Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Cây Dưa Hấu Không Hạt Cho Lợi Nhuận Cao mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dưa hấu là loại trái cây rất giàu gía trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như A, B1, B6, C, E và một vài loại chất khác như magnesium, potassium. Đặc biệt, đường fructo trong dưa hấu khá phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người không thích ăn dưa hấu vì chúng có quá nhiều hạt. Để loại bỏ hạt dưa, các nhà khoa học phát triển kỹ thuật trồng cây dưa không hạt vừa giúp quả ngon lại cho năng suất cao.
Kỹ thuật trồng cây dưa hấu không hạt
Dưa hấu là loại cây thân mềm, leo giàn hoặc bò dưới đất. Do đó, người trồng không nên áp dụng phương pháp triết hay dâm cành, nên gieo hạt thì năng suất hơn. Với những vùng có khí hậu ấm áp, người trồng có thể gieo trực tiếp hạt giống ở ngoài trời nhưng cần phải đợi cho tới khí nhiệt độ ngoài trời khoảng 70-90 độ.
Còn nếu vùng có khí hậu sương lạnh, người trồng cần đợi sương giá qua đi, mới cho gieo trồng. Nếu miền nhiệt độ mát, hạt giống cần được bảo quản trong nhà khoảng một tháng trước khi cấy ghép hay gieo trồng. Tiếp nữa, trước khi gieo hạt, người trồng cần thực hiện các kỹ thuật canh tác đất như phơi đất, ủ phân….Dưa hấu thích hợp với độ pH có trong đất từ 6 tới 6.8.
Cây dưa hấu không hạt rất thích với những nơi có đất sét, đặc biệt có hệ thống thoát nước tốt. Thêm nữa, người trồng dưa nên gieo hạt theo hàng và đặt khoảng cách giữa các hạt là 183cm.
Kỹ thuật chăm sóc cây dưa hấu không hạt
Để cây dưa hấu không hạt phát triển tốt, người trồng cần phủ rơm xung quang lên cây. Bởi cách này không những giúp giữ được độ ẩm cho đất, cản trở sự phát triển của cỏ dại vừa giúp trái cây phát triển quả sạch.
Thêm nữa, người trồng nên tưới nước thường xuyên và đều đặn cho cây từ lúc bắt đầu hình thành. Đặc biệt, khi dưa đang tong thời kỳ phát triển mạnh, chúng cần từ 0,01-0,03 lít nước mỗi tuần. Tuy nhiên, người trồng cần nhớ rằng, không để cây bị úng nước. Hơn nữa, nên tưới nước vào buổi sáng, không tưới từ trên cao xuống, tránh làm ướt lá dưa. Dưa ngọt nhất là khi thời tiết khô.
Nếu người trồng muốn cây phát triển nhanh và tốt, hãy bón phân nito nhiều hơn là phân kali, phốt pho. Sau khi cây bắt đầu ra hoa, hãy sử dụng một lượng phân bón nhất định nhưng có ít đạm.
Kỹ thuật trồng cây dưa hấu không giống như cây hồng không hạt, chúng cần được tỉa nhiều. Thế nhưng, dưa hấu lại ngược lại, chúng không cần cắt tỉa nhiều, nhưng người trồng vẫn phải cắt và bỏ lá ở phần gốc chính. Khi cây còn nhỏ thì chỉ cần cắt tỉa lá ở cuối để cây hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt nhất. Khi cây trưởng thành, có quả, người trồng có thể cắt bớt một số loại hoa để năng lượng tập trung vào phát triển quả đạt năng suất hơn.
Ong đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ phấn cho cây dưa, do đó người trồng không nên đuổi hay bắt chúng. Với cây dưa, hoa đực sẽ phát triển trước hoa cái. Nhưng nếu hoa đực rụng, bạn cũng đừng lo bởi hoa cái sẽ phát triển ra quả.
Khi màu quả chín tới, để ngăn hiện tượng thối diễn ra, người trồng nên nhẹ nhàng nhấc quả đặt nên rơm hay chỗ đất khô để quả cho năng suất hơn.
Thu hoạch dưa hấu không hạt
Dưa hấu không hạt sẽ chín trong 2 tuần, do đó việc thu hoạch như thế nào để quả luôn được tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng là rất quan trọng.
Theo Tiến sĩ Bill Rhodes, giáo sư nghiên cứu về cây trồng tại Đại học Clemson khuyên người trồng rằng: Lấy tay đập vào quả dưa hấu, nếu có âm thanh rỗng, chúng sẽ chưa chín. Tiếp đến, nhìn màu sắc trên đỉnh quả dưa, nếu dưa chín thì màu của nó ít tương phản với các đường gân trên quả. Ngoài ra, người trồng có thể nhìn vào màu sắc ở dưới đáy quả, nếu dưa chín thì đáy có màu vàng, còn chưa chính sẽ có màu trắng, nhợt.
Lê Xinh (almanac)
Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Không Hạt
Thời gian gần đây, tại Việt Nam một giống dưa không hạt đặc biệt chất lượng được thị trường rất ưa chuộng là giống dưa hấu Mặt Trời Đỏ. Giống do Công ty CP BVTV An Giang độc quyền phân phối…
Giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ do Syngenta lai tạo với những đặc tính vượt trội sau:
Sức sinh trưởng, phát triển khỏe, dễ trồng, dễ đậu trái.
Thời gian từ trồng đến thu hoạch 60 – 65 ngày, trồng được nhiều vụ trong năm, ở miền Nam có thể trồng được quanh năm.
Trọng lượng trung bình trái 3- 5 kg, năng suất cao hơn dưa hấu Hắc mỹ nhân (HMN) 20 – 30%.
Khả năng bảo quản lâu, vỏ dai, vận chuyển xa tốt.
Độ đường rất cao 13 – 14% brix, thịt quả chắc, màu sắc thịt đỏ đẹp…
Chọn đất màu mỡ, thoát nước tốt, không nên trồng trên các ruộng đã trồng dưa hấu hoặc các loại cây trồng thuộc họ bầu bí ở vụ trước. Nên luân canh ít nhất là 3 vụ với cây lúa nước hoặc cây bắp.
Làm đất, diệt cỏ dại (nên dùng thuốc diệt cỏ Gramaxone).
Bón phân chuồng (5 – 10 m3/1000m2) hoặc các loại phân hữu cơ khác tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng, bón vôi (50 – 150 kg/1000m2tùy loại đất, pH đất = 6 – 7 là tốt nhất).
Trải bạt plastic (màng phủ nông nghiệp) trên mặt luống, đục lỗ cách nhau 40cm.
Mật độ:800 – 900 cây/1000m2(công); khoảng 300 cây/sào Bắc bộ.
Khoảng cách:Cây cách cây: 40 cm, trồng luống đơn, mặt luống rộng 2,5 – 3m hoặc luống đôi với mặt luống rộng 5 m.
Làm bầu:Bầu được làm bằng túi giấy hoặc bằng lá chuối. Đất trong bầu được trộn với tỉ lệ 3 tro trấu, 1 đất.
Gieo hạt:Để đạt tỉ lệ nảy mầm cao trước khi gieo nên cắt mép hạt (dùng bấm móng tay để cắt mép hạt) sau đó gieo hạt trực tiếp vào bầu đã được tưới ẩm (1hạt /bầu), không cần ngâm ủ hạt, không nên tưới nước liên tục, chỉ tưới nước khi thấy cây đã mọc (khoảng 2 – 3 ngày sau gieo), khi cây có 2 lá thật đem trồng ra ruộng (sau gieo khoảng 6 – 7 ngày).
Ngoài ra bà con nên trồng thêm 4 – 5% dưa hấu có hạt để thụ phấn cho dưa Mặt Trời Đỏ. Dưa hấu Mặt Trời Đỏ cần được gieo trước 5 ngày.
Chọn dây, tỉa cành, lấy trái: Để lại 1 dây chính và 1 – 2 dây chèo (cành bên), tỉa tất cả các nhánh bơi.
Một cây lấy 1 trái trên dây chính ở nụ 2 hoặc nụ 3, sau khi lấy trái 4 – 5 ngày ta cắt ngọn nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, trái và hạn chế bọ trĩ, sâu, bệnh.
Lượng phân bón cho dưa hấu nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.Gồm phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha; vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ sò): 1.000 kg/ha; phân bón NPK Đầu Trâu 13-13-13 XK: 1.000 – 1200 kg/ha.
Bón lót toàn bộ 1.000 kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1.000 kg vôi bột và 500 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc BVTV như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế… Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đụt lỗ, gieo hạt…
Bón thúc lần 1(12 – 15 ngày sau khi trồng): 150 – 200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha
Bón thúc lần 2(20 – 22 ngày sau khi trồng): 150 – 200 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha; bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200 – 300 kg phân Đầu trâu NPK 13-13-13 TE cho 1 ha
Sâu:Rải Basudin hoặc Furadan để xử lí đất, diệt tuyến trùng, dế, sâu đất và các loại côn trùng có hại.
Các loại sâu ăn tạp, bọ rùa, sâu xanh phun Selecron (15 – 20 cc/8 lít nước), PolitrinnP (10 – 20 cc/8 lít nước) hoặc March (10 cc/ 8lít nước).
Bọ trĩ (rầy lửa) phun Actara (1 cc/8lít nước), sâu vẽ bùa (ruồi đục lá) phun Vertimec (5-10 cc/8lít nước) hoặc Trigard (10 cc/8lít nước).
Bệnh:
Bệnh chết rạp cây con (Rhizoctonia sp) phun Ridomil Gold hoặc xử lý hạt giống.
Bệnh thán thư phun Score (5 – 10 cc/ 8lít nước).
Bệnh nứt thân, chảy mủ dùng Score (5 – 10 cc/ 8lít nước)
Bệnh đốm lá (Pseudoperonospora sp) dùng Ridomil Gold (25 – 30g/ 8lít nước).
Sau 60 – 65 ngày trồng thì ta có thể thu hoạch, độ đường trung bình lúc thu hoạch đạt từ 13 -15 % brix tùy mùa vụ và vùng đất. Dưa được thu hoạch có ruột đỏ đẹp, thịt chắc, trọng lượng trái lúc thu hoạch trung bình từ 3 – 5 kg.
Cách Trồng Dưa Hấu Không Hạt
Trong những năm gần đây Cty Syngenta đã nhập nội và trồng thử nghiệm thành công một giống dưa hấu không hạt có tên Mặt trời đỏ với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống dưa có hạt khác, đưa lại lợi nhuận rất cao cho người trồng.
Đặc điểm giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ
Đây là giống dưa lai F1 nên sức sinh trưởng khỏe, thời gian ngắn (mùa nắng 60 – 62 ngày, mùa mưa 65 – 67 ngày); chống chịu bệnh khá, đặc biệt là bệnh thán thư, dễ đậu quả, quả to (trung bình 3 – 5 kg, năng suất cao 20 – 25 tấn/ha, một số hộ canh tác giỏi ở Cần Thơ, Trà Vinh, An Giang đã đạt tới 50 tấn/ha (cao hơn giống Hắc mỹ nhân từ 20 – 30%); độ đồng đều cao (mỗi cây chỉ nên lấy 1 quả). Quả dạng hình ô van, da xanh nhạt có sọc xanh, mỏng vỏ, ruột đỏ, không hạt; ăn ngọt, độ đường 13 – 14%.
Tổng kết các mô hình ở vùng ĐBSCL của Cty Syngenta Việt Nam cho thấy: Bình quân mỗi ha dưa hấu không hạt cho lợi nhuận từ 23 – 25 triệu đồng, cao hơn các giống dưa có hạt từ 6 – 10 triệu đồng, được thị trường ưa chuộng. Với nhiều ưu thế về sức sinh trưởng, chất lượng quả, thích nghi với nhiều loại đất, khả năng kháng bệnh tốt hơn các giống dưa có hạt khác, đặc biệt là bệnh thán thư và nứt thân; có thể trồng được nhiều vụ trong năm, giống dưa hấu không hạt đã được nông dân nhiều nơi chọn trồng đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, theo khuyến cáo của Cty Syngenta Việt Nam và trường ĐH Cần Thơ, ngoài các biện pháp kỹ thuật trồng dưa hấu thông thường như làm đất, gieo hạt, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… bà con cần đặc biệt chú ý một số khâu kỹ thuật cải tiến sau đây:
– Với kỹ thuật trồng dưa cải tiến nên làm liếp hẹp để trồng hàng đơn (mặt liếp rộng 3 – 3,5 m, trồng 1 hàng, cây cách cây 45 – 50 cm) so với liếp rộng (4,8 – 5 m trồng 2 hàng 2 bên, cây cách nhau 40 cm cho bò vào ở giữ mặt liếp) theo phương pháp cũ, đảm bảo mật độ vẫn đạt từ 800 – 900 cây/1.000 m2 hoặc 300 cây/sào Bắc bộ nhưng cây sinh trưởng khỏe hơn, cho quả to và đều hơn.
– Bón lót (tính cho 1.000 m2): 5 – 10 m3 phân chuồng, phân hữu cơ + 50 kg NPK loại 20-20-15 (mùa mưa dùng loại 16-16-8), nếu đất chua, phèn bón thêm 50 – 70 kg vôi bột. Dùng Gramoxne để trừ cỏ dại trước khi trải bạt.
– Ngâm ủ hạt giống cho nứt nanh rồi đem gieo trong túi bầu, khi cây có 2 lá thật thì đem trồng. Trồng xen thêm 4 – 5% giống dưa hấu có hạt để lấy phấn đực thụ phấn bổ sung sau này mới cho tỷ lệ đậu quả cao.
– Sau trồng 15 ngày (cây có 5 – 6 lá) thì bấm ngọn, tỉa bỏ các nhánh phụ chỉ giữ lại 2 nhánh phụ khỏe nhất cho bò song song vuông góc với mặt luống. Khác với dưa có hạt khi trồng giống dưa không hạt nhất thiết bà con phải thụ phấn bổ sung thì cây mới đậu trái. Khi cây ra nụ cái thứ 3 trên thân chính hoặc nụ cái thứ 2 trên nhánh phụ thì tiến hành thụ phấn bổ sung bằng cách dùng hoa đực úp vào nhị hoa cái vào những hôm nắng ráo từ khoảng 6 – 8 giờ (mùa hè) hoặc 7 – 9 giờ (mùa thu – đông). Thời gian thụ phấn bổ sung thường kéo dài khoảng 5 – 6 ngày. Trên mỗi cây chỉ nên tuyển lấy 1 trái, trường hợp không đậu trái trên thân chính thì mới lấy trái trên nhánh phụ sẽ cho độ đồng đều cao, cho năng suất và chất lượng dưa tốt nhất.
– Bón thúc lần 1 sau trồng 15 ngày: 25 – 30 kg NPK 20-20-15 + 5 kg kali;
– Bón thúc lần 2 sau trồng 30 – 35 ngày: 20 – 25 kg NPK 20-20-15 + 5-7 kg kali;
– Bón thúc lần 3, 4 và 5 sau trồng 45 – 50 ngày bằng cách hòa 3 – 4 kg NPK để tưới/1 lần, tưới 3 – 4 lần cách nhau 3 ngày.
Có thể phun hoặc tưới nitrat kali (KNO3) hoặc phun thêm các loại phân vi lượng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày nhằm tăng độ đường cho quả.
Tuyệt đối không được bón nhiều đạm hoặc sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng vào giai đoạn nuôi quả lớn làm nứt quả, giảm chất lượng quả.
Nguồn: sưu tầm
Kỹ Thuật Trồng Dưa Hấu Cho Năng Suất Cao
Kỹ thuật trồng dưa hấu cho năng suất cao
Dưa hấu là loại quả được nhiều người ưa chuộng bởi sự ngon ngọt và thanh mát. Cây dưa hấu thích hợp với kiêukhí hậu ấm áp nên được trồng chủ yếu trong mùa nắng. Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường về loại trái cây này khá lớn, nên hiện nay dưa hấu được trồng quanh năm. Và để có cây dưa hấu cho quả to, ngon ngọt và đẹp mắt, nông dân cần chú ý áp dụng đúng quy trình sản xuất như sau.1. Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dày khoảng 30-50cm, tơi xốp, không nhiễm phèn, nhiễm mặn, dễ thoát nước. Dưa hấu được trồng chủ yếu trên đất ruộng hoặc đất gò, song phải đảm bảo đủ nước tưới vào mùa nắng.
– Xử lý đất: Tiến hành trước khi lên liếp 5 – 7 ngày. Rải vội bột đều mặt ruộng với liều lượng khoảng 50 – 80kg/1000m 2.
– Lên liếp trồng: Có thể trồng liếp đơn hoặc liếp đôi, nhưng chủ yếu vẫn là liếp đôi.
+ Trồng dưa vụ tết, cần trái lớn nên làm liếp rộng, khoảng cách giữa 2 tim mương là 6 – 7m, bề rộng liếp 1m, cao 30 – 40cm.
+ Mùa mưa thường trồng các loại dưa F1 có phẩm chất tốt, nhưng trái nhỏ. Do đó, để tăng năng suất nên làm liếp có khoảng cách giữa 2 tim mương là 4 – 4,5m, bề rộng liếp 80 – 90cm, cao 30 – 40cm.
Mặt liếp được làm bằng phẳng, tránh lồi lõm giúp rễ phát triển lan rộng. Ở giữa liếp hơi cao hơn hai bên mép để tiện cho việc tưới nước.
– Bón lót: Bón 1 – 2 tấn phân chuồng đã ủ VD TRICHODERMA (hoặc 80 – 100kg phân hữu cơ vi sinh) cho 1000m 2. Sau đó trộn đều 30kg NPK 20.20.15 và 2kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG rải đều mặt liếp.
– Đậy màng phủ: Tưới đẫm nước trước khi phủ màng. Khi phủ phải kéo căng màng, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách lấp đất xung quanh để tránh gió tốc. Sau đó, tiến hành đục lỗ trồng với khoảng cách 35 – 40cm.
– Xom lỗ mặt đất và xử lý mầm bệnh: Dùng chày tỉa xom xuống lỗ vừa đục, chày có đường kính rộng 7 – 8cm. Độ sâu tùy cách gieo hột:
+ Gieo thẳng: Xom lỗ cạn 2 – 3cm và đầu chày cùi (ít nhọn).
+ Đặt cây con: Xom lỗ sâu 5 – 7cm và đầu chày nhọn.
Phun thuốc trừ nấm bệnh như VD ĐỒNG ĐỎ (20ml/10lít nước) hoặc VALIDACIN (20ml/10lít nước) vào lỗ trước khi đặt cây con.
2. Trồng cây:
Rải một ít đất mịn hoặc trấu mục vào trong lỗ. Tưới nước rồi gieo hạt hoặc đặt cây con (7 – 10 ngày tuổi, vừa lú lá nhám). Sau đó, rải BASUDIN hay REGENT xung quanh gốc (2kg/1.000m 2) nhằm diệt mối, kiến, sùng đất.
3. Chăm sóc sau khi trồng:
– Giai đoạn mới trồng đến 2 tuần tuổi: Bộ rễ còn nhỏ, bám đất cạn nên dùng thùng vòi, thùng búp sen để tưới.
– Giai đoạn sau trồng 2 tuần trở đi: Bộ rễ phát triển đầy đủ nên tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rãnh, khoảng 2 – 4 ngày/lần.
+ Trên nền đất cát, bơm nước vào rãnh ngập ngang đỉnh liếp, sau đó để nước thấm từ từ vào trong liếp.
+ Trên đất thịt (thịt pha sét) bơm nước tới đỉnh liếp, cho nước thấm vào liếp chừng 20-30 phút, sau đó tháo dỡ màng phủ lên để theo dõi độ ẩm đất rồi xả nước ra, giữ mực nước trong rãnh cách mặt liếp 30cm.
– Sau khi gieo 7 – 10 ngày: Dùng 1kg VD XÔ DÙ XANH + 0,5kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 200g VD URÊ ĐEN hòa nước chích gốc, tưới 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày. Đồng thời, phun qua lá VD SUPER NUTRI (20g/20 lít nước) + VD AMINO PLUS (20ml/20 lít nước) + VD VI LƯỢNG VÌ DÂN (20g/20 lít nước) giúp dưa kéo đọt nhanh, dưỡng dây mập.
– Sau gieo 18 – 20 ngày: Dùng 20kg NPK 20.20.15 + 2kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN, rải phía dây dưa bò. Vén màng phủ từ bìa liếp đến cách gốc 20cm, tưới nước và đậy màng phủ lại.
– Khoảng 20 – 25 ngày sau khi gieo: Dùng 1kg VD XÔ DÙ XANH + 0,5kg VD ĐÁNG ĐỒNG TIỀN + 300g LÂN 86 hòa nước chích gốc hoặc xả rãnh giúp tạo mầm hoa nhiều, hoa mập đẹp.
– Trước khi ra hoa và sau khi úp nụ: Dùng 20ml VD BO + 20g VD KALI ĐEN pha 20 lít nước, phun ướt đều mặt lá giúp nụ hoa khỏe, cuống dai chắc và nhiều lông.
– Sau gieo 35 – 40 ngày, bón thúc giúp cây sinh trưởng mạnh, trái lớn nhanh:
+ Rải gốc: Dùng 20kg NPK 20.20.15 + 2kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG, rải phía không có dây dưa bò, tưới ẩm nước rồi đậy màng phủ.
+ Tưới gốc: Dùng 2kg VD XÔ DÙ XANH + 1kg VD ĐỒNG TIỀN VÀNG, tưới định kỳ 5 – 7 ngày/lần.
+ Phun qua lá: Dùng 20ml VD AMINO PLUS + 20ml VD SIÊU LỚN TRÁI DƯA HẤU pha 20 lít nước, phun định kỳ 5 – 7 ngày/lần.
– Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày: Dùng 20g VD FULVIC PLUS + 20g VD KALI ĐEN pha 20 lít nước phun ướt đều mặt lá và trái, giúp trái đỏ, ngọt, nặng ký, vỏ trái đẹp.
Khi cây được 3 – 4 lá thật, tiến hành bấm ngọn lần đầu. Nhánh ra dài 5 – 7cm, nên tỉa nhánh, để khoảng 2 – 3 nhánh khỏe/cây. Tỉa bỏ tất cả các dây chèo, dây bơi ra sau để tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Dùng que tre ghim các nhánh dưa theo một hướng nhất định, giúp dây dưa vuông góc với luống dưa. Có thể ngắt ngọn khi trái đạt chu vi khoảng 2 gang tay.
Tiến hành khi cây ra hoa rộ, vào 7 – 9 giờ sáng.
Chọn hoa đực tốt úp vào nướm nhụy của hoa cái (tiến hành sau khi gieo hạt 35 – 40 ngày), thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, giúp các trái có cùng độ lớn, ruộng dưa đồng đều dễ chăm sóc.
Để có trái to chỉ nên để 1 trái/dây. Việc tuyển trái tiến hành khoảng 40 – 45 ngày sau khi gieo hạt.
Khi trái lớn bằng trái chanh, nhà vườn chọn trái thứ ba trên dây chính, (vị trí lá thứ 14 – 20). Nếu dây dưa sung nên chọn trái ở vị trí 20 – 24 sẽ cho trái tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển trái được thì chọn trái thứ hai trên dây nhánh (vị trí lá 8 – 14).
Chọn trái đầy đặn, cuống to, dài, có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh… Đồng thời, tỉa bỏ tất cả các trái ra sau, dùng cọng lá dừa làm dấu.
Khi trái lớn bằng trái cam: Sửa cho trái đứng, giúp trái phát triển đồng đều. Lót kê trái làm hạn chế thối đít trái và giúp trái phát triển thuận lợi. Trong quá trình phát triển trái, thỉnh thoảng trở trái, giúp trái tròn đẹp và màu vỏ trái xanh đều.
4. Thu hoạch
Khoảng 60-70 ngày sau khi trồng, dưa hấu đạt độ chín khoảng 80-90%, tiến hành thu hoạch.Cần ngưng nước 4 – 5 ngày trước khi thu hoạch, giúp dưa ngon ngọt, bảo quản được lâu, ít bể trái khi vận chuyển.
Ngưng tưới phân và phun thuốc 10 ngày trước thu hoạch, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Bộ phận Kỹ thuật Nông nghiệp –
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Cây Dưa Hấu Không Hạt Cho Lợi Nhuận Cao trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!