Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Cho Hoa Nở Quanh Năm # Top 11 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Cho Hoa Nở Quanh Năm # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Cho Hoa Nở Quanh Năm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để có một cây hoa hồng đẹp và ra hoa quanh năm cần phải có kỹ thuật trồng hoa hồng và chăm sóc tốt.

Hoa hồng là loại hoa đẹp có thể ra hoa quanh năm 

Cách trồng cây trong chậu:

Muốn cho cây khỏe thì phải cho bộ lá của cây phát triển xanh, khỏe và không bị sâu bệnh hại. Có thể dùng thuốc để phun cho cây trở nên xanh và phát triển.

Đầu tiên ta lót đáy chậu bằng than củi để thoát nước tốt, không dùng than đước có hàm lượng muối cao sẽ làm hư rễ. Trồng cây vào chậu có kích thước phù hợp gấp 1,5- 2 lần bầu đất, không nên trồng chậu quá to ở giai đoạn đầu.

Trước khi trồng hoa nên cho một lớp than củi dưới dáy để cây thoát nước tốt

Khi trồng cây, dùng ngón tay nhấn chặt để gốc không bị lỏng. Pha atonik và vicarben (1ml/1 lít nước) xịt đều cành, lá và gốc. Để nơi thoáng mát 3-5 ngày, tưới ít nước, chỉ cần giữ cho đất có độ ẩm vừa phải. Sau đó đem ra nắng và tăng lượng nước tưới.

Bón phân:

Khi cây mọc chồi mới khoảng 4-10 ngày, rắc kích rễ N3M ½ muỗng café xa gốc rồi tưới đẫm atonik 1ml/1 lít nước. Hàng tuần bón phân hữu cơ chậm tan (Dynamic lifter, Rapid raiser, Back bounce) 15-30gr/ chậu. Hàng tháng bón NPK 1 muỗng café- rắc xa gốc. Dùng NPK 25-9-9 cho giai đoạn nảy mầm, NPK 16-16-16, NPK 12-12-17 cho giai đoạn ra nụ. Lưu ý là phân hóa học chỉ dùng đúng liều lượng, tuyệt đối không dùng dư.

Nên bón phân thường xuyên để cây có thể phát triển tốt

Khi cây còn quá bé, chỉ tưới thật đẫm lần đầu rồi chờ khoảng vài ba tuần, cho khi thấy đất thật khô mới tưới tiếp. Nếu đất quá ẩm, cây dễ bị úng và không ra rễ.

Tỉa cành lá, tỉa nụ:

Sau khi trồng cây khoảng 2 tháng, bắt đầu tỉa bớt lá của cây để cho gốc cây thoáng hơn để tránh cho cây bị bệnh. Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới. Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

Thường xuyên cắt bỏ lá thối, tỉa bỏ các cành tăm

Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây. Thường xuyên tỉa bỏ các cành tăm, cành hương để cây được thông thoáng. Ngoài ra cần thường xuyên tỉa nụ để ổn định số nụ trên cành cây, giúp cho bông hoa to, đủ dinh dưỡng, giảm sâu bệnh. Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ, tạo hình cho cây hoa hồng được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ đầu cành lên cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra những chồi mới. Trong quá trình chăm sóc, chú ý tỉa bớt những nhánh xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa cho nhánh khỏe.

Khi ta cắt như vậy cây sẽ khỏe hơn và tập trung nhiều dinh dưỡng cho cây hơn và tạo ra cho bạn một cây hoa hồng cho nhiều hơn hơn tất cả các cây khác.

Phòng trừ sâu bệnh:

Cây hoa hồng là loại cây rất dễ bị sâu bệnh, phải thường xuyên bơm thuốc phòng bệnh. Một số loại sâu bệnh thường gặp khi trồng hoa hồng: Rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ phấn, sâu xanh, bệnh đốm đen, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt , bệnh mốc xám, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh khô cành, bệnh sùi cành, u rễ do vi khuẩn, bệnh sưng rễ do tuyến trùng.

Cây hoa hồng rất dễ bị sâu bệnh nên phải thường xuyên bơm thuốc phòng bệnh 

Đối với sâu có thể dùng thuốc Supaside 40 ND nồng độ 0,15%, Supathion, Thiodal, Emamectin benzoate(Susupes 1.9 EC); Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20EC), Spinetoram (Radiant 60 EC)nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

Đối với bệnh phấn trắng có thể dùng thuốc Score 250 ND, Anvil 5 SC. Đốm đen dùng thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC, Đồng Oxyclorua 30 BTN, Anvil 5 SC. Bệnh gỉ sắt thuốc phòng trừ là Kocide, Vimonyl 72 BTN, Daconil 500 SC.

Lê Chính

Hiếu Giang sưu tầm

Cách Trồng Hoa Hồng Leo Cho Hoa Nở Quanh Năm

Hoa hồng leo là loại cây cảnh đẹp, được trồng nhiều để làm giàn leo tường, leo hàng rào, làm vòm cổng hay được trồng thành bụi đứng trang trí thêm cho cảnh quan vườn nhà. Loài hồng này xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng khí hậu ôn đới và cận ôn đới với nhiều màu sắc, kích thước đa dạng.

1. Đặc điểm của hoa hồng leo

Còn có tên gọi khác là hoa hồng dây, tên khoa học của hoa hồng leo là Rosa spp, nguồn gốc từ châu Âu.

Đặc điểm hình thái:

Hoa hồng leo có thân gỗ, thân leo, các cành buông rủ. Cây leo bằng cách dựa vào cây khác hoặc bám vào khung dựng có sẵn như tường, rào,…

Gốc thân cây hóa gỗ, ở trên có phân chia thành nhiều cành. Các cành đều được phủ đầy gai nhọn.

Tán lá hoa hồng leo rậm rạp, có thể vươn cao đến 3m.

Lá kép hình lông chim, mỗi lá lại chứa từ 5 – 9 lá kép. Phiến lá hình ovan, có răng cưa ở mép.

Bông hoa hồng leo đơn tính, to, nở bung rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau như hồng, tím, đỏ, trắng… Mỗi bông có nhiều cánh dày, xếp lớp quanh một trụ tròn, đường kính 6 – 8 cm. Hoa hồng leo thường nở vào khoảng tháng 4 – tháng 5, tỏa hương thơm dịu nhẹ.

Quả hình cầu dẹp, màu đỏ gạch.

Đặc điểm sinh thái:

Hoa hồng leo là loài cây ưa nơi thoáng, mát mẻ, thích hợp sống ngoài trời nhưng không chịu được cái nắng quá gay gắt nên hoa hồng leo thường trồng nhiều ở những vùng ôn đới.

Loài hoa này có sức sống tốt, khỏe mạnh, dễ dàng chăm sóc.

Tốc độ sinh trưởng trung bình.

Ở nước ta, khu vực tốt nhất để nuôi trồng tốt hoa hồng leo là ở phía Bắc hoặc vùng Cao nguyên.

2. Cách trồng hoa hồng leo

Thời vụ:

Có thể trồng hoa hồng leo vào đầu mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu để cho bộ rễ cây được hình thành, ổn định và khỏe mạnh trước khi mùa đông đến. Song thời điểm tốt nhất giúp cây có sức đề kháng, sinh trưởng mạnh mẽ nhất đó là vào mùa xuân.

Cách chọn chậu:

Đối với cây hoa hồng leo nhỏ, thấp hơn 0.5m thì nên chọn chậu có kích thước 20x20cm. Bởi cây còn nhỏ, nhu cầu về nước chưa nhiều nên chọn chậu nhỏ có thể dễ dàng kiểm soát độ ẩm hơn.

Đối với cây lớn hơn, có chiều cao gần 1m hoặc hơn 1m thì nên chọn chậu có kích thước 40×40 cm hoặc 50x50cm. Trong trường hợp không gian trồng hẹp thì có thể chọn chậu có đường kính 30cm nhưng cao ít nhất 50cm.

Nếu muốn dễ dàng di chuyển thì có thể chọn chậu nhựa, không những nhẹ mà còn rẻ. Còn nếu chỉ để đặt trang trí cố định thì nên chọn chậu gỗ, chậu sứ, chậu gỗ, những loại chậu có hoa văn trang trí đẹp.

Bên cạnh chọn chậu, người trồng cũng nên chuẩn bị một bộ khung để làm giá đỡ cho hoa hồng leo.

Đất trồng:

Để trộn đất trồng hoa hồng leo, có thể trộn theo tỉ lệ như sau: 50% đất màu có độ dẻo: 20% trấu: 20% đất sạch : 5% phân chuồng hoa mục: 5% phân hữu cơ vi sinh. Tất cả được trộn đều rồi ủ trước khi trồng hoa vài ngày.

Ở phía dưới đáy chậu cũng cần lót vào mẩu xốp hoặc một lớp trấu khô để đề phòng hoa hồng bị ngập úng, gây thối gốc, chết cây.

Cách trồng hoa hồng leo trong chậu:

Bón một ít phân lót ở dưới đáy chậu sau đó dùng kéo cắt bỏ bao đất bọc ở gốc cây, giữ nguyên bầu đất. Đặt cây hoa hồng vào ngay chính giữa chậu, từ từ bỏ giá thể, đất trồng đã được trộn sẵn vào đầy chậu. Dùng tay ấn nhẹ cho chặt gốc. Lưu ý là không lấp giá thể đất trồng qua mắt ghép.

Sau khi trồng, dùng một thanh tre nhỏ cắm vào chính giữa chậu, lấy dây buộc cố định cây hồng vào thanh tre để tránh trường hợp bị gió hay tác động bên ngoài làm lỏng gốc. Tưới đẫm nước cho cây hoa hồng leo mới trồng vào lần đầu tiên. Đem để ở trong mát khoảng 3 – 5 ngày rồi mới đưa ra ngoài phơi nắng dần dần.

3. Cách nhân giống hoa hồng leo

Để nhân giống hoa hồng leo, người trồng có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như gieo hạt, giâm cành hay chiết cành. Hạt giống và cây giống có thể mua sẵn ở các cửa hàng bán cây cảnh, hạt giống… Song bằng cách gieo hạt thường ít áp dụng vì tỉ lệ nảy mầm thường không cao.

Phương pháp giâm cành:

Cắt một khúc có chiều dài chừng 15 cm và to bằng chiếc đũa của cành hoa hồng leo bánh tẻ khỏe mạnh, không non cũng không già quá. Khi cắt, cần dùng lưỡi dao mỏng và bén để tránh làm giập vết cắt. Nếu vết cắt bị giập sẽ khiến cành dễ bị hư thối.

Sau khi cắt, chấm đầu gốc cành hồng vào thuốc kích thích mọc rễ (Atonic, Boutormone…) để cây dễ mọc rễ, tỉ lệ sống cũng cao hơn.

Cho đất vào chậu trồng, dùng một cái que nhỏ bằng chiếc đũa thọc sâu một lỗ chừng 2cm, cắm cành hồng được cắt vào. Cành giâm có thể được cắm nghiêng hay cắm thẳng đều được. Sau thời gian được chăm sóc, tưới nước được chừng 10 – 15 ngày, cành hồng sẽ bắt đầu đâm chồi non. Khoảng 25 – 35 ngày sau sẽ ra rễ. Và sau khoảng 2 – 2.5 tháng là có thể tách ra trồng được rồi.

Phương pháp gieo hạt:

Hạt giống hoa hồng leo sau khi mua về đem ngâm trong nước lạnh chừng 4 giờ, cho đến khi chúng nổi lên trên mặt nước. Tiếp tục ngâm trong nước ấm khoảng 1 – 2 ngày, cho hạt giống căng nở là được.

Trong khay đất đã được chuẩn bị, hạt giống được gieo sâu khoảng 5 – 15 cm, ở trên phủ một lớp cát mỏng nhằm giữ ẩm cho đất trồng. Tùy thuộc vào giống hồng leo cũng như điều kiện thời tiết, thông thường sau 7 – 30 ngày hạt giống sẽ nảy mầm.

Đối với cách trồng hoa hồng leo bằng phương pháp gieo hạt, nên duy trì tưới nước, giữ ẩm cho hạt giống, đến khi cây con cao lớn thì đem ra trồng.

4. Cách chăm sóc hoa hồng leo

Tưới nước:

Vào mùa khô, nên tưới nước cho hoa hồng leo 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn khi mát trời. Khi tưới nước, chỉ cần tưới ở quanh gốc, tránh tưới nước lên trên lá và hoa để đề phòng nấm và bệnh hại.

Vào mùa đông, cách 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần, lượng nước tưới ít lại do độ ẩm trong không khí vào thời điểm này khá cao, nếu tưới nhiều sẽ dễ khiến cây bị ngập úng, dễ sâu bệnh. Đặc biệt, tuyệt đối không được tưới nước cho cây vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển.

Thay đất:

Nếu bạn trồng hoa hồng leo trong chậu, sau khoảng 1 năm đất trồng cho cây đã cạn kiệt, không gian không đủ cho rễ cây phát triển; nếu sử dụng phân hóa học sẽ khiến đất bị chai không thể cải thiện được; cây cũng có hiện tượng lá bị già, khô héo, cành khẳng khiu….

Đó là thời điểm cần phải thay đất, thay chậu cho hoa hồng leo.

Trước khi thay chậu, nên ngừng tưới nước khoảng 1 ngày để tránh hiện tượng võ bầu, sau đó nhấc toàn bộ cây hồng leo với bầu cây ra khỏi chậu để trồng sao chậu mới với giá thể mới đã được trộn đủ dinh dưỡng cho cây.

Sau khi thay chậu, cần tưới đẫm nước cho cây. Tưới từ từ cho đến khi nước chảy ra từ đáy chậu thì ngưng. Kết hợp thay chậu là tiến hành tỉa bớt những cành già, dài, lá vàng úa để cây sinh trưởng tốt hơn.

Ánh sáng:

Hoa hồng leo là loài ưa ánh nắng mắt trời, thích hợp trồng ở những nơi mát mẻ, thoáng đãng, có thời gian chiếu sáng ít nhất 6 tiếng/ ngày. Tốt nhất, nên đặt cây ở hướng Đông để có thể đón được ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.

Cắt tỉa:

Với cây hoa hồng leo, nên tỉa bớt những cành nhỏ, hoa tàn nên tỉa bỏ đoạn tầm 2 – 3 đốt lá vì những mầm ở đốt lá này sẽ làm cây yếu, tạo ra những bông hoa nhỏ; tỉa bớt những mầm phụ.

Phòng trừ sâu bệnh:

Để phòng ngừa sâu bệnh cho cây hoa hồng leo cần chú ý một số điểm sau:

Khi tưới nước, tránh tưới trực tiếp lên hoa và lá, nhất là vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn gây hại hình thành, phát triển và gây bệnh cho cây.

Nếu cây bị nấm: Tiến hành xịt luân phiên một số loại thuốc trị nấm định kỳ 7 ngày/lần.

Nếu cây bị bọ trĩ: Xịt thuốc Confindor khoảng 7 – 10 ngày/ lần.

Nếu cây bị nhện đỏ: Xịt một số thuốc trị bệnh như Alphamite 20 ngày/lần.

5. Công dụng và ý nghĩa của hoa hồng leo

Công dụng:

Hoa hồng leo được trồng trước nhà, cồng nhà, trồng bám vào tường để làm đẹp thêm cho ngôi nhà.

Trồng làm cổng hoa, vòm hoa lãng mạn

Tạo bóng râm che mát trong vườn nhà.

Ý nghĩa:

Hoa hồng leo chính là hình ảnh của nét đẹp, gắn liền với biểu tượng của tình yêu và những câu chuyện tình đầy lãng mạn.

Office : Lầu 19, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Q.1, TP.HCM

TP.Nha Trang : 109 Trần Nhật Duật, P.Phước Hòa – Tel : 0979 042 709

TP.Buôn Ma Thuột: 0975.159.155

TP.Vũng Tàu: 0386874123

Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Hồng Trong Chậu Composite Cho Hoa Nở Rực Rỡ Quanh Năm

Với vẻ đẹp đầy sức hút của mình nên hoa hồng được người nhiều yêu hoa lựa chọn trồng tại nhà cùng với chậu composite để tiện cho việc di chuyển và chăm sóc. Dưới dây là kỹ thuật trồng cây hoa hồng trong chậu tại nhà cực đơn gản cho những ai yêu hoa này tham khảo.

Bạn cần chú ý quan sát lựa chọn hướng ánh sáng để đặt vị trí của chậu cây, cần lựa địa điểm là nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu ánh sáng. Nếu thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không điều kiện ra hoa, cây dễ mắc bệnh, hoa xấu, kém năng suất.

Trồng cây hoa Hồng cần lựa chọn chậu cao từ 30 cm, rộng 40 cm trở lên. Nên chọn chậu nhẹ, dễ di chuyển tiện lợi cho việc chăm sóc cây hoa hồng. Khi được lựa chọn chậu trồng rồi nên đục to dưới đáy hoặc sử dụng chậu tự tưới để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút.

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu.

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng trong chậu đúng cách trước hết cần phải chọn đất xốp, giá thể có độ thoát nước tốt không để nước tưới ứ đọng làm hư bộ rễ.

Sau khu đã chọn được chậu và đất rồi tiếp trộn các thành phấn với nhau: 33% tro trấu hoặc đất sét popper; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3.

Để cho chậu hoa có độ thông thoáng nước, dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ rồi tưới một lon nước sau đó trồng cây hoa Hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Sau khi trồng cây hoa Hồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay xong cần đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.

Vì cây hoa Hồng ưa ẩm nên mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Chúng ta nên tưới nước cho cây hoa Hồng bằng vòi phun nhẹ tưới đều. Nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo.

Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc… sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp.

Nếu muốn hoa hồng có sắc đặc trưng đạm đà ta nên bón them Kali lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.

Phòng trừ sâu bênh hại hoa hồng

Trồng cây hoa hồng trong chậu cần phải lưu chú ý tới các loại nấm. Hiện tượng này phát triển cực nhanh khiến cây bị chết. Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng, bọ trõ, sâu ăn lá, ốc sên… cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp thấy được bằng mắt thường.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới lá đó là rệp sáp,, dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích rộng thì cần dùng thuốc BVTN chọn loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường sức khỏe con người.

Thu hoạch và cắt tỉa cho hoa Hồng tiếp tục ra hoa

Cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhữa, nhiều nước nên lấu tàn, lâu héo. Trc khí cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ lượng nước cho hoa.

Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá, nhánh Hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới.

Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi cây hoa Hồng lại tiếp tục cho ra hoa.

Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Hồng Tường Vi Nở Rực Rỡ Quanh Năm

Moitruong24h- Kỹ thuật trồng cây hoa hồng tường vi mang đến cho căn nhà bạn ngập sắc hương quanh năm mà không cần phải chăm sóc quá nhiều.

Hoa hồng tường vi có tên gọi khác là tử vi (họ bằng lăng) là một loài có hoa đẹp, kỹ thuật trồng cây khá đơn giản. Loài cây này có xuất xứ từ vùng Hoa Đông, Trung Nam và Tây Nam Trung Quốc. Với màu sắc đẹp, dáng leo quyến rũ nên hoa hồng tường vi được rất nhiều gia đình lựa chọn trồng ở ban công, tường nhà, cổng ra vào…

Nhiệt độ và đất trồng thích hợp trồng hoa hồng tường vi

Hoa hồng tường vi thích ánh sáng, ưa khí hậu mát ẩm nhưng vẫn có thể chịu được khô hạn. Đối với đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt cây mới phát triển nhanh, cho ra nhiều hoa to, màu sắc đẹp.

Thời vụ trồng hoa hồng tường vi

Dù là cây có thể chịu được hạn nhưng không nên lựa chọn vào mùa hè để trồng vì thời điểm này rất nắng nóng cây dễ héo và chết. Do vậy hãy lựa chọn thời điểm mát mẻ của mùa Thu hoặc đầu mùa Xuân hãy tiến hành trồng. Khi trồng nên cắt tỉa cành ngắn vừa phải, cắt bỏ những chồi yếu để dinh dưỡng tập chung vào các cành khỏe mạnh. Cây hoa hồng tường vi có thể ra hoa tháng 2 đến tháng 5, có quả tháng 9 đến tháng 12.

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng tường vi

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng tường vi có thể áp dụng trồng cây trực tiếp xuống đất hoặc trồng cây trong chậu. Có 2 phương pháp trồng bằng cách ghép cành hoặc giâm cành đều được.

Đối với phương pháp trồng cây ngoài đất nên chọn nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che khuất, đất thoát nước tốt. Sau khi đã lựa chọn được vị trí trồng cây thích hợp nên đào hố sâu và rộng gấp đôi kích thích bầu đất. Trước khi cắm bầu cây xuống cần bón lót các loại phân hữu cơ, vi sinh,…Tùy theo cây giống lớn hay nhỏ mà bón lót với hàm lượng thích hợp.

Phương pháp trồng cây trong chậu thường được đặt cây ở ban công, bệ cửa sổ, sân vườn, nếu che mát quá nhiều cây sẽ sinh trưởng yếu, hoa ít hoặc không nở hoa. Chậu trồng cần phải có lỗ thoát nước tốt để rể cây ăn sâu xuống. Chú ý cần nén chặt gốc cây để cây không bị gió lung lay làm ảnh hưởng đến bộ rễ.

Cách chăm sóc cây hoa hồng tường vi

Cách chăm sóc cây hoa hồng tường vi tương đối đơn giản. Chỉ cần tưới nước đầy đủ, không để gốc bị khô. Vì là cây lâu năm nên cần bón phân theo định kỳ mỗi năm khoảng 2 lần. Lưu ý trong quá trình bón không nên quá nhiều cây sẽ bị lốp.

Phòng trừ sâu bệnh

Kỹ thuật trồng cây hoa hồng tường vi cần phải quan sát thường xuyên xem cây có bị bệnh không. Bởi đây là giống cây rất dễ nhiễm các loại bệnh như ô nhiễm than, nấm…Nếu gặp trường hợp này cần phun dung dịch bột đá vôi và lưu huỳnh 0.3-0.5 độ để dự phòng, đối với những loài sâu bệnh như sâu bông, ve lá có thể dùng dung dịch 80% DDVP 1000 lần dạng sữa để phun diệt.

Cách để hoa hồng tường vi tươi và nở quanh năm

Cách để cho hoa hồng tường vi luôn nở lâu, rực rỡ, màu sắc đẹp không quá khó khăn nhưng phải áp dụng đúng phương pháp kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc. Khi các cành đã nở hết hoa, nên cắt cành đó đi, cũng chỉ để lại 2-4 nách lá và lại bón thêm lân và chăm sóc bình thường. Sau khoảng 1 tuần, từ những nách lá kia sẽ cho ra chồi mới và từ những chồi ấy lại cho bạn những chùm hoa. Nếu chăm sóc tốt, làm đúng như đã nêu trên, bạn sẽ có cây tường vi ra hoa liên tục đến tháng 10.

Tuệ Lâm (Theo VietQ)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Cho Hoa Nở Quanh Năm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!