Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính Sử Dụng Phân Bón Vinaxanh # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính Sử Dụng Phân Bón Vinaxanh # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính Sử Dụng Phân Bón Vinaxanh mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuẩn bị giá thể: mụn xơ dừa đã được xử lý chất chát (tanin) 60%, phân trùn quế 20%, phân gà vi sinh (đã qua xử lý vi sinh): 20%, trộn đều và vô bầu.

Nên trồng vào buổi chiều mát, đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt, trồng xong phải tưới nước ngay. Mật độ và khoảng cách trồng vào mùa khô là hàng kép kiểu nanh sấu, đạt 2.700- 3.000 cây/1.000 m2; mùa mưa trồng hàng kép đạt 2.500 cây/1000 m2.

Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời qua hệ thống tưới nhỏ giọt: dùng phân Vinaxanh 2 tưới gốc pha nồng độ 1/1000 tưới thường xuyên. Chú ý dùng nước giếng khoan, sạch, không phèn.

Khi trồng được 7 – 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng ong hoặc thủ công.

Mỗi cây để lại từ 1 – 4 quả, sau đó tỉa hết cành nách tạo thông thoáng và hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Khi quả có đường kính từ 2 – 4 cm (khoảng 40 ngày sau trồng) thì hãm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Trái được treo trên móc treo nối với hệ thống cáp bên trong nhà, sau đó tiến hành lựa chọn quả phù hợp để giữ lại và loại bỏ những quả không phù hợp.

Tiếp theo cán bộ kỹ thuật tiến hành bấm ngọn cây, tập trung dinh dưỡng nuôi trái khi cây đạt 23 – 25 lá. (Khoảng 40- 45 ngày sau khi trồng)

Trái lúc này băt đầu tạo vân lưới, cũng là lúc cần kiếm soát tất cả các loại sâu bệnh hại có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái.

Bạt phủ được trải giúp cách ly nền đất và giúp vệ sinh sạch sẻ, tránh được các mầm bệnh, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt

Khi cây bắt đầu đậu trái, nên phun VINAXANH loại phun lá 7 ngày/lần để cung cấp dinh dưỡng nuôi trái. Tỉ lệ pha: 1/400

Lần phun thứ nhất và thứ ba nên bổ sung Nano Chitosan để ngừa bệnh

Loại sâu hại dưa lưới trồng trong nhà màng chủ yếu là bọ trĩ (Thrips palmi Karny) và bọ phấn (Bemisia tabaci). Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, gây hại nặng giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Bọ phấn hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, hút nhựa làm cây có thể bị héo, ngã vàng và chết; truyền các bệnh virus. Để phòng trừ có thể dùng bẫy dính; thiên địch nhện nhỏ (Amblyseius cucumber), phun thuốc bảo vệ thực vật sinh học (dầu neem) hoặc thuốc trừ sâu vi sinh.

Khi thời tiết nóng, có thể tưới phun sương để hạ nhiệt độ.

Một tuần trước khi thu hoạch nên cắt nước để dưa lưới tăng độ ngọt. Trồng dưa lưới sử dụng phân bón VINAXANH màu lá không xanh thẩm, trái chắc, màu sắc đẹp và có độ đường cao (dưa lưới Taka Nhật Bản đạt độ đường 15-180 Brix)

Trồng dưa lưới trong nhà màng ứng dụng phân hữu cơ sinh học VINAXANH giúp cây dưa khỏe mạnh, tăng tính chống chịu sâu bệnh, đạt năng suất cao và chất lượng trái ngon, ngọt, đạt hiệu quả kinh tế cao.

3. Mua phân bón hữu cơ sinh học cao cấp VINAXANH ở đâu?

Phân hữu cơ sinh học VINAXANH là loại phân bón lý tưởng phục vụ cho việc canh tác theo tiêu chuẩn VIETGAP, GLOBALGAP, CANH TÁC HỮU CƠ, an toàn và bền vững.

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP XANH VIỆT NAM – VINAGREEN CO,LTD

Địa chỉ: 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P Đa Kao, Q1, TP HCM

PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC VINAXANH CHO CÂY CẢI THÌA Cải thìa có thể được trồng ở vườn, trong khay, chậu, thùng xốp hoặc trồng thủy canh. Khi trồng cây cải thìa trong thùng và khay nên đục lỗ ở thùng xốp và khay, chậu để có thể thoát nước cho cây, và cũng không đục quá nhiều lỗ làm nước thoát nhanh xảy ra hiện tượng thiếu nước cục bộ trong mùa hè và trời nắng nóng, nên sử dụng thêm chất giữ ẩm để trộn vào đất trồng nhằm giữ ẩm và cung cấp nước cho cây sinh trưởng khỏe mạnh.

PHÂN BÓN HỮU CƠ SINH HỌC VINAXANH CHO CÂY HỒNG Hồng có nhiều loại và mỗi loại lại cho một hương vị riêng khác biệt. Có người thích ăn hồng đã chín vì ngọt đậm như mật có người lại thích ăn hồng chín vừa vì giòn và thơm. Một trong những loại hồng được ưa chuộng nhất hiện nay đó là hồng giòn. Hồng là một loại quả được trồng nhiều ở nước ta từ lâu và đã trở nên quen thuộc vào mỗi vụ chín nhất là vào đúng ngày rằm trung thu.

Hồng là cây dạng thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình khoảng 2m. Cây có lá dạng thuôn dài mọc so le nhau. Quả hồng có hình cà chua bẹp mọc thành từng chùm 2 quả một. Khi còn xanh hồng có màu xanh bóng và khi chín quả sẽ chuyển dần sang màu vàng và đỏ.

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Lưới

Loại dưa lưới vàng có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi, người Ai Cập là nhửng người đầu tiên trồng dưa lưới. Sau đó người Hy Lạp và người La mã mới học tập theo.

Cây dưa vàng được lần đầu tiên được Crictoforo Colombo đưa đến Bắc mỹ trên hành trình thứ 2 của ông đến tân thế giới năm 1494.

Như vậy, đây không phải là giống dưa “nội địa” của Việt Nam; tuy nhiên khí hậu và môi trường ở nước ta cũng khá phù hợp với môi trường sinh trưởng của “melon”.

Trong dưa lưới có chứa polypenol là chất chống ô xi hóa hãm được các gốc tự do trong cơ thể; chất này còn tăng hệ thống miễn dịch và có lợi cho sức khỏe; có khả năng hỗ trợ phòng chống ung thư.v.v. và nhiều công dụng khác.

Chúng ta hảy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà lưới:

Chọn hình thức trồng dưa lưới trong nhà lưới đúng kỹ thuật: Nếu có nguồn xuất sang những thị trường như tiêu chuẩn cao như EROGAP thì phải dùng nhà lưới tốt, hạn chế triệt dể côn trùng. Nếu thị trường dễ chịu hơn thì nên dùng nhà lưới giá mềm, giá rẻ ngoài ra còn chú ý các vấn đề:

Do diện tích chiếm chỗ của dưa lưới quá lớn, so sánh sản lượng và giá trị trên thị trường nên dùng mô hình nhà lưới giá mềm hoặc nhà lưới giá rẻ.

Dưa lưới dùng tua như dưa leo bám vào các thanh xên để leo theo chiều cao theo thời gian phát triển;

Chú ý khung giàn phải chịu lực tốt chuẩn bị tải trọng cho những trái dưa lưới.

Chọn và chuẩn bị hệ thống kỹ thuật tưới đã trình bày cho kỹ thuật nhà lưới.

​Dưa “melon” rất nhiều loại giống, tùy theo ý thích để chọn: ruột vàng, trắng, xanh .v.v.

Chuẩn bị rò gieo ươm riêng.

Có thể gieo ươm cây con trong những túi nhỏ trước khi trồng vào luống (Tiết kiệm thời gian, tăng tần suất canh tác).

Xử lý đất, chuẩn bị đất đai trồng trọt tơi xốp.

Phủ nhựa chống cỏ, gim nhựa, tạo lỗ cách khoảng hợp lý.

Trồng cây con giống vào ô đã chừa sẵn.

Tỉa thưa quả chỉ chừa tối đa 2 quả/ cây nếu canh tác tốt.

Chú ý cuống dưa sẽ không chịu lực nổi khi dưa lớn nhanh do đó cần có phần đỡ nhằm “mắt võng” cho trái dưa khi thấy trọng lượng dưa đã lớn khoảng 1/2 so với trưởng thành

Phim mô tả kỹ thuật xây dựng nhà trồng dưa lưới

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT VỀ GIÁ THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ LƯỚI NHÀ KÍNH

www.dailyrecord.co.uk.

Wikipedia.org.

Cucumis melo (TSN 22362) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Truy cập ngày September 3 năm 2002.

Ensminger, Audrey H (1995). The Concise Encyclopedia of Foods & Nutrition. CRC Press: ISBN 0849344557.

Melons and Watermelons in the Classical Era, Alfred C. Andrews, Osiris, Vol. 12, (1956), pp. 368-375

http://www.experiencefestival.com/a/Cantaloupe_-_Origin/id/62238hi

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính Đang Thịnh Hành Ở Nước Ta

1. Bước 1: Chuẩn bị nhà kính/ nhà màng

Đối với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính, bước đầu tiên mà người nông dần cần là chuẩn bị nhà kính hay còn gọi là nhà màng.

Thông thường mái của nhà kính trồng dưa lưới sẽ lợp bằng màng Polymer chuyên dụng, vách bao quanh là lưới chuyên dụng với 40 – 50 lỗ trên 1cm2 ngừa côn trùng.

Thông gió tự nhiên của nhà lưới tính có chiều cao đến máng nước là khoảng 4m hoặc trên 4m, khoảng cách bề ngang là khoảng 9 – 10m. Có hệ thống thông gió 2 cửa áp mái có màng che.

2. Bước 2: Chuẩn bị hạt giống hay cây giống dưa lưới con

Dưa lưới là loại cây ăn trái có thể trồng được bằng cả hạt giống hay cây con.

Với kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính người ta thường áp dụng phương pháp trồng cây con nhiều hơn hoặc tự ươm hạt giống trong nhà ươm. Chủ yếu là để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển đồng đều giữa các cây dưa lưới để tiện cho quá trình chăm sóc.

Cách chọn cây giống dưa lưới đạt chuẩn: chọn cây con đã được gieo ươm từ 10 – 12 ngày, cao 7 – 10cm, có từ 2 – 3 lá, thân mập, chắc, đường kính ước chừng 2 – 5mm

Trồng cây thích hợp nhất là vào buổi chiều mát, không nén đất quá chặt, tưới ngay sau khi trồng để đất có đủ độ ẩm

Cách ươm hạt giống: dùng khay ươm bằng xốp dài khoảng 50cm, rộng 30 – 35cm, sâu 5 – 7cm, thường là 50 lỗ gieo hạt trên 1 khay ươm. Nhiệt độ nảy mầm lý tưởng nhất là khoảng 28 độ C

Chuẩn bị giá thể ươm hạt dưa lưới: dùng xơ dừa, phân hữu cơ và tro trấu đã qua xử lý trộn theo tỷ lệ 7:2:1 bỏ đầy lỗ mặt khay, gieo 1 hạt trên 1 lỗ

3. Bước 3: Chăm sóc cây dưa lưới và thu hoạch

Sau khi tiến hành gieo trồng, người nông dân tiếp tục phải chăm sóc thật kỹ lưỡng để đảm bảo năng suất, chất lượng của cây, lại phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả.

Tham khảo bài phân tích ” Chi phí đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây dưa lưới “

Bón phân: Các loại phân sẽ được hòa tan vào nước thành dung dịch giàu dinh dưỡng tưới cho cây. Kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính thường sử dụng phân vô cơ chứa các nguyên tố cần thiết như K, Ca, Mg, N, P, S

Treo cây, tỉa chồi: Sau khi trồng khoảng 1 tuần đến 10 ngày, người ta tiến hành buộc dây sát gốc cây rồi uốn ngọn theo dây đã buộc. Kỹ thuật tỉa chồi thường chỉ để lại cành từ nách thứ 10 trở đi để tránh sâu bệnh và tiêu hao dinh dưỡng

Thụ phấn: có thể sử dụng ong mật để thụ phấn hoặc sử dụng kỹ thuật thụ phấn thủ công nâng cao tỷ lệ hoa đậu trái

Thu hoạch: Thường sau 2 tháng dưa lưới sẽ bắt đầu được thu hoạch, những trái có lưới trên bề mặt đẹp, cuống nhiều vết nứt là hái được

Đánh giá ưu nhược điểm của kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính

Về ưu điểm, thiết kế nhà lưới có thể phòng tránh được sâu bệnh, côn trùng phá hoại, kỹ thuật chăm sóc hiện đại kiểm soát được lượng nước tưới, phân bón cho cây trồng.

Không chỉ thế, bằng hệ thống tưới nhỏ giọt cây không chỉ phát triển đồng đều mà còn tiết kiệm được công sức, thời gian của người lao động. Từ đó, năng suất và chất lượng của dưa lưới sau thu hoạch cũng được đảm bảo hơn nhiều.

Về nhược điểm, kỹ thuật trồng dưa lưới trong nhà kính đòi hỏi chi phí đầu tư cao, yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể đây vẫn là một kỹ thuật trồng dưa lưới hiện đại cho hiệu suất kinh tế cao hơn nhiều so với kỹ thuật trồng truyền thống trước đây. Vì vậy, kỹ thuật này rất đáng người nông dân được học hỏi và phát huy trong tương lai không chỉ với dưa lưới mà còn với nhiều cây trồng khác.

Giúp Nông Dân Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính Đạt Hiệu Quả

Hiện mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính kết hợp công nghệ tưới nhỏ giọt được xem là hướng đi đột phá của ngành chức năng và nông dân trên địa bàn tỉnh nhằm thích ứng biến đổi khí hậu, nhất là tình hình hạn, mặn ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, do đây là mô hình mới nên vấn đề về kỹ thuật canh tác như thế nào để đạt hiệu quả cao đang là sự quan tâm của người dân.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính kết hợp công nghệ tưới nước tiết kiệm đang được ngành chức năng tỉnh và người dân vùng hạn, mặn quan tâm thực hiện. 

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho biết do vùng đất nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng của hạn, mặn nên trong mùa khô vừa qua Tổ chức nông thôn mới Hàn Quốc đã hỗ trợ cho HTX thực hiện thí điểm mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính kết hợp với công nghệ tưới nước nhỏ giọt trên diện tích 1.000m2. Trong quá trình theo dõi thực hiện mô hình, bà con xã viên của HTX rất tâm đắc. Bởi, mô hình đã giúp nông dân tiết kiệm được nguồn nước tưới rất nhiều trong điều kiện nơi đây phải thường xuyên đối mặt với tình hình xâm nhập mặn và hạn hán vào mùa khô.

Cụ thể, với việc gắn thiết bị tưới nước nhỏ giọt thì mỗi ngày 1.000m2 dưa lưới nơi đây chỉ tiêu thụ từ 40-60 lít nước (cách một giờ tưới một lần, mỗi lần tưới từ 1-2 phút). Trong khi bà con trồng dưa lê hay rau màu ở đây từ trước tới giờ thì thông thường phải tốn một lượng nước khá lớn so với con số ít ỏi trên. Ngoài tiết kiệm nước, mô hình còn hạn chế sử dụng thuốc hóa học, phân bón vì được trồng trong nhà kính; nhờ vậy bảo vệ được sức khỏe người trồng và tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. “Tuy mô hình bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực cho người dân vùng hạn, mặn nơi đây; thế nhưng, do mô hình mới nên bà con còn lúng túng về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc. Do vậy, bà con rất cần sự hỗ trợ về kỹ thuật từ ngành chức năng để mô hình mang lại hiệu quả cao hơn”, ông Khánh cho hay.

Hiện nay, không riêng gì người dân tại HTX ở ấp 9, xã Lương Tâm mà qua ghi nhận thì mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính kết hợp với công nghệ tưới nhỏ giọt đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh, với diện tích hiện tại khoảng 5ha. Giống như HTX ở ấp 9, xã Lương Tâm, nhiều bà con cũng rất quan tâm đến thông tin về kỹ thuật trồng và cách chăm sóc dưa lưới từ ngành chức năng của tỉnh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh (trung tâm) tiến hành trồng khảo nghiệm 2 vụ dưa lưới trong nhà kính kết hợp với công nghệ tưới nước nhỏ giọt tại đơn vị. Qua đây, trung tâm đã đưa ra một số quy trình trọng tâm về kỹ thuật canh tác và chăm sóc dưa lưới trong nhà kính để người dân nghiên cứu vận dụng vào thực tế tại mảnh đất của mình nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Theo đó, về chọn giống thì hiện giống Chu Phấn và Taki là hai giống được trồng khảo nghiệm, đánh giá là phù hợp với điều kiện nhà lưới. Tuy nhiên, giống Taki do có độ Brix cao nên phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt nên được khuyến khích trồng nhiều hơn. Về cách trồng, hạt giống sau khi được ngâm trong 2 giờ thì tiến hành đem ủ từ 20-24 giờ sau đó đem gieo vào khay. Trong khay có chứa xơ dừa trộn với tro trấu và phân hữu cơ để làm giá thể gieo hạt, tỷ lệ sử dụng: 80% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ hoặc giá thể tái sử dụng và cộng thêm 100kg nấm Trichoderma/1.000m2. Sau đó, hỗn hợp được phối trộn với cát và trộn đều cho vào túi trồng đạt 7kg/túi (trồng 1 cây/túi). Khay sau khi gieo hạt được đặt trong nhà ươm có che mưa, lưới chắn côn trùng và giữ cây ở nơi mát có bóng tối. Sau 8-10 ngày thì cây bắt đầu nhú lá thật thì đem ra trồng vào nhà lưới. Mật độ và khoảng cách trồng là dưa được trồng theo hàng kép chừa lối đi, gồm: hàng kép cách nhau 70cm; hàng cách hàng là 1,2m (lối đi) và cây cách cây là 40cm. Trồng cây xong cần ấn nhẹ cho giá thể xung quanh cây chặt lại, sau đó phun chế phẩm nấm Trichoderma quanh gốc để giảm mầm bệnh cho cây con. Khi trồng không nên để giá thể quá dầy, nên để giá thể cách miệng chậu từ 5-7cm và để bịch giá thể phải thẳng đứng không được nhăn cong. Về chăm sóc, sau khi trồng cây được 2-3 ngày đầu tiên thì không tưới phân, sau 3 ngày thì liên tục tưới phân (2.0 EC) đủ ẩm để rễ ăn sâu vào giá thể. Từ ngày thứ 4 trở đi tưới phân đảm bảo EC từ 3-3,5Ms sau đó để khô mặt giá thể (hay mặt đất) mới tưới lại. Làm như vậy 3-4 lần để cây có bộ rễ phát triển khỏe. Trong quá trình cây phát triển, phải tỉa nhánh. Từ nách lá thứ 9 đến nách lá thứ 13 mới để nhánh. Thụ phấn cho quả từ nách lá thứ 9-13.

Sang giai đoạn trước khi thụ phấn một tuần thì tưới nước ít lại và tăng phân bón để EC đạt 3,2-3,4 Ms, đồng thời bổ sung thêm B và kali. Sau khi thụ phấn, ngắt ngọn của nhánh và chỉ giữ lại 2-3 lá để dinh dưỡng đẩy nhanh vào trái. Chỉ thụ phấn 3 hoa. Lưu ý cách thụ phấn: dùng 3-4 hoa đực thụ phấn nhẹ nhàng cho hoa cái vào lúc 9-10 giờ sáng. Nếu đậu 3 hoa thì đợi khi trái dưa lớn bằng trứng gà thì tiến hành chọn trái, trong đó mỗi cây giữ lại 1 trái đẹp nhất. Khi trái bắt đầu tạo lưới thì cung cấp đủ ánh sáng và nhiệt độ, giảm ẩm độ bằng cách ngắt những lá xung quanh trái để tạo thông thoáng, từ đó giúp trái dưa có lưới bao bên ngoài vỏ đẹp mắt. Đến giai đoạn tạo ngọt (sau khi kết thúc giai đoạn tạo lưới), bà con giảm phân đạm. Bởi, nếu bón nhiều đạm thì trái dưa sẽ mềm, bảo quản khó, không ngọt. Do đó, giai đoạn này nông dân cần tăng kali, giảm số lần tưới/ngày và lượng nước tưới/lần nhằm không để đất quá ẩm. Ở lần tưới cuối cùng trong ngày cho EC cao hơn (EC khoảng 3,8 Ms). Lưu ý không phun phân bón lá vì cây sẽ mất cân bằng dinh dưỡng.

Về nhà lưới, được thiết kế với hệ thống cửa áp mái cố định, thông gió tự nhiên. Trong đó, tấm lợp mái là plastic, màng lưới bao quanh chống côn trùng từ mặt đất. Đỉnh được thiết kế để lượng nhiệt trong nhà thoát ra môi trường nhanh chóng làm cho không gian bên trong nhà luôn thoáng và sạch sẽ. Hệ thống tưới nước tiết kiệm được sử dụng theo nhu cầu thực tế của mỗi hộ gia đình. 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC 

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trong Nhà Kính Sử Dụng Phân Bón Vinaxanh trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!