Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Thái # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Thái # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Thái mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ở nước ta có nhiều giống táo như táo chua, táo Thiện Phiến ngọt, táo Gia Lộc, mới nhập vào giống táo Thái Lan. Một số giống chọn lọc trong nước như táo số 12, số 32, táo Đào Tiên… Táo có thể nhân giống bằng hạt, cắm hom, chồi rễ, chiếc và ghép. Nhân giống bằng hạt biến dị nhiều nên hiện chỉ dùng làm gốc ghép. Các phương pháp cắm hom, dùng chồi rễ hoặc chiết còn dùng nhưng ít. Phổ biến hiện nay là phương pháp ghép mắt và ghép áp.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng tốt là cuối mùa mưa, nên trồng tháng 11-12 vì lúc này trời ấm, sang mùa Xuân năm sau cây phát triển nhanh. Trồng vào đầu mùa Xuân cũng tốt. Trồng theo hàng hoặc theo ô vuông, khoảng cách cây 4-5m. Để tiết kiệm đất có thể trồng dày hơn, khi cây táo lớn thì đốn bỏ bớt.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, cày bừa kĩ. Khi trồng trên luống đào hố 40 x 40 x 40 cm trước khi trồng khoảng một tháng. Sau đó bón phân cho mỗi hố 1kg phân hữu cơ sinh học Better HG01, 1 kg super lân và 0,2 kg Better NPK 16-12-8-11+TE, đắp mô rộng 60 – 80 cm, cao 20 – 30 cm.

Bón lót cho mỗi hố 20-30kg phân hữu cơ hoai, có thể trộn thêm 1kg vôi và 0,5kg super lân. Đào hố và bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày, trồng cây trong bầu để có tỷ lệ sống cao.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Thái:

Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu.Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2-3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Táo Thái:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Trồng táo phải đốn để cho cây trẻ lại mới có năng suất và chất lượng tốt. Có hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau: Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch. Cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây. Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Táo Thái:

Bón phân: Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác. Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.

Cách bón: Lần 1: Ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1kg/gốc kết hợp phun phân bón lá NANO-S với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun đều trên cây lá để cây sinh trưởng và phát triển thân cành lá tốt, giúp cây chống chịu hạn tốt hơn. Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ, bón phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần). Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong, bón phân Sitto Phat 16-8-16-12SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Táo Thái:

Ruồi đục trái (Bactrocera dorsalis) Ruồi trưởng thành có màu nâu lợt, đẻ trứng vào vỏ trái táo khi sắp chín, trứng nở thành dòi đục vào bên trong thịt trái và sẽ làm nhộng trong đất. Biện pháp phòng trị: Nên thu họach trái sớm trước khi chín. Thu gom và tiêu hủy trái bị nhiễm. Dùng bẫy mồi (sùng cây é tía, khóm, chuối,…trộn với thuốc Regent 0,3G), hoặc dùng Vizubon D, Ruvacon.

Rệp sáp Gây hại bằng cách chích hút trên các đọt non, cuống hoa, cuống tar1i non làm cho đầu cành bị quăn queo, không phatù triển, hoa và trái bị rụng. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốc Actata, Applaud, Admire,…để trị và rải Regent dưới gốc để diệt và đuổi kiến. c. Sâu đục trái Thành trùng là lọai bướm nhỏ màu đen, họat động về đêm, đẻ trứng trên trái non, trứng nở ra sâu, sâu có màu hồng, đầu nhỏ màu nâu, đục vào trong trái để ăn. Sâu làm nhộng trong các lá chung quanh. Biện pháp phòng trị: Sử dụng thuốcRegent 800 WG, Padan 95 SP,…. khi trái còn non.

Bệnh thối trái (do nhiều lọai nấm gây ra) – Nấm Phytopthora cactorum: Bệnh gây thối trái nặng trong mùa mưa, trên trái già sắp chín. Vùng thối ướt nước, có màu nâu nhạt, sau đó sậm màu, nâu dần và thối nhũn. Bệnh lan khắp trái làm cho trái rụng. Bệnh còn có thể gây thối cổ rễ. – Nấm Rhizopus arrhizus: Bệnh làm cho vỏ trái bị thối nâu dễ bong ra, thịt trái bị thối nhũn, chua, không có mùi hôi, phủ lớp tơ đen dày đặc trên trái và lan sang các trái khác lân cận. Biện pháp phòng trị: + Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh + Trị: sử dụng thuốc để phun như Benomyl, Ridomyl, Aliette,….

Bệnh thối nhũn trái (do nấm Penicillium expansum): Trái bị bệnh có vùng nhạt màu, mềm, sũng nước, bốc mùi hôi mốc rất mạnh. Vùng thối lan nhanh, làm trái bị nhũn ra. Biện pháp phòng trị: Tránh làm xây xát trái khi thu hoạch, lọai bỏ trái bị bệnh.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Từ khi ra hoa đến khi thu họach khoảng 4 tháng. Trái chín sẽ có da láng, chuyển sang màu nhạt hơn và có màu sáng, có mùi thơm. Có thể chia ra thu họach thành nhiều đợt do trái chín không tập trung.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Táo Thái

Kỹ thuật chăm sóc Cây Táo Thái

Kỹ thuật chăm sóc Táo Thái bao gồm các công tác tưới nước, làm cỏ, tỉa cành tạo tán, bón phân và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Trong đó có những kỹ thuật chăm sóc định kỳ và theo từng giai đoạn phát triển của cây.

Nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển. Bà con cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cây nhất là lúc mới trồng, vào mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại bằng cách phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Bà con tiến hành làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Trong đó tưới nước cần tiến hành thường xuyên, tăng cường theo từng giai đoạn phát triển của cây. Làm cỏ cần tiến hành định kỳ có thể là 1 lần/ tháng.

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

Trong lúc trồng Táo Thái, Bà con có thể trồng dày một chút để khi cần có thể tỉa bớt trồng bổ sung vào những cây bị chết. Tuy nhiên, khi cây trưởng thành thì cần phải đảm bảo mật độ trồng quy định.

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

Muốn cây cho năng suất và chất lượng tốt thì khi trồng Bà con cần phải đốn cây để cây trẻ lại. Bà con có tiến hành và kết hợp cả hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau.

Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch, Bà con cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.

Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Bà con cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

Bón phân cho Cây Táo Thái

Sau khi trồng được 20-30 ngày, Bà con có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác.

Bón phân cho Cây Táo Thái

Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.

Bà con kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

Phòng trừ sâu bệnh cho Cây Táo Thái

Cây Táo Thái thường bị một số loại sâu bệnh gây hại như Ruồi Đục Trái, Rệp Sáp, Bệnh Thối Trái, Bệnh Thối Nhũn Trái… làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng Trái Táo Thái.

Cách phòng bệnh chung: Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng để cây phát triển, nâng cao sức đề kháng, chọn đúng Giống Táo Thái “Chuẩn” rõ nguồn gốc xuất xứ, cây giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh. Bà con thường xuyên làm cỏ vệ sinh vườn tược định kỳ.

Kỹ Thuật Trồng Táo Thái Lan Cho Hiệu Quả “Siêu Cao”

Đặc điểm và điều kiện sinh trưởng của cây táo Thái Lan

Trước khi đến với kỹ thuật trồng táo Thái Lan thì các bạn cần phải nắm được một số những kiến thức về đặc điểm và điều kiện sinh trưởng của táo Thái Lan để phục vụ cho quá trình trồng sau này.

Táo Thái Lan là giống táo có nguồn gốc từ Thái Lan và được nhập khẩu vào Việt Nam. Đây là giống tao xanh so với các giống táo của Việt Nam thì nó to hơn nhiều. Quả táo to, có dạng tròn hoặc dài, có vị ngọt, ít chua, mọng nước, không bị nhớt khi chín ăn giòn.

Táo xanh Thái Lan khá phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam đặc biệt là ở miền nam nước ta nhưng đến thời điểm hiện tại thì ở miền Bắc cũng đã trồng được giống cây này.

Yêu cầu sinh trưởng:

Khí hậu: nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của cây là từ 22 – 32 độ C. Cây có khả năng sinh tồn, chịu hạn và chịu úng khá tốt do bộ rễ của cây phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng và chiều sâu. Cây cũng có khả năng chịu gió bão khá tốt.

Đất: Trồng táo Thái Lan thì có thể trồng trên nhiều loại đất như đất chua, đất mặn, đất sét hoặc đất cát. Nhưng theo nghiên cứu và thực tế khi trồng của các chuyên gia thì táo Thái Lan phát triển tốt nhất khi được trồng trên đất thịt pha cát.

Kỹ thuật trồng táo Thái Lan hiệu quả nhất

Kỹ thuật trồng táo Thái Lan cũng khá đơn giản thôi. Các bạn chỉ cần chú ý theo dõi hết bài viết này thì Fao tin rằng với những hướng dẫn cụ thể trong bài các bạn có thể nắm rõ được kỹ thuật trồng táo này.

1, Chọn giống táo Thái Lan

Bà con nên mua ở các địa chỉ bán giống uy tín. Có thể trồng táo Thái Lan bằng hạt, chồi rễ, cắm hom, ghép cành, chiết cành. Nhưng theo những nhà vườn kinh nghiệm thì chọn cây giống ghép cành sẽ có sản lượng cao hơn, tuổi thọ lâu hơn, sức sống và sinh trưởng mạnh mẽ hơn.

Thời vụ trồng táo Thái Lan ở miền Bắc vào mùa xuân từ tháng 2 – 4 hàng năm còn ở miền Nam thì thường trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 5 – 6. Trồng cây vào đầu năm thì đến cuối năm cây đã có thể cho thu hoạch lứa quả đầu tiên.

Nếu là cây ghép cành ươm trong bầu hay cây chiết cành khỏe mạnh thì bà con có thể trồng vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm.

Với kỹ thuật trồng táo Thái Lan thì mật độ cũng là yếu tố rất quan trọng và còn phải phụ thuộc vào từng loại đất. Với vùng đất đồi núi, đất tường xấu nên trồng với mật độ phù hợp giữa các cây là từ 3 – 4m, hàng cách hàng là từ 5 – 6m tương đương với từ 500 – 600 cây/ha.

Đối với vùng đồng bằng đất đai màu mỡ, độ ẩm đủ thì chúng ta có thể trồng dày hơn với khoảng cách 3m để cây không cạnh tranh nguồn dinh dưỡng.

Khi trồng táo Thái Lan thì đất trồng nên được đánh kỹ cho tơi xốp, đào hố với kích thước 50 x 50 x 50cm. Các bạn nên đánh thành những luống đất cao 30 – 40cm, với chiều rộng 60 – 80cm và có hệ thống tưới tiêu ổn định.

Để kỹ thuật trồng táo Thái Lan được hiệu quả thì một tháng trước khi trồng các bạn cần bón lót cho cây. Phần đất mặt đào lên đem trộn với 15 – 30kg phân chuồng ủ hoai mục + 0,5 – 1kg vôi bột + 0,3 – 0,5kg phân super lân cho một hố phân.

3, Hướng dẫn cách trồng cây táo Thái Lan

Cách trồng táo Thái Lan, bạn đặt bầu cây ở giữa hố đất, sao cho cành ghép đứng thẳng, mặt bầu ngang với miệng hố. Lấp đất kín thành một ụ cao hơn mặt luống từ 2 – 3cm, dùng tay nén nhẹ xung quanh sau đó phủ rơm rạ gốc rồi tưới nước cho cây để duy trì độ ẩm cho cây.

Thời gian đầu lúc mới trồng thì các bạn cần tưới 1 ngày/lần cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sau 1 tháng cây đã bén rễ, phát triển cứng cáp thì khoảng 2 – 3 ngày bạn tưới cho cây một lần.

Để cây có thêm dinh dưỡng thì trong thời gian này bạn có thể kết hợp tưới thêm chuồng pha hoặc phân đạm ure pha loãng với nước nồng độ 1%. Cứ 1 tuần tưới cho cây 1 lần trong thời gian từ 1 – 2 tháng kế tiếp.

Với kỹ thuật trồn táo Thái Lan các bạn cần chú ý vì đây là giống táo ưa nước, nếu cây bị khô trong thời gian dài, thiếu nước thì cây sẽ cho năng suất và chất lượng kém.

Để thúc đẩy cây phát triển thì sau khi trồng được 1 tháng thì bà con có thể bắt đầu bón thúc cho cây. Sử dụng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tùy thuộc vào tuổi của cây. Các bạn cần bón phần thành nhiều thời điểm, cụ thể:

: Sau thời kỳ đốn gốc táo. Dùng từ 10 – 20kg phân chuồng ủ hoai mục + 1kg phân NPK Sitto Phat 16 -16 -8 -15SiO2 + TE. Bón thúc kết hợp phun bón lá NANO-S với liều lượng 30ml/bình 16 lít nước thúc đẩy cây phát triển cành, tán sau khi đốn.

: Khi hoa bắt đầu nở rộ. Bón từ 1 – 1,5kg/cây phân NPK Sitto Phat 16 -16 -8 -15SiO2 + TE để bón. Kết hợp với phun bón lá Amino Kyto liều lượng 30ml/bình 16 lít nước.

Để kích thích hoa nở, tăng hệ miễn dịch chống sâu bệnh gây hại, hạn chế tối đa hoa bị rụng và nấm. Có thể phun bón là định kỳ 7 ngày/lần.

: Khi cây bắt đầu đậu quả xong, thực hiện bón thúc 1 1,5kg/cây phân NPK Sitto Phat 16 -16 -8 -15SiO2 + TE. Kết hợp với phun 30ml Caciul-Boron và 20gr Vita Plant phân bón lá cho bình 16 lít nước.

Như vậy sẽ tăng khả năng thụ phấn, nuôi quả. Bạn cần phun định kỳ 1 tuần/lần.

Ngoài ra, nếu đất trồng xấu cằn cỗi thì hàng năm bà con có thể bón bổ sung thêm 0,2 – 0,5kg phân ure+ 0,2 – 0,3kg phân kali + 0,1 – 0,3kg phân super lân. Bón chủ yếu vào thời kỳ cây bắt đầu ra hoa và sau khi thu hoạch – đốn cây.

Lưu ý trong kỹ thuật trồng táo Thái Lan thì thời kỳ sau khi đốn cây thì bón tăng lượng đạm đồng thời giảm lượng kali. Còn trong thời kỳ bắt đầu ra hoa, đậu quả thì ngược lại bón tăng kali và giảm lượng đạm để tránh làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.

Cách bón phân khi trồng táo Thái Lan: Với phân tổng hợp NPK, các bạn xới xung quanh cách gốc từ 5 – 10cm. Với phân chuồng ủ hoai mục thì bạn có thể rải xung quanh theo tán cây để kích thích rễ phát triển ngang, hấp thu dinh dưỡng.

Khi trồng táo Thái Lan thì bón phân cần kết hợp với các kỹ thuật xới xáo, tụ gốc để giữ ẩm, làm sạch cỏ dại, ngăn chặn mầm bệnh phá hoại và tránh các loại cỏ dại tranh giành nguồn dinh dưỡng của cây.

Trong kỹ thuật trồng táo Thái Lan, muốn cây có năng suất cao, có tuổi thọ lâu, không bị già, cằn cỗi, bà con cần phải nắm chắc kỹ thuật đốn cây và một số kỹ năng phòng trừ sâu bệnh gây hại. Có 2 biện pháp đốn đó là đốn phớt và đốn đau.

Với kỹ thuật này bạn cần đốn hàng năm sau thời kỳ thu hoạch quả. Ở miền Nam có thể đốn 2 lần vào tháng 1 -2 và tháng 6 – 7. Ở miền Bắc nên đốn vào tháng 2 – 3 để cây cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 4 – 5 và 11 – 12.

Cắt tỉa tất cả các cành đã cho quả trước đó, cành bị sâu bệnh, cành già, chỉ để lại 1 đoạn cách thân từ 20 – 30cm. Sang xuân, những cành bị đốn này sẽ phát ra những tán mới và tiếp tục cho quả vào vụ sau.

Tuy nhiên, bà con cần chú ý nếu từ cành đó ra quá nhiều mầm thì bà con nên tỉa bớt, chỉ để lại một vài mầm khỏe nhất và để phân bố đều trên tán cây.

Kỹ thuật này có thể tiến hành vào thời điểm cây còn nhỏ từ 2 – 3 năm tuổi và cây đã lớn. Với cây nhỏ từ 2 – 3 năm tuổi, chúng ta tiến hành cắt cụt hết tất cả các cành, chỉ để lại 2 – 3 thân chính. Các cành này sẽ tiếp tục mọc ra những tán cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Với cây đã lớn, tán rộng, chúng ta cũng tiến hành cắt cụt cành, cắt một phần trên của thân chính để cây thấp lại và gọn gàng hơn, dễ chăm sóc, và thu hoạch cho nhiều trái. Tuy nhiên chỉ tiến hành đốn đau khi thực sự cần thiết.

Sau mỗi lần đốn cây cần bón thúc phân để cây nhanh phục hồi, nảy chồi và cho ra cành mới.

Một số biện pháp chăm sóc khác cho cây táo xanh Thái Lan

Để kỹ thuật trồng táo Thái Lan được dễ dàng bạn nên khống chế chiều cao cho cây táo khoảng 2m để thuận tiện trong quá trình chăm sóc và thu hoạch. Khi tán thấp, bà con nên dọn dẹp cỏ, cành bệnh, cành khô trong vườn để vườn trồng thoáng mát tránh sâu bệnh gây hại.

Cành táo nhỏ và giòn, dễ gãy, do đó vào thời kỳ sai quả to trĩu cành, bà con nên làm cây chống đỡ để đảm bảo không bị thất thoát năng suất thu hoạch.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây táo Thái Lan

Bọ lá xanh trưởng thành sẽ ăn cụt lá và tạo thành những lỗ thủng khiến cây bị xơ xác. Khi loại này còn nhỏ và ít thì có thể dùng cách thủ công là dùng vợt hoặc bắt bằng tay.

Trên diện tích vườn rộng bị gây hại thì bà con có thể sử dụng thuốc trừ sâu Sherpa, Dragon, Pyrinex,… theo liều lượng khuyến cáo trên từng loại thuốc.

Đặc điểm trên cơ thể của loài rệp này có phủ một lớp bột sáp trắng như phấn. Chúng bám ở chùm hoa và dưới mặt lá non, đọt non, để chích hút nhựa khiến lá và hoa bị xoăn lại, là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh gây hại xâm nhập.

Có thể dùng tay để tiêu diệt rệp sáp ở thời kỳ chúng chưa có nhiều. Khi đã phát sinh nhiều, bà con có thể dùng thuốc Fenbis, Pyrinex, Supracid… để phun theo liều lượng được khuyến cáo trên mỗi loại thuốc.

Sâu non sẽ nhả tơ để cuốn chiếc lá thành tổ rồi nằm trong đó từ từ ăn lá. Nếu tốc độ sâu phát triển nhanh thì cây sẽ bị trụi lá, xơ xác. Bà con phòng trừ bằng cách dùng thuốc trừ sâu Pyrinex, Vibasu, Sherpa, padan… để phun theo khuyến cáo trên từng loại thuốc.

Sâu non sẽ tấn công, đục quả để ăn phần thịt khiến quả bị hỏng. Chúng gây hại mạnh nhất vào thời kỳ quả chín, gây ra thiệt hại nặng nề ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất.

Do nấm Venturia inaequalus gây hại khiến quả lúc đầu có những vệt tròn màu xám xanh, sau đó chuyển sang màu nâu đen hình thành những vết ghẻ lở, méo mó khiến quả rụng sớm.

Phòng trừ bằng cách dọn và tiêu hủy hết những quả bị bệnh trong vườn. Kết hợp sử dụng các loại thuốc có gốc đồng, Bendazol, Zineb,… để phun theo liều lượng khuyến cáo.

Tác nhân do nấm Glomerella cingulata gây hại khiến quả bị thối. Phòng trừ bằng cách thu gom và tiêu hủy hết những quả bị bệnh trong vườn, không để mầm bệnh lây lan. Sử dụng thuốc có gốc đồng, Score, Antracol, Carbenzim… để phun theo liều lượng khuyến cáo.

Tuy nhiên trong kỹ thuật trồng táo Thái Lan khi sử dụng thuốc trừ sâu thì muốn làm táo sạch cần phải thực hiện đúng quy trình, sử dụng đúng thuốc, đúng kỹ thuật, và đặc biệt là phải có thời gian cách ly trước thu hoạch để mang đến cho người tiêu dùng quả táo đảm bảo chất lượng và an toàn nhất.

Do đó, ngoài việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, bà con có thể sử dụng kết hợp các chế phẩm sinh học EM1 hòa với nước phun cho cây. Chế phẩm EM1 an toàn, không độc hại, có tác dụng hạn chế mầm bệnh, cải tạo đất, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, sanr lượng cao.

Thu hoạch táo Thái Lan

Trồng táo Thái Lan có thể thu hoạch sau 4 tháng tính từ thời điểm ra hoa. Quả táo chín có màu xanh nhạt, hơi sáng, mùi thơm đặc trưng, ăn thử có vị ngọt. bà con nên thu vào sáng sớm, đúng thời điểm để đảm bảo chất lượng quả tốt nhất.

Có thể chia làm nhiều đợt thu hoạch tùy vào độ chín của quả. Thực hiện đúng Kỹ thuật trồng táo Thái Lan thì năng suất bình quân sẽ đạt khoảng 7 tấn/sào, càng về sau cây càng sai nhiều quả, tuổi thọ của cây có thể trên 10 năm.

NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:

Kỹ Thuật Trồng Táo Ghép

1. Thời vụ

Táo có thể trồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Táo ít đòi hỏi về điều kiện đất đai so với các cây trồng khác, nhưng tốt nhất là đất phù sa, giữ ẩm và thoát nước tốt.

2. Khoảng cách

Táo yêu cầu ánh sáng trực xạ, không trồng dưới tán cây khác, trồng với khoảng cách 4 x 5m, cứ 2-3 hàng táo nên đào rãnh để tưới và tiêu nước.

Đào hố rộng 70 – 80cm, sâu 60 – 70cm, bón 30 – 40 kg phân chuồng mục, 1 – 2 kg phân lân/hốc đảo đều với đất bột.

3. Chăm sóc

Giai đoạn đầu sau trồng phải giữ ẩm đều, kịp thời loại bỏ chồi dại. Táo cần bón 400- 500kg urê + 200kg kali + 500kg supe lân cho 1ha/năm. Chia làm 3 lần bón:

– Lần 1: sau trồng 1 tháng và ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 10-20kg phân chuồng + 1/3 lượng phân hoá học.

– Lần 2: trước khi cây ra hoa rộ, bón 1/3 lượng phân hoá học.

– Lần 3: sau khi cây đậu quả xong, bón hết số phân còn lại.

Chú ý: Nếu bị hạn phải tưới nước để quả lớn nhanh không bị rụng. Nếu cây bị cằn (sinh trưởng phát triển kém) ta phải bón bổ sung thêm phân.

4. Phòng trừ sâu bệnh

– Táo thường bị bọ xít xanh, rệp dính, sâu gặm đục quả phá hại, phun phòng trừ bằng Wofatox 0,1- 0,15% hoặc Bi58 0,1%.

– Phun Bayleton 0,1%, Boocđô 1% để phòng và chống bệnh phấn trắng, sương mai.

5. Đốn táo

Sau khi thu hoạch, vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 ở các tỉnh phía Bắc; phía Nam đốn 2 lần/năm (lần 1 vào tháng 2-3, lần 2 vào tháng 9-10).

Cách đốn, táo 1 tuổi cắt cành ghép chính 20-25cm kết hợp với tạo tán; táo 2 tuổi đốn thấp 40cm để lại 3 cành chính thế chân kiềng; táo 3 tuổi trở lên đốn đuổi cách vết đốn năm trước 15-20cm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây Táo Thái trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!