Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Thảo Quả Dưới Tán Rừng # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Thảo Quả Dưới Tán Rừng # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Thảo Quả Dưới Tán Rừng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Thời vụ trồng cây thảo quả

Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau

2. Lựa chọn điều kiện trồng cây thảo quả

– Độ cao từ 800- 900m trở lên, tốt nhất là từ 1000 – 1500m so với mực nước biển.

– Khí hậu ẩm mát quanh năm: Nhiệt độ bình quân năm: 15 – 20 độ C. Lượng mưa: Trên 2000mm. Độ ẩm không khí trên 70- 80%.

– Đất đai: Tơi xốp, giàu mùn, đạm, kali. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ. Đất mát ẩm, thoát nước, độ pH 5- 6. Tầng đất sâu dày trên 50- 60cm.

– Thực bì: dưới tán rừng thưa có độ tàn che từ 0,3 – 0,7, tốt nhất là từ 0,4 – 0,5.

3. Thời vụ trồng cây thảo quả

Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau

4. Cách trồng cây thảo quả

Bước 1: Làm đất

+ Phát luống thực bì dưới tán rừng trước 1 tháng. Phát toàn bộ thực bì thảm tươi, dây leo, cây bụi dưới tán rừng.

Băm nhỏ cánh lá thân cây, dải đều trên mặt đất để chóng phân hủy thành mùn

+ Đào hố: Đào hố trước khi trồng 1 tháng, kích thước hố: 40 x 40 x 40cm

+ Mật độ trồng: 1650 cây/ha

Bước 2: Trồng cây

– Bổ hố trồng cự ly 3 x 4m/cây, trồng bằng hom thân ngầm, đặt cây đứng giữa hố những hom phải nằm nghiêng 1 gốc 25 – 30 độ so với mặt đất, lắp đất, dặm chặt (thảo quả không cần trồng sâu nhưng cần giẫm chặt gốc).

– Trồng bằng cây con rễ trần, đặt cây con giữa hố, lắp đất dặm chặt.

– Sau khi dặm chặt vào đất vụn tiếp tục lắp đất cao hơn miệng hố 4- 5cm.

– Cây trồng cách gốc cây gỗ trong rừng khoảng 0,7m.

– Đất rừng mới khai phá còn màu mỡ không cần bón phân.

5. Chăm sóc cây thảo quả

Cây thảo quả dưới tán rừng tự nhiên ở vùng núi Thanh Hóa

– Thảo quả là cây trồng bán tự nhiên nên chăm sóc đơn giản, ngoại trừ việc chặt phá, làm vệ sinh rừng 2 lần/năm. Lần thứ nhất trước mùa hoa (tháng 2 – 3); lần thứ hai sau khi thu hoạch quả, lần này cần chặt bỏ những cây Thảo quả già. Chú ý khi vệ sinh rừng phải nhổ bỏ tất cả những cây xâm lấn xung quanh gốc .

– Kết hợp chăm sóc lần cuối trong năm sau khi thu hoạch quả bón thúc cho mỗi gốc 1- 2kg phân chuồng hoai, tro bếp, trộn với 2% phân NPK hoặc 200 – 300g phân hữu cơ vi sinh cho 1 cây hoặc 50g dung dịch dinh dưỡng thủy canh dạng bột.

Vào tháng 11 khi thảo quả đã chín thành thục. Chọn các gốc cây mẹ sai quả đạt 5 tuổi, thu hái những chùm quả già, nhiều quả to. Quả thu hái về bóc vỏ, đãi bỏ phần áo hạt…

Thâm Canh Cây Ba Kích Dưới Tán Rừng

Bộ rễ, củ của cây ba kích sau hơn 2 năm trồng dưới tán rừng tại xã Tân Thành (Hàm Yên).

Dự án đã lựa chọn một số hộ dân đủ điều kiện tham gia, đồng thời mở lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật và tập huấn cho 150 lượt người dân tại các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa về kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản nguyên liệu, dược liệu.

Tháng 4 – 2013, nhóm nghiên cứu dự án đã xây dựng mô hình vườn giống ba kích thực hành tại xã Chân Sơn (Yên Sơn) với diện tích 0,3 ha. Nhóm lựa chọn tiếp 3 hộ gia đình tại các xã: Hà Lang (Chiêm Hóa); Tân Thành (Hàm Yên); Tứ Quận (Yên Sơn) tham gia thực hiện dự án với tổng diện tích trồng 3 ha dưới tán rừng.

Sau 3 năm thực hiện dự án, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ba kích, kết quả đạt được của mô hình cho thấy phương thức trồng dưới tán rừng giai đoạn đầu cây sinh trưởng phát triển tốt, nhưng từ năm thứ 2 trở đi cây phát triển chậm hơn. Về củ của cây ba kích, đến năm thứ 3 sự hình thành củ tăng mạnh cả về số lượng và kích thước củ. Trung bình đạt 16 củ/gốc. Dự kiến, sau 5 năm cây ba kích cho thu hoạch trừ chi phí các hộ gia đình thu lãi được từ 30 – 50 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên qua theo dõi cho thấy mô hình tại xã Tân Thành (Hàm Yên), cây được trồng dưới tán rừng thứ sinh (tự nhiên) nên cho số lượng củ/gốc cao hơn (18 củ). Theo dõi tại mô hình vườn giống, các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, đường kính cổ rễ không chênh lệch nhiều so với trồng thâm canh, phát triển trội hơn nhưng không đáng kể. Tuy nhiên khi tiến hành theo dõi khả năng cấp hom kết quả cho thấy, sau trồng 30 tháng, trung bình mỗi cây có trên 8 chồi, dự kiến có thể cung cấp được 15 hom/cây/lứa. Nếu chăm sóc tốt thì cứ 20 – 25 ngày sẽ cho cắt hom 1 lần, một năm thu hoạch được 9 – 10 lứa. Với tỷ lệ sống sau 3 năm đạt 87% như hiện nay thì tổng số hom trung bình trong1năm đạt xấp xỉ 100.000 – 200.000 hom.

Theo ý kiến của các hộ nông dân thực hiện dự án, ba kích là cây trồng hiệu quả, dễ làm, trong quá trình trồng không phát hiện cây bị nhiễm bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và phương thức canh tác trên địa bàn. Mô hình đã làm thay đổi nhận thức của người nông dân, tìm ra cây trồng phù hợp giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất tự phát sang trồng tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa.

Chị Lý Thị Mức, chủ nhiệm dự án cho biết: Thành công của mô hình bước đầu đã nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen cho người nông dân về nhân giống, trồng các cây lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây ba kích nói riêng, từng bước góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, giải quyết việc làm… Dự án góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, giữ nguồn nước, chống xói mòn, nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia thực hiện dự án.

Kỹ Thuật Trồng Cây Thảo Quả

Vườn tược- Cây trồng

-Tên thường dùng: Thảo quả.

-Tên khác: Tò ho, May mắc bâu.

-Tên khoa học: Amomum tso-ko Grenv et Lem, Amomum medium Lour, Amomum costatum Benth.

-Họ thực vật: Gừng (Zingiberaceae).

Giá trị kinh tế của cây Thảo quả

-Thảo quả cũng còn là tên gọi, quả chín được phơi hay sấy khô và là sản phẩm thương mại chính của cây Thảo quả.

-Hạt Thảo quả có hàm lượng tinh dầu 1-1,5%, vị cay, dùng làm gia vị ăn liền với thịt, cá và còn được dùng trong sản xuất bánh kẹo.

-Thảo quả là một loại được liệu được dùng để chữa bệnh đau bụng, đầy trướng, đau ngực, ỉa chảy, lách to, nôn mửa giải độc, chữa ho, hôi miệng, đau răng, viêm lợi và trị cả bệnh sốt rét.

-Do vậy Thảo quả từ lâu đời cho đến nay được sử dụng nhiều trong nước và cũng là loại sản phẩm xuất khẩu có nhiều giá trị.

Đặc điểm hình thái Thảo quả

-Thân thảo, sống lâu năm, cao 2-3m. Thân rễ mọc ngang có nhiều đốt, đường kính to tới 3-4cm, lõi màu trắng, phía ngoài màu phớt hồng, mập mạp, có mùi thơm.

-Lá mọc so le theo thân cây, có cuống hoặc không, bẹ lá có phiến dọc, phiến lá dài 50-60cm, nhẵn bóng, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, mép nguyên.

-Hoa tự mọc thành bông từ gốc, dài 15-20cm, hoa đơn có cánh màu đỏ. Mỗi bông sẽ phát triển thành chùm quả gồm 10-25 quả. Khi chín, quả có màu đỏ tím, đường kính 2-3cm, dài 3-4cm. Vỏ dày 4-5mm, lúc tươi mặt ngoài nhẵn bóng, khi chín bị nhăn nheo lại.

-Qủa hình trứng có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa 6-7 hạt. Hạt có áo hạt và mùi thơm, hình tháp dẹt. Mùa hoa tháng 5-7, mùa quả tháng 8-12.

Đặc tính sinh thái cây Thảo quả

-Phân bố tự nhiên ở vùng khí hậu ấm, ẩm ướt, cận nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm từ 15-20 độ C, lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao, chịu được tuyết và băng giá. Ở độ cao 1000-2000m so với mực nước biển.

-Thích hợp với các loại đất tốt còn mang tính chất đất rừng, nhiều mùn, giàu đạm, xốp, ít chua, thành phần cơ giới trung bình, thấm nước nhanh, thoát nước tốt, gần khe suối ẩm mốc quanh năm.

-Không ưa đất sét nựng hoặc đất cát nhẹ. Năm nào mưa ít, khí hậu khô hạn kéo dài, năm đó sẽ bị mất mùa quả.

-Cây chịu bóng, luôn cần có tán che 0,3-0,7 nhưng sinh trưởng và phát triển tootsn hất là dưới tán rừng thưa có độ tàn che 0,3-0,4; ở nơi trống trải, nắng chíu lá bị vàng và chết.

-Mọc hoang và cũng được gây trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Vân Nam, và các tỉnh vùng biên giới Việt Trung như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.

-Trước đây ở nước ta Thảo quả cũng được gây trồng với diện tích lớn, khoảng 700-800ha thu hoạch được chừng 500 tấn mỗi năm, nhiều nhất là ở Thanh Thủy, Bảo Lạc, Hoàng Xu phì nhiêu (Hà Giang), Sapa, Bát xát (Lào Cai), phong thổ, Sình hồ (Lai Châu), hiện nay, hàng năm cũng sản xuất được khoảng 300 tấn, riêng Lào Cai có tới 200 tấn Thảo quả khô/năm. Oử huyện Phong Thổ-Lai Châu, nhân dân đã phong nuôi bảo vệ và phát triển được 200ha dưới tán rừng dẻ.

Kỹ thuật gây trồng cây Thảo quả

-Độ cao từ 800-900m trở lên, tốt nhất là từ 1000-1500m so với mực nước biển.

-Khí hậu ẩm mát quanh năm: Nhiệt độ bình quân năm: 15-20 độ C. Lượng mưa: Trên 2000mm. Độ ẩm không khí trên 70-80%.

-Đất đai: Tơi xốp, giàu mùn, đạm, kali. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ. Đất mát ẩm, thoát nước, độ pH 5-6. Tầng đất sâu dày trên 50-60cm.

-Thực bì: dưới tán rừng thưa có độ tàn che từ 0,3-0,7, tốt nhất là từ 0,4-0,5.

Nguồn giống:

-Chọn cây mẹ 1-2 tuổi, cây trưởng thành trong các bụi đã ra hoa, có quả sai và to để lấy thân ngầm hoặc thu hái quả lấy hạt làm giống.

-Giống bằng thân ngầm: Đào lấy thân ngầm dài từ 7-10cm, đường kính từ 2,7-5cm, có 2-3 mắt còn tươi, chặt bỏ phần thân khí sinh dưới ngọn chỉ để lại đoạn dài 35-45cm ở sát gốc.

-Giống bằng hạt: Cuối tháng 11-12 khi Thảo quả đã chín thành thục, thu hái quả to, chín đỏ thẫm, cho vào nước sạch, chà xát để tách vỏ, rửa sạch lớp áo hạt, hong phơi hạt khô, tốt nhất là đem gieo ngay.

-Nếu chưa gieo trồng hom thân ngầm hoặc hạt phải bảo quản trong cát ẩm nơi thông thoáng nhưng thời gian cất trữ không quá 3-4 tháng.

Tạo cây con từ hạt 

-Ngâm hạt trong nước ấm 40-50 độ C (2 sôi 3 lạnh) trong 8 giờ, vớt ra để ráo nước, cho vào cát hoặc túi vải tưới đẫm nước, ử cho đến khi hạt đứt nanh đem gieo lên luống đã chuẩn bị sẵn.

-Luống gieo phải được làm đất kỹ, bón lót 3-4kg phân chuống hoai cho 1m vuông mặt luống, luống có kích cỡ rộng 1m, dài 5-10m, cao 15-20cm, rãnh giữa 2 luống rộng 35-40cm.

-Cự ly gieo hạt 10x20cm, gieo xong phủ đất mịn kín hạt và tưới đủ ẩm hàng ngày cho cây.

-Phải làm làn che bằng phiên nứa hoặc cắm ràng đảm bảo cây có độ che bóng 70-80% trong suốt thời gian gieo ươm, thường xuyên làm cỏ xới đất cho cây con.

-Tiêu chuẩn cây con: Tuổi 12-18 tháng, cao 60-80cm, sinh lực tốt, không bị sâu bệnh.

Thời vụ trồng:

-Trồng bằng hom thân ngầm vào tháng 4 lúc này cây nhẹ chưa ra hoa, hàm lượng nước trong thân ít.

-Trồng bằng cây con rễ trần từ tháng 4-9 vào ngày mưa, râm mát, độ ẩm đất và không khí cao.

-Xử lý thực bì: Phát luỗng thảm tươi dây leo, bụi rậm dưới tán rừng, băm nhỏ rải đều trên mặt đất để phòng phân hủy.

-Dẫy phát cây cỏ cục bộ quanh hố trồng đường kính rộng 0,8-1,0m.

-Làm đất cục bộ theo hố, kích cỡ hố đào 40x40x40cm.

-Mật độ 2900c/ha hay 2000c/ha hoặc 1650c/ha.

Cách trồng:

-Trồng bằng hom thân ngầm, đặt cây đứng giữa hố những hom phải nằm nghiêng 1 gốc 25-30 độ so với mặt đất, lắp đất, dặm chặt.

-Trồng bằng cây con rễ trần, đặt cây con giữa hố, lắp đất dặm chặt.

-Sau khi dặm chặt vào đất vụn tiếp tục lắp đất cao hơn miệng hố 4-5cm.

-Cây trồng cách gốc cây gỗ trong rừng khoảng 0,7m.

Chăm sóc:

-Mỗi năm chăm sóc 2-3 lần, phát bỏ cây cỏ xâm lấn, dây leo bụi rậm, xới xáo đất quanh gốc đường kính 1m. Thời gian chăm sóc vào các tháng 4,7 và 10.

-Kết hợp chăm sóc lần cuối trong năm saukhi thu hoạch quả bón thúc cho mỗi gốc 1-2kg phân chuồng hoai, trộn với 2% phân NPK hoặc 200-300g phân hữu cơ vi sinh cho 1 cây hoặc 50g dung dịch dinh dưỡng thủy canh dạng bột

Thu hoạch chế biến Thảo quả

-Sau khi trồng đến năm thữ 3 bắt đầu ra hoa kết quả, năm thứ 4 cây bắt đầu sai quả, từ năm thứ 6 trở đi thì cây cho nhiều quả.

-Vào khoảng tháng 10, khi vỏ quả bắt đầu ngả thành màu đỏ, chưa bị nứt và bắt đầu thu hái, thu hái chậm quả đã bị nứt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng. Qủa hái về phơi trên thên thưa và sấy nhẹ lửa 3-4 ngày đêm cho tới khi vỏ quả nhăn lại thành các vết dọc và có 1 lớp phấn trắng phủ bên ngoài là quả đã khô. Không nên sấy ở nhiệt độ quá cao vỏ bị sém lửa nhưng nhăn lại chưa khô, dễ bị vỡ vụn và mất mùi thơm làm giảm giá trị sản phẩm.

-Có thể quả hái về bỏ vào nước sôi 2-3 phút, vớt ra đem phơi nắng hoặc sấy khô, làm như vậy quả có màu đẹp, tươi, sau khi sấy hoặc phơi khô cũng có thể đập bể vỏ ngoài chỉ lấy hạt đem bán luôn.

-Một kg quả khô có 250-280 quả, cho vào túi ni lông, bịt kín để nơi khô ráo thoáng mát, khi dùng mới tách vỏ lấy hạt để có mùi thơm.

-Những năm trước ở thị trường trong nước giá Thảo quả khô từ 3500-4000 đ/kg nhưng năm 1999 tăng vọt lên tới 25000-30000đ/kg do nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Ổi: Tỉa Cành, Tạo Tán Cho Ổi

1. Mục đích của việc tỉa cành tạo tán cho cây ổi

Khi cây bắt đầu trồng đến khi ra hoa quả, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu. Cành yếu bị che khuất nên không có quả, còn cành khỏe lại mang quá nhiều quả vừa bị kiệt sức, ảnh hưởng chất lượng vừa dễ bị gẫy đặc biệt khi gió to.

Bên cạnh đó, theo thời gian một số bộ phận cành lá đã già che lấp các bộ phận cành lá non, hoặc những cành bị sâu bệnh, giảm hoặc không còn khả năng cho quả nữa nếu không được cắt tỉa thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây và chất lượng của quả.

Mục đích tạo hình, tỉa tán là làm cho bộ khung cây vững chắc, tạo ra nhiều cành, nhánh hữu hiệu, tạo không gian mở giúp cho cây phát triển tốt. Cắt tỉa bớt các cành vô hiệu, cành sâu bệnh sẽ tạo cho vườn cây thông thoáng, giúp nhà vườn dễ chăm sóc, thu hoạch, hạn chế được sâu bệnh hại. Thông qua tạo hình, tỉa tán chúng ta không chế được chiều cao, đường kính tán và mật độ phù hợp để giúp cây sinh trường, phát triển tốt.

Hàng năm, nếu thiếu việc xén và tỉa cành, thì các thân, cành, tượt sẽ mọc đầy, làm cho lòng tán cây bị thiếu ánh sáng, các chồi cho trái không phát triển được. Do đó, sau vài năm trái chỉ cho ở phía trên và phía ngoài tán, nơi có ánh sáng, còn trong lòng tán thì không.

– Việc xén và tỉa cành nên thực hiện vào lúc sau khi thu hoạch trái và trước khi ta bón phân cho cây ổi

Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau. Năng suất thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng được hình thành từ bộ lá để tiến hành quang hợp chuyển năng lượng mặt trời thành các vật chất hữu cơ.

Cây muốn có năng suất thì diện tích lá phải lớn và giảm thiểu được việc các lá che lẫn nhau, muốn vậy phải bằng mọi cách kích thích cây ra chồi, lá mới mà tạo cành tỉa tán là cách làm không thể thiếu, tuy nhiên với mỗi loại cây, tuổi cây nên có các cách tỉa cành tạo tán phù hợp.

Ngoài ra, việc tỉa cành tạo tán còn tùy thuộc vào tuổi cây, thông thường cứ 3 năm tỉa lại có 1 năm tỉa đau để định hình lại tán làm sao cho tán phù hợp với sự phát triển bộ rễ.

Việc tỉa cành, tạo tán còn phụ thuộc vào thời điểm sau thu hoạch, nếu cây thu hoạch vào mùa khô thì việc tỉa cành, tạo tán sẽ dễ hơn vì sau khi cắt tỉa chỉ cần châm phân, tưới nước thì chồi và đọt non sẽ bật ra ngay; còn nếu thu hoạch trễ, vào mùa mưa thì lúc này nhiệt độ không khí và đất đã giảm nên việc đâm cành lá mới khó khăn hơn.

2. Định hình tán cây ổi

Ổi thuộc loại cây trung bình, cao 5-10m, một cây có thể phân nhiều cành. Cành khi non hình vuông có nhiều lông mềm, khi già hình trụ và nhẵn. Cây ổi ra hoa quả ở cành non, khi đốn cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa quả. Nếu không đốn tỉa, thân chính mọc thẳng, các cành bên không phát triển, ổi cho ít trái. Chính vì vậy, để cho cây ổi có quả tốt và thuận tiện cho thu hái quả sau này thì cần cắt bỏ ngọn chính khi cây đạt chiều cao 60-80 cm để cho cành nhánh phát triển.

Để dễ chăm sóc và thu hoạch quả, nhất là các vườn trồng ổi chuyên canh thì cần khống chế chiều cao cây. Chiều cao cây 3 – 4 năm tuổi nên khoảng 1,5m; 5 – 6 năm tuổi cao 1,6 – 1,7m và 7 – 8 năm tuổi cao 2m.

Đối với cây ổi nên tạo dạng tán hình cầu hay hình nấm để cây nhận được nhiều ánh sáng.

Tán cây hình nấm

3. Hướng dẫn tỉa cành ổi

3.1. Xác định cành cần tỉa

+ Cành vượt mọc đứng, cành bên trong tán;

+ Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh; cành khô

+ Cành mọc quá gần mặt đất;

+ Cành mọc đan chéo nhau;

+ Cành già không còn khả năng cho quả;

+ Cành ở ngoài tán…

+ Các ngọn cành ở độ cao 1m

+ Các cành ngọn 5-10cm

3.2. Chuẩn bị dụng cụ cắt cành

– Kéo cắt cành loại nhỏ: Chuyên dùng cho cắt cành, sạch sẽ, không rỉ sét, lưỡi cong, có tay cầm, có lò so trợ lực để cắt các cành nhỏ, gần vị trí đứng thao tác.

Kéo cắt cành loại nhỏ

– Cưa cầm tay: Dùng cắt cành lớn. Yêu cầu lưỡi cưa phải sắc, sạch (không bị han gỉ), răng cưa đều, dùng để cắt những cành mà kéo không cắt được. Nếu cắt thân lớn, dùng cưa có răng lớn, đường mở răng rộng để dễ dàng thao tác.

Cưa cắt cành

– Kéo cắt cành loại cán dài: Dùng để cắt những cành ở trên cao.

Kéo cắt cành loại cán dài

– Thang: Dùng để cắt hoặc kéo những cành quá cao

Thang dùng để cắt cành

3.3. Chọn phương pháp cắt cành

Trên cây ổi có các loại cành:

– Cành cấp 1: mọc ra từ thân chính

– Cành cấp 2: mọc ra từ cành cấp 1

– Cành cấp 3: mọc ra từ cành cấp 2

Các loại cành trên cây ổi

Mức độ tỉa cành tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng, tuổi cây và mùa vụ để quyết định đốn đau hay cắt nhẹ, cụ thể như sau:

– Cắt cành cấp 3:

Cách tỉa cành này nhằm giữ lại các cành cấp 2, cắt bỏ 5-10 cm ngọn cành.

Mục đích của việc cắt tỉa nhẹ là để loại bỏ những cành không có quả, các cành sâu bệnh, giảm các cành và nụ hoa mới ra để tập trung dinh dưỡng nuôi quả đảm bảo cho cây có thể cho trái quanh năm.

Cắt cành cấp 3

– Cắt tỉa cành cấp 2: Cách tỉa cành này nhằm giữ lại các cành cấp 1 và thường áp dụng khi tỉa cành xử lý cho ra quả trái vụ từ tháng 10 đến tháng 4.

Cắt tỉa cành cấp 2

– Cắt tỉa nặng (đốn đau): Cánh cắt tỉa này áp dụng để trẻ hóa cây với những vườn cây đã già, thời gian cho trái trên 10 năm. Tiến hành cắt hết cành nhánh và đốn bỏ một phần thân chính.

Cắt tỉa nặng (đốn đau)

3.4. Tiến hành cắt cành

– Sau khi thu hoạch cắt các cành sau:

+ Cắt bỏ những cành mọc xà, cành mọc ở dưới không cho trái hoặc trái nhỏ.

+ Cắt bỏ những cành la, cành vượt không cho trái, những cành mọc cao quá cũng cần bỏ.

+ Tỉa bỏ những cành mọc chồng chéo lên nhau tạo tán cây thông thoáng và sử dụng tốt ánh sáng mặt trời.

+ Tỉa bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh.

Cành cần tỉa bỏ

– Cắt tỉa cành xử lý ra hoa:

Ổi có thể ra hoa trái quanh năm, tuy nhiên trong sản xuất để có sản lượng tập trung vào thời điểm nhất định, hạn chế sâu bệnh phá hại cũng như bán được giá cao, ổi được xử lý ra hoa đồng loạt.

– Trường hợp nhánh ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm bỏ đọt sao cho trên nhánh đó chỉ còn mang 3 cặp lá kép.

Tỉa cành trước khi ra hoa

– Đối với nhánh ổi đã ra hoa, nếu thấy mới có 1 cặp hoa (nụ) thì bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới từ cặp lá đó.

Cành ổi ra hoa – tỉa cành ổi sau khi ra 1 cặp hoa

– Sau khi trên nhánh ổi có đủ 2 cặp nụ thì cắt đọt hết, không chừa cặp lá nào phía trên cặp nụ trên cùng nữa để nhánh ổi có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

– Việc bấm đọt được tiến hành thường xuyên 1-2 tuần/lần.

Tỉa cành ổi sau khi ra 2 cặp hoa

– Đốn đau: Để trẻ hóa những vườn cây đã già, dùng kéo hoặc cưa cắt hết các loại cành.

Chỉ để lại một đoạn gốc của cành lớn ra trong năm trước

Cành lớn được giữ lại

Sau khi đốn đau sẽ phát sinh nhiều cành

Nếu là các cành vượt thì ta nâng được tán cây cao dần lên. Còn những cây đã lớn, tán quá rộng, có hình dù thì đốn cụt, có tác dụng thu hẹp tán lại bằng những cành mới.

– Sau khi cành mọc lại tiến hành tỉa cành, tạo tán như bình thường, cây sẽ tiếp tục cho trái

Các cành mới phát sinh sau khi cắt

Bộ tán mới sau khi cắt

– Tỉa nụ, hoa và quả

Những hoa và quả nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trái nên cần được tỉa bỏ thường xuyên.

– Với những cụm hoa mọc đôi nên giữ lại một hoa. Trong trường hợp hoa mọc ba nên giữ lại hoa nằm ở giữa, chỉ nên giữ lại 2-4 hoa trên 1 cành mang quả.

Tỉa bỏ bớt hoa

– Tỉa quả: Sau khi đậu trái, thì tỉa bỏ những trái nhỏ, trái mọc sát nhau chỉ nên giữ lại 1-2 quả tốt nhất.

Quả mọc sát nhau cần – Tỉa bỏ bớt trái tỉa bỏ

– Để giữ cho cây sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao thì trong 10 tháng đầu tiên cần tỉa bỏ nụ và quả ra lứa đầu tiên.

Tỉa bỏ trái khi dưới 10 tháng

3.5 Chăm sóc, kiểm tra sau khi cắt tỉa

– Sau khi cắt cành xong cần kiểm tra gọt nhẵn vết cắt. Kiểm tra các vết cắt không đúng kỹ thuật để xử lý ngay.

Gọt nhẵn vết cắt

Kiểm tra vết cắt

– Quét sơn, vôi hoặc một loại thuốc trừ nấm cho vết cắt có đường kính ≥ 1cm. Hoặc có thể dùng băng keo nilon cuốn vết cắt cành lại cho nước và sâu bệnh không tấn công vào vết thương.

Nếu cắt ngọn để khống chế chiều cao cây: Quét hỗn hợp Agri-fos + Mancozeb để phòng bệnh và dùng vỏ chai thuốc cắt đôi rồi úp lên vết cắt.

– Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom những cành vừa đốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau.

– Cây sau cắt tỉa rất dễ bị bệnh xì mủ thân, thối rễ gây chết cây, nên xịt thuốc để phòng bệnh xảy ra.

– Bón phân và tưới nước giúp cây nhanh hồi phục, có thể dùng phân bón gốc hoặc phân bón lá.

– Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm cũng như các cành mới mọc ra sai vị trí thì tiếp tục cắt tỉa.

4. Tạo tán cho cây ổi

– Để có bộ tán đẹp và cân đối thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch thì khi cây khoảng 4-6 tháng tuổi, tiến hành cắt ngang thân chính ở độ cao 60- 80cm từ mặt đất.

Cắt ngọn ở vị trí 60 cm

– Giữ lại 3-4 cành mọc theo các hướng khác nhau để làm bộ khung chính cho cây những cành này gọi là cành cấp 1.

Cắt giữ lại 3 cành

– Khi cành cấp 1 cao 45-60cm tiến hành bấm ngọn.

Cành cấp 2 khống chế chiều dài khoảng 30-45cm là thích hợp nhất.

Trên mỗi cành cấp 1 đầu tiên chỉ nên giữ lại 3 cành cấp 2 luân phiên nhau trên cành.

Các cành cấp 1 còn lại cũng để lại các cành mang quả luân phiên nhau.

Các vị trí cắt tạo cành

Để có bộ khung đều cần sử dụng dây và tre cột giữ cành và uốn ngọn những cành mọc vượt xuống thấp tạo với thân chính một góc 45-60 o

Cành cấp 1 tạo với thân chính góc 45-60 o

– Sau khi tạo tán cây ổi có bộ tán tròn đều.

Bộ tán cây ổi tròn đều

Nguồn: Giáo trình trồng và chăm sóc ổi – Bộ NN&PT NT

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Thảo Quả Dưới Tán Rừng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!