Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc, Bón Phân Cho Lan Mokara # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc, Bón Phân Cho Lan Mokara # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc, Bón Phân Cho Lan Mokara mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đầu tiên, cần chú ý đến giá thể trồng lan Mokara. Giá thể trồng phải vừa đảm bảo độ ẩm, vừa khô ráo giúp bộ rễ được thoáng khí nhằm tránh tình trạng làm thối rễ. Theo kinh nghiệm của nhà vườn, vỏ đậu phộng sau khi xử lý mầm bệnh là loại giá thể thích hợp nhất để trồng lan Mokara.

1. Cách trồng lan Mokara tại nhà trên giá thể vỏ đậu phộng

Lan Mokara có bộ rễ tương đối dài và mọc thành chùm với kích thước khá lớn nên cách trồng như sau

– Vị trí đặt chậu: chọn vị trí rộng rải, thoáng mát

– Loại chậu: nếu bạn trồng ít thì nên chọn chậu nhựa treo có đường kính miệng chậu 18 – 20 cm. Nếu bạn trồng với số lượng lớn nên lựa chọn trồng trên trụ cố định trong luống nền đất.

– Phía dưới chậu đổ lớp vỏ đậu phỏng dày 8-12 cm giúp tạo độ ẩm cho rễ

Lưu ý: 

– Sau khoảng 5 – 6 tháng, vỏ đậu phộng phân hủy dần nên cần bổ sung tiếp tục

– Không để thân chính của lan nằm sâu trong lớp giá thể mà có thể để bên trên có khoảng cách 3 – 5 cm.

– Lớp giá thể đậu phộng ngoài chức năng giữ độ ẩm còn là nơi tiếp nhận lượng phân bón để bộ rễ lan Mokara hấp thu từ từ

2. Kỹ thuật bón phân cho lan Mokara trồng tại nhà

Lan Mokara cần được cung cấp dinh dưỡng đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách và đúng loại.

– Khi lan còn nhỏ, cần bổ sung phân bón chứa nhiều đạm để cây sinh trưởng – phát triển thân lá. Sử dụng các loại phân bón chuyên cho lan như NPK 30-10-10 TE, Vitamin B1, Atonil, Rong biển… Bón 1-2 lần/tuần

– Khi lan lớn thêm 10 cm thì đầy đủ các nguyên tố đạm, lân và kali. Sử dụng phân bón chuyên cho lan như NPK 20-20-20 TE và phân vi lượng

– Khi lan cao khoảng 40-50 cm thì cây bắt đầu ra hoa (thông thường sau 8 tháng trồng và chăm sóc), lúc này cây cần nhiều kali để hoa bền màu và màu sắc tươi đẹp

– Liều lượng: tuân theo khuyến cáo trên bao bì. Riêng đối lan khi còn nhỏ, nên bón bằng 1/2 liều lượng khuyến cáo

– Thời điểm bón: nên bón vào buổi chiều mát sau 16 giờ

Bón phân cho lan Mokara

Lưu ý

– Khi lá lan mới to bằng lá lan ban đầu là dấu hiệu nhận biết lan đã “no phân bón”. Ngược lại thì cần bổ sung thêm với liều lượng như các lần bón

– Lan rất dễ bị cháy rễ, thối đọt gây chết cả cây khi bón sai thời điểm, sai cách hay sai loại phân

– Phân trùn quế với độ an toàn, lành tính và chứa đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng nên cực kỳ thích hợp bón cho lan Mokara

trồng tại nhà cần phải tưới nước hàng ngày lúc sáng sớm, nếu thời tiết nắng gắt thì có thể tưới nhẹ lại vào buổi chiều.

3. Chế độ ánh sáng phù hợp để giúp lan Mokara mau ra hoa

Lan Mokara thích hợp với ánh sáng 70 % (cây lan còn nhỏ), và ánh sáng 50-60% (để cây lan ra hoa)

Lưu ý: 

– Cần đảm bảo thời gian chiếu sáng từ 5-6 giờ và hướng nắng là hướng Đông

– Ngược lại, nắng gắt hướng Tây làm lan Mokara bị bạc màu lá, cây bị khô do thiếu ẩm

4. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho lan Mokara

Lan Mokara ít khi bị sâu bệnh tấn công do cây lan có sức sống mạnh. Thường thấy nhất là lớp bò hóng tạo thành lớp đen bám trên lá, nên dùng khăn ướt lau sạch

Lưu ý: 

– Không tưới nhiều nước gây bệnh thối nhũn làm chết cây. Trường hợp mưa nhiều dùng thuốc Kasumin, Vadydamicin… để tăng sức đề kháng cho lan

– Kiến hay rệp xuất hiện nên tiêu diệt bằng tay hoặc dùng thuốc Secsaigon phun trừ

– Thường xuyên kiểm tra, cắt bỏ lá già vàng, nhặt gom lá khô nhằm cách ly mầm bệnh lây lan cả vườn

(Bài viết được Đặng Gia Trang tổng hợp và biên tập)

Theo hoasaigon

5

/

5

(

3

bình chọn

)

Kỹ Thuật Trồng Lan Và Bón Phân Cho Lan Mokara

Để việc trồng tại nhà thành công cần phải chọn giá thể trồng phù hợp vừa đảm bảo độ ẩm cho lan vừa khô ráo thoáng bộ rễ để tránh làm thối rễ, theo kinh nghiệm của nhà vườn thì người ta sử dụng vỏ đậu phộng sau khi đã xử lý mầm bệnh để trồng lan Mokara là phổ biến nhất.

1. Kỹ thuật trồng lan Mokara trên giá thể vỏ đậu phộng

Lan Mokara có bộ rễ tương đối dài và mọc thành chùm với kích thước khá lớn, vì thế cần chọn vị trí rộng rải để đặt chậu lan.

Chậu lan có thể sử dụng loại chậu nhựa treo có đường kính miệng chậu 18-20 cm (nếu chỉ trồng vài chậu), hay trồng lan Mokara trên trụ cố định trong luống nền đất ( trồng với số lượng khá nhiều), phía dưới chậu đổ một lớp vỏ đậu phộng dầy 8-12 cm tạo ẩm độ cho rễ, nên lưu ý không để thân chính của lan Mokara nằm sâu trong lớp giá thể mà có thể để bên trên có khoảng cách 3-5 cm, vì điều kiện không khí với độ ẩm cao như hiện nay cần duy trì bộ rễ lan luôn thoáng. Sau thời gian lớp vỏ đậu phộng sẽ phân hủy thì cần bổ sung tiếp tục thêm.

Lớp giá thể đậu phộng ngoài chức năng giữ độ ẩm còn là nơi tiếp nhận lượng phân bón để bộ rễ lan Mokara hấp thu từ từ.

2. Kỹ thuật bón phân cho lan Mokara trồng tại nhà

Lan Mokara trồng tại nhà cần phải tưới nước hàng ngày lúc sáng sớm, nếu thời tiết nắng gắt thì có thể tưới nhẹ lại vào buổi chiều.

Cây lan Mokara có thể ra hoa khi thân dài đến 40-50 cm, khi cây lan còn nhỏ có thể sử dụng phân bón lá chuyên dùng cho lan như 30.10.10 TE, Vitamin B1, Atonik, Rong biển…( sử dụng luân phiên) với liều dùng bằng nữa liều khuyến cáo nhà sản xuất và phun thường xuyên hàng tuần một đến hai lần lúc chiều mát.

Khi cây lan lớn thêm 10cm thì đổi sang phân 20.20.20 TE và phân vi lượng không thay đổi, tuy nhiên nên bổ sung thêm phân trùn quế (tháng bón phân hữu cơ hai lần, rãi trên lớp vỏ đậu phộng) để giúp cây lan thêm cứng cáp.Quan sát nếu thấy lá lan mới ra to hơn hay bằng lá lan ban đầu là dấu hiệu nhận biết lan Mokara được no đủ phân bón, nếu lá mới có kích thước nhỏ thì tăng thêm liều lượng phân bón.

Khi chăm sóc định kỳ trong thời gian 8 tháng và lan cao khoảng 50 cm thì cây bắt đầu ra hoa, trường hợp cây lan khỏe mạnh sẽ cho 7-8 nhánh trong một năm, phun thêm phân dưỡng hoa để giúp hoa bền và màu sắc tươi đẹp.

3. Chế độ ánh sáng phù hợp để giúp lan Mokara mau ra hoa.

Lan Mokara thích hợp với ánh sáng 70 % (cây lan còn nhỏ), và ánh sáng 50-60% (để cây lan ra hoa).

Người trồng lan cần chú ý đảm bảo thời gian chiếu sáng cho lan từ 5-6 giờ, hay nắng hướng Đông là tốt nhất, ngược lại nắng gắt hướng tây làm cây lan bị bạc màu lá và cây lan thường bị khô do thiếu độ ẩm.

4. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho lan Mokara

Lan Mokara ít khi bị sâu bệnh tấn công do cây lan có sức sống mạnh, thường thấy nhất là lớp bò hóng tạo thành lớp đen bám trên lá thì dùng khăn mềm ướt lau nhẹ.

Nếu thấy kiến hay rệp xuất hiện thì có thể tiêu diệt bằng tay hay dùng thuốc secsaigon phun trừ, không tưới nước quá nhiều dễ làm vàng hay nhũn lá, rớt lá chân, trường hợp mưa kéo dài có thể dùng thuốc bệnh kháng sinh an toàn như Kasumin, Vadydamicin… để tăng đề kháng cho lan.

Nên kiểm tra thường xuyên và cắt bỏ lá già lá vàng, nhặt gom lá khô, nhằm cách ly mầm bệnh lay lan ra những vùng xung quanh.

Theo hoasaigon

Kinh Nghiệm Bón Phân Cho Lan Mokara

Kỹ thuật bón phân cho cây lan là một khâu hết sức quyết định cho việc ra bông của cây, nếu không biết cách, cây lan sẽ ít hoặc không cho bông, hoặc chỉ cho bông rất nhỏ, xấu, nhanh tàn… Sau đây chúng tôi xin giới thiệu để các bạn chơi lan “tài tử” tham khảo và áp dụng thử.

Kinh nghiệm bón phân cho lan mokara

Sau đây xin chia sẽ một số kinh nghiệm của Minh về cách trồng và bón phân cho lan mokara. Theo anh Minh thì trong suốt quá trình sống của một cây lan Mokara có thể tạm chia ra làm 3 giai đoạn:

Khi cây lan mokara còn nhỏ

Khi cây lan mokara còn nhỏ anh dùng loại phân bón lá có tỷ lệ đạm cao để giúp cây ra chồi mới, ra lá, ra rễ nhiều, cây tăng trưởng nhanh. Hiện trên thị trường có nhiều hiệu phân bón loại này, nhưng anh thường dùng phân Piter có tỷ lệ đạm, lân, kali (NPK) 30-10-10 của Mỹ, xịt định kỳ 6-7 ngày/ một lần. Sau khi sử dụng loại phân này được khoảng 7-8 tháng (lúc này cây lan con có được 2 tép và cao khoảng 20 cm), thì cây bắt đầu bước sang giai đoạn trưởng thành.

Khi cây lan đã bước vào giai đoạn trưởng thành

anh chuyển sang dùng phân Piter (loại 20-20-20) cũng xịt phân bón này định kỳ trên lan mokara khoảng 6-7 ngày/một lần. Sau khi sử dụng loại phân này khoảng 7-8 tháng cây lan Mokara sẽ bước vào giai đoạn cho bông (lúc này cây lan cao khoảng 50-60 cm).

Khi cây lan bước vào giai đoạn cho bông

anh dùng phân Piter (loại 10-30-20), xịt định kỳ 6-7 ngày/ một lần để “kích” cho cây lan ra bông. Sau khi xịt khoảng 3-4 lần thì nhánh lan bắt đầu búng ra vòi hoa (lớn cỡ hạt lúa). Khi vòi hoa đạt độ dài khoảng 2-3 cm (vài ngày sau khi cây búng ra vòi hoa) thì thay phân Piter (loại 10-30-20), bằng phân Piter (loại 15-20-30), xịt định kỳ khoảng 6-7 ngày/một lần, để kích thích cho vòi hoa phát triển dài, và sau này mầu sắc hoa sẽ sáng đẹp, rực rỡ và lâu tàn, ít bị bệnh gây thối hoa.

Muốn cây cho bông vào dịp Tết Nguyên đán thì vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch anh chọn những cây lan trưởng thành, đã ra hết lá non (lá cuối cùng đã chuyển sang bánh tẻ, mà cây không còn tiếp tục ra lá non nữa) đưa vào một khu vực riêng để phun xịt bằng phân Piter (loại 10-30-20) như đã nêu ở phần trên. Sau khi xịt phân 10-30-20 khoảng 45-50 ngày thì cành hoa đạt tiêu chuẩn xuất vườn (mỗi cành nở được 1-2 bông) lúc này là vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch, sau đó những bông hoa phía trên tiếp tục nở và đến Tết Nguyên đán thì cành hoa đã nở gần hết, nhìn rất đẹp.

Kỹ Thuật Trồng Lan Mokara

Kỹ thuật trồng lan Mokara

Lan Mokara là nhóm lan có giá trị kinh tế cao và được trồng phổ biến hiện nay. Lan Mokara có thể trồng trong chậu hoặc trồng thành luống.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho lan Mokara phát triển từ 25 – 30 độ C. Nhiệt độ là một trong những yếu tố quyết định sự ra hoa của cây.

2. Ẩm độ

Rễ của Mokara là rễ trần (rễ phơi ra ngoài không khí) nên đòi hỏi ẩm độ của vườn rất cao. Cây lan Mokara không chịu úng nên phải trồng thật thoáng. Vì đặc điểm của thân cây là lan đơn thân, không có giả hành nên khả năng mất nước rất lớn, từ đó làm cây sinh trưởng kém. Do đó, thường xuyên tưới nước mỗi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều mát).

3. Ánh sáng

Nhóm lan Mokara thuộc nhóm ưa ánh sáng trung bình. Cường độ ánh sáng khoảng 50 – 60% nên cần thiết kế giàn che cho thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

4. Độ thông thoáng và giá thể

Nhóm lan Mokara rất cần độ thông thoáng nhiều, nhất là trường hợp trồng cây trong chậu vì hệ rễ của cây rất phát triển mà chất trồng (giá thể) lại bí. Nên sử dụng chậu đất có nhiều lỗ thoát, bỏ một ít (rất nhỏ) chất trồng vào chậu. Hoặc không cần giá thể cây vẫn sinh trưởng tốt nhưng phải cung cấp thường xuyên dinh dưỡng cho cây.

Đối với trường hợp lan Mokara trồng thành luống để cắt cành nên chú ý không cho thân cây lan đè nhiều lên giá thể vì như vậy dễ gây thối cây.

5. Nhu cầu dinh dưỡng

Mokara cần dinh dưỡng khá cao và thường xuyên. Nên kết hợp sử dụng phân chuồng hoặc phân cá và phân hỗn hợp NPK 30 – 10 – 10 hoặc 20 – 20 – 20, tuỳ theo tuổi cây và tình hình sinh trưởng.

Do đặc điểm cấu tạo của Mokara là có hệ rễ trần nên khi sử dụng phân bón nên sử dụng với liều lượng thấp và nồng độ loãng.

Lưu ý vấn đề vàng và tuột lá chân ở Mokara là do thiếu nước và thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm.

6. Phòng trừ bệnh hại

Các bệnh gây hại phổ biến trên nhóm lan Mokara chủ yếu như sau:

– Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Zineb 3/2000, Benlat 1/2000.

– Bệnh đốm vòng cánh hoa: Do nấm Alternaria sp. gây ra. Có thể sử dụng thuốc trừ nấm phổ rộng như Daconil 500 SC.

7. Kỹ thuật trồng

* Trồng trong chậu

Chuẩn bị:

+ Chậu đất (có nhiều lỗ nhỏ) với kích thích trung bình từ 30 x 40cm

+ Cắm 1 trụ chính giữa chậu để tựa cho cây lan sau này (trụ có thể bằng cây hoặc bằng ống nhựa), trụ cao khoảng 70 – 100cm.

+ Bỏ một lớp giá thể dưới đáy chậu (có thể bằng than với kích thích lớn) và ở trên là lớp vỏ đậu phộng (giá thể đã xử lý nấm bệnh trước).

Cách trồng:

+ Buộc cây lan vào trụ, dùng kẽm xiết nhẹ.

+ Rễ của cây vừa tiếp xúc nhẹ với lớp vỏ đậu phộng hoặc có thể không cần giá thể.

* Trồng thành luống

– Luống cao 15 – 20cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.

– Giá thể: có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, tro trấu. Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là võ đậu phộng cho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nước tốt, đồng thời quá trình phân hủy vỏ đậu phộng góp phần cung cấp dinh dưỡng cho cây.

– Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngang để đỡ cây lan. Cọc cao khoảng 1 – 1,5m; khoảng cách giữa 2 hàng là 30 – 50cm. Cách tiến hành như sau:

– Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20cm. Các cành lan dài khoảng 40 – 50cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt, thường có 2 – 3 tầng rễ.

– Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan, trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạo thành độ xốp (tính từ mặt đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20cm).

– Che nắng cho lan khi mới trồng bằng lưới, phen tre hay bằng tán lá dừa để có khoảng 50% – 60% ánh sáng, gỡ bỏ dần khi cây phát triển tốt.

– Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyên bón phân.

– Trồng lại sau 3 – 4 năm.

TTKN TPHCM – Khuyến Nông TPHCM, 30/09/2015 

Nhấn vào đây để xem các tin về hoa lan

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc, Bón Phân Cho Lan Mokara trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!