Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Hành Tím # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Hành Tím # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Hành Tím mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Có hai loại: củ to tròn và củ nhỏ dài (Long Red Florence Onion). Đa số các loại giống có thời gian sinh trưởng 60-65 ngày. Khi trồng nên chọn củ già (củ ngừng tăng trưởng) có màu tím sậm. lượng giống để sản xuất hành thương phẩm tháng 9-10-11 âm lịch, thu hoạch tháng 11-12-1 âm lịch; ở Bến Tre thường xuống giống vào giữa tháng 9-10 âm lịch, thu hoạch tháng 11-12 âm lịch.

Hành tím củ tròn và Hành tím củ dài

1. Kỹ thuật trồng hành tím

– Hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất cần cao ráo, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng; nếu trồng gần nguồn nước mặn phải tưới nước ngọt. Hành rất sợ ngập úng, vì thế cần bố trí vụ trồng vào thời điểm hết mưa để tránh hiện tượng thối củ.

– Làm đất: Đất cày ải trước 1 tháng, trước khi lên liếp 3-5 ngày tiến hành rải vôi, nếu đất trồng hành là đất sét thì cần trộn cát mịn đều trên mặt liếp.

– Làm liếp: Liếp cao 15-20cm, mặt liếp rộng 0,7-0,9m, khoảng cách mương giữa 2 liếp 20-30cm. Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phủ 1 lớp rơm trước khi trồng, xịt thuốc diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual.

– Chọn củ tốt có màu tím sậm, đáy tròn, không mọc rễ non, không sâu bệnh. Trước khi trồng, lột bỏ vỏ bao chóp củ, nên xử lý thuốc ngừa bệnh thối củ bằng thuốc: Copper-zinc, Aliette, Mancozeb, Rampart hoặc Kasuran.

– Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 12-15cm x cây cách cây 10-15cm. mật độ 4.000-4.500 bụi/1.000m2, trồng 1-2 củ/hốc. Nếu đất sét, cắm củ sâu 2/3 lớp đất mặt; nếu đất cát, cắm củ vừa ngập mặt đất. Sau khi trồng xong, phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước.

Ruộng trồng cây hành tím

2. Chăm sóc

Bón phân cho khoảng 1.000m2 đất trồng:

– Liều lượng phân bón: Vôi 50kg – 60kg, phân hữu cơ (phân chuồng hoai, phân tôm) 15-20 thúng + phân cá, Humix, Komix 40-50kg. Phân vô cơ: Đạm SA 25-30kg; supe lân 10-15kg; DAP 30kg; kali 12kg; NPK 27kg.

Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ vôi + lân + phân hữu cơ (chuồng hoai) + 20kg DAP + 15kg NPK.

Cách bón: Bấu lỗ hoặc rạch hàng; bón thúc lần 1 (5-7 NST) tưới 5-6kg SA; bón thúc lần 2 (15-20 NST) tưới 6-8kg SA + 3kg DAP + 2kg NPK + 3kg Kali, bón thúc lần 3 (30 NST) tưới toàn bộ phân hữu cơ vi sinh (phân cá, Komix, Humix) + 5kg NPK + 5kg DAP + 6-7kg SA + 4kg kali, bón thúc lần 4 (40 NST) tưới 5kg NPK + 5kg kali + 8-10kg SA + 2kg DAP.

– Công thức bón phân này có thể thay đổi theo đất đai, thời tiết và màu xanh của hành. Nếu hành xấu, nên tưới thêm SA hoặc DAP để lá, rễ củ phát triển, không nên tưới ure vì lá sẽ vươn dài (hành bò) khó tạo củ. 10 ngày đầu tưới 1-2 lần/ngày, 11 ngày trở đi tưới 2 ngày/lần, lượng nước tưới thay đổi từ 100-150 đôi nước/1.000m2/lần tưới (tương đương400~600 lít/lần) và ngưng tưới hẳn 1 tuần trước khi thu hoạch. Lượng nước tưới phải tăng đều ổn định, nếu tưới nước bất thường củ sẽ bị xé. Nhổ cỏ 2 lần ở giai đoạn 35 ngày đầu, tránh nhổ trễ hành sẽ bị động rễ, củ. phun thuôc ngừa định kỳ, nhất là khi thời tiết xấu.

3. Thu hoạch

Giai đoạn 55-60 ngày, củ chuyển sang màu đỏ, lá đã ngả màu 80% thì bắt đầu nhổ, thường thì phơi nắng 2-3 ngày cho lá mềm lại để dễ vận chuyển xa. Chỉ nên thu hoạch hành vào những ngày khô ráo. Nhổ củ, giũ sạch đất rồi cho vào giỏ và chuyển về nơi bảo quản, tránh làm sây sát hoặc làm giập vỏ ngoài sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn tồn trx. Đối với hành trồng vụ tháng 4-5 âm lịch, để giữ làm giống thì thu hoạch 40-45 ngày sau khi trồng (củ đã già ngừng tăng trưởng để lâu dễ hư củ).

– Bảo quản: Phơi rơm 10-15 ngày cho thật khô và sạch sâu bệnh rồi chất đống cao 1-5m, cứ một lớp hành phủ một lớp rơm, vị trí cây rơm giữa trời, thoáng hoặc tro nguyên cùm hành ở nơi thoáng gió, tồn trữ thuốc hóa học bằng cách ướp hỗn hợp 40kg bột Tale + Sevin + Rovral/tấn củ hành.

Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Hành Lá

1. Thời vụ trồng cây hành lá

Hành lá có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng cần chú ý sâu xanh da láng, trong mùa mưa cần chú ý bệnh khô đầu lá.

2. Chuẩn bị đất trồng hành lá

– Yêu cầu: đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua, pH thích hợp từ 6-6,5, nếu pH thấp hơn 5 cần bón thêm vôi và tro bếp.

– Đất trồng hành cần được phơi ải. Kỹ thuật lên liếp hành thay đổi tùy chân đất và tập quán canh tác. Lên liếp vồng cao 35-45cm, chân liếp rộng 1m, khoảng cách giữa hai liếp là 30cm để dễ thoát nước và tiện đi lại chăm sóc.

– Xử lý đất: tiến hành xử lý đất trước khi trồng 3 ngày, sử dụng 1kg Mocap/1.000m2. Rải thuốc lên liếp rồi đảo đều lớp đất chặt.

– Tủ rơm kín mặt liếp ngay trước khi trồng.

3. Khoảng cách trồng hành lá

Hàng cách hàng: 20cm

Cây cách cây: 10cm

4. Phân bón cho cây hành lá

– Tổng lượng phân dùng cho 1.000m 2: phân chuồng hoai 1-2 tấn + 30kg tro + 12,5kg ure, 28kg supe lân, 8kg kali.

– Dạng phân có thể sử dụng ure, DAP, NPK, có thể tăng cường sử dụng thêm các chế phẩm vi lượng (muối borat), chất kính thích sinh trưởng, phân bón lá để tăng cường dinh dưỡng cho hành và giảm hiện tượng cháy đầu lá. Trong trường hợp hành sinh trưởng xấu, có thể dùng Super hume để phun lên hành.

* Bón lót: 1-2 tấn phân chuồng hoai + 30kg tro + 28kg supe lân + 5kg kali.

* Bón thúc:

Nguyên tắc bón thúc: hòa nước, tưới bằng thùng vòi hoa sen. Tưới lượt phân đầu tiên khi hành hồi xanh khoảng 7 ngày sau trồng (NST), 7 ngày tưới phân 1 lần (khoảng 4-5 lần/vụ) tùy theo sinh trưởng của hành và tùy theo mùa vụ. Không nên tưới 10 ngày trước khi thu hoạch.

* Lưu ý: Có thể sử dụng khuyến cáo sau (nếu sử dụng khuyến cáo này thì không bón lót phân lân):

+ Lần 1 (7 NST): 4,5kg ure.

+ Lần 2 (14 NST): 14kg DAP + 1,5kg KCl.

+ Lần 3 (21 NST): 19kg NPK 16-16-8 + 1,5kg KCl.

+ Lần 4 (28 NST): 17kg DAP + 2,5kg KCl.

+ Lần 5 (nếu có, 35 NST): 4,5kg ure.

– Phân bón lá và vi lượng (nếu có) có thể phun kết hợp khi phun thuốc bảo vệ thực vật. Khuyến cáo không nên lạm dụng các chất điều hòa tăng trưởng (ProGib…) dễ dẫn đến hiện tượng rã bẹ, cây vóng, yếu. Có thể sử dụng chế phẩm EM hoặc Crop-master cho hành lá. Nếu dùng Super hume phun 3 lần (lần 2, 4, 5) thì có thể giảm 1/3 lượng đạm dùng cho hành và hạn chế hiện tượng vàng lá, tăng sức đề kháng cho hành.

5. Chăm sóc cây hành lá

– Chú ý làm cỏ kịp thời, không để cỏ chụp hành.

– Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.

– Tưới phun cho hành lá; giữ mực nước tưới thấm sâu trong rãnh hành lá.

– Để tận dụng và tăng hiệu quả sử dụng đất, có thể trồng xen ngò rí, cải xanh hoặc cải ngọt quanh mép liếp.

6. Phòng trừ sâu bệnh cho cây hành lá

– Các đối tượng sâu bệnh hại chính: sâu xanh da láng Spodoptera exigua (xuất hiện rất sớm và gây hại tận đến cuối vụ), dòi đục lá (xuất hiện muộn), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), bù lạch (Thrips tabaci), bệnh cháy đầu lá, hiện tượng rã bẹ, bệnh đốm tím Alternaria pori…

– Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ bón phân, phun thuốc vào lúc trời mát.

– Nguyên tắc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học: Sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học, lưu ý dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, ưu tiên sử dụng các thuốc vi sinh, điều hòa sinh trưởng. Bắt đầu phun khi có sâu hại. Đảm bảo không phun trước khi thu hoạch 7-10 ngày.

– Khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá, không được dùng một loại thuốc cho mỗi lần phun mà phải dùng hỗn hợp theo khuyến cáo sau (thường phun kết hợp trừ sâu xanh da láng và các đối tượng khác):

+ Lần 1: Atabron 5EC

+ Lần 2: Cascade 5EC

+ Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC

+ Lần 4: Mimic 20F + SeNPV

+ Lần 5: Dipel 3.2WP + SeNPV

– Không sử dụng Furadan 3H trên hành lá và hạn chế sử dụng Padan.

– Nếu có bệnh đốm tím, bệnh khô đầu lá thì dùng Antracol 50WP, Dithan M45.

7. Thu hoạch

Tiến hành thu hoạch khi hành đủ tuổi (42-45 ngày sau trồng) tùy tình hình sinh trưởng và sâu bệnh. Trường hợp hành xấu có thể lưu thêm vài ngày, nhưng không nên kéo dài quá. Hành lá khi đưa ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng

Xác định thời vụ thích hợp để trồng tỏi, xử lý được tỏi giống trước khi trồng theo đúng quy trình, hướng dẫn trồng và chăm sóc tỏi sau trồng đúng quy trình…

Quy trình chăm sóc (làm cỏ, xới đất, tưới tiêu nước và bón phân) cho tỏi theo đúng yêu cầu kỹ thuật để tỏi sinh trưởng phát triển tốt và tạo ra sản phẩm an toàn theo hướng VietGAP…

Hành tím hay hành lá đều là những nguyên liệu giúp món ăn của gia đình bạn thêm phần hấp dẫn thơm ngon hơn. Tuy cùng một họ hành nhưng hành tím và hành lá còn có những…

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Kiệu

Kiệu là loại cây trồng ngắn ngày, dễ trồng, ít phải đầu tư, nhanh cho thu hoạch và đem lại giá trị kinh tế khá cao. Mỗi hécta nếu thâm canh tốt có thể cho 35-40 tấn củ. nhu cầu cây kiệu trên thị trường nội địa cũng lớn nên dễ bán, giá lại cao nên nhiều bà con nông dân ở các tỉnh phía Bắc, Nam Bộ và nhiều nơi khác trên cả nước đã thoát được nghèo, trở nên khá giả nhờ trồng và thâm canh kiệu.

1. Đất trồng cây kiệu

Chọn loại đất nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, nhiều cát, dễ thoát nước, độ pH từ 6-6,5. Trồng nhiều trên đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất phù sa ven sông là tốt nhất. Đất trồng kiệu phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón đủ lượng phân lót và vôi bột (nếu đất chua) rồi lên luống rộng 0,8-1m, cvao 25-30cm, rãnh rộng 30cm.

2. Thời vụ trồng kiệu

Cây kiệu có thể trồng quanh năm nhưng có hai vụ chính, trồng tháng 9-10, thu vào tháng 1-2. Vụ này cây sinh trưởng phát triển tốt nên cho năng suất cao, bán vào dịp Tết được giá. Vụ phụ có thể trồng tháng 4-5 để thu vào tháng 7-8.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc kiệu

– Bón phân lót cho cây kiệu: Lượng phân cần bón lót cho 1 ha trồng kiệu bao gồm: 25-27 tấn phân chuồng hoai mục + 300kg lân supe + 150kg kali clorua và 100kg tro bếp. Toàn bộ lượng phân dùng để bón lót nói trên được rải đều trước khi lên luống để trồng.

– Chuẩn bị củ kiệu giống: Sau khi thu hoạch, chọn các củ to, đều, không có sâu bệnh đem phơi khô cho lá héo rồi bó lại thành từng bó treo trên giàn cất giữ cho đến khi trồng. Trước khi trồng mới tách các tép ra, mỗi hóc chỉ trồng một tép.

– Trồng kiệu: Dùng ngón tay trỏ hoặc một chiếc dầm gỗ có đường kính 2-3cm chọc lỗ rồi đặt củ kiệu giống xuống sâu 5-6cm. Có thể trồng thành các hành dọc hoặc hàng ngang trên mặt luống với khoảng cách: hàng cách hàng 20-25cm, cây cách cây 10-12cm. Chú ý: không lấp đất vào lỗ mà chỉ rải một lớp đất mỏng trên mặt luống rồi dùng rạ phủ kín và tưới nước đủ ấm.

– Chăm sóc cây kiệu: Thường xuyên làm sạch cỏ trên mặt luống, tưới đủ ẩm cho kiệu mọc nhanh và khỏe, cho củ to. Sau trồng một tháng thì dỡ rạ ra xới xáo, vun gốc kết hợp với bón thúc cho kiệu rồi lại phủ rạ trở lại như cũ nhằm hạn chế cỏ dại mọc, vừa giữ đất tơi xốp vừa giúp kiệu đẻ nhánh và hình thành củ dễ dàng. Ngoài lượng phân bón lót cần phải bón thúc cho kiệu 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 12-15 ngày với lượng phân từ 35-40kg ure + 8 + 10kg kali, bằng cách hòa nước tưới vào gốc hoặc kết hợp làm cỏ, rắc phân giữa các hàng rồi vun gốc.

– Phòng trừ sâu bệnh hại cây kiệu: Cũng như các cây hành và tỏi, kiệu thường bị một số đối tượng chính gây hại như:

+ Sâu ăn lá thường xuất hiện vào thời kỳ mới trồng, cây kiệu còn non. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Polytrin 400SCW, Sele-cron 500ND, pha với nồng độ từ 0,1-0,15% để phun trừ.

+ Bệnh sương mai phát sinh và gây hại trong điều kiện nhiệt đô thấp dưới 250C, độ ẩm không khí cao trên 85%. Bệnh có thể gây chết hàng loạt dẫn đến thất thu. Chú ý phun phòng bằng thuốc Boóc-đô 1%, Oxyclorua Đồng 1-1,15%.

+ Bệnh thối củ do vi khuẩn Erwinia sp. hoặc nấm Botrytis gây hại từ khi củ bắt đầu vào chắc cho đến khi thu hoạch và trong thời gian bảo quản. Bệnh thối củ thường phát sinh và gây hại trong điều kiện môi trường ẩm thấp, bón phân không cân đối, đặc biệt là bón quá nhiều đạm, thiếu lân và kali. Có thể xử lý củ giống trước khi trồng bằng thuốc trừ nấm Benomyl 50WP. Khi thấy có triệu chứng bệnh thì dùng Validacyl 50WP, Rovral 50WP, Ridomil 68WP hoặc Aliette 80WP, pha nồng độ 0,3% để phun đều trên mặt luống.

4. Thu hoạch kiệu

Cây kiệu trồng 3-5 tháng (tùy theo mùa vụ và yêu cầu sản phẩm ăn tươi hay lấy củ già) là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch nên tháo nước vào các rãnh cho thấm hết mặt luống để làm đất mềm dễ nhổ. Nhổ đến đâu rửa sạch đất tới đó, bó lại từng bó rồi đem đi tiêu thụ.

Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng

Hành lá có thể được trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng 45-50 ngày. Trồng hành trong mùa nắng cần chú ý sâu xanh da láng…

Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn trong đời sống hằng ngày. Có hai loại: củ to tròn và củ nhỏ dài. Đa số các loại giống có…

Đất trồng tỏi phải thoát nước tốt. Luống rộng 1,2-1,5m, rãnh 0,3m. Sau khi lên luống rạch hàng bón phân, mỗi luống trồng 6 hàng, mỗi hàng cách nhau 20cm…

Tỏi tây là một loại rau gia vị cao cấp, có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình các vùng chuyên canh rau như Hà Nội, Hải Phòng…

Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Rau Ngổ

1. Đất trồng, bón phân trước khi trồng cây rau ngổ

Rau ngổ thích sống ở ruộng nước, trong ao hồ… nên đất cần cho rau ngổ là đất ao hồ, có nhiều bùn, chất hữu cơ và luôn luôn có nước. Vì vậy đất cần được cày bừa, sục bùn, nhặt sạch cỏ. Nếu đất đã tốt, không cần bón thêm phân chuồng nhưng nếu đất vụ trước đã trồng trọt và khai thác nhiều, nên bón thêm 15-20 tấn phân chuồng hoai, 200-300kg phân lân, 400-500kg tro bếp cho 1 ha. Trộn đều đất, chia ao hay ruộng ra thành các băng rộng 1,2-1,4m.

2. Trồng cây rau ngổ như thế nào?

Tuy rau ngổ có hoa, có hạt nhưng trong thực tế rau ngổ thường được trồng bằng phương pháp vô tính vì dễ trồng và nguồn giống cũng sẵn. Cắt các ngọn rau ngổ dài 20-25cm đem cấy lên các băng đất đã làm sẵn như cây rau cần, rau muống. Cấy xong, giữ trong ruộng một lớp nước mỏng 5-7cm để rau ngổ dễ bén rễ. Cây rau ngổ cần có một lượng nước lớn nên nếu thiếu nước cây hô hấp mạnh, sinh trưởng chậm, năng suất thấp.

3. Chăm sóc, bón phân và thu hoạch cây rau ngổ

Sau khi trồng 7-10 ngày, rau ngổ đã đâm chồi, vươn lá, lúc đó cần bón thêm phân đạm hay nước rửa chuồng heo, bò, nước tiểu hoai (nếu có) pha loãng hoặc không cần, bón trực tiếp vào ruộng vì ruộng luôn luôn có nước. Rau ngổ rất cần kali nên sau khi mưa hay lúc có sương nên bón tro bếp cho rau ngổ, lượng bón không hạn chế.

Rau ngổ trồng như vậy sau 25-30 ngày đã có thể thu hoạch được. Nếu cần dùng hay bán ít, có thể cắt tỉa cành tốt, cắt gần sát gốc. Nếu ruộng rau tốt đều cần bán đại trà, nên dùng dao sắc cắt từng băng một, cắt sát gốc hoặc nếu có lớp nước nên cắt phần trên mặt nước 3-5cm. sau đó, cần bón thúc tro bếp, nước phân chuồng, phân đạm hóa học khoảng 1kg ure cho 100m2. Cứ sau 7-10 ngày bón lại 1 lần.

Chú ý trước khi cắt 1 tuần không nên bón phân chuồng, nước rửa chuồng, nước giải hay phun xịt hóa chất lên ruộng rau. Rau ngổ nếu đủ nước, đủ phân, cứ sau 20-25 ngày có thể cắt lại lứa thứ 2. Thu hoạch xong lại chăm sóc, sau đó lại thu hoạch cho đến khi năng suất đã giảm còn 70-80% đợt thu hoạch trước đó, có thể phá bỏ để làm đất luân canh cây khác hay cho đất nghỉ khoảng nửa tháng rồi chuẩn bị trồng lại vụ khác.

Nguồn: theo KS Nông nghiệp Nguyễn Thị Hồng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Và Bón Phân Cho Cây Hành Tím trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!