Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây Quất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật trồng cây quất
Cây quất bị bệnh gì?
Vườn quất kiểng của gia đình tôi không rõ tại sao mấy năm gần đây cứ vào mùa mưa thường hay bị một hiện tượng như sau: Trên lá xuất hiện những đốm sần sùi mầu nâu nhạt, mọc nhô cao lên khỏi mặt lá, xung quanh các đốm sần sùi này có quầng mầu vàng. Trên trái cũng có những triệu chứng giống như ở trên lá nhưng các đốm sần sùi thể hiện rõ hơn. Một số cành bánh tẻ cũng bị sùi lên rồi chết khô. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để phòng trị chúng? (Nguyễn Quang Vinh, Biên Hòa, Đồng Nai)
Trả lời: Qua mô tả của bạn, chúng tôi cho rằng có lẽ cây quất cảnh của nhà bạn đã bị bệnh loét do vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri gây ra. Không riêng gì cây quất loài vi khuẩn này còn gây hại nhiều trên những cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi, nhất là vào mùa mưa khi thời tiết có ẩm độ cao. Nếu bị hại nặng bệnh có thể làm cho lá bị vàng, rụng sớm khiến cho cây còi cọc, suy yếu. Cành có thể bị khô và chết (từ chỗ bị bệnh trở lên). Trái có thể bị chai không ăn được hoặc bị rụng. Quất cảnh bạn trồng chủ yếu để bán làm kiểng, nếu bị bệnh này hại nhiều bộ lá sẽ bị hư hại, cây sẽ xấu, khó bán và bán không được giá. Đây là một bệnh nguy hiểm trên cây có múi, nên nhiều nước đã coi đây là một đối tượng thuộc diện kiểm dịch thực vật trong việc nhập giống và trái thương phẩm.
Khi cây đã bị bệnh thì rất khó chữa trị, vì thế để hạn chế tác hại của bệnh bạn cần phải chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ khi lập vườn. Cụ thể là:
– Không trồng cây con đã bị nhiễm bệnh từ khi còn ở vườn ươm.
– Thiết kế liếp trồng hình mai rùa, cao ráo thoát nước tốt trong mùa mưa để hạn chế ẩm độ trong vườn.
– Không nên trồng quá dầy, hoặc khi đã bứng cây cho vào các giỏ (sọt tre) thì phải đặt các giỏ này xa nhau tạo cho vườn luôn được thông thoáng. Nhớ là không nên tưới nhiều nước vào buổi chiều tối để hạn chế độ ẩm cao vào ban đêm.
– Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, nên tăng cường bón thêm phân hữu cơ đã hoai mục để tăng cường sức chống đỡ bệnh cho cây.
– Thường xuyên vệ sinh vườn quất bằng cách cắt bỏ và thu gom những cành lá trái đã bị bệnh còn ở trên cành hoặc đã rụng xuống đất đem tiêu hủy.
– Áp dụng những biện pháp thích hợp để phòng trị sâu vẽ bùa, vì vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào lá thông qua các vết cắn phá của loại sâu này (chú ý các đợt cây ra đọt, lá non).
– Khi cây đã bị bệnh tránh tưới nước theo kiểu phun mưa để hạn chế bệnh lây lan từ tầng trên xuống tầng dưới của cây.
– Nếu vườn của bạn thường bị bệnh gây hại cần dùng một trong những lọai thuốc như: Copper-B 75WP, Copper-zinc 85WP, Tilt super 300EC, Champion 77WP, Vidoc 80BTN, Starner 20WP, COC 85WP, Kocide 61,4DF, Kasuran 47WP… để phun xịt vào lúc cây đang phát triển lá non. Sau khi cây đậu trái định kì 2 tuần phun một lần cho đến khi đạt tiêu chuẩn là một cây quất kiểng đẹp “xuất vườn” đi bán. Với những vườn đang bị hại nhiều như vườn của bạn có thể dùng một trong vài loại thuốc như: Kasuran 47WP, Kasumin 2L…để phun trị bệnh. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc trước khi dùng.
NNVN, 28/4/2004
Xử lý cho quất cảnh chín đúng Tết
Cây quất (miền Nam gọi là cây tắc) thường được chọn làm cây cảnh trong những ngày Tết. Do vậy, ngoài việc trồng bình thường, phải biết xử lý để cây cho trái và chín vào đúng dịp Tết, vừa để trưng Tết vừa bán được giá.
Thời vụ trồng:
Quất được trồng quanh năm nhưng muốn trồng mới (chiết cành) tốt nhất nên thực hiện vào đầu mùa mưa.
Đất trồng:
Thường trồng trên đất vườn, đất có pha cát, sét bảo đảm được độ thông thoáng và đủ độ ẩm. Độ pH thích hợp là 5-6.
Cách trồng:
Có thể trồng quất trực tiếp trên đất, nhưng cũng có thể trồng vào giỏ, chậu… Trước hết nên trồng quất ngoài đất vườn rồi sau đó mới đưa vào chậu.
– Đất trồng cần lên liếp cao, thiết kế mương nước xung quanh, líp rộng 4-6m, mương khoảng 1-1,5m. Mặt líp phải cao hơn mương nước từ 20-30cm, tránh để nước ngập, quất sẽ ngừng phát triển và có thể chết.
– Quất cần nhiều ánh sáng, chịu ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp từ 20-24oC. Vào mùa khô cần tưới nước đầy đủ, tránh để đất khô, quất sẽ không phát triển và bị vàng lá rồi rụng dần.
– Quất không trồng bằng hạt vì dễ biến dị, cây chậm ra quả, do vậy, trồng mới nên áp dụng phương pháp chiết cành.
Cách chiết:
Cũng giống như cam, quýt, cần chọn cành khoẻ, mọc xiên, tiến hành khoanh vỏ, để khô 4-5 ngày, quấn rơm đã nhào với đất bùn ướt, bên ngoài cần bao một lớp nilon có đục lỗ thoát nước. Nên tiến hành chiết vào tháng 3-4, những tháng đầu mùa mưa.
Bón phân:
Cần bón phân cân đối cho quất, bón lót, bón thúc cho hợp lý cây mới phát triển tốt và cho bông trái nhiều.
– Bón lót trung bình một gốc cần 20-25kg phân chuồng hoai, rác mục.
– Bón thúc dùng phân NPK (16-16-8), trung bình 0,3-0,5kg/gốc/năm, chia 2 lần, bón cách nhau 40 ngày. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần bón thêm phân KCl 100g/gốc để tăng cường đậu trái và trái ít bị rụng. Để cây phát triển mạnh, cành lá xanh mướt cần phun thêm phân bón lá, 15 ngày phun 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh:
Nên chọn cành chiết từ cây mẹ khoẻ mạnh, không có biểu hiện bệnh để đảm bảo cho cây con sau này khoẻ mạnh, khả năng phát triển tốt, đậu quả nhiều.
Quất thường dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, nước, ánh sáng và pH không phù hợp…
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và loại bỏ cây bị bệnh vàng lá để tránh lây lan sang cây khác.
Nếu trồng quất cảnh phải phun ngừa bệnh theo định kỳ, cứ 7-15 ngày phun thuốc trừ bệnh Aliette, Benlate C, Sunfat đồng để ngừa các bệnh về nấm. Đối với các loại sâu, côn trùng phá hoại như vẽ bùa, rệp mềm, rệp sáp, sâu đục thân… cần sử dụng các loại thuốc Sevin, Padan, Tribon, Bi58… để phòng trị. Tuỳ vào mức độ phá hoại của côn trùng mà phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần theo liều lượng ghi trên nhãn bao thuốc.
Xử lý cho trái chín đúng dịp Tết:
Quất ra trái quanh năm, nên phải điều chỉnh sao cho trái chín vào đúng dịp Tết. Cách làm như sau:
– Đến khoảng tháng 6-7 âm lịch bắt đầu thăm chừng thường xuyên vườn quất, phát hiện cây nào có trái phát triển mạnh thì đào bứng cây lên, rồi phơi nắng nhẹ độ 10 ngày, sau đó tỉa bỏ bớt cành lá cho cây gọn nhẹ rồi đem trồng lại (đảo quất, đánh quất). Nếu trồng trong giỏ, chậu, chỉ cần vặt hết trái, giảm tưới nước tối đa.
– Đến giữa hoặc cuối tháng 8 âm lịch, chuẩn bị cho cây ra hoa, kết trái và làm sao cho trái chín vàng vào dịp Tết Nguyên đán. Giai đoạn này cần cung cấp cho quất đầy đủ phân bón, nước, cây sẽ xanh tốt, cho trái nhiều và đảm bảo trái sẽ chín vàng vào đúng Tết.
NTNN-13/08/2004
Kỹ Thuật Trồng Quất Bonsai
Kỹ thuật trồng quất bonsai
Trong bài viết kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc quất bonsai: – Thời vụ chiết: Tháng 1 – 3 (âm lịch). – Chọn cành chiết: Trên cây quất ăn quả có từ 3 năm tuổi trở lên, chỉ chiết các cành bánh tẻ khỏe, sạch sâu bệnh, có 2 – 3 cành nhánh. – Cành chiết 1,5 – 2 tháng, kiểm tra thấy các rễ sinh ra trong bầu chiết chuyển màu vàng nâu, cắt hạ xuống vườn giâm. – Vườn giâm là chân ruộng đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tưới tiêu thuận lợi. Đất cày phới ải, làm nhỏ, lên luống: rộng 1,2 – 1,5m, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 30cm. – Mật độ trồng: 700 – 800 cây/sào Bắc Bộ. Sau trồng tưới giữ ẩm thường xuyên. – Khi cây bén rễ hồi xanh dùng chế phẩm TOBA NET kích rễ 3 lần (7 ngày tưới 1 lần). – Bón thúc định kỳ 1,5 tháng/1 lần. Lượng bón 20kg lân supe + 40-50kg hạt đậu tương nghiền rắc gốc kết hợp tưới nước. – Tuổi cây: 8 – 20 tháng (cây nhỏ trồng bình thấp nhỏ, cây lớn trồng bình cao to). – Bình trồng: Ống hay lọ gốm, sành, sứ… – Kích thước bình: Cao 25 – 60m, rộng 15 – 30cm. Nếu bình không có lỗ thoát nước đáy, thì dùng máy cắt gạch men cắt lỗ thoát nước 3 cạnh rộng 5cm ở đáy bình. – Giá thể: Đất phù sa hoặc đất cát pha + xỉ than tỷ lệ 4:1. – Trồng lấp đất kín gốc cây cách miệng bình 5-7cm. Sau trồng nén chặt đất, tưới Ridomil MZ phòng thối rễ. Phải đảm bảo độ ẩm đất trong bình thường xuyên. – Ngay sau gò uốn cố định dáng thế cho cây, dùng TOBA NET tưới kích rễ. – Luân phiên bón thúc bằng SUPER HUME và bột đậu tương (50 – 100gr/1 gốc). Lần đầu tưới/bón nhẹ, tăng dần lượng phân theo thực tế sinh trưởng của từng cây. Sau mỗi lần cây nhú lộc dùng Atoník kích lộc, kéo cành. – Sau khi đưa cây vào bình 7 – 15 ngày (cây hồi xanh), tiến hành gò uốn tạo dáng thế cơ bản cho cây. – Cần căn cứ hình thái của các cành, nhánh có trên cây, để định hình dáng thế bonsai. – Một số dáng bonsai dễ tạo và có ý nghĩa nhất trên cây quất là: Dáng trực huyền : Tạo cho trục của thân cây nghiêng góc với mặt mặt chậu 20 – 700. 2 nhánh chính nằm cùng một phương hơi võng lượn hình cách cung ở trên mặt chậu và bên dưới ngoài thành chậu. Trên 2 nhánh chính cắt uốn tạo 5 – 7 chi. – Ngoài ra, còn có thể tạo được rất nhiều dáng thế khác như, dáng long thăng, long giáng, thác đổ… tùy thuộc óc thẩm mỹ và sự khéo léo của mỗi người. – Cách uốn: Với các cây quất to (đường kính gốc 2 – 3cm) trồng trong bình cao, cần dùng dây nhựa ống mềm (đường kính 0,5cm) quấn nhiều vòng liên tiếp từ gốc cành chính tới hết đoạn thân có đường kính 1 – 1,5cm, để chống giập vỡ thân cành. Sau đó, dùng lực 2 tay nắn uốn dần từng đoạn, rồi mới gò vít cả cành cố định dáng thế cây (theo ý tưởng đã định) vào thân chậu bằng dây kẽm mềm. Sau đó tiến hành cắt tỉa chia chi. – Thường xuyên kiểm tra, bấm tỉa kịp thời các mầm nhánh mọc ngoài ý muốn. – Uốn tỉa lần 2 (lần cuối) tiến hành trong tháng 7 (khi đường kính quả khoảng 1 cm). – Tháo dây buộc uốn khi các cành uốn đã chịu thế (không co duỗi trở lại). – Từ tháng 5 (năm nhuận thì tháng 6) tiến hành lấy hoa cho cây quất: – Để đất bình khô 1 – 2 ngày, khi lá cây hơi héo tiến hành tưới nước trở lại, 10 – 15 ngày sau cây quất sẽ bật hoa đồng loạt. Nếu cây quất vẫn khó ra hoa dùng chế phẩm Profarm – Bor kích hoa. Chú ý, với những cây ra hoa tự nhiên nhiều thì không cần thực hiện các biện pháp trên. – Khi lứa quả đầu tiên chuyển hanh vàng, thì tỉa bỏ 40 – 50% số quả đang có trên cây, cây quất sẽ tiếp tục ra hoa, cho lứa quả xanh trùng dịp Tết Nguyên đán. – Nhện đỏ: Dùng thuốc Comite 73EC hoặc Danitol 10EC – Sâu vẽ bùa: Selecron 500EC – Rệp các loại: Bassa 50EC;Trecbon 10EC – Bệnh ghẻ: Daconil 75WP; Tilt super 300ND… – Chú ý, sử dụng thuốc và chế phẩm theo hướng dẫn trên bao gói Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam : Uốn tỉa cho thân cây chia 2 nhánh. Nhánh trên chậu mang dáng trực (tương đối thẳng góc với mặt chậu). Nhánh dưới chậu mang dáng huyền (tạo góc 120 – 1400 so với trục nhánh trên). Thân chính nằm kê trên miệng chậu. Trên cây có 5 – 7 tán (chi).
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Quất Hồng Bì
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất hồng bì
Cây quất hồng bì cho quả mọng có màu vàng, hình cầu, có lông và nhiều hạt, vị chua ngọt và thơm, có đường kính 15 mm, có lông, từ 1 đến 2 ngăn, chứa nhiều hạt, thịt quả thơm. Thu hoạch vào tháng 6 tới tháng 10
Cây thường được trồng từ Hà Tĩnh trải dài ra các tỉnh miền Bắc. Cây quất hồng bì phát triển khỏe, rất ít sâu bệnh, sớm cho quả.
Cây quất hồng bì giống được ươm sẵn trong các túi bầu nên thuận tiện cho việc vận chuyển cây giống và đảm bảo cây giống sống 100%.
1. Trồng cây:
– Đào hố trồng cây: Đào hố với khoảng cách 60 – 60 -60cm, lấy lớp đất ặt, băm nhỏ, trộn lẫn với 5kg phân chuồng đã ủ hoai mục, 1kg phân NPK cho xuống dưới cùng của hố, lấp đất thêm tầng 5cm, để rễ cây tránh tiếp xúc trực tiếp với phân khi rễ còn yếu.
– Mật độ khoảng cách: Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau. Khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha.
– Trồng cây: Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Tách bầu nilong bằng dao sắc tránh hiện tượng làm lung lay bầu quá mạnh. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.
2. Chăm sóc sau khi trồng
+ Tưới nước:
Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.
+ Cách bón phân : Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.
3. Phòng trừ sâu bệnh
+ Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời.
+ Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh…) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh…
+ Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả cần phun: Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…
Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng: Trộn tỷ lệ 1 thuốc + 10 cát rắc xung quanh gốc và hố.
* Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc.
4. Thu hoạch và bảo quản
Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa khi đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).
Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.
Chúc bà con thành công!
Kỹ Thuật Và Kinh Nghiệm Trồng Cây Tắc (Quất, Hạnh)
Quất (miền Bắc có nơi gọi là tắc, Tây Nam Bộ gọi là hạnh, tên khoa học: Citrus japonica ‘Japonica’, đồng nghĩa:Fortunella japonica); là một giống cây kim quất và hay được trồng nhất trong các giống kim quất.
Quất là loài cây thường xanh, có thể làm cây trồng trong nhà. Cây quất hay được trồng làm cây cảnh, thậm chí làm bonsai. Ở Trung Quốc và Việt Nam, cây quất ra trái hay được trưng bày vào dịp Tết vì người ta cho rằng quất là biểu tượng của may mắn.
Đông y hay dùng quả quất như một vị thuốc chữa các chứng bệnh do lạnh gây ra như viêm họng, lạnh bụng, cảm, v.v…
Cây tắc là cây nhỏ, cao cở 1m- 1, 5m, thân dẽo màu xanh xám, phân nhiều cành nhánh, lá đơn hình bầu dục, màu xanh thẫm, cuốn có cánh rất nhỏ, có đốt ở đầu. Hoa thường đơn độc, nở xòe 5 cánh màu trắng tươi, rất thơm, chùm nhụy rất ngắn. Đậu thành quả hình cầu, lúc còn non màu xanh bóng, khi già chín đổi thành màu vàng cam, rất đẹp. Bên trong ruột có nhiều múi màu vàng nhạt, chứa nhiều nước chua gắt nên thường dùng để làm nước uống với đường rất đã khát hoặc làm mứt để ăn…
II. Kỹ thuật trồng:
Cây tắc có thể gieo trồng từ hạt, nhưng thường chiết cành mới cho trái nhanh hơn. Sau khi chơi Tết xong, vô phân, tưới nước chăm sóc trở lại bình thường, thời vụ chiết kể từ tháng 2 đến tháng 3 âm lịch, bằng cách bó bầu, không nên chiết nhánh to quá, mà nên chiết cành nhánh nhỏ cỡ 1- 1, 5cm đường kính, dài cỡ 40- 50cm là vừa. Đến tháng 4 tháng 5 âm lịch thì cắt đem trồng được, trước khi trồng nên ngâm bầu vào nước cỡ vài phút cho thấm nước đều, bây giờ có thể trồng xuống líp hoặc trồng vô chậu cũng được, trồng xong nên cắt bỏ bớt những đọt quá non dễ bị héo, cũng cắt bỏ những lá già xấu xí, rồi phải tưới đẫm nước, nhớ cắm 1 cây cọc buộc giữ thật chặt không cho lay động, cây sẽ tiếp tục sống mạnh. Cỡ 10 ngày sau, cây mới trồng đã ra chồi và rễ, phải vô thêm đất nhỏ, bón lót thêm phân chuồng hoai, phân bánh dầu, phân hóa học NPK 30- 10- 10 đúng theo liều lượng và cần thiết nên bón thêm một ít phân vôi. Cây tắc không cần phải tưới nước mỗi ngày, cách khoảng 2- 3 ngày tưới một lần cũng được. Mỗi tháng mỗi làm cỏ, xới đất, bón thúc thêm phân chuồng hoai và phân lân để kích thích ra hoa ra trái, tuy nhiên cây tắc mới trồng một năm không chơi Tết được vì còn quá nhỏ, phải trồng nhiều cây vô một giỏ hay một chậu. Cây Tắc ra hoa ra trái quanh năm, nếu không cần ăn trái thì ngắt bỏ hết để nuôi cây cho lớn để dành qua năm sau.
Qua năm thứ 2, thứ 3, cây Tắc mới lớn, nên chăm sóc kỹ trước khi đảo. Trước tiên phải ngắt bỏ hết hoa trái, bón thúc phân để tập trung nuôi dưỡng tàng lá. Từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch, cứ mỗi tháng mỗi bón thúc phân chuồng hoai, phân bánh dầu, xới gốc, cây tắc đã phát triển mạnh rồi nên phun một lần thuốc trừ sâu rầy để ngừa sâu bệnh, đến cuối tháng 5 đầu tháng 6 âm lịch là thời vụ để đảo cây Tắc, nghĩa là bứng cây Tắc lên đừng để cho bể bầu rễ, rồi trồng lại sang qua giỏ khác, chậu mới to hơn đẹp hơn, đã chuẩn bị sẵn từ trước với đầy đủ chất dinh dưỡng. Bây giờ mới tập trung chăm sóc kỹ hơn, tưới nước tưới phân cho cây sống mạnh, bắt sâu rầy khi cần. Sau khi đão cây Tắc cỡ một tháng sẽ có một đợt ra hoa đầu tiên, nên lảy bỏ hết, đến đợt sau ra hoa nỡ rộ, đợi cho các cánh hoa rụng hết, cỡ một tuần lễ, là bắt đầu bón thúc phân chuồng hoai, phân Lân, nhất là phân hóa học Sulfat Kali K 2SO 4 cỡ 10gr cho một bình 8 lít, không nên bón phân chlorua Kali KCl, trái sẽ mất mùi thơm, có thể rắc thêm vôi bột cách xa gốc cỡ 10- 15cm. Khi thấy cây ra nhiều chồi nhánh quá, phải tỉa bỏ bớt những cành nhánh dư thừa tạo cho cây tắc có hình dáng đẹp. Cứ tiếp tục tưới nước chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, mỗi tháng mỗi bón thúc thêm phân, đến tháng 12 âm lịch, khi trái tắc bắt đầu chín mới thôi. Thời kỳ này hay có côn trùng, sâu rầy, rệp sáp. bọ xít, sâu ăn trái, ruồi đục trái phá hại, nên phun thuốc ngừa trước như : Vibasu 10H, Bi 58, Trebon, Decis, Supracide, Dipterex đúng theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì.
Trồng Tắc thì dễ, nhưng muốn cho cây Tắc có hoa trái đồng loạt đúng dịp Tết Nguyên Đán mới là khó. Còn phải tùy thuộc vào thời tiết, vào tiểu khí hậu môi trường đất nơi trồng. Nếu năm nào nhuần phải đảo trễ hơn một tháng. Ngày nay do nhu cầu chơi cây cảnh, phong trào trang trí cây Tắc trở thành một mối ưa thích của nhiều người. Làm sao mua cho được một cặp Tắc kiễng đơm chung quanh toàn là trái chín vàng cam, có dáng đầy đặn như một mâm xôi, lá tắc phải có màu xanh bóng, tốt tươi, bên trên còn có một ít búp lộc non tơ với một ít quả xanh, một ít chùm hoa trắng tinh xinh đẹp, đem về trưng bày nơi phòng khách sang trọng, với lòng mong ước năm mới được nhiều phước lộc, sung túc may mắn cả năm cho nhiều thế hệ trong gia đình. Muốn có được chậu tắc đẹp là bí quyết của những nhà vườn nhiều kinh nghiệm ở Cái Mơn, phải chăm bón đúng lúc, đúng kỹ thuật như:tỉa bỏ những nhánh ốm yếu cao lêu nghêu, để khi mang chùm trái không bị trĩu nặng rủ cành xuống xem không đẹp, khi cây tắc quá sung phải cắt tỉa bỏ trước bớt rễ, để khi chưng Tết, cây tắc để trong nhà khô hanh vẫn không héo chồi lộc, vì cây tắc đã ra nhiều rễ non ăn phân tốt mạnh khõe, chịu đựng để trong nhà lâu ngày, do đó kỹ thuật trồng tắc mới có thiệu:”Mít cắt cành, chanh cắt rễ”.
V. Kết luận:
Những năm gần đây do kinh tế phát triển, đời sống đi lên, các nhà vườn trồng tắc bán rất chạy, không có lỗi thời, ế ẫm như cây cau, cây thiên tuế…vì cây tắc đẹp đẽ sum suê, sai trái còn có nghĩa là đông con có hạnh phúc, cả năm được sung túc được nhiều tài lộc.
Một cặp tắc đẹp có dáng đầy đặn, chung quanh toàn là trái vừa chín vàng kim, vừa già màu xanh bóng, vừa có lộc non với hoa màu trắng tinh, được uốn sửa thành hình tháp nhọn, cao cỡ 1mét, 1 mét rưỡi, là kỳ công chăm sóc bón phân, tưới tiêu hàng ngày cũa nhà vườn, có thể mua với giá cỡ một hai triệu đồng, để trang trí chung chơi trong 3 ngày Tết lấy hên cũng đáng đồng tiền, xứng với công phu và kỹ thuật cũa những nhà vườn ở Cái Mơn.
Yêu cây Tắc
Yêu cúc cùng yêu sen
Mỗi người yêu mỗi mặt
Ta tính vốn yêu chung,
Đến già chỉ yêu tắc !
Yêu vì cay không tê
Yêu vì chua không gắt,
Yêu vì ngọt khác đường
Yêu vì đắng khác mật.
Đã cho ta miếng ngon
Lại có công đã tật
Chẳng đua hương ngạt ngào
Chẳng chen nơi sầm uất
Vườn nhỏ từng sống quen
Hơi đông khó lòng nạt.
Quân tử hẳn anh này
Bọn thường khó đọ thật
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây Quất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!