Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Đậu Nành Cho Năng Suất Cao # Top 5 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng Đậu Nành Cho Năng Suất Cao # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Đậu Nành Cho Năng Suất Cao mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỹ thuật trồng cây đậu tương vụ đông trên đất hai lúa

Chọn  giống ngắn ngày, tính thích ứng rộng và cho năng suất cao như: DT84, DT96, DT12… Thời gian sinh trưởng từ 80-90 ngày. Lượng giống: 2,5-3kg/sào. Đậu tương vụ đông gieo trồng càng sớm năng suất càng cao.

1. Chuẩn bị đất:

Chọn chân vàn, vàn cao, chủ động tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới nhẹ càng tốt. Khẩn trương rút nước trước thu hoạch 11-12 ngày. Thu hoạch lúa chín hoa ngâu, thu hoạch gọn cánh, thu hoạch đến đâu gieo trồng vụ đông đến đấy theo hình thức cuốn chiếu với phương châm “sáng thu lúa, chiều trồng đậu tương” tranh thủ thời vụ và ẩm độ đất.

2. Biện pháp gieo trồng:

Phương pháp gieo vãi: Sau thu hoạch tạo rãnh thoát nước, ruộng phẳng cày 1 xá dọc ruộng tạo rãnh, ruộng không phẳng 2m cày 1 xá tạo rãnh thoát nước. Phân lượng giống tương ứng 3kg/sào để gieo đều. Ẩm độ ruộng gieo vãi đảm bảo đứng còn lún chân, gieo đến đâu dùng công nông gắn bánh lồng chạy đè đậu ngay trong ngày, không để qua ngày.

Phương pháp tra rạch: Gặt sát gốc rạ, sau gặt tạo rãnh thoát nước bằng cày, cuốc, các rãnh cách nhau 1,5m (bằng bề ngang luống). Sau đó dùng nông cụ tạo rạch ngang luống sâu 2-3cm, các rạch cách nhau 30-35cm và tra hạt vào rạch, hạt cách hạt 3-5cm.

Phương pháp tra gốc rạ: Thu hoạch lúa xong tạo rãnh thoát nước như trường hợp gieo vãi. Dùng tay gạt nghiêng gốc rạ, tra mỗi gốc rạ 1-2 hạt vào kẽ, tiếp xúc giữa đất và gốc rạ, tuyệt đối không tra vào giữa gốc rạ hạt đậu sẽ không hút được ẩm để nảy mầm.

* Lưu ý: Dùng phương pháp gieo nào cũng đảm bảo mật độ 50 cây/m2 là hợp lý.

3. Phân bón:

Để bón cho 1 sào cần 200kg phân chuồng, 3kg urê, 10kg lân, 3 kg kali. Phân chuồng ngâm vào hố ở góc ruộng. Nếu đất chua bón lót 15kg vôi bột/sào. Cách bón: Bón thúc lần 1 khi đậu có 1 lá thật với 5kg lân + 1,5kg đạm urê. Bón thúc lần 2 khi đậu có 3-4 lá với 5kg lân + đạm urê 1,5kg + 1,5kg kali. Bón thúc lần 3 khi đậu có 5-6 lá với 1,5kg kali. Mỗi lần bón thúc đều phải hòa đều các loại phân với nước phân chuồng rồi tưới. Phải tưới bón tập trung sau 23 ngày phải bón xong toàn bộ các loại phân cho đậu.

4. Chăm sóc đậu tương:

Chế độ nước: Tuyệt đối không để đậu bị úng nước giai đoạn từ gieo đến trước khi có lá thật và giai đoạn ra hoa tạo quả. Giữ đủ ẩm để đậu phát triển.

Làm cỏ cho ruộng đậu: Các đợt bón thúc kết hợp cắt cỏ dại, đắp vào gốc đậu, để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với đậu. Đồng thời bổ sung màu và giữ ẩm cho đậu.

Phòng trừ sâu bệnh, chuột hại: Tiến hành diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp như biện pháp canh tác, thủ công, sinh học và hóa học. Dùng thuốc Padan, Nuvac, Dipterex diệt rệp, sâu đục quả, sâu ăn lá, ròi lá… Dùng thuốc Zinheb, Tilsupper diệt gỉ sắt, sương mai, đốm nâu hại lá đậu. Dùng Validamicin để trị lở cổ rễ đậu…

Ngọc Ánh, Báo Nam Định, 26/10/2012

www.vietlinh.vn

Kỹ thuật trồng đậu nành cho năng suất cao

Năm nay, mùa mưa đến trễ và mưa đầu mùa ít nên nhiều nơi trong tỉnh vẫn chưa thể xuống giống lúa, bắp hè-thu. Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời điểm này xuống giống lúa đã muộn, vì vậy bà con nên chuyển qua trồng đậu nành, đậu xanh… vừa giúp cải tạo đất, cắt mầm bệnh tránh hạn cho vụ mùa. Đậu nành dễ trồng, song để có năng suất cao, bà con áp dụng một số phương pháp sau:

Hộ ông Điển ở xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc) trồng đậu nành cho thu lời hơn 20 triệu đồng/hécta/vụ.

1/ Chọn giống

– Chọn các loại giống có triển vọng cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 70-80 ngày như: MTĐ 176, OMĐN 1, ĐT 2000, ĐT 2006. Với các giống trên, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật năng suất có thể đạt 2,5-3 tấn/hécta.

2/ Chuẩn bị đất trồng

Trồng đậu nành có 2 cách làm đất, không làm đất:

– Không làm đất: Trồng trên nền đất lúa cần đốt gốc rạ và cỏ trước khi gieo sạ. Nếu gieo hạt bằng cách tỉa lỗ, nên sử dụng chày có đường kính 2cm làm lỗ trước khi gieo. Cách này ruộng phải thoát nước tốt khi có mưa nhiều.

– Làm đất: Xới đất cho tơi xốp, cứ 5m đào rãnh sâu 30cm và rộng 20cm để giúp cho việc tưới tràn thuận lợi và thoát nước tốt khi mưa nhiều.

3/ Gieo hạt

– Nếu trồng đậu nành theo cách chọc lỗ, mỗi lỗ bỏ 2-3 hạt, khoảng cách giữa các lỗ là 10cm, khoảng cách giữa các hàng 40cm. Lượng hạt giống cần cho phương pháp trồng bỏ lỗ là 60-70kg/hécta. Sau khi gieo hạt, dùng rơm phủ kín mặt ruộng để giữ độ ẩm, hạn chế cỏ dại phát triển, giảm công tưới và hạn chế xì phèn từ lớp đất dưới lên và giữ được lớp đất mặt không bị nén khi tưới. Ngoài ra, dùng rơm phủ, sau vụ đậu nành đất sẽ có thêm một lượng phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng vụ sau.

– Để giảm bớt công lao động, nhiều nông dân dùng máy sạ đậu sạ theo hàng. Tuy nhiên, sạ hàng mật độ cây thường phân bố không đều nên khi làm cỏ, bón phân gặp khó khăn hơn.

4/ Chăm sóc

– Tưới nước: Giai đoạn đầu cây đậu nành còn nhỏ chỉ nên tưới bằng vòi hoa sen. Khi cây được 15-20 ngày có thể tưới tràn. Khi tưới tràn không nên để rãnh đọng nước nhiều, cây sẽ sinh trưởng yếu và dễ phát sinh một số loại sâu bệnh. Đặc biệt, giai đoạn gần thu hoạch thường có mưa nhiều, bà con thường xuyên đi khơi các rãnh cho nước thoát nhanh, tránh ứ đọng nước trong ruộng sẽ làm hư trái. Cây đậu nành chịu hạn rất tốt nên nếu trời nắng thì 6-7 ngày mới tưới một lần.

– Làm cỏ: Sau khi rải hạt giống, dùng thuốc trừ cỏ Dual 720 EC để phun diệt cỏ suốt vụ. Liều lượng sử dụng là 1-1,2 lít/hécta. Nên phun thuốc diệt cỏ trước khi phủ rơm. Nếu trồng trên đất lúa, sau gieo hạt được 10-15 ngày nếu có nhiều lúa mọc lên bị rầy di chứng từ vụ lúa trước dùng thuốc Onecide hoặc Nabu để diệt.

– Bón phân: 1 hécta đậu nành bón khoảng 100-110kg phân ure, 200-250kg phân lân và 60kg kali. Toàn bộ phân lân bón lót trước khi gieo trồng. Còn phân ure chia làm 3 lần bón cho cây. Lần 1 khi cây được 7 ngày bón khoảng 30-35kg ure. Lần 2 là lúc cây 15 ngày bón 50kg ure và lần thứ 3 bón hết số ure còn lại khi cây được 30 ngày. Phân kali bón làm 2 lần, lần 1 khi cây được 15 ngày bón 1/2 lượng kali, lần 2 bón hết vào trước khi cây ra hoa. Ngoài các loại phân bón trên, nếu có điều kiện, nông dân bón thêm khoảng 300-350kg vôi bột/hécta (bón lót với phân lân) để diệt một số mầm bệnh trong đất và giúp cây hấp thụ các loại phân bón tốt hơn.

5/ Thu hoạch

– Khi thấy đa số trái đã chuyển sang màu xám hoặc đen là hạt đã chín già, có thể thu hoạch. Không nên để trái chín quá, khi thu hoạch trái sẽ bị nổ làm hạt bị thất thoát. Trước khi thu hoạch khoảng 5 – 7 ngày dùng dung dịch nước muối (pha 4kg muối hạt trong 32 lít nước và phun cho 1.000m2) để làm rụng bớt lá đậu nành. Dùng nước muối pha loãng phun trước khi thu hoạch đậu nành đỡ công thu hoạch, vận chuyển, công phơi và lá đậu nành rụng xuống ruộng để lại cho đất một lượng phân hữu cơ rất lớn.

– Có thể dùng máy tuốt lúa để ra hạt đậu nành, loại bỏ các hạt sâu, lép, tạp chất rồi phơi khô hoặc sấy còn độ ẩm khoảng 12-13%. Trường hợp dùng phương pháp thủ công để ra hạt thì phơi thật khô cả cây và quả để tỷ lệ hạt thất thoát ít và dễ bảo quản.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, mùa mưa năm 2010 trong tháng 6, 7, 8 vẫn có những thời điểm hạn kéo dài gần một tuần và lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm. Do đó, theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, những vùng dùng nước trời sản xuất lúa nếu chuyển đổi được, nông dân nên chuyển qua trồng đậu nành để giảm chi phí trong khi lợi nhuận thu được cao gấp 2 lần trồng lúa. Hiện nay, đầu ra của cây đậu nành khá thuận lợi, tổng sản lượng đậu nành trong nước chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ còn đa số phải nhập khẩu.

Nguyệt Hạ – Báo Đồng Nai, 17/6/2010

www.vietlinh.vn

Trồng đậu nành không làm đất

Năm 2010, Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành (Kiên Giang) đã triển khai mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian mùa vụ, giảm chi phí…

Ông Lê Quốc Việt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết, thực tiễn cho thấy, việc triển khai sản xuất theo các mô hình 2 lúa 1 màu sẽ ít rủi ro và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với làm lúa 3 vụ/năm. Trong đó, huyện chọn cây đậu nành để triển khai thực hiện thí điểm trên diện tích hơn 10ha tại xã Mong Thọ A. Xét về cơ cấu mùa vụ, cây đậu nành có thể trồng được quanh năm. Còn theo mô hình 2 lúa một màu thì tốt nhất nên trồng đậu vào vụ xuân hè, tiếp ngay sau vụ lúa đông xuân. Nên chọn các giống ngắn ngày để rút ngắn thời gian canh tác (chẳng hạn giống đậu nành A17, có thời gian sinh trưởng cực ngắn, chỉ 75 ngày), tránh nắng hạn vào cuối vụ.

Kỹ thuật như sau:

Chuẩn bị lượng đậu nành giống khoảng 120-130kg/ha. Khi lúa đông xuân vừa chín, tiến hành gieo sạ đậu nành trước rồi đưa máy gặp đập liên hợp vào thu hoạch lúa ngay (chú ý không để lâu, hạt đậu hấp thu nước sẽ bị mềm, khi đưa máy vào thu hoạch lúa sẽ làm ảnh hưởng đến hạt giống). Sau đó dùng máy cắt gốc rạ (loại máy cắt cỏ) và phủ rơm lại cho đều. Tiến hành bơm nước vào ruộng cho ngập hạt đậu và ngâm khoảng 4 giờ sau đó rút nước ra.

Những nông dân tham gia mô hình này cho biết, ưu điểm của phương pháp này là rút ngắn được lịch thời vụ (do không tốn thời gian làm đất), giảm công làm đất, chi phí bơm tưới nước nhờ tận dụng được độ ẩm trong đất từ vụ lúa. Tuy nhiên, do không được làm đất nên sâu bệnh và cỏ dại có điều kiện phát triển nhiều hơn. Ngoài ra, còn gặp trở ngại trong việc ứng dụng các kỹ thuật bón phân, nhất là các loại phân đòi hỏi phải trộn đều trong đất hoặc vùi lấp như phân lân, phân hữu cơ, vôi…

Do làm trên nền đất ruộng lúa nên tốt nhất là sử dụng phương pháp tưới tràn kết hợp với các lần bón phân theo chu kỳ 15 ngày, 30 ngày và 45 ngày kể từ ngày gieo sạ. Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại như: sâu ăn tạp, sâu đục thân, đục trái, sâu xanh da láng, rầy cánh phấn, bệnh gỉ sắt, héo rũ, đốm phấn… Trước khi thu hoạch 10 ngày, tiến hành phun thuốc Agamoxome 276SL (thuốc cỏ cháy) cho đậu rụng hết lá. Sau đó cắt ngang cây để thu gom trái, dùng máy suốt để tách lấy hạt, phơi khô.

Ông Nguyễn Văn Phết, một nông dân tham gia mô hình cho biết, mỗi ha đậu nành có thể cho sản lượng thu hoạch từ 2,3-2,5 tấn. Với giá thị trường như hiện nay (khoảng 11.000 đồng/kg), tổng thu khoảng 25-27,5 triệu đồng/ha, trừ chi phí nông dân còn lãi trên 60%. Nếu so với trồng lúa, lợi nhuận thu được từ vụ trồng đậu nành cao hơn gấp 2 lần. Trong khi đó thời gian chăm sóc lại ít hơn, rút ngắn được thời gian lao động. Ngoài ra, việc trồng đậu nành trên nền đất lúa còn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. Theo tính toán, những nốt sần trên rễ đậu sẽ cung cấp một lượng đạm khá lớn cho đất, tương đương 10kg phân urê cho 1.000m2. Vì vậy, khi tiến hành gieo sạ lại lúa hè thu, nông dân sẽ đỡ tốn chi phí hơn so với làm lúa 3 vụ/năm.

Đ.T.CHÁNH – Nông nghiệp Việt Nam, 08/11/2010

www.vietlinh.vn

Kỹ Thuật Trồng Đậu Hà Lan Đơn Giản Cho Năng Suất Cao

Đậu Hà Lan là một trong những loại rau củ cực kỳ bổ dưỡng, đặc biệt là cung cấp dinh dưỡng cho bé ăn dặm. Kỹ thuật trồng đậu Hà Lan cũng không quá khó vì chúng thích hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam.

1. Thời vụ theo kỹ thuật trồng đậu Hà Lan

Đậu hà lan là loại cây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất vẫn là tháng 5 hoặc tháng 11.

Mặc dù đậu hà lan được trồng rất nhiều trên các nước khác nhau trên thế giới nhưng chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trong điều kiện nhiệt độ 18-20 độ C, khí hậu ẩm. Nhiệt độ trên 25 độ C hay dưới 12 độ C thì cây sinh trưởng chậm và ở 35 độ C cây sẽ bị lụi tàn.

2. Đất trồng

Đất trồng là loại đất giữ ẩm tốt, chân đất cao, dễ thoát nước và có độ pH 6.0 – 6.5, pH dưới 5,5 phải bón vôi (10-15 kg vôi bột/sào).

Đất phải được cày xới kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng và chia luống ( khoảng cách giữa các luống là 1,3 , mặt luống rộng 1m cao 25-30 cm).

Đậu Hà Lan cũng có nhiều giống nhưng bạn nên chọn giống nhập nội cho năng suất cao, phẩm chất tốt nưng tính chịu bệnh kém đặc biệt là bệnh phấn trắng. Các giống nhập nội chủ yếu là Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga,Pháp.

Giống đậu hà lan leo cần 40-50 kg hạt /ha

Giống đậu hà lan lùn cần 60-80 kg hạt / ha.

4. Kỹ thuật trồng đậu hà lan

Bạn tiến hành gieo hạt đậu Hà Lan theo rãnh đã làm, hoặc có thể trong thùng xốp hoặc chậu nhựa nếu không có vườn.

Khoảng cách gieo hạt hàng cách nhau 30 cm cây, cây cách nhau 7 cm, mật độ 32 vạn cây/ ha

Sau khi gieo xong bạn làm giàn leo cho cho chúng bởi đây là giống dây leo dài nên việc làm giàn là rất quan trọng.

5. Cách chăm sóc đậu Hà Lan

Đậu hà lan tuyệt đối bạn không thể dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Bạn nên dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng để bón cho cây.

Bạn cần bón thúc cho cây 3 lần:

Sau khi bón thúc hay bón phân thì bạn cũng nên tưới thêm nước phân mục, làm cỏ, xới, vun 3 lần kết hợp với 3 lần bón thúc, làm giàn khi cây cao khoảng 25-30cm.

Bạn sử dụng nguồn nước tưới sạch để tưới nước , sau khi gieo trồng bạn cần tưới nước thường xuyên 1 lần 1 ngày để đảm bảo độ ẩm trung bình là 70-75%.

Một số sâu bệnh thường gặp ở cây đậu hà lan sâu xám, sau xanh, ruồi đục lá, sâu đục quả…và một số bệnh thường gặp là bệnh phấn trắng, bệnh cháy lá, đốm lá do vi khuẩn bệnh sinh ra từ đất như bệnh héo rũ, bệnh thối đen rễ… Chính vì vậy, bệnh nê thực hiện quan sát nên cây bị bệnh thì bệnh cần phun thuốc diệt trừ ngay nhưng không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trừ khi cần thiết.

6. Thu hoạch

Đậu hà lan có thể sử dụng quả non, thu hoạch sau khi hạt non chớm phình to. Bạn nên thu hoạch vào sáng sớm sẽ có chất lượng tươi hơn có khả năng bảo quản và vận chuyển tốt hơn. Khi thu hái tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ hạt, loại bỏ quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng.

Với đậu ăn hạt non thu muộn hơn, hạt đã phình to và tương đối cứng, nhưng chưa quá già hoặc khô. Hạt được tách ra dùng ngay hoặc chế biến, bảo quản để tiêu thụ dần. Hạt đậu non được chế biến chủ yếu bằng các phương pháp cấp đông hoặc đóng hộp.

Đối với đậu Hà Lan lấy hạt khô được thu hoạch khi hạt đã già, khô, vỏ quả đã bạc,bạn cần thu kịp thời, không để quá khô vì một số giống có khả năng tự tách vỏ ngay trên cây. Sau đó, bạn phơi khô nguyên quả, sau đó tách hạt và tiếp tục phơi hạt cho thật khô trước khi đóng gói.

Cách trồng hoa đồng tiền và kinh nghiệm chăm sóc cho nhiều hoa

Kỹ Thuật Trồng Bầu Cho Năng Suất Cao

Bầu là loại cây thuộc họ bầu bí cho quả quanh năm. Thân bầu leo quấn, lá phát triển mạnh và thường ra nhiều nhánh. Bầu có bộ rễ rất phát triển, hoa thụ phấn nhờ côn trùng và gió, quả dày và kích thước thay đổi. bầu có tác dụng rất tốt cho cơ thể, có thể dùng để thanh nhiệt giải độc, trị bệnh đái tháo đường. Trong đông y thì hạt và hoa bầu còn được dùng để làm thuốc.

Chọn hạt giống Có nhiều loại hạt giống cho bạn lựa chọn như: bầu thước, bầu trắng, bầu sao, bầu thúng. Tùy vào nhu cầu mà bà con nên chọn những giống bầu có nắng suất cao mà lại dễ trồng. Để hạt giống được đảm bảo thì bà con nên chọn mua ở những nơi uy tín. Đối với miền bắc thì nên chọn giống bầu sao bởi giống này cho năng suất quả cao và ổn định.Ươm hạt và gieo trồng – Trước khi trồng bà con nên ngâm hạt trong nước khoảng 10-12 tiếng đồng hồ, sau đó cho hạt vào trong tro hoặc cát để ủ nóng khoảng 4-5 ngày cho hạt nảy mầm. Hạt bầu cần nhiệt độ cao đủ ấm thì mới nảy mầm.

– Sau khi hạt nảy mầm, bà con gieo vao bầu đất cho đến khi bầu ra 2 lá thì mới đem đi trồng. – Bà con cũng có thể đem hạt giống gieo thẳng xuống đất với 3-4 hạt một lỗ. Tuy nhiên thì để đảm bảo hạt được nảy mầm hết thì bà con nên ươm hạt trước. – Kích thước của mỗi hốc là 50x50x30cm, và khoảng cách giữa các hốc là 1m. Khi trồng bà còn cần bón lót trước cho mỗi hốc nhiều phân chuồng và khoảng 100g phân hỗn hợp NPK. – Bầu có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thì nếu trồng bầu mùa nắng sẽ cho trái nhiều hơn mùa mưa. Nên giéo trồng khoảng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch bởi vì đây là khoảng thời gian tốt nhất cho bầu phát triển.Chăm sóc bầu – Tưới nước: Ở mỗi cây thì hàng ngày tưới nước thường xuyên 1-2 lần/ ngày. Đến khi bầu ra quả thì lượng nước tưới cây cần tăng lên.

– Bón thúc: + Giai đoạn từ khi trồng đến lúc bầu leo giàn thì bà con cần bón thúc cho cây mỗi tuần một lần để đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng để cho cây ra hoa kết quả. + Khi cây ra hoa đậu quả thì cần bón thúc 7-10 ngày 1 lần, và tăng lượng phân bón lên để cây phát triển. + Trong suốt quá trình trồng thì mỗi hốc bà con nên bón khoảng 1-1,5kg phân hỗn hợp NPK. – Khi cây bầu được khoảng 1m thì bạn cần khoanh dây quanh gốc cây. Lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1-2 đốt bạn lại chặn đất để cho bầu ra rễ. – Khi bầu được khoảng 2 tháng thì bạn bắt đầu nương dây để cho bầu leo giàn. Khoảng 75-90 ngày sau khi trồng là bầu có thể thu hoạch được. – Nên tỉa bỏ những dây nhánh ở đoạn gốc lên đến giàn cho gốc được thoáng. Khi đã có trái trên nhánh ạn có thể bấm ngọn để cho quả phát triển. – Phóng trừ sâu bệnh + Sâu hại cho bầu gồm rầy mềm và ruồi đục lá. Khi phát hiện các côn trùng này thì bà con cần nhanh chóng phun thuốc trừ sâu để tránh côn trùng phá hoại cây. + Bệnh ở bầu phổ biến như héo cây do nấm, bệnh khảm do virut, bệnh phấn trắng do nấm Sphaerotheca fuliginea trong màu khô. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium trong mùa mưa. BÀ con có thể không cần phun thuốc trị bệnh mà nhổ bỏ các cây hoặc ngắt bỏ những là bị bệnh đi là được.

Các tin khác

Cách Trồng Đậu Xanh Đúng Kỹ Thuật Để Đạt Năng Suất Cao

Đặc điểm cây đậu xanh

Đậu xanh là loại cây trồng nông nghiệp phù hợp với đặc tính khí hậu Việt Nam. Nó có thể được trồng vào tất cả các mùa trong năm.

Cây đậu xanh không kén đất, nó phù hợp với hầu hết các loại thổ nhưỡng tại các vùng miền ở nước ta từ vùng đất cát cho đến đất pha sét. Tuy nhiên, để trồng đậu xanh đạt năng suất cao, bạn nên trồng ở vùng đất cát pha màu mỡ, đất phù sa xốp hoặc đất rừng mới khai phá. Ở những vùng đất chua, bạn phải dùng vôi khử chua.

Kỹ thuật trồng cây đậu xanh

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng phải được giàu dinh dưỡng hoặc cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Trước khi gieo trồng, bạn cần phải làm cỏ sạch sẽ, cày đất sâu 20cm, bừa nhuyễn đất. Sau đó, bạn bón lót cho đất cho đất có dưỡng chất nuôi cây.

Dăng dây và xẻ rãnh sâu 3cm, mỗi rãnh cách nhau 40-50cm.

Kỹ thuật chọn giống và gieo trồng

Chọn những hạt mẩy, đều nhau, hạt tròn trịa và được phơi thật khô. Trước khi gieo hạt, bạn cần loại bỏ những hạt lép, da nhăn nheo, bể vỡ. Trung bình mỗi mẫu đất gieo hết tầm 30-35kg hạt giống. Có nhiều loại giống đậu xanh:

– Giống địa phương thường có:

Đậu mỡ: Hột to, láng vỏ, láng, màu xanh đậm. Loại đậu này thường dùng hạt để làm giá.

Đậu sẽ: hạt hơi dẹp hai đầu, vỏ nhám, màu xanh nhạt. Loại này thường được xay để làm nhân bánh, nấu chè, cháo… ăn thơm ngon và bùi hơn đậu mỡ.

– Ngoài ra còn có các giống đậu xanh cải thiện có năng xuất cao như sau: đậu mốc Bà Rịa, đậu xanh Buôn Mê Thuột, đậu mỡ Sóc Trăng.

Các bước tiến hành gieo hạt:

Gieo hạt dưới đường rãnh đã chuẩn bị, mỗi hạt cách nhau 10cm. Sau khi gieo nhớ dùng một lớp đất mỏng phủ lên tầm 1cm, không phủ đất quá dày khiến hạt khó nảy mầm.

Khi cây lên được tầm 8-10cm, bạn cần tỉa bớt những cây xấu để những cây còn lại phát triển khỏe mạnh hơn.

Nếu gieo lỗ, mỗi lỗ nên 2-3 hạt, vẫn đảm bảo khoảng cách như gieo theo đường rạch. Sau 3 ngày, cây mọc lên, bạn cần tỉa bớt chừa lại mỗi lỗ 1-2 cây.

Cây đậu xanh đã được tỉa bớt cây xấu

Thời điểm gieo trồng phù hợp

Tùy vào đắc điểm đất mà bạn nên chọn thời điểm gieo trồng cây đậu xanh phù hợp:

Ở đất cao ráo, đất rừng, nơi khai phá, đất đỏ vùng Cao Nguyên, đất cát pha miền Đông và miền Trung nên gieo hạt vào đầu mùa mưa.

Trên các đồng ruộng vừa gặt lúa xong như vùng đất đen và thấp miền Đông và đất phù sa miền Tây Nam bộ bạn nên trồng vào cuối mùa mưa.

Riêng ở Trung bộ, bạn có thể gieo hạt ngay sau khi gặt mùa lúa ba trăng.

Kỹ thuật chăm sóc cây đậu xanh

Để đảm bảo trồng cây đậu xanh đạt năng suất cao, trước hết bạn cần cung cấp nước đầy đủ sau khi gieo hạt và khi cây còn nhỏ nếu trời không mưa và thoát nước chống ngập cho cây khi mưa dầm nước đọng. Dặm các lỗ nào hạt không nảy mầm, sau khi các lỗ khác cây đã mọc lên đều vài phân.

Gieo hạt được 2-3 tuần bạn cần phải làm cỏ và vun gốc cho đậu.

Bón phân cho đậu xanh

Ngoài phân chuồng, bạn nên dùng phân tro và phân hóa học. Tùy theo loại đất mà bạn gia giảm số lượng phân bón.

Một số loại phân thường dùng để bón cho đậu xanh: U-rê, Phốt phát tricalcid, Clorua,…

Sâu bệnh thường gặp ở cây đậu xanh

Cây đậu xanh thường bị sâu ăn trái và sâu đục lá. Bạn có thể dùng Dieldrin 50% bột hòa nước (tỷ lệ 1/400) xịt nửa tháng một lần khi trái bắt đầu tượng hat khi sâu xuất hiện.

Khi cây bị rầy, bạn cần xịt Malathion 50% (tỷ lệ 1/350).

Thu hoạch đậu xanh

Sau khi gieo trồng 50 -60 ngày, bạn có thể bắt đầu thu hoạch. Những trái đậu xanh chin trước sẽ chuyển màu từ xanh thành đen. Bạn tiến hành thu hoạch dần. Cây đậu lúc này vấn tiếp tục ra hoa kết trái. Cứ 2-3 ngày bạn có thể hái 1 lứa cho đến khi hết trái. Thời gian thu hoạch khoảng 2-3 tuần.

Sau khi thu hoạch về, bạn nên trải đậu phơi dưới nắng, ánh nắng sẽ làm cho hạt đậu tách khỏi vỏ và bạn sẽ dễ dàng thu được hạt sạch sẽ.

Mỗi mẫu hạt đậu xanh trồng đúng kỹ thuật sẽ thu được từ 1.200-1.500kg hạt.

Hạt đậu xanh thu hoạch được

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Đậu Nành Cho Năng Suất Cao trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!