Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Keo Tai Tượng — Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Keo Tai Tượng — Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Keo Tai Tượng — Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

by

Tên khác: Keo lá to, Keo mỡ

Tên khoa học: Acacia mangium Wild

Họ thực vật: Trinh nữ (Mimosaceae)

1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30 m, đường kính từ 25-35cm, đôi khi trên 50 cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao. Cây mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường dẹt gọi là lá thật, các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây.

Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tự ở nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24 tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng ra hoa nhiều nhất vào tuổi 4-5, mùa hoa chính thường vào tháng 6-7.

Quả đậu, dẹt, mỏng, khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi dẹt, màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có dính giải màu đỏ vàng, khi chín và khô vỏ nứt hạt rơi ra mang theo giải đó hấp dẫn kiến và chim giúp phát tán hạt đi xa hơn. Một kg hạt có từ 52000-95000 hạt.

Rễ phát triển mạnh cả rễ cọc và rễ bàng, đầu rễ cám có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.

3. Đặc tính sinh thái

Keo tai tượng mọc tự nhiên ở Đông Bắc Ôxtrâylia tại các vùng Queensland, Jarđin – Claudie River, Ayton – Nam Ingham. Ngoài ra còn thấy xuất hiện ở phía Đông của Inđônêxia và phía Tây Papua Niu Ghinê. Toạ độ địa lý từ 1 đến 19o vĩ Nam và 125o22′-146o17‘ kinh Đông, ở độ cao dưới 800m so với mực nước biển.

Keo tai tượng thường mọc thành các quần thụ lớn không liên tục dọc theo bờ biển, gần những khu rừng ngập mặn, cũng gặp mọc xen lẫn đồng cỏ ở ven sông thuộc vùng nhiệt đới ẩm có 4 đén 6 tháng mùa khô. Lượng mưa trung bình 1446-2970 mm, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13-21oC, tháng cao nhất từ 25-32oC. Là loài cây ưa sáng mạnh và cũng đã được nhập trồng thành công ở nhiều nước như Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Lào,…, sinh trưởng mạnh nhất ở nơi có độ cao dưới 300m so với mực nước biển.

Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều vùng lập địa khác nhau, có thể trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua, bồi tụ, đất phù sa, với độ pH từ 4-4,5. Cũng có thể sống được ở những vùng ngập úng, thoát nước kém. Tuy nhiên ở những nơi này chúng sinh trưởng kém và thường phân cành sớm, chiều cao không quá 10m. Sinh trưởng tốt nhất là trên đất sâu, ẩm và giầu dinh dưỡng, thoáng khí và thoát nước tốt, cùng với độ pH trung tính hoặc hơi chua.

4. Giống và tạo cây con

Hạt giống Keo tai tượng phải được thu hái từ các cây mẹ trong các rừng giống hoặc rừng giống chuyển hoá đã được công nhận. Ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range và một số xuất xứ tốt có nguồn gốc  Papua Niu Ghinê đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để trồng rừng.

Là nhóm loài cây có hệ số nhân giống cao, có thể tạo giống bằng gieo hạt nhưng dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng cho kết quả còn hạn chế.

Cây 2 tuổi có thể ra hoa kết quả, tuy nhiên để đảm bảo có được nguồn giống tốt cho trồng rừng chỉ thu hạt của những cây mẹ từ 6 tuổi trở lên ở rừng giống hoặc rừng giống chuyển hoá đã được công nhận. Chọn cây mẹ có hình dáng thân đẹp, sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh. Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu thì thu hái rồi phơi trên nền gạch cho vỏ quả khô đều. Sau đó cho vào bao tải và đập để tách hạt ra. Làm sạch hạt và phơi trong nắng nhẹ cho đến khi độ ẩm của hạt còn khoảng 6-8%. Trong điều kiện cất trữ thông thường sau 2 năm vẫn đảm bảo sức nảy mầm của hạt khoảng 60%. Nếu được xử lý tốt, tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt có thể đạt trên 80% và 1kg hạt cho 30000-35000 cây con tiêu chuẩn.

Xử lý hạt trước khi gieo bằng cách cho hạt vào chậu rồi đổ nước sôi vào với tỷ lệ 1/10 và ngâm trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra đem ngâm vào nước lã khoảng 1 giờ và rửa sạch. Có thể đem gieo ngay hoặc ủ trong túi vải 2-3 ngày thì hạt nứt nanh và đem cấy vào bầu hoặc gieo trên luống. Cần lưu ý trong quá trình ủ hạt phải rửa chua và thay túi hàng ngày.

Kỹ thuật tạo bầu, gieo cây, chăm sóc cây con tương tự như đối với Keo lá tràm.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, chiều cao tối thiểu 50cm, đường kính gốc tối thiểu 0,5cm.

5. Trồng và chăm sóc rừng

Ở nước ta Keo tai tượng thường được trồng thuần loài hoặc cũng có một số nơi được trồng hỗn giao với bạch đàn, phi lao, trám,… nhưng chưa mấy thành công.

Để tận dụng khả năng cải tạo đất của những loài cây có nốt sần cố định đạm tự nhiên, qua đó cung cấp dinh dưỡng cho cây, góp phần cải tạo đất, nên keo tai tượng thường được trồng ở những nơi đất trống đồi núi trọc.

Có thể mở rộng gây trồng ở những nơi có lượng mưa bình quân năm 1300-1500mm, 2200-2400mm, nhiệt độ bình quân năm 19-22 hoặc 27-30oC, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 30-32oC, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất 15-22oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 32-34oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 10-15oC, có 3-5 tháng mưa ít hơn 50mm, độ cao trên 500-700m so với mực nước biển, địa hình dốc 15-25o; loại đất thung lũng dốc tụ, đất đỏ vàng và đất mùn trên núi, độ dày tầng đất trên 50-100cm.

Diện tích đất tự nhiên toàn quốc thích hợp để trồng Keo tai tượng chiếm  23,3%, có thể mở rộng 27,2%, ít thích hợp 49,6%.

Xử lý thực bì toàn diện ở nơi có thực bì mọc tốt. Trồng với mật độ 2500-3300 cây/ha với mục tiêu phòng hộ, 1600-2000 cây/ha với mục tiêu sản suất.

Các tỉnh Bắc bộ và Thanh Hoá trồng vụ Xuân Hè (tháng 3-5), có thể trồng vụ Thu (tháng 7-8). Các tỉnh ven biển miền Trung trồng vụ Thu Đông (tháng 9-11). Các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ trồng đầu mùa mưa (tháng 4-6).

Nếu trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho ngành giấy, chỉ cần tỉa thưa 1 lần vào tuổi 6-7 và có thể khai thác ở tuổi 9-10. Khi mục đích trồng rừng là để lấy gỗ xẻ phải tiến hành tỉa thưa lần 2 vào tuổi 9-10, cường độ tỉa thưa là 30% số cây hiện có trong lâm phần. Khi rừng đến tuổi 15-18 tiến hành khai thác chính theo phương thức chặt  trắng. Keo tai tượng có khả năng tái sinh hạt rất tốt, có thể tận dụng khả năng đó sau khai thác luân kỳ 1 để phục hồi rừng mà không cần phải trồng lại.

6. Khai thác, sử dụng

Cũng giống như Keo lá tràm, Keo tai tượng là cây đa tác dụng, gỗ có giác lõi phân biệt, với tỷ trọng từ 0,5-0,6, sợi dài 1-1,2 mm; dùng làm gỗ giấy, gỗ dăm, gỗ xẻ, đóng đồ mộc cao cấp, làm ván ghép thanh, bao bì,…. Gỗ có nhiệt lượng khá cao 4800 kcal/kg do đó cũng có thể dùng để đốt than, làm củi đun rất tốt.

Là loài cây mọc nhanh, tán lá dày, thường xanh nên còn được trồng làm cây bóng mát ở công viên, đường phố. Hoa có thể dùng để nuôi ong, vỏ chứa ta nin dùng cho công nghệ thuộc da, lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc.

Rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm rất tốt, nên Keo tai tượng nói riêng và các loài keo nói chung, ngoài việc sử dụng để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ, còn được trồng ở những nơi có đất khô cằn, bị thoái hoá để tận dụng khả năng cải tạo đất của chúng.

Rừng keo tai tượng trồng 10 tuổi ở nơi đất trung bình có thể cho 12 đến 15 m3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho 18 đến 20, thậm chí đạt 25 m3/ha/năm. Tăng trưởng bình quân ở giai đoạn 10-13 tuổi đạt tới 24m3/ha/năm, ở Nam Phi rừng trồng bằng cây con từ hạt đạt 21,9 m3/ha/năm và từ các dòng vô tính đạt 30 m3/ha/năm.

Nếu kết hợp kinh doanh gỗ xẻ sau 15-18 năm khai thác gỗ dùng để đóng đồ mộc cao cấp nhất là cho xuất khẩu thì càng có giá trị cao, cũng vì vậy mà những năm gần đây nhiều nơi đã rất chú trọng trồng Keo tai tượng nhất là ở các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh,….

Ở một số lập địa hoặc một số xuất xứ thường gặp có cây bị rỗng ruột làm giảm giá trị sử dụng của gỗ nhưng chưa xác định được nguyên nhân một cách chắc chắn và cũng chưa tìm được biện pháp khắc phục có hiệu quả.

Tin mới nhất

Các tin khác

Kỹ Thuật Trồng Keo Lá Tràm — Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam

by

Tên khác: Tràm bông vàng

Tên khoa học: Acacia auriculiformis A.  Cunn. ex Benth.

Họ thực vật: Trinh nữ (Mimosaceae)

1. Đặc điểm hình thái

Là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể hơn 25m, đường kính có thể tới 60cm. Thân tròn thẳng, tán rộng và phân cành thấp, cành thường phân nhánh đôi, vỏ dầy màu nâu đen.

Cây con ở giai đoạn 2-3 tuần kể từ khi nẩy mầm có 1-2 lá kép lông chim 2 lần chẵn được gọi là lá thật. Tiếp theo sau đó xuất hiện lá biến dạng trung gian phần đầu vẫn là lá kép, phần cuống phình ra tạo thành hình mũi mác thẳng, dài và rộng bản. Sau đó, lá kép bị mất hoàn toàn được thay thế bằng lá đơn         trưởng thành, mọc cách, mép lá không có răng cưa, phiến hơi cong như hình lưỡi liềm, gọi là lá giả. Loại lá này được tồn tại trong suốt thời gian sống của cây, lá dày, màu xanh thẫm, cuống ngắn có 3 gân gốc chạy song song dọc theo phiến lá.

Hoa tự hình bông dài 8-15cm, mọc ở nách lá gần đầu cành, tràng màu vàng nhiều nhị vươn dài ra ngoài hoa.

Quả đậu xoắn, hạt nằm ngang, tròn và dẹt khi khô màu nâu bóng, dây rốn dài, quấn quanh hạt. Khi còn non quả hình dẹt, mỏng, thẳng, màu vàng khi già chuyển sang mầu nâu nhạt, vỏ quả khô hình xoắn, mỗi quả có từ 5-7 hạt.

Khi chín vỏ quả khô và nứt ra, hạt vẫn được dính với vỏ bằng một sợi dây màu vàng ở rốn hạt. Hạt màu nâu đen và bóng, mỗi kg có 45.000-50.000 hạt.

2. Đặc tính sinh thái

Keo lá tràm phân bố tự nhiên chủ yếu ở phía Bắc bang Queensland và Northern Territory của Ôxtralia và nhiều vùng của Papua Niu Ghi Nê, kéo dài tới Irian Jaya và quần đảo Kai của Inđônêxia. Phạm vi phân bố nằm giữa vĩ độ 50 và 170 Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở các vĩ độ từ 8-160Nam, độ cao tuyệt đối dưới 600m, phân bố nhiều nhất ở dưới 100m. Hiện nay Keo lá tràm đã được nhân rộng và gây trồng ở nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Việt Nam, Ấn Độ,….

Keo lá tràm là loài cây ưa sáng mạnh, khả năng thích ứng rộng, chúng có thể sống được ở những vùng có mùa khô kéo dài từ 4-6 tháng, lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 600-700mm, hoặc những vùng lạnh nhiệt độ xuống dưới 100C nhưng phát triển kém. Tuy nhiên, chúng sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu nóng ẩm và cận ẩm, nhiệt độ trung bình năm trên 240C, nhiệt độ tháng nóng nhất từ 32-340C, tháng lạnh nhất từ 17-220C. Lượng mưa trung bình năm trong khoảng 2000-2500mm, và chỉ có từ 1-2 tháng mùa khô, độ cao từ 0-600m, tốt nhất ở độ cao dưới 100m so với mực nước biển.

Keo lá tràm là loài cây dễ gây trồng, thích nghi được với nhiều loại đất đai khác nhau như đất cát ven biển, đất đồi núi phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, nai, granit, phù sa cổ…, với độ pH từ 3-9. Chúng thích nghi tốt với những nơi có tầng đất sâu ẩm, giàu dinh dưỡng và nơi có pH trung tính hoặc hơi chua. Tuy nhiên các cây họ Đậu nói chung và Keo lá tràm nói riêng nhờ có nốt sần có khả năng cố định đạm nên chúng không những có khả năng thích ứng tốt trên những loại đất xấu, thoái hoá, nghèo kiệt dinh dưỡng, nhất là nghèo đạm mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt.

4. Giống và tạo cây con

Áp dụng tiêu chuẩn ngành QPN19-96 – quy phạm kỹ thuật tạm thời trồng rừng Keo lá tràm ban hành kèm theo quyết định số 1410 NN/QĐ ngày 20-8/1996 của Bộ NN& PTNT.

Cây 3-4 năm tuổi đã cho quả nhưng để đảm bảo thu được hạt có chất lượng tốt, chỉ thu quả ở những cây mẹ từ 5 tuổi trở đi trong các rừng giống, vườn giống đã được công nhận. Ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Coen river, Mibini, Morehead river đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để phục vụ trồng rừng.

Đặc biệt quan tâm sử dụng các giống mới được công nhận gồm các dòng AA1, AA5, AA9 cho các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và những nơi có điều kiện tương tự; các dòng BVlt25, Bvlt83, Bvlt84, Bvlt85 cho Đông Hà – Quảng Trị, Ba Vì – Hà Nội; dòng Clt7 cho vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và những nơi có điều kiện tương tự; các dòng Clt19, Clt57, Clt64, Clt98, Clt133 cho Đồng Hới – Quảng Bình và những nơi có điều kiện tương tự; các Clt1F, Clt18, Clt26, Clt43, Clt171 cho Bầu Bàng – Bình Dương và những nơi tương tự.

Thời gian thu hái quả đối với các tỉnh miền Nam là tháng 2-3, còn với các tỉnh miền Bắc thu hái muộn hơn vào tháng 4-6. Quả thu về đem hong phơi khoảng 3 ngày cho vỏ quả khô đều, sau đó tách hạt bằng cách cho quả vào bao tải đập cho hạt tách ra, tiếp đến loại bỏ vỏ, tạp vật đem phơi hạt trong bóng râm 2-3 ngày, hạt khô (khi độ ẩm trong hạt còn khoảng 7-8%) được cất trữ trong túi ni lông, để nơi khô ráo thoáng mát, có thể giữ được sức nảy mầm 18 tháng.

Tỷ lệ chế biến khoảng 3-4kg quả cho 1kg hạt, tỷ lệ nảy mầm ban đầu có thể đạt 90%.

Hạt Keo lá tràm có lớp vỏ dày, cứng khó thấm nước và thấm khí do đó trước khi gieo phải được xử lý bằng nước nóng 1000C. Ngâm hạt trong nước sôi 1-2 phút, sau đó vớt ra ngâm vào nước lạnh qua đêm, vớt ra rửa chua xong ủ hạt trong túi vải sau 2-3 ngày hạt bắt đầu nứt nanh đem ra cấy vào bầu (trong thời gian ủ hạt phải tiến hành rửa chua hàng ngày). Có thể gieo hạt thẳng bầu hoặc gieo vãi trên luống mà không cần ủ hạt trong túi vải, cần lưu ý khâu phòng bệnh, nấm cho hạt trước khi gieo.

Ngoài tạo cây con từ hạt, có thể dùng phương pháp nhân giống sinh dưỡng để tạo cây con (giâm hom và nuôi cấy mô) do Keo lá tràm là cây có hệ số nhân giống bằng giâm hom cao. Hom phải được trẻ hoá, do đó cần phải xây dựng vườn vật liệu lấy hom. Vật liệu giâm hom sau khi thu về được xử lý để tạo hom, chọn những hom bánh tẻ, cắt bớt chiều dài chỉ để lại 10-15cm, lá được cắt bớt để hạn chế thoát hơi nước, để lại 2-3 lá/hom, cắt bỏ 2/3 phiến lá, gốc hom cắt vát chéo. Tiếp đó hom được khử nấm bằng dung dịch benlat 1-2% trong khoảng 5-10 phút thì vớt ra chấm thuốc kích thích ra rễ và cắm vào bầu đất hoặc cát đã được xử lý bằng Benlat. Hom được để trong lồng chụp có ni lông che kín để giữ ẩm, phía trên lồng chụp được che bằng lưới đen để tránh ánh sáng trực tiếp. Phải luôn đảm bảo giữ ẩm cho hom, liều lượng phun cần phải căn cứ vào thời tiết. Sau khoảng 2-3 tuần hom bắt đầu ra rễ, nếu được chăm sóc tốt tỷ lệ hom ra rễ có thể trên 90%.

Tuỳ theo mục đích mà tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng có khác nhau, nếu trồng rừng phòng hộ cây cao 1-1,2m đường kính cổ rễ 1-1,5cm, còn trồng sản xuất thì cây cao 20-25cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,4cm là đạt tiêu chuẩn.

5. Trồng và chăm sóc rừng

Có thể mở rộng gây trồng ở những nơi có lượng mưa bình quân năm 1200-1600mm, 2100-2500mm, nhiệt độ bình quân năm 22-24oC hoặc 28-30oC, nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 32-34oC, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất 17-22oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 34-40oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 12-14oC, có 3-5 tháng mưa ít hơn 50mm, độ cao 250-500m so với mực nước biển, địa hình dốc 15-25o; loại đất phèn trung bình và nhẹ, đất cát, đất đỏ vàng và đất mùn trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất thung lũng dốc tụ, đất có độ dày 50-100cm.

Diện tích đất tự nhiên toàn quốc thích hợp để trồng Keo lá tràm chiếm  24,5%, có thể mở rộng 45,5%, ít thích hợp 30,0%.

Ở nước ta Keo lá tràm thường trồng thuần loài, một số nơi cũng được trồng hỗn loài với một số cây như bạch đàn, Phi lao, trám, thông,…

Các tỉnh Bắc bộ và Thanh Hoá trồng vụ Xuân Hè (tháng 3-5), có thể trồng vụ Thu (tháng 7-8). Các tỉnh ven biển miền Trung trồng vụ Thu Đông (tháng 9-11). Các tỉnh Tây Nguyên và Nam bộ trồng đầu mùa mưa (tháng 4-6).

Ở những nơi đất bị ngập úng, đất cát bán ngập, đất phèn phải lên líp, trồng sau khi mùa mưa bắt đầu được 1 tháng là tốt nhất.

Nơi có thực bì cao và dày rậm phải phát dọn thực bì toàn diện hoặc theo băng, nơi thực bì thưa thớt thì chỉ cần phát dọn quanh hố trồng, làm đất cục bộ, cuốc hố với kích thước 40x40x40cm.

Mật độ trồng thường 2500-3000 cây/ha cho rừng thuần loài để phòng hộ, còn với rừng hỗn giao tuỳ theo mục đích mà bố trí cho phù hợp. Đối với rừng trồng sản xuất, mật độ trồng thích hợp là 1300-1600 cây/ha.

Là loài cây ưa sáng mạnh do đó sau khi trồng phải chú ý chăm sóc phát luỗng giây leo bụi rậm lấn át đảm bảo đủ ánh sáng cho cây trồng nhất là trong 3 năm đầu khi rừng chưa khép tán.

6. Khai thác, sử dụng

Keo lá tràm là cây thường xanh với tán lá khá dày, hệ rễ phát triển và có nấm cộng sinh cố định đạm nên có tác dụng chống xói mòn, phòng hộ và cải tạo đất rất tốt.

Là cây đa tác dụng, mọi sản phẩm thu từ cây đều có giá trị kinh tế. Gỗ  có tỷ trọng khá cao (0,6-0,75), màu nâu đỏ hoặc xám nâu, nặng và rắn, có vân thớ đẹp giống như gỗ cẩm lai nên có nhiều nơi gọi là gỗ cẩm lai giả. Gỗ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm trụ mỏ, ván dăm, nguyên liệu giấy, xây dựng nhà cửa, làm đồ gia dụng và đồ mộc xuất khẩu,…. Cây cũng có thể dùng làm cây chủ để nuôi thả cánh kiến đỏ, làm giá thể để nuôi mộc nhĩ hoặc làm củi. Vỏ chứa tanin (hàm lượng 13%) có thể dùng cho nghề thuộc da.

Ngoài giá trị từ gỗ và vỏ, hoa Keo lá tràm còn có thể dùng để sản xuất nước hoa và phục vụ cho nghề nuôi ong vừa cung cấp mật ong cho thị trường vừa góp phần gián tiếp thúc đẩy quá trình thụ phấn cho cây trồng. Keo lá tràm có hoa màu vàng tươi và có thể ra hoa nhiều lần trong năm, có bộ tán khá đẹp, cây dễ trồng, ít sâu bọ nên có thể trồng làm cây xanh, cây trang trí trong các công viên và ven các đường phố.

Chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ để làm gỗ giấy, gỗ dăm thường 9-10 năm tỉa thưa 1 lần vào tuổi 5-6, chặt bỏ những cây mọc kém, bị chèn ép, chỉ để lại 800-1000 cây tốt phân bố đều trên 1 ha.

Để kinh doanh gỗ lớn có thể tỉa thưa 2 lần, lần đầu vào tuổi 6-8, cường độ tỉa từ 1/3 đến 2/5 số cây ban đầu, lần 2 tỉa vào tuổi 10-15, chỉ để lại 400-500 cây tốt nhất trên 1 ha sau 20-25 năm sẽ khai thác chính là phù hợp.

Năng suất thu được với kinh doanh gỗ nhỏ sau 9-10 năm có đạt được 12-15 m3/ha/năm, nơi đất tốt và trồng thâm canh có thể đạt 20 thậm chí 30 m3/ha/năm.

Sau khi khai trắng luân kỳ 1 Keo lá tràm tái sinh hạt rất mạnh với hàng vạn cây trên một ha, nếu cành nhánh để lại được rải đều và đốt thì tỷ lệ cây tái sinh còn cao hơn nhiều. Do vậy, nếu có biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh tự nhiên thích hợp có thể tạo thành rừng mới cho luân kỳ 2 mà không phải trồng lại.

Tin mới nhất

Các tin khác

Kỹ Thuật Trồng Giổi Xanh — Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam

by

GIỔI XANH Tên khoa học: Michelia mediocris Dandy Họ thực vật: Ngọc lan (Magnoliaceae) (Nguồn chính: Nguyễn Thị Nhung, 2009) 1. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25-35m, đường kính ngang ngực đạt 80-100cm. Thân thẳng, tròn đều, phân cành cao. Cành non có lông, có lỗ bì trắng và có sẹo vòng. Vỏ xám, nhẵn, bong nhẹ. Thịt vỏ màu vàng nâu, mềm, dầy, có mùi thơm nhẹ. Lá đơn hình bầu dục dài, mọc cách, nhẵn, đầu có mũi ngắn, màu xanh nhạt, bóng, dài 8-15cm, rộng 3-5cm. Gân bên 10-16 đôi. Lá kèm có lông mặt ngoài.

Hoa đơn độc mọc đầu cành, cuống có lông, cánh hoa màu trắng. Quả kép dài 6-10cm, gồm nhiều hạt hình trứng thuôn hay cầu dẹt. Hạt màu đỏ.

2. Đặc tính sinh thái

Cây phân bố ở các vùng đồi núi có độ cao dưới 700m so với mực nước biển trong các rừng lá rộng thường xanh. Chúng phân bố rải rác từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Nghệ An cho tới Tây Nguyên. Giổi xanh ưa đất sâu ẩm, tốt, thoát nước. Nó mọc trên nhiều loại đất feralit phát triển trên gnai, micasit, phiến thạch sét, phiến thạch mica, macma axit. Chúng thường sống hỗn loại với các loài như Lim xẹt, Ràng ràng mít, Re, Ngát (ở miền Bắc) hoặc với Xoay, Thông nàng, Trám, Vạng, Giẻ (ở Tây Nguyên). Cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh, tái sinh hạt tốt. Cây non chịu bóng nhẹ.

Mùa ra hoa tháng 3-4, quả chín tháng 9-10. Một kg hạt có 4500-5000 hạt.  Hạt tốt, gieo đúng kỹ thuật có thể tạo được trên 2500 cây/1kg.

3. Giống và tạo cây con

Hạt giống được thu hái trên các cây giống từ 20 tuổi trở lên, có đường kính trên 30cm, thân thẳng đẹp, tán đều phân cành cao, cành nhỏ, không sâu bệnh trong rừng tự nhiên, rừng trồng hay trong các khu rừng giống chuyển hoá.

Hạt giống được thu hái từ tháng 8 đến tháng 10 ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, từ tháng 9 đến tháng 11 ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Chỉ thu quả khi vỏ chuyển từ màu xanh sang màu vàng sẫm, tử y có màu đỏ, hạt màu đen .

Giống được thu hái bằng cách trèo lên cây lấy quả nhưng không được bẻ cành làm ảnh hưởng đến tán cây.

Chỉ thu những hạt có phôi cứng, màu trắng sữa, không thu  hạt có phôi đã bị teo, tử y chuyển sang màu vàng.

Sau khi thu hái quả được chất thành đống cao không quá 30cm trên sàn nhà, ủ quả 1-2 ngày sau đó phơi trong nắng nhẹ để tách hạt. Hạt được ngâm trong nước 1-2 ngày sau đó sát nhẹ đãi sạch tử y trong nước lấy hạt đen. Hạt đen được phơi nơi thoáng gió khi hạt se tiến hành bảo quản hạt .

Hạt Giổi xanh được bảo quản theo 2 phương pháp: Bảo quản trong cát ẩm: hạt được trộn đều với cát có độ ẩm 8-10% (nắm cát trong tay khi bỏ ra cát không bị rơi) với tỷ lệ 1 hạt : 3 cát theo thể tích, trên phủ một lớp cát ẩm.

Định kỳ 10-15 ngày đảo hạt 1lần, tưới nước bổ sung nhằm đảm bảo độ ẩm ban đầu, phương pháp này có thể bảo quản khối lượng hạt lớn, thời gian bảo quản không được quá 3 tháng.

Bảo quản hạt trong điều kiện lạnh: Với khối lượng hạt không lớn có thể bảo quản hạt trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 5-15oC, thời gian bảo quản không quá 9 tháng.

Hạt giống phải có màu đen sạch, có tỷ lệ nẩy mầm đạt trên 85%.

Đất làm vườn ươm tạo cây Giổi xanh tuân thủ theo các yêu cầu chung về vườn ươm cây lâm nghiệp.

Đất làm vườn ươm được cuốc, xới, làm sạch cỏ sau đó lên luống có chiều cao 10-15 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo chiều dài của  vườn ươm, xếp bầu trên luống để cấy cây.

Gieo hạt trước khi trồng 8-10 tháng tuy nhiên do hạt giổi nhanh mất sức nẩy mầm nên sau khi thu hái có thể gieo hạt ngay để tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt.

Hạt được xử lý theo cách: ngâm hạt đen trong nước từ 4-6 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch, ủ trong bao vải 7-10 ngày, khi hạt nứt nanh hoặc có 2 lá mầm thì cấy vào  bầu.

Vỏ bầu làm bằng Polyetylen có kích thước 10x18cm, xung quanh đục lỗ thoát nước. Ruột bầu có tỷ lệ 89% đất vườn ươm hoặc đất rừng, 10% phân chuồng hoai, 1% NPK có thành phần 5:10:5 hoặc 10:10:5.

Trước khi cấy cây mầm vào bầu  phải tưới nước trên luống, dùng que cấy cây  mầm vào bầu, sau khi cấy cần che bóng 50-60 %, hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho luống cấy cây.

Trong thời gian hai tháng sau khi cấy cây phải tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều khi trời râm mát. Sau 2 tháng mỗi ngày tưới 1 lần cho đủ độ ẩm. Bón thúc cây con bằng cách tưới dung dịch NPK(5:10:5) nồng độ 0,5%, với liều lượng 2 lít trên 1m2, hoặc tưới phân chuồng hoai đã pha loãng. Sau mỗi lần tưới phân phải tưới nước để rửa sạch lá.

Khi cây con cao 10-15cm cần đảo bầu kết hợp phân loại theo chiều cao để chăm sóc những cây sinh trưởng kém. Trong thời gian 3-4 tháng tiếp tục đảo bầu và phân loại cây để chăm sóc cho đến khi đem trồng. Sau 4 tháng giảm một nửa độ tàn che, tháng thứ 6 bỏ hoàn toàn dàn che, giảm dần lượng tưới nước từ tháng thứ 4-5, ngừng tưới nước 3-4 tuần trước khi đem trồng.

Để phòng trừ nấm, bệnh phải dùng Benlát C nồng độ 0,05% phun lên luống trước khi cây cây 1 tuần, sau đó 10-15 ngày phun 1 lần với lượng thuốc phun 2 lít cho 1m2.

Cây con đem trồng phải đạt 8-10 tháng tuổi, cao 40-50cm, có đường kính gốc 0,3-0,5cm, sinh trưởng bình thường, lá xanh, thân thẳng, không sâu bệnh.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN 130-2006 – quy trình kỹ thuật trồng rừng Giổi xanh của Bộ NN&PTNT.

Giổi xanh được trồng ở những nơi có nhiệt độ không khí trung bình năm từ 20 đến 25oC, lượng mưa trung bình năm 1500-2500 mm, độ cao so với mặt biển không quá 1000m. Giổi xanh thích hợp với các loại đất Feralit đỏ vàng, vàng đỏ, xám vàng phát triển trên sa thạch, phiến thạch, đá macma axit, phiến thạch mica, đất còn tính chất đất rừng, sâu, ẩm, thoát nước, tầng dầy trên 40cm, hàm lượng mùn từ 4-5%, lượng K2O dễ tiêu trên 10mg/100g đất. Giổi xanh được trồng ở rừng nghèo kiệt (IIIa1), rừng non phục hồi (IIa) hay đất trảng cây bụi có cây gỗ rải rác.

Các tỉnh miền Bắc trồng vào vụ Xuân hay đầu vụ Hè từ tháng 3-6; vùng Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 10-11; vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trồng vào tháng 6-8.

Giổi xanh được trồng để làm giàu rừng hay trồng rừng kinh doanh gỗ lớn ở rừng nghèo kiệt, rừng non phục hồi, đất sau nương rẫy hoặc đất rừng sau khai thác trắng. Trồng Giổi xanh làm giàu rừng theo băng hay theo đám.

Trồng Giổi xanh làm giàu rừng theo băng: Áp dụng cho rừng nghèo kiệt, thiếu tái sinh và rừng non phục hồi sau nương rẫy. Băng được thiết kế theo hướng Đông – Tây hoặc theo đường đồng mức với địa hình có độ dốc lớn hơn 15o. Đối tượng trồng rừng có tầng cây cao 8-10m phát băng trồng rộng 5-6m, băng chừa 8-10m. Đối tượng trồng rừng có tầng cây cao 12-15m phát băng trồng 7-8m băng chừa 10-12 m. Đối tượng trồng rừng có tầng cây cao trên 15m phải hạ tán xuống dưới 15m, phát băng trồng rộng 7-8m, băng chừa 10-12m. Trên băng trồng thực bì được phát sạch đến gốc sau đó dọn ra hai bên chỉ để lại cây tái sinh  và cây gỗ kinh tế, chặt bỏ hay ken chết các cây không phải là cây kinh tế có đường kính trên 10cm. Cuốc hố 40x40x40 cm trước khi trồng 1 tháng, lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày. Trên mỗi băng trồng 1 hàng Giổi xanh, cự li cây cách cây 4 m.

Trồng Giổi xanh làm giàu rừng theo đám: Áp dụng cho rừng nghèo kiệt hay rừng non phục hồi  nhưng trong quần thể rừng có diện tích đám trống tối thiểu là 200m2. Trong các đám trống thực bì được phát sát đến gốc, băm nhỏ, dọn ra ngoài, chặt bỏ hoặc ken chết cây không phải là cây kinh tế có đường kính trên 10cm, chừa lại cây tái sinh và cây gỗ lớn kinh tế. Đám rừng xung quanh lỗ trống phải chặt bỏ dây leo, hoặc cây không phải là cây kinh tế có tán lớn ảnh hưởng đến cây trồng trong đám. Cuốc hố 40x40x40cm trước khi trồng ít nhất 1tháng, lấp hố trước khi trồng 10-15 ngày. Trong đám bố trí cây cách đều nhau với cự li 4mx 4m.

Trồng rừng Giổi xanh với mục đích kinh doanh gỗ lớn: Áp dụng đối với trảng cây bụi phục hồi sau nương rẫy hoặc đất rừng sau khai thác. Trồng hỗn loài giữa Giổi xanh và Keo lá tràm hay keo lai, trồng 1 hàng Giổi xen lẫn 1 hàng keo phù trợ. Nơi có lập địa tương đối bằng phẳng thiết kế rạch trồng theo hướng Đông Tây, nơi có độ cao trên 15o thiết kế rạch trồng theo đường đồng mức, rạch trồng rộng 4m. Phát sạch, chặt, băm vụn và dọn thực bì ra ngoài diện tích trồng rừng chỉ để lại cây tái sinh và cây mục đích. Cuốc hố kích thước 60x60x60 cm đối với nơi tương đối bằng phẳng hoặc 40x40x40 cm với nơi dốc trên 15o, cuốc hố trước 1 tháng, lấp hố trước 15 ngày. Trong mỗi rạch trồng 1 hàng Giổi xanh vào chính giữa rạch với cự li 4x4m, các loài keo trồng với cự li 3x3m.

Rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng, không làm vỡ bầu, đặt cây thẳng giữa hố, lấp đất đầy mặt hố, nén chặt xung quanh bầu, vun lớp đất mặt xung quanh cổ rễ.

Một tháng sau khi trồng kiểm tra hiện trường để trồng dặm các cây chết. Sau 3 tháng tiến hành nghiệm thu tỷ lệ sống trên 90% đạt yêu cầu.

Rừng trồng được chăm sóc trong 5 năm liền:

– Năm thứ nhất: Sau khi trồng 2-3 tháng phát quang thực bì, dây leo, cỏ dại xâm lấn cây mới trồng, làm cỏ xới đất xung quanh gốc cây rộng 1m.

– Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần, lần 1vào đầu vụ xuân, phát dây leo bụi rậm xâm lấn cây trồng. Lần 2 vào đầu mùa mưa, vun xới quanh gốc trong phạm vi 1m, kết hợp bón phân NPK(5:10:3) lượng bón 200g/ cây. Lần 3, phát quang thực bì dây leo, cây bụi xâm lấn cây trồng vào cuối mùa mưa.

– Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần, lần 1 vào đầu vụ xuân, phát quang thực bì, dây leo cây bụi xâm lấn cây trồng. Lần 2, phát thực bì, dây leo, xới vun gốc kết hợp bón phân NPK như năm thứ hai.

Sau khi trồng 2-3 năm khi thấy tán cây phù trợ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây giổi cần phải điều chỉnh mật độ cây phù trợ.

Năm thứ tư và thứ năm, chăm sóc 1 lần/ năm. Nội dung chăm sóc gồm phát dây leo, bụi rậm, cây bụi, loại bỏ cây sâu bệnh, cây không mục đích có tán lớn ảnh hưởng đến cây trồng trong băng, rạch .

5. Khai thác, sử dụng

Gỗ Giổi xanh có giác lõi phân biệt. Lõi màu vàng, cứng, mịn, bền, nhẹ, tỷ trọng 0,58, dễ gia công, ít cong vênh, không bị mối mọt. Gỗ dùng đóng đồ mộc trong gia đình, đóng tàu thuyền, làm nhà.

Là loài cây đang được sử dụng trồng làm giàu rừng. Một số nơi đã trồng quy mô hàng trăm ha, cây sinh trưởng tốt, có nhiều triển vọng.

Trong quá trình kinh doanh rừng Giổi xanh tiến hành nuôi dưỡng rừng 2 lần vào các năm thứ 7-8 và các năm thứ 10-12.

Lần 1 vào năm thứ 7-8 khi cây Giổi xanh trong băng hay rạch đã khép tán tiến hành loại bỏ cây sinh trưởng kém, cây cong queo, sâu bệnh,… phát luỗng dây leo, bụi rậm, chặt bỏ cây không có mục đích kinh tế trong băng chừa có tán chèn ép cây giổi trong băng trồng, chú ý khi điều chỉnh  mật độ trong băng trồng không chặt 2 cây liền nhau.

Lần 2 tiếp tục phát luỗng dây leo, bụi rậm, điều chỉnh mật độ, mở tán cho cây giổi sinh trưởng, phát triển.

Tin mới nhất

Các tin khác

Kỹ Thuật Trồng Tràm Ta — Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam

by

TRÀM TA

Tên khác: Tràm cừ, Tràm cau, Tràm lá ngắn

Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powel.

Họ thực vật: Sim (Myrtaceae)

(Nguồn chính: Nguyễn Việt Cường, 2005 )

1. Đặc điểm hình thái

Cây bụi, gỗ nhỏ đến trung bình hoặc lớn, thân hơi vặn, vỏ trắng dày bong mảng gồm nhiều lớp xếp lên nhau. Lá đơn mọc cách, cứng, dày, đầu và đuôi nhọn dần. Cụm hoa dạng chùm phân nhiều nhánh, nằm ở đầu cành. Sau khi kết thúc quá trình ra hoa và kết quả tiếp tục ra lá non.

Hoa màu trắng, trắng xanh hay trắng sữa,… Quả nang hoá gỗ, không cuống, hình trụ, có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa rất nhiều hạt và mày, hạt phát tán bằng cách chẻ ô. Hạt Tràm ta rất nhỏ, không có nội nhũ. Hạt non màu trắng sữa khi chín chuyển màu cánh gián hoặc xám nâu.

Tràm ta ra hoa, kết quả quanh năm, trổ hoa trong 3-5 ngày, thụ phấn nhờ côn trùng. Quả tồn tại trên cây một vài năm và hạt không rơi ra trừ khi cây bị ngừng cung cấp nước.

2. Đặc tính sinh thái

Mọc tự nhiên ở vùng ven biển, cận ven biển nhiệt đới bang Queensland, vùng Tây và Bắc nước Úc và mở rộng vào nội địa đến 350km dọc theo các sông chính. Thường mọc trên địa hình phẳng, thoai thoải ở các lòng sông, đồng bằng ven biển hoặc các đầm lầy theo mùa. Tràm ta còn phân bố đến Papua New Guinea và Đông Inđônêxia.

Ở nước ta chỉ có một loài tràm này chủ yếu phân bố tự nhiên và cũng đã được gây trồng nhiều trên các vùng đất ngập phèn thuộc các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ.

Ở các nước Tràm ta mọc tự nhiên trên đất bùn đến đất sét nhiều bùn hoặc cát pha phủ trên đất sét, hoặc trên các đụn cát cũ và đất bồi nhiều đá ở biển nơi có nước ngầm hơi mặn.

Tràm ta thích hợp với vùng thấp có khí hậu nóng ẩm, đến cận ẩm, ấm ở bờ biển hoặc vùng nội đồng có đủ nước ngầm đến vùng nóng ẩm bán khô hạn. Thích hợp ở nơi mưa theo mùa, 422-4065mm /năm, khô 0-8 tháng. Nhiệt độ tối đa tháng nóng nhất 28-39oC, tối thiểu tháng lạnh nhất 7-21oC, trung bình năm 19-29oC. Độ cao dưới 100-150m so với mực nước biển.

Ở Việt Nam, Tràm ta còn mọc tự nhiên ở Bình Thuận, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên trên đồi trọc và đất cát cố định cồn bãi cao, thấp và cũng bắt đầu được gây trồng thành công trên vùng đất bán ngập ở chân núi đá vôi Gia Viễn – Ninh Bình, Mỹ Đức – Hà Nội và ở ven hồ Hoà Bình, Thác Bà.

Tràm ta có thể chịu được ngập nước 6 tháng mùa mưa, nước ngập sâu 0,5-1,0m, thích hợp trên đất phèn yếu và trung bình với thành phần cơ giới sét nặng, chịu được đất có độc tố do hàm lượng muối phèn cao, H2S, Fe++ và phản ứng đất rất chua với pH=2,5-3,0. Tuy nhiên, Tràm ta cũng có thể trồng được trên đất ít chua, không ngập nước.

Tràm ta là loài cây ưa sáng hoàn toàn, tán lá hẹp và thưa nên có thể mọc thành quần thụ thuần loài dày đặc từ 10000-20000 cây/ha.

3. Giống và tạo cây con

Ưu tiên sử dụng hạt giống được thu hái ở các rừng giống, vườn giống, đặc biệt chọn vật liệu giống ở các xuất xứ đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật gồm xuất xứ 7V01 (Mộc Hóa – Long An), 7V05 (Tịnh Biên – An Giang), 7V07 (Vĩnh Hưng – Long An) để nhân giống phục vụ trồng rừng.

Hạt thu về đem phơi nắng 1 hoặc 2 ngày, quả khô tự nứt và hạt rơi ra ngoài. Bảo quản hạt trong túi nilông bịt kín hoặc cất trữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 5-100C.

Chuẩn bị đất gieo ươm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Có thể tưới phun bằng bình phun thuốc trừ sâu trực tiếp lên luống gieo hoặc tưới cho luống gieo theo phương pháp thẩm thấu.

Trộn hạt với cát mịn đã được rang khử trùng theo tỷ lệ 1 phần hạt : 5 phần cát. Tưới nước đủ ẩm cho luống gieo. Gieo hạt trên luống với lượng 2g hạt/m2. 1 gam hạt gieo thu được 4000- 5000 cây mạ. Sau khi gieo cần phủ một lớp cát mỏng trên mặt luống. Làm khung che nilon để che mưa.

Phun tưới nước đủ ẩm thường xuyên cho luống gieo. Phun Benlát pha 1g/1 lít nước khi hạt nảy mầm được 10 ngày và phun định kỳ 15 ngày một lần để diệt nấm.

Khi gặp mưa lớn hoặc nắng gắt cần có biện pháp che chắn bảo vệ cây non. Phát hiện và có biện pháp diệt chuột, phòng trừ sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu đục chồi, bệnh thối cây, bệnh đốm lá.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây ươm 8-10 tuần tính từ khi cấy, cao 40-50cm, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, cụt ngọn.

4. Trồng và chăm sóc rừng

Thời vụ trồng ở các tỉnh vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ vào tháng 10-12, các tỉnh Nam Trung Bộ vào tháng 9-10.

Có thể trồng thuần loài hoặc hỗn giao theo băng với Keo lá liềm, Keo lá tràm, Bạch đàn trắng. Trồng rừng toàn diện hoặc trồng thành đai lưới ô vuông, ở giữa trồng cây nông nghiệp hoặc thả cá ở nơi bãi cát ngập nước quanh năm.

Trên bãi cát không ngập nước cần đào đất và trồng cây dưới rãnh, nơi bãi cát ngập nước mùa mưa phải lên líp cao 0,4-0,6m và nơi bãi cát ngập nước quanh năm phải lên líp cao 0,7-1,0m để trồng Tràm.

Mật độ trồng rừng trên các líp, không tính diện tích kênh, rạch là 6660 cây/ha với cự ly 1×1,5m hoặc 10000 cây/ha, cự ly 1x1m và có thể trồng tới 20000 cây/ha, cự ly 1×0,5m. Đào hố với kích thước 30x30x30 cm hoặc 40x40x 40cm.

Trồng dặm cây chết sau khi trồng 20-30 ngày. Sau 6 tháng chăm sóc lần 1, sau 12 tháng chăm sóc lần 2. Nội dung chăm sóc gồm phát dọn cỏ dại, xới đất và vun gốc cây. Năm thứ 2 phát cỏ, vun xới gốc và tỉa cành thấp. Năm thứ 3 vun xới gốc và chặt tỉa cành thúc đẩy sinh trưởng.

Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN-88-2006 – quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng tràm của Bộ NN&PTNT để phòng chống cháy một cách tích cực.

5. Khai thác, sử dụng

Tràm ta là cây gỗ đa mục đích. Gỗ nặng có tỷ trọng 0,75, dễ cưa xẻ, chịu lực cao nên được dùng làm giàn giáo trong xây dựng, làm dụng cụ gia đình, đặc biệt làm cọc cừ để xử lý móng nhà, ngoài ra củi tràm được ưa chuộng do nhiệt lượng cao, cháy đượm. Gỗ có thể làm giấy, dăm, than hoạt tính.

Lá Tràm ta chứa 0,7% tinh dầu được dùng chế dầu khuynh diệp,… Rừng tràm có nhiều hoa thơm và ra hoa gần quanh năm nên nuôi ong rất hiệu quả. Có thể kết hợp nuôi cá dưới rừng tràm và là nơi tụ họp tạo sân chim nổi tiếng có giá trị cảnh quan du lịch và môi trường sinh thái. Rừng tràm có tác dụng cải tạo đất, chống quá trình phèn hoá.

Khi rừng được 8-10 tuổi có thể khai thác bán làm gỗ cừ, dùng phương pháp đốt trước có điều khiển chừa lại 2000-4000 cây phân bố đều/ha có thể xúc tiến tái sinh tự nhiên luân kỳ 2 mà không cần phải trồng lại cho các rừng tràm trồng ở vùng Tứ giác Long Xuyên.

Ngoài ra đến tuổi 10-12 có thể tỉa thưa tầng dưới với cường độ mạnh để lấy gỗ nhỏ làm gỗ giấy, gỗ dăm, gỗ cừ,… để lại 300-400 cây to nhất/ha tiếp tục nuôi dưỡng để kinh doanh gỗ xẻ.

Mô hình Tràm ta trồng trên đất phèn nặng, mức nước ngập hàng năm sâu 50 cm, kéo dài 4-5 tháng ở Lâm trường Vĩnh Điền – Hà Tiên – Kiên Giang. Trồng giống tràm địa phương, cây con rễ trần 18 tháng tuổi, cao 1,2m, đường kính cổ rễ 0,4 cm, mật độ 10000 cây/ha, cự ly 1x1m. Trồng tháng 10/1992. Kết quả nơi có biện pháp tổng hợp lên líp, bón phân, làm cỏ rừng sinh trưởng tốt hơn hẳn so với nơi chỉ áp dụng các biện pháp riêng rẽ.

Tin mới nhất

Các tin khác

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Keo Tai Tượng — Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!