Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Xiêm Ruột Đỏ Năng Suất Vượt Trội mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Một số đặc điểm cây hồng xiêm ruột đỏ
– Là cây có nguồn gốc từ Thái Lan, du nhập vào nước ta và được trồng đầu tiên ở một số tỉnh miền Nam.
– Quả to, màu thịt quả đỏ bắt mắt. Chiều dài quả đến 17 cm, có dạng thuôn dài. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon và ngọt sắc, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cây hồng xiêm ruột đỏ
– Cây hồng xiêm ruột đỏ là loại cây khỏe mạnh và cho năng suất rất cao nên nhiều nhà vườn dần thay thế các giống hồng xiêm cũ.
– Giá trị dinh dưỡng của hồng xiêm ruột đỏ: Hàm lượng vitamin A trong hồng xiêm ruột đỏ cao hơn 1,5 lần hồng xiêm thường. Hàm lượng các khoáng chất như sắt, magie và hàm lượng đường cùng chất xơ cao cung cấp năng lượng và dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng rất tốt.
2. Các tiêu chuẩn chọn giống hồng xiêm ruột đỏ
– Hồng xiêm có thể trồng từ hạt hoặc có thể từ cây ghép hay cây chiết. Tuy nhiên, yếu tốt quyết định là giống phải có nguồng gốc rõ ràng. Chỉ chọn giống tốt để trồng, tránh mua giống ở các nơi có địa chỉ không rõ ràng.
– Hiện nay, hồng xiêm ruột đỏ hầu hết đều được nhân giống bằng phương pháp ghép cây. Những cây con giống được ghép sẽ mang nguồn gen của cây mẹ nên cho quả to đều và năng suất cao.
Giống cây hồng xiêm ruột đỏ đủ tiêu chuẩn xuất vườn ươm
– Cây giống đạt một số tiểu chuẩn sau: Cây giống sinh trưởng khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh hại. Tuổi cây xuất vườn: Sau khi ghép từ 4 – 5 tháng, cây có chiều cao từ 50 – 70 cm, đường kính thân từ 1 – 2 cm. Cây được bảo quản nơi thoáng mát dưới ánh sáng trực tiếp từ 10 – 15 ngày trước khi xuất vườn ươm.
3. Thời vụ trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
– Trồng hồng xiêm ruột đỏ thích hợp nhất đối với miền Bắc vào mùa xuân khoảng tháng 2, tháng 3 bởi lúc này thời tiết và độ ẩm đều tốt.
– Còn phía Nam, trồng hồng xiêm ruột đỏ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5.
4. Kỹ thuật chọn và làm đất trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
– Cây hồng xiêm ruột đỏ là loại cây không quá kén đất. Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thị nhẹ có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên hồng xiêm không chịu được úng ngập nên cần loại đất tơi xốp thoát nước tốt giàu dinh dưỡng.
– Kỹ thuật đào hố trồng và bón lót
+ Kích thước hố rộng 0,6 – 0,8 m, sâu 0,6 – 0,8cm.
+ Bón lót cho tính cho 1 gốc: 20 – 30 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân kali + 0,5 kg phân lân + 1 – 1,5 kg vôi.
– Toàn bộ phân bón được trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy với 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt hố khoảng từ 10 – 20 cm để quá trình tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được. Công việc đào hố bón lót cần phải làm xong trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
5. Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
– Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilong, đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm.
– Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm ruột đỏ
6. Kỹ thuật bón phân cho cây hồng xiêm ruột đỏ
– Rễ cây hồng xiêm ruột đỏ thường tập trung ở tầng đất mặt và cách gốc 1/2 tán cây. Vì vậy bón phân cho cây hồng xiêm ruột đỏ không nên bón xa gốc và bón quá sâu.
– Bón lót: Bón lót cho tính cho 1 gốc: 20 – 30 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân kali + 0,5 kg phân lân + 1 – 1,5 kg vôi.
– Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/10 – 1/13.
– Khi cây lớn ở giai đoạn cho quả có thể bón với lượng 50 – 100 kg phân chuồng + 0,6 – 1,0 kg ure + 0,6 – 1,0 kg sulfat kali cho một gốc cây.
– Kỹ thuật bón: Đào rãnh sâu từ 10- 15 cm, theo 3/4 hình chiếu của tán cây bón phân và lấp kín rãnh.
– Thời gian bón tháng 2 – 3 và tháng 6 – 7 dương lịch.
cây hồng xiêm ruột đỏ
* Thời kỳ cây con:
– Từ khi trồng đến khi cây ra quả khoảng 3 năm. Lượng phân bón được tăng dần từ năm thứ nhất đến năm thứ 3. Lượng phân bón cho một cây là 80 – 150 gram Ure + 120 – 250 gram phân lân + 30 – 100 gram KCl.
– Lượng phân được chia đều thành 3 – 4 lần bón. Các lần bón cách nhau 2 – 4 tháng.
* Thời kỳ cây cho quả:
– Lượng phân bón được tăng dần qua các năm đến khi cây 10 tuổi. Sau đó giữ mức ổn định cao nhất. Lượng phân bón cho 1 cây/năm: 0,5 – 2,5 kg phân ure + 0,5 – 1,5 kg phân lân + 0,3 – 0,5 kg phân kali.
– Lượng phân trên được chia thành 2 – 4 lần để bón vào các tháng 2,5,7,10.
– Khi bón phân cuốc thành rãnh 1/2 vòng tròn hoặc đào từng hố nhỏ vòng quanh tán. Rải phân xong, lấp đất lại. Năm sau lại bón phân 1/2 tán bên kia.
7. Kỹ thuật chăm sóc cây hồng xiêm ruột đỏ
* Chế độ nước cho cây hồng xiêm ruột đỏ
– Hồng xiêm là giống cây ưa ẩm nên thời gian đầu sau khi trồng cần thường xuyên tưới nước cho cây. Sau đó căn cứ vào độ ẩm của đất vào điều kiện môi trường mà tưới nước cho cây 2 – 3 ngày/lần. Chú ý vào mùa mưa nên thoát nước tốt cho cây để tránh cây bị ngập úng.
– Đặc biệt vào mùa khô, vào giai đoạn trái đang lớn và lúc quả sắp chín, lưu ý đảm bảo đủ ẩm để cây sinh trưởng phát triển tốt, quả to.
* Phòng trừ cỏ dại: Tận dụng cây phân xanh tủ gốc hồng xiêm để hạn chế sự phát triển của cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân vào tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, mỗi năm xới gốc 2 – 3 lần.
Tủ gốc bằng rơm rạ giữ ẩm cho cây
* Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cây hồng xiêm ruột đỏ
– Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ. Khi cây lên cao được 60 – 80 cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên.
– Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt cành tăm, cành sâu bệnh… nên tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả, vào những ngày nắng.
– Cây hồng xiêm ruột đỏ có tán dày, cành lá phân bổ đều thì không cần cắt tỉa nhiều. Nếu muốn tán thấp thì những năm đầu tiên nên tỉa bớt ngọn, cắt bỏ những cành mọc thấp, cành bị sâu bệnh và cmj cành mọc chen chúc trong tán để cho cây thoáng và dỡ tiêu hao dinh dưỡng.
– Khi hồng xiêm đã già, cho năng xuất thấp, quả nhỏ cần cưa bỏ cành giá, cây sẽ mọc cành mới bổ sung đều cho tán sau 1 – 2 năm cây sẽ hồi phụcvà cho quả to trở lại. Việc cắt cành già nên làm ngay sau khi thu hoạch quả.
Quả hồng xiêm ruột đỏ
8. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp cho cây hồng xiêm ruột đỏ
– Hồng xiêm ruột đỏ được xem là cây ăn quả ít sâu bệnh, nhưng để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh hại như sau:
* Rệp hại hồng xiêm: Phòng trừ, nếu ít thì dùng tay bắt giết, nếu nhiều có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun.
* Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.
Cây hồng xiêm ruột đỏ
* Ngài hại lá, hại hoa: Xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng hoạt động mạnh vào lúc hồng xiêm có cành non. Phòng trừ: dùng Sherpa (0,2%), Polytrin (0,2%), Sumicidin (0,2%) phun vào trước lúc hoa nở.
* Bệnh đốm trên thân và cành lớn: Phòng trừ bằng cách dùng các loại thuốc gốc đồng (hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun hoặc có thể dùng vôi quét lên thân cây và các cành lớn để phòng ngừa.
* Bệnh đốm lá cây gây hại trên lá và quả: Phòng trừ bằng cách phun Copper-zinc 0,3% chế phẩm hay Mancozeb 0,25% chế phẩm.
9. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản hồng xiêm ruột đỏ
– Ở miền Bắc từ khi nở hoa phải sau 8 – 10 tháng quả mới chín. Tiêu chuẩn xác định độ già thu hái là: Cuống nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra vỏ quả chuyển màu xanh vàng và nhẵn, khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có .Nên hái quả từng đợt cách nhau 1-2 tuần/lần.
Cây hồng xiêm ruột đỏ
– Quả thu hoạch nên phân loại trước khi đem rấm. Ngâm quả trong nước độ 30 phút hoặc ngâm trong nước vôi trong sau đó lấy giẻ lau ướt sạch phấn ở vỏ quả và nhựa ở cuống quả rồi hong khô nơi thoáng gió. Cho vào thùng hoặc chum vại có lót rơm xung quanh, đốt 1 nén hương rồi đậy kín lại. Mùa hè ủ 2 ngày với 2 lần thắp hương.
– Mùa đông không cần ngâm nước mà chỉ lau sạch phấn ngoài vỏ quả. Khi ủ phải đảm bảo ấm xung quanh. ủ mùa đông phải mất 4-5 ngày và thắp 4 hướng mới chín. Mỗi lần thắp 7-10 nén hương. Hồng xiêm nên bảo quản ở nhiệt độ 30oC trong vòng 5 ngày, ở 25oC thì 7 ngày.
Nguồn: Admin tổng hợp – NO
Kỹ Thuật Trồng Hành Tây Năng Suất Vượt Trội
Qua bài viết sẽ cung cấp cho bà con nông dân các kỹ thuật áp dụng đồng bộ vào quá trình canh tác hành tây làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế khi bà con trồng hành tây.
1. Một số công thức luân canh tăng vụ trong năm
Trong công thức luân canh tăng vụ tốt nhất đối với cây hành tây là cây trồng họ hoà thảo như lúa và ngô. Phản ứng của hành tây không ốt trên đất vụ trước trồng khoai tây và củ cải đỏ. Có thể bố trí một số công thức luân canh như sau:
2. Thời vụ trồng Hành tây mang lại năng suất tốt nhất
– Các vùng Đồng bằng sông Hồng giwo hạt sớm vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 trồng vào tháng 10, thời vụ 10-15/10 là tốt nhất. Có thể gieo hạt sớm hơn vào tháng 7, nhưng năng suất không ổn định, củ nhỏ. Ưu điểm của vụ này là giá bán cao, cung cấp hành sớm cho thị trường. Trồng hành tây tháng 10 thích hợp cho xuất khẩu bảo quản và nhân giống.
– Với các tỉnh Phú Yên trở vào đến các tỉnh miền Đông Nam Bộ trồng hành vào mua khô. Thời vụ trồng hành tây ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) thích hợp từ tháng 10 – tháng 12.
3. Kỹ thuật ươm hành tây đơn giản
Kỹ thuật trồng hành tây bằng hạt
– Chuẩn bị đất vườn ươm: Đất làm sạch cỏ, làm đất kỹ, nhuyễn, được bón phân lót đầy đủ với lượng phân như sau: Lượng tính cho 1 sào 500 m 2: 1,5 tấn phân chuồng hoai mục + 12-15 kg lân + 3-4 kg Kali (hoặc 20 kg tro bếp).
– Xử lý hạt trước khi gieo: Hạt hành tây có nhiều góc cạnh, vỏ dày, sù dì nên cần xử lý hạt trước khi gieo bằng nước nóng 40-50 o C trong 10-12 giờ.
– Lượng hạt giống gieo: Một sào hành tây cần hành giống gieo từ 1,4-1,5 kg hạt. Để trồng 1 sào hành tây cần gieo 80 g hạt giống trên 24 m 2, trồng 1 ha cần gieo từ 2,2-2,5 kg hạt giống.
– Tuổi cây hành không được quá non, cũng không được quá già. Tuổi cây con từ 35-40 ngày, số lá trên cây từ 4,5-5 lá nhiều nhất là 6 lá.
– Có thể trồng hành tây bằng củ:
Kỹ thuật trồng hành tây bằng củ nhỏ
4. Phân bón cân đối cho cây hành tây
– Lượng phân bón cho hành tây tính cho 1 ha: Phân hữu cơ hoai mục : 20-25 tấn phân hữu cơ hoai mục, có điều kiện có thể bón tời 30-40 tấn, tốt nhất phân gà hoặc phân gia cẩm ủ hoai mục. Hàm lượng dinh dưỡng đa lượng nguyên chất tính cho 1 ha diện tích trồng hành tây: Đạm nguyên chất 60-80 kg không được quá 100 kg; P 2O 5: 80-90 kg; K 2 O: 120 kg.
– Phương pháp bón: Toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 2/5 phân kali + 1/3 tổng lượng phân đạm trộn đều vào đất ở độ sâu 7-10 cm. Mức phân bón như vậy có thể thu được 30 tấn củ/ha đối với giống Granex.
5. Khoảng cách và mật độ trồng hợp lý cho hành tây
– Sau khi tiến hành làm đất bằng phẳng, sạch cỏ dại, lên luống 1,2-1,3 m, luống cao 20-25 cm, trộn đều phân bón vào mặt luống. Trồng trên luống 4 hàng, khoảng cách hành cách hàng 22-25 cm, khoảng cách cây cách cây 13-15 cm, 1 ha trồng 21-22 vạn cây.
– Trồng thưa, diện tích dinh dưỡng lớn sẽ làm cho thân lá phát triển mạnh, cây chậm ra củ, củ cây hành phát triển to, cây lâu chin già, lâu khô.
– Khi trồng dùng que nhọn chọn lỗ, đặt nhẹ cây hành, không vùi sâu, lấp đất nhẹ vừa kín đế là được. Lấp sâu thân củ khó sinh trưởng.
6. Quy trình chăm sóc hành tây sau trồng
– Xới vun:
+ Thực hiện với 2-3 lần tuỳ theo tính chất đất đai. Sau trồng 10-15 ngày xới sâu, rộng khắp mặt luống, kết hợp bón thúc phân đạm lần 1, 1 ha bón 24-54 kg phân đạm.
+ Sau trồng 25-30 ngày với lần thứ 2, bón thúc lần thứ 2: tưới 42-56 kg đạm.
+ Sau trồng 40-45 ngày xới hẹp nông xung quanh gốc tưới thúc lần 3: 56-84 kg phân đạm. Nồng độ 0,5-1% tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng của cây hành. Sau khi tưới thúc cần dùng thùng ô doa tưới nhẹ để rửa lá.
+ Sau trồng 40 ngày bón thúc kali lần thứ 1: 56-84 kg/ ha, Sau trồng 50-60 ngày khi củ phình to, bón kali lần 2: 56-84 kg, nồng độ 1 %. Nếu cây hành tây sinh trưởng phát triển bình thường thì ngừng bón đạm.
– Tưới nước: Tiến hành tưới nước giữ độ ẩm cho cây con sau trồng cho đến khi hồi xanh. Khi cây hồi xanh có thể tưới bằng thùng o doa. Sau trồng 30 ngày trởi đi thì tưới rãnh, trung bình 7-10 ngày tưới rãnh 1 lần, tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Sauk hi đất ngấm nước đều cần tiêu thoát nước kịp thời, cho ruộng khô cạn. Trước khi thu hoạch 1 tháng thì ngừng tưới nước.
– Phòng trừ bệnh cho hành tây:
* Bệnh đốm kho lá hành tây (Stemphylium botryosum W.)
+ Đặc điểm phát sinh: Bệnh gây hại chủ yếu ở thời kỳ hình thành củ trng vụ đông. Bệnh hại trên lá là chủ yếu, trên lá xuất hiện những vết, khi bệnh phát triển thì vết bệnh có hình bầu dục kéo dài, mầu htaam đen, sau khi bị bệnh khoảng một tuần lá bị gẫy ở đoạn giữa và khô lụi. Bệnh phát triển trong điều kiện thiếu ánh sáng, trời âm u, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí từ 20-30 o C.
+ Biện pháp phòng trừ: Tiến hành đồng bộ quản lý dịch hại tổng hợp từ khâu đầu tiên: từ các biện pháp luân canh, bón phân NPK cân đối, mật độ thích hợp, ruộng hành tây cần khô ráo và kịp thời xử lý lá bị bệnh. Có thể xử lý bằng biện pháp hoá học: dùng các dạng thuốc như Rovral 50WP,, Score 250EC… nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
* Bệnh thán thư hành tây (Colletotrichum Circinans Vogt.)
+ Đặc điểm phát sinh gây hại: Bệnh gây hại trên cây hành tây ở thời vụ sớm, gây hại thời kỳ cây con, hại lá hại củ non. Vết ban đầu có hình bầu dục, mầu xám trắng, trên nền trắng xám xuất hiện nhiều vòng tròn đồng tâm. Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết ấm áp, nhiệt độ từ 25-28 oC, khi nhiệt độ thấp dưới 20 o C thì bệnh ngừng phát triển.
– Biện pháp phòng trừ: Thực hiện phương pháp phòng trừ tổng hợp, trồng mật độ hợp lý, không bón đạm quá nhiều, bón cân đối NPK. Ở thời kỳ cây con 2-3 lá thật, khi thấy cây bị cong queo, lá vươn dài thì phun thuốc Benlate 70WP, trước khi nhổ đi phun lặp lại thuốc trên. Sauk hi trồng 1 tháng cây thường bị bệnh thán thư, dùng thuốc Benlate 70WP, Sumi – 8,… Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng phun thuốc. Sâu hại trên hành thường thấy là rệp, trừ rệp bằng thuốc thảo mộc Trebon 10EC…
7. Thu hoạch và bảo quản hành tây
– Xác định thời gian thu hoạch phụ thuộc vào đặc tính của giống và mục đích sử dụng.
– Sau khi trồng được 60-70 ngày có thể dùng củ non để làm rau, trộn salat. Nhưng thông thường thu khi củ chin thì phạm vi sử dụng sẽ mở rộng, bảo đảm được năng suất và chất lượng.
– Củ hành khi chin già có thể dùng làm rau, làm nguyên liệu chế biến, bảo quản, vận chuyển xếp lên tầu để xuất khẩu và những củ giống thì bảo quản cho tới vụ sau.
– Khi kiểm tra đồng ruộng có từ 1/4 – 1/2 số cây hành đã đổ gập thì có thể thu hoạch. Trong thời gian thu hoạch thời tiết phải khô ráo trong một số ngày. Ở nước ta thì thu hoạch thủ công. Khi hành chin thì nhổ cây khỏi mặt đất, trải đều trên mặt ruộng để hong khô, có thể dồn hành, tập trung vào một số luống. Sau khi làm sạch hành tây cần phơi, hong khô hành trong điều kiện 25-30 o C vài ba ngày, khi củ hành khô chắc thì xếp lên dàn, mỗi tầng dàn xếp 2-3 lớp dầy 20-25 cm.
– Bảo quản hành trong kho lạnh cần khống chế nhiệt độ ở 0 oC, ẩm độ không khí 60-65%. Nếu nhiệt độ trên 0 o C và độ ẩm trên 65% thì củ bắt đầu nảy mầm, rễ cũng sinh trưởng, củ hành trở nên xấu xi, nhanh chóng bị mất giá trên thị trường.
– Trong thời gian bảo quản thường xuyên kiểm tra loại bỏ những củ bị thối hỏng, củ bị bệnh, củ nẩy mầm. Sau thời gian bảo quản củ hành bị mất nước, hành trởi nên khô cứng, giảm khối lượng và thể tích, nhiệt độ càng cao, ẩm độ không khí càng thấp, củ hành bị mất nước nhiều. Khối lượng củ bị giảm nhanh khi ẩm độ không khí trong kho thấp và thông gió quá mạnh. Tốt nhất nên xếp hành vào các thùng để trong nhiệt độ -1- (-2 o C),độ ẩm không khí 80-85% với vận tốc thông gió hợp lý.
Nguồn: Admin tổng hợp – NO
Kỹ Thuật Trồng Quýt Tích Giang Cho Năng Suất Vượt Trội
* Chọn đất trồng
Quýt tích giang (Quýt đỏ mỹ) được trồng trên các loại đất phù sa ven sông , đất đồi, đất thung lũng ở các vùng đồi núi, mật độ khoảng 80cm, với mực nước ngầm dưới 1m, độ PH phù hợp từ 5.5 – 7 độ dốc không quá 20-25%
* Thời vụ trồng
– Thông thường ở các tỉnh phía bắc thời vụ thích hợp trồng giống quýt tích giang ( quýt đỏ) vào mùa xuân và mùa thu . nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân bởi mùa xuân khi có mưa xuân tỷ lệ cây sẽ sống cao hơn
– Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng.
– Trồng cây chắn gió và cây che mát. Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm,…hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa,…đồng thời phải trồng cây chắn gió như dừa, xoài, vông,…để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lang của côn trùng, mầm bệnh.
-Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp, đậu,k hoai).
-Mực nước trong mương :Cam quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50-80cm.Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.
-Vét bùn, bồi liếp Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác.
-Xiết nước:Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt tiều, cam sành, chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm.Vì vậy, để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây cam quýt, chúng tôi khuyến cáo thời gian xiết nước không nên quá 20 ngày.
+ Ưu điểm của xiết nước: Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân,thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao.
+ Nhược điểm: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cổ
Kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho quýt tích giang bằng phân bón hữu cơ miền trung
* Bón phân
Cây quýt đỏ cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhất là giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa, đậu quả. Tùy theo đất xấu hay màu mỡ mà quyết định lượng phân phù hợp. Nên thực hiện theo hướng dẫn ghi trên bao bì của sản phẩm phân bón hữu cơ miền trung. Cần cân đối giữa phân hóa học, phân hữu cơ và phân bón lá (vi lượng).
– Bón lót :Đây là thời điểm nhằm cung cấp các dinh dưỡng cần thiểt cho cây trồng bằng các nguyên tố N.P.K vi lượng bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Miền trung cao cấp . đây là loại phân bón được cho vào đất trước khi trồng để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt
Bảng bón phân cho quýt tích giang bằng phân bón hữu cơ vi sinh Miền trung sau đây
Bảng cân đối sử dụng bón phân cho cây quýt
Đối với cây 1 – 2 năm tuổi:
+ Phân đạm: nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới một lần.
+ Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.
Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm.
* Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê
* Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 kali.
* Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 kali còn lại.
* Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.
– Kết hợp bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc/năm.
Cách bón: Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước. Khi cây giao tán nên dùng cuốc xới nhẹ lớp đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, cách gốc khoảng 50cm.
– Bón Duy trì : Nhằm đảm bảo độ phì nhiêu cho đất và dinh dưỡng cho cây. lượng phân bón có thể tăng dần theo tuổi của cây và căn cứ vào nang suất của quả . thời kỳ bón là giai đoạn có nhiều giá trị dinh dưỡng cao nhất . nên bỏ phân bón vào đất bằng cách cuốc các rãnh nhỏ xung quanh tán cây sau đó lấp đất lại
* Làm cỏ , xới xáo : Sau khi trồng được 1- 2 tháng, nên làm cỏ xung quanh gốc hoặc có thể xới nhẹ đất cho cây băng dầm hoặc dùng thuốc trừ cỏ ngoài ra cũng có thể dùng rơm rạ phủ xung quanh gốc để hạn chế cỏ mọc và giữ ẩm cho đất .
Một số loại sâu bệnh hại quýt tích giang
Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.
Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.
Nhện đỏ có mặt vào mùa Đông và Xuân nên Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.
Nhện trắng: phòng bằng cách Vệ sinh vườn mùa Đông, phun Wofatox 0,1 – 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.
Sâu đục cành xuất hiện từ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to. Trừ sâu non: Cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 – 1% vào đường hầm của sâu non.
Ruồi vàng (tháng 5 -11): Phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600).
Sâu hại hoa: Rắc bột 666 ở gốc quýt; khi đường kính nụ hoa 2 – 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1 lần.
Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%.
Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1%
Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.
Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cành, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%.
Bệnh sẹo: Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè.
Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%.
Bệnh thối nâu: Phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%.
Bệnh thâm quả: Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%.
Thu hoạch : Sau khi ra hoa khoảng 8-10 tháng tiến hành thu hoạch, khi thu hoạch cần chọn ngày nắng ráo, 1/3 số quả đã chuyển sang màu vàng. Quả chỉ nên bảo quản tối đa 15 ngày, sau thời gian này quả sẽ bị úng, khô, giảm giá trị thương phẩm. Chúc bà con vụ mùa bội thu.
Nguồn :Kỹ thuật trồng trọt và phòng trừ sâu bệnh
Kỹ Thuật Trồng Cà Rốt Cho Năng Suất Cao, Chất Lượng Vượt Trội
Cây cà rốt có tên khoa học là Daucus carota subsp sativus, là một loại cây có củ, thường có màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là rễ chính của cây, trong đó chứa nhiều tiền tố của vitamin A tốt cho mắt.
Cà rốt được gieo trồng từ tháng 8 đến đầu tháng 2 năm sau, thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau và có thể phân ra thành 3 trà như sau:
Trà sớm gieo hạt từ: đầu tháng 8-15/10, cho thu hoạch từ tháng 11
Trà chính vụ gieo hạt từ: 16/10-15/12, thu hoạch xung quanh tết âm lịch
Trà muộn gieo hạt từ: 16/12 đến 30/01 năm sau, thu hoạch đến tháng 5.
Có rất nhiều giống, nhưng trồng chủ yếu 2 giống cà rốt lai là Super VL-444 F1 và Ti-103. Giống này có thời gian sinh trưởng từ 100-130 ngày. Năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/sào, cao hơn có thể đạt 3 tấn/sào.
Kỹ thuật làm đất trồng cà rốt
Nên chọn đất bãi bồi ven sông là đất thịt nhẹ, đất cát pha hoặc đất phù sa để trồng cà rốt là tốt nhất. Đất phải được dọn sạch cỏ dại, sau đó cày bừa kỹ, phay nhỏ, san phẳng rồi lên luống. Chiều rộng của luống từ 85-90cm (trà sớm) và 80-85cm (trà chính vụ và trà muộn); độ cao 20-25cm; rãnh rộng 25-30cm. Sau khi san phẳng mặt luống, kẻ 3 hàng trên mặt luống theo chiều dọc và sâu khoảng 5cm, hàng cách hàng từ 13-15 cm. (Nếu gieo bằng máy thì máy tự kẻ hàng).
Trà vụ sớm gieo từ: 100-120g/sào; chính vụ: 100g/sào; vụ muộn: 70-90g/sào; Ngâm hạt trong nước khoảng 8-10 tiếng, sau đó đem ủ 1-3 ngày. Ủ hạt nên áp dụng ở vụ muộn do nhiệt độ thấp nên hạt rất khó nở; để hạt nhanh nở có thể vùi hạt trong tro ấm hoặc để cạnh bếp. Có thể ủ 5-7 ngày khi hạt nhú rễ. Trước khi đem gieo, gạt hạt cho gần khô sau đó trộn hạt với đất bột trắng hoặc vôi bột để dễ nhận biết khi gieo hạt.
Hạt có thể gieo bằng máy hoặc gieo bằng tay, gieo theo kiểu bỏ hốc, hốc cách hốc là 3cm; mỗi hốc 1-2 hạt. Nếu gieo bằng máy thì không nên ủ hạt có rễ dài, vì như vậy hạt sẽ xuống không đều.
Nên trộn chung với cát sạch hoặc tro bếp để gieo cho đều sau khi đã làm đất. Gieo xong phủ rơm hoặc cỏ khô hoặc lưới nylon 1×1 mm, tưới ẩm mỗi ngày.
Kỹ thuật trồng cà rốt và chăm sóc cây
Khi cây mọc đều, tỉa bỏ những cây yếu, còi cọc hoặc mọc quá dày. Trước khi bón thúc lần 3 (hoặc lần cuối trong mùa mưa), tỉa định cây (kết hợp nhổ cỏ) với khoảng cách 20x20cm vào mùa mưa, 20x15cm vào mùa khô.
Tưới nước: Sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, nước giếng khoan, nước suối đầu nguồn, không sử dụng nước thải, nước ao tù, ứ đọng lâu ngày.
Nếu gieo vào mùa mưa không cần tưới nước, nhưng gieo vào mùa nắng tưới 2 lần/ngày cho tới khi mọc đều, sau đó tùy độ ẩm đất mà tưới cho thích hợp đảm bảo đủ lượng nước cho cây.
Làm cỏ: Cà rốt yêu cầu ánh sáng dài ngày, vì vậy nên làm sạch cỏ luống để tập trung ánh sáng cho cây.
Kỹ thuật bón phân cho cây cà rốt
Phân bón: Lượng vật tư phân bón tính cho 1 ha/vụ như sau.
– Phân chuồng hoai: 40 m3; Vôi: 800-1.000 kg; hữu cơ vi sinh: 1.000 kg.
– Phân hóa học (lượng nguyên chất): 150 kg N, 150 kg P2O5, 240 K2O.
Phòng trừ sâu bệnh cho cà rốt
Có sâu xám sử dụng thuốc như như Abamectin, Cypermethrin để phòng trừ, với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Sâu khoang thì vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi trồng, dùng bả chua ngọt để bắt bướm, ngắt bỏ ổ trứng, diệt sâu non mới nở.
Rệp muội phòng bằng cách tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô. Có thể sử dụng một số hoạt chất Thiamethoxam, Imidacloprid để phòng trừ.
Bệnh đốm vòng nên xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng 500C trong khoảng 30 phút. Sử dụng hoạt chất Chitosan 2% + Oligo- Alginate 10% (2S Sea & See 12WP), Oligo-Alginate (M.A Maral 10SL) để phòng trừ.
Bệnh thối nhũn cần phải thu gom tiêu hủy sớm cây bị bệnh. Sử dụng hoạt chất Trichoderma spp + K-Humate + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1 (Fulhumaxin 5.65SC) để phòng trừ.
Bệnh cháy lá (vào giai đoạn 45-50 ngày SKT) sử dụng thuốc Bordeaux (50gr CuSO4 + 50gr vôi nhão) hoặc Derosal 20cc/10lít.
Bệnh thối đen do nấm Alternaria radicirima gây ra và bệnh thối khô do nấm Pronarostrupii sp gây ra. Các loài nấm này hại cả thân, lá và củ.
Thực hiện phòng trừ bằng các loại thuốc như Plant 50WP (20-30g/10 lít nước), Derosal 50SC (15-20ml/10 lít nước); Kocide 53,8DF (20g/10 lít nước), Cuproxate 345SC (20-25ml/10 lít nước).
Thu hoạch và bảo quản cà rốt
Khi lá chân ngả vàng, lá non ngừng sinh trưởng thì tiến hành thu hoạch. Không nên để quá già, chất lượng sản phẩm giảm. Hạn chế tối đa làm xây sát củ. Phân loại, đóng gói bao bì, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng.
Nếu cần mẫu mã đẹp, ngay khi thu hoạch chọn củ đẹp, rửa sạch đất bằng cách xịt nước máy, xử lý 1 phút trong dung dịch calcium hypochlorite 1% hoặc nước vôi 2% đã lọc trong. Rửa lại bằng nước sạch. Tránh làm xây sát củ trong quá trình xử lý, hong thật khô da trước khi đóng gói bao.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Xiêm Ruột Đỏ Năng Suất Vượt Trội trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!