột đỏ Sông Pha còn có tên gọi là mít siêu sớm, hoặc mít tứ quý bởi cây cho thu hoạch trái chỉ 18 tháng sau khi trồng, lại cho trái quanh năm. Mít ruột đỏ khi chín ruột có màu như củ cà rốt, múi to cơm dày, vị rất ngọt và có mùi thơm như hương va-ni. Bình quân mỗi trái nặng khoảng 10kg, nếu được chăm sóc tốt trái có thể nặng tới 15-17kg. Loại mít này phù hợp với vùng đất thịt pha cát, có khả năng chịu hạn và ít bị sâu bệnh.
Cự ly trồng hàng cách hàng và cây cách cây đều 4m, trồng xen kẽ thành hình tam giác. Hố trồng có đường kính miệng 0,8m, đường kính đáy hố 0,6m và sâu từ 0,6 – 0,7m. Phần đất mặt hố trồng (từ 0,3-0,4m) cần trộn với phân chuồng đã hoai, trước khi trồng nên bón lót thêm phân hữu cơ vi sinh. Từ 7-10 ngày sau khi trồng nên bón thúc 50g phân urê và 50g phân lân cho mỗi gốc mít; khi bón phân nên lưu ý rào rãnh cách gốc mít 10-15cm, sâu 4-5cm, rắc hỗn hợp urê và lân xuống đáy rãnh và lấp đất lại. Phải tưới đậm nước sau khi bón phân để đủ hòa tan phân cho cây hấp thụ, 3-4 ngày sau phải tưới đậm lại một lần nữa; đậy gốc mít bằng rơm hoặc cỏ khô.
Từ 10-15 ngày sau khi trồng nên bón thuốc dưỡng rễ cho cây. Nhà nông khi trồng mít ruột đỏ Sông Pha nên lưu ý, đây là loại cây trồng mau cho trái và cho trái quanh năm, vì vậy chúng đòi hỏi phải có sự đầu tư và chăm sóc đúng mức khi trồng để tăng năng suất trái, hầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
NNVN, 11/01/2007
Xem tất cả các thông tin kỹ thuật về trồng mít
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Mít Ruột Đỏ
Tiêu chuẩn chọn giống mít trước khi trồng
Đất trồng
Vùng đất trồng thích hợp phải là vùng đất thịt có pha cát lẫn thành phần cơ giới khác. Trước khi trồng cần cày xới cho đất tơi xốp có độ thoáng.
Chuẩn bị đất trồng mít phải là vùng bằng phẳng và tiến hành xẻ mương hoặc rãnh với độ sâu 30cm trước khi trồng để thoát nước tránh tình trạng ngập úng trong mùa mưa. Ở khu vực có địa hình dốc, hộ nông dân không cần phải đắp mô và hố trồng đào với kích thước 50x50x50, bón bổ sung phân chuồng, supper lân cùng với 1kg vôi bột, trộn đều rồi lấp đất lại. Hố trồng cần được chuẩn bị trước 1 tháng.
Thời vụ trồng, mật độ
Kỹ thuật trồng
Áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc mít ruột đỏ đúng chuẩn như các bước trên, công đoạn xuống cây giống hãy cuốc một hố nhỏ có kích thước bằng bầu. Nhẹ tay xé bó túi nilon và đặt cây con xuống hố trồng vừa đào sau đó lấp đất lại ém chặt và cố định cây không cho gió tác động khiến cây bị lung lây. Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước và duy trì ẩm độ của cây bằng cách dùng cọc tre buộc cố định cây vào để cây không bị gió tác động làm ngã đỗ.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây giống mít ruột đỏ
Sau khi trồng cần tưới nước thường xuyên và đầy đủ để duy trì độ ẩm cho đất trong thời gian mới trồng. Vào mùa mưa không cần tưới và cho đến khi cây bén rễ thì khoảng cách số lần tưới tăng lên và lượng nước tưới cho một lần cũng nhiều hơn.
Cắt cành tạo tán cho cây mít
Chiều cao của cây mít ruột đỏ được 1m bà con cần tiến hành cắt bỏ cành chồi vf ngọn để tạo cành cấp 1 cho cây. Trung bình mỗi cây không nên để quá 5 cành cấp 1 và cần cố gắng bổ sung thêm cành cấp 2-3 tùy vào độ phát triển của tán. Khi cây chưa ra trái định kỳ thì mỗi năm tiến hành tỉa cành tạo tán 2-3 lần nhưng giai đoạn cây bắt đầu cho trái rồi thì mỗi năm chỉ cần thực hiện 1 lần là đủ. Khi tỉa cành tạo tán bà con cần tiến hành loại bỏ hết những cành cây mọc sát đất và cành tược, những cành sâu bệnh già úa cần loại bỏ đi.
Bón phân cho cây
+ Năm thứ nhất bón phân 2 tháng 1 lần và bón đều dưới từng gốc mỗi góc bón 150g NPK.
+ Năm thứ 2 lúc này cây đã phát triển ổn định hơn thì cần tăng liều lượng phân bón lên 10% và phân chia làm hai đợt bón phân vào đầu mùa mưa lẫn cuối mùa mưa.
+ Giai đoạn cây ra hoa cho đến khi cho thu hoạch kéo dài khoảng 5 tháng bà con nông dân cần tiến hành quan sát màu sắc và cả hình dạng mục đích là quyết định được thời điểm thu hoạch khi nào là thích hợp. Mít già sẽ chuyển màu từ xanh sang màu sắc vàng sáng và các gai mít lúc này cũng nở to hơn căng đét lên khi chạm tay vào vỗ sẽ nghe tiếng bồm bộp. Thu hoạch mít vào thời điểm mùa mưa thì mít sẽ bảo quản được lâu hơn so với những thời điểm khác.
Trồng và chăm sóc mít ruột đỏ là nguyên cả một quá trình dài bà con cần thực hiện đúng theo quy trình của vien eakmat. Để cây được sống trong điều kiện tốt sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất như mong muốn vào cuối vụ thu hoạch.
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Trồng Mít Thái Ruột Đỏ Siêu Sớm
Giới thiệu giống mít thái ruột đỏ
Bên cạnh những dòng mít mật, mít dai được ưu chuộng trên thị trường. Còn có một dòng mít nữa cũng được người tiêu dùng rất thích, đó chính là dòng mít thái ruột đỏ.
Mít thái ruột đỏ là loại mít có ít xơ (Xơ của mít cũng có thể ăn được, mùi vị rất ngon, giòn, ráo, vị thanh mát), múi mít có mùi thơm nhẹ giống dàu chuối, thịt múi giòn, ngọt, hạt nhỏ, mang nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều dinh dưỡng khác rất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó kỹ thuật trồng mít thái cũng khá đơn giản, ít công chăm sóc, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, phù hợp với mọi loại địa hình (Đặc biệt là địa hình vùng đất đồi).
Giới thiệu đặc điểm của cây mít thái siêu sớm
Mít phù hợp với khí hậu nóng ẩm, chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng, mùa khô cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây trồng.
Mít thuộc loại thân gỗ, có thể cao tới 20m. Nhiều nhánh, ruột cây mềm, lá màu xanh đậm, mọc xen kẽ, bóng láng như da, gân lá màu vàng. Lá đơn, hình trái xoan hay hình trứng ngược, phiến dày, các bộ phận của cây đều có chất dính và nhựa phủ trắng.
Hoa xuất hiện trên những cành có cuống ngắn, mọc trên thân chính hoặc các cành lớn. Mít là hoa đơn tính. Hoa đực nhiều hơn hoa cái, không có cánh hoa, mọc chen nhau, bao phấn nổi lên trên bề mặt hoa. Hoa cái cũng sinh ra từ cụm, mọc sát nhau trên cùng một trục, to hơn hoa đực, mỗi cụm có vài trăm hoa, nhị hoa chẻ đôi. Chỉ có một vài hoa cái thụ phấn và phát triển thành múi mít.
Quả mít thực chất là một cụm các quả gồm nhiều quả con đính trên cùng một trục nạc, được bao kín bởi vỏ quả có gai do các đỉnh hoa dính lại tạo thành. Quả có thể nặng từ 5-10kg, khi quả nhỏ có màu xanh, chín ngả sang màu hơi vàng và có mùi thơm.
Quả mít có nhiều múi, to, dày, mùi thơm đặc trưng, cơm màu vàng cam, thịt mịn, giòn, độ ngọt vừa phải, hạt nhỏ. Khi ăn múi mít ít bị dính tay và miệng, ăn ngon và không chán.
Mít tốt và mọc sum xuê ở vùng giàu chất dinh dưỡng, dù là đất xấu, nhiều sỏi đá nhưng thoát nước tốt vẫn có thể trồng mít, nhưng muốn cây to và sản lượng lớn thì trồng ở đất phù sa thoát nước tốt.
Hướng dẫn kỹ thuật cách trồng mít thái siêu sớm
Thứ nhất: Tiêu Chuẩn Chọn Giống
Tùy vào việc chọn giống mà có những tiêu chuẩn riêng, bà con có thể tự nhân giống mít thái siêu sớm theo phương pháp ghép và chiết từ 2 loại giống mít mật và mít dai tuy nhiên phương pháp này cũng khá phức tạp khi bà con phải ghép cây khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng 3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định
Hoặc bà con cũng có thể chọn giống mít thái ruột đỏ bằng hạt tuy nhiên cho thời gian thu hoạch lâu, cây sinh trưởng chậm, chất lượng quả không đồng đều.
Cách chọn giống mít thái tốt nhất là liên hệ tới các đơn vị cung cấp giống cây ăn quả uy tín, khi mua cây giống bà con nên lưu ý cây con giống mít cần khỏe mạnh được tuyển chọn kĩ càng nhằm chọn được những cây con giống có chiều cao và sức khỏe tốt. Cần loại bỏ đi những cây con giống sâu bệnh và còi cọc để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất sau này.
Thứ hai: Thời vụ và mật độ trồng giống mít thái
Cây mít thái có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch để nhẹ công chăm sóc, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ
Về mật đồ trồng được phân chia làm 2 giai đoạn để đảm bảo cây phát triển tốt và khai thác tối đa khoảng đất trồng của mình.
Thứ ba: Kỹ thuật làm đất và đào hố trồng mít thái
– Đất bằng phẳng phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 – 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 – 70cm.
– Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
– Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.
– Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
Thứ tư: Kỹ thuật bón phân lót cho cây
Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
Thứ năm: Cách trồng mít thái siêu sớm
Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút, để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái, rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.
Thứ sáu: Quy trình bón phân cho mít thái ruột đỏ
Phần 1: Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Phần 2: Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu bệnh và tăng năng suất.
Phần 3: Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Mít Thái (Siêu Sớm):
+ Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất.
+ Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là: 1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2.
+ Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước 0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc 400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn vàng mùi vị thơm ngon hơn.
Thứ bảy: Phòng và trừ sâu bệnh cho cây mít thái siêu sớm
Mít thái siêu sớm là loại mít rất ít khi mắc phải bệnh, tuy nhiên bà con cũng nên chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây để cây có thể phát triển tốt. Về giống mít có một số loại bệnh đặc trưng như sau:
Ngoài ra, cây Mít Thái cũng hay bị thối nhũn nhất là ở giai đoạn cây con. Nguyên nhân là do người trồng để đất quá ẩm ướt, rạm rạp nên cây dễ sinh bệnh rồi lây lan nhanh sang các cây khác. Để khắc phục bà con nên đảm bảo cho cây luôn ở độ ẩm vừa phải, trồng thưa tạo sự thông thoáng cho cây phát triển.
Thứ tám: Kinh nghiệm thu hoạch và bảo quản mít
Mít Thái giống siêu sớm cho thu hoạch nhanh và đều quanh năm. Thời gian trung bình từ khi ra hoa đến khi tạo quả khoảng 5 tháng. Chính vì thế khi thấy quả mít chuyển màu sang vàng và gai nở to vỗ có tiếng kêu bôm bốp bạn bắt đầu có thể thu hái được. Dùng dao cắt nhẹ nhàng phần cuống và xếp mít ở nơi thoáng mát. Lau bớt phần nhựa mít đi để tránh dây ra tay hoặc quần áo. Sau mỗi vụ thu hoạch cần bón thúc thêm phân bón để cây lấy sức cho ra quả vào vụ tiếp.
Công dụng của mít thái siêu sớm
Về cây mít thái siêu sớm, chúng tôi xin đưa ra 2 công dụng của mít, công dụng đầu tiên là quả mít đối với sức khỏe con người, công dụng thứ 2 là cây mít dùng để làm gỗ.
Mít dùng để ăn tươi, nấu xôi, trong mít có nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, mít cũng chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa, mít cũng chứa nhiều chất sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc lưu thông máu trong cơ thể.
Ngoài ra, gỗ mít có màu vàng, được ưa chuộng sử dụng làm đồ nội thất, tạc tượng phật, gỗ mít ít bị mối mọt và không chịu tác động của nước, dễ kiếm và không đắt như các loại gỗ khác.
Lợi ích to lớn của trồng mít thái ruột đỏ siêu sớm
Với năng suất 40 tấn/ha và giá bán hấp dẫn, có lúc cao điểm 25.000 – 27.000 đồng/kg, thậm chí tính bình quân cả vụ khoảng 20.000 đồng/kg thôi, mỗi ha đạt giá trị 700 triệu – 800 triệu đồng, lợi nhuận không dưới nửa tỉ đồng.
Do phẩm chất trái mít thái Siêu sớm có nhiều ưu điểm hơn so với mít thông thường trên thị trường nên hiện nay sản phẩm Mít thái siêu sớm đang được tiêu thụ rất mạnh taị các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…
Cây mít Thái siêu sớm dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi kỹ thuật cao và giá hấp dẫn, tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân
Là giống cây ăn quả có tiềm năng lớn trong thị trường nội địa và xuất khẩu.
Kỹ Thuật Trồng Cam Cara Ruột Đỏ
Khi chọn địa điểm trồng cần chú ý những yếu tố chủ yếu như: Đất đồi hoặc đất dốc tụ, đất có độ phù sa cao, tầng đất dày, tơi xốp và dễ thoát nước. Đất úng ngập, bí chặt, tầng đất mỏng không phù hợp với trồng cam cara cara.
1.2. Kỹ thuật trồng:
+ Thời vụ trồng: Từ tháng 4 đến tháng 9.
+ Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm. Khoảng cách cây cách cây 4m, hàng cách hàng 4m. Trong quá trình trồng có thể trồng xen ổi để ngăn chặn rầy Diaphorina xâm nhập, truyền bệnh vàng lá greening cho cây cam vì trong ổi có nhiều tinh dầu có khả năng xua đuổi loài côn trùng gây hại này.
+ Kỹ thuật trồng: Đào lại ở giữa hố đã lấp một hố nhỏ, sâu và rộng hơn bầu cây con. Đặt cây ngay ngắn giữa hố và lấp đất cao hơn bầu 3-5 cm, nén đất chặt rồi tưới nước.
Kỹ thuật chăm sóc cam cara cara năm thứ 1:
– Tưới nước giữ ẩm: Trong thời gian mới trồng, mỗi ngày tưới nước một lần để đất thường xuyên có độ ẩm 70%. Về sau, tùy độ ẩm của đất có thể tiến hành tưới từ 3 đến 5 ngày một lần. Để hạn chế có dại và côn trùng gây hại nên dùng kỹ thuật màng phủ trên mặt đất. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, lá cây.
– Kỹ thuật bón phân:
+ Phân bón lót: 10 kg phân chuồng + 0.5 kg phân lân + 0.5 kg vôi bột. Lấp hố trước khi trồng khoảng 15-20 ngày.
Trộn đều lượng phân trên với lớp đất mặt và lớp đất giữa. Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lớp đất mỏng 2-3 cm. Bơm nước vào đầu hố sau đó dùng cuốc đảo, sau 15 đến 20 ngày là trồng được.
+ Phân bón thúc lần 1 vào tháng 3-4 gồm: 0.2 kg đạm + 0.5 kg lân + 0.2 kg kali/1 hố.
+ Phân bón thúc lần 2 vào tháng 8-9: 0.2 kg đạm + 0.5 kg kali/1 hố.
Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp và rầy hàng tháng.
Kỹ thuật chăm sóc cam cara cara năm thứ 2,3:
– Tưới nước giữ ẩm: Thường xuyên tưới nước, giữ ẩm cho cây. Nếu gặp nắng hạn kéo dài thì phải tăng cường thêm các biện pháp ủ gốc bằng rơm rạ, lá cây. Nếu mưa nhiều gây ứ đọng nước phải khơi thông dòng chảy giúp tiêu thoát nhanh, tránh ngập úng.
– Xới đất làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ và trồng cây xen canh che phủ đất, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại.
– Tạo tán: Khi chồi mắt ghép cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 1. Khi cành cấp 1 cao 30-40 cm thì bấm ngọn tạo cành cấp 2, từ các cành này mọc ra cành cấp 3. Nên để 3-4 cành cấp 1, 6-8 cành cấp 2 và 12-16 cành cấp 3 để cho cây có tán hình mâm xôi, cây thấp dễ chăm sóc.
Thời kỳ đậu quả 1-2 tuần: phun bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.
Hàng năm tiến hành 2 đợt bón phân. Công thức bón cho 1 hố: 15 kg phân chuồng + 0.5 đạm + 1.0 kg lân. Chia làm 2 lần như sau:
+ Bón vào tháng 4-5 gồm: 15kg phân chuồng + 50% đạm + 50% lân + 100% kali.
+ Bón vào tháng 8-9 gồm: 50% đạm + 50% lân.
Trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, đảo sâu 4-5 cm, vùi đất kín, ủ rơm rạ giữ ẩm. Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa, rệp sáp và rầy hàng tháng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Mít Ruột Đỏ trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!