Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Tạo Hình Cây Bonsai Trong Chậu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ Thuật Tạo hình cây bonsai trong chậu
Để có một chậu kiểng bonsai đẹp điều quan trọng là ở kỹ thuật tạo hình của người chơi bonsai. Để tạo một chậu cảnh mang tính cách thiên nhiên thu nhỏ gồm có cây, đá, nước, cầu, các nghệ nhân phải nắm chắc nghệ thuật tạo hình, kĩ thuật về tạo hình, tỉa cành cho cây và nghệ thuật phối cảnh.
Nhưng muốn đạt được một bồn cảnh có hồn, mang một ý nghĩa tượng trưng nào đó mà người sành điệu có thể cảm nhận thì vấn đề không đơn giản. Tất nhiên bạn phải bắt đầu bằng việc quan sát thật tỉ mỉ các loại dáng thật đặc trưng của các loại cây ngoài thiên nhiên…Chỉ có như thế bạn mới có thể tiến hành được việc tạo hình dáng cho cây.
Công cụ dùng để cắt tỉa cành:
Gồm có cưa tay kéo tỉa cành, kéo tỉa lá, dao chiết cành, kìm, búa và cả khoan điện. Ngoài ra còn phải có các bình tưới, bình xịt nước, vật liệu thì cần đất sạch, đá, các loại dây thép để uốn cành.
Kỹ thuật hạn chế sinh trưởng: Trong nghệ thuật chơi bonsai thì kĩ thuật hạn chế sinh trưởng để biến một cây ngoài thiên nhiên có thế cao từ 15-20m thành vài ba cm là rất quan trọng. Do sự sinh trưởng của cây chính là sự sinh trưởng của tế bào cây nên nắm được điều này chúng ta sẽ thành công trong việc tạo ra một cây ” tí hon” trong chậu cảnh.
Hai giai đoạn đặc trưng của sự sinh trưởng tế bào là sự phân chia tế bào của giai đoạn giãn của tế bào. Sự phân chia tế bào chỉ xảy ra trong các mô phân sinh còn sự giãn của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và quyết định đến sự lớn lên của thân cây. Yếu tố ảnh hưởng đến đến việc giãn tế bào là những điều kiện ngoại cảnh như nước, ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng…và sự kích thích của chất sinh trưởng có trong thực vật. Hạn chế sự sinh trưởng của cây, tạo ra cây rất nhỏ so với kích thước bình thường, chính là sử dụng các biện pháp nhằm điều khiển quá trình sinh trưởng của tế bào mà hiện nay các nghệ nhân thường dùng là:
– Sử dụng các chất ức chế thực vật
– Sử dung kĩ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng: Phân bón và nước là yếu tố quan trong ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây. Kĩ thuật bón thêm vôi (Ca) và ít nước tưới sẽ tạo ra tình trạng khô hạn làm cây sinh trưởng chậm mau già. Ngoài ra phải bón phân lân một cách hợp lí để cành cây vẫn khoẻ, lá vẫn xanh.
– Sử dụng biện pháp cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng
– Sử dụng hạn chế sự sinh trưởng bằng cách hạn chế sự chiếu sáng của mặt trời
Kỹ Thuật Uốn Nắn Tạo Hình Cho Cây Cảnh Nghệ Thuật (Bonsai)
1. Dụng cụ vật tư dùng đề uốn, nắn tạo hình cây cảnh nghệ thuật
Việc uốn cành, tạo dáng cho cây cảnh là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi cây cảnh nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm cây cảnh sẽ biết nên chọn thời điểm nào, cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động
1.1. Uốn bằng dây đồng, dây kẽm
Có nhiều phương pháp uốn cành, hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn dây đồng. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Sử dụng dây đồng, kẽm để uốn cành cây cảnh
1.2. Sử dụng dây chằng xoắn
Sử dụng dây chằng xoắn để uốn các cành to và khó uốn vì phương pháp cuốn dây đối với những trường hợp này gần như không thể thực hiện được. Dây chằng xoắn thường được sử dụng là loại dây đồng mảnh có đường kính từ 1 – 1,5mm. Bạn có thể buộc đầu kia của dây chằng vào các điểm neo khác nhau, chẳng hạn như một cành cây khác, hoặc một nhánh cây gãy, hay là cái lỗ bên hông chậu, hoặc cũng có thể buộc vào một sợi rễ to nào đó, hay thậm chí vào một cái móc, cái đinh vít được đóng vào thân cây. Điều lưu ý đầu tiên khi sử dụng dây chằng để uốn cành là để ý đến phần đệm. Sợi dây mảnh sẽ cứa đứt thân cành nếu bạn không đệm vào đó 1 miếng cao su.
Sử dụng dây chằng xoắn để níu các cành to
Bạn dùng một thanh kim loại chắn ngay điểm giữa để xoắn dây. (Ở đây để hình được rõ, chúng tôi không thể hiện phần đệm, nhưng bạn vẫn phải luôn chú ý đến vấn đề đó). Lợi thế của biện pháp này là hai phần dây ở hai bên xoắn vào nhau, do đó đoạn dây ngắn đi, và kéo các cành cây lại với nhau với một lực rất mạnh. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn dùng để uốn những cành cây cực kì “khó nắn”, tốt hơn nhiều so với cách dùng tay. Hơn nữa, đối với những cành cây giòn hoặc có nguy cơ dễ bị nứt, bị gãy, dây chằng xoắn có thể giúp giữ được chúng trong vòng nhiều tuần, giảm nguy cơ làm hỏng cành cây
1.3. Sử dụng nẹp uốn
Nguyên tắc uốn của dụng cụ này giống như phương pháp dùng dây chằng xoắn, chỉ khác ở chỗ thay vì kéo cành cây cần uốn và điểm neo lại với nhau bằng cách xoắn sợi dây chằng, thì bạn dùng 1 thanh kim loại để siết chặt 2 đầu của nẹp uốn lại. Nẹp uốn có ưu điểm là (nếu đủ dài) nó có thể kéo được cành cây nhiều hơn so với khoảng cách giới hạn mà biện pháp dây chằng xoắn mang lại.
Nẹp uốn
Tuy nhiên, nếu dùng trong khoảng không gian chật hẹp thì hơi bất tiện, và thậm chí không thể áp dụng được cách làm này.
1.4. Khóa uốn cành
Khóa uốn cành là một loại dụng cụ bằng kim loại có hai răng giúp kẹp chặt cành cây, cho phép người dùng có thể tác động mạnh hơn đến cành, uốn chúng vào đúng vị trí mà mình mong muốn sau đó chúng ta sẽ buộc dây chằng vào vị trí đó.
Khóa uốn cành
1.5. Nẹp ba chân
Nẹp ba chân cũng là một dụng cụ để uốn các cành cứng. Với hai chân bên ngoài được móc vào cành, chân chính giữa từ từ (bằng cách điều khiển mức ren) sẽ uốn cong cành cây.
Tuy nhiên dụng cụ uốn này ít được ưa chuộng vì nó rất dễ làm thương tổn đến thân cây, ngay cả khi đã dùng miếng lót cao su. Thêm nữa, những cành cây khả dĩ dùng “nẹp ba chân” được thì cũng có thể dùng dây quấn, dây chằng là những phương pháp thông dụng hơn.
Sử dụng nẹp 3 chân để uốn cành
2. Kỹ thuật uốn nắn cây cảnh
2.1. Phương pháp buộc dây
Chính là việc dùng những sợi dây mềm khác nhau để tiến hành đan, chằng, bóp chặt thân cành, ép cành – thân uốn thành hình dạng mong muốn. Đặc điểm của phương pháp này là ít làm tổn hại đến vỏ cây, tháo thuận tiện.
Buộc dây để uốn cây
Đối với các loại cây khác nhau, độ già non khác nhau thì chọn những điểm tiếp xúc lực khác nhau. Cây dễ uốn thì khoảng cách giữa các điểm tiếp xúc lực ngắn, độ cong nhỏ và ngược lại.
Sử dụng dây chằng để uốn cây
Khi buộc, chọn loại dây phù hợp với độ cứng của cây, buộc dây vào phần gốc hoặc phần chia nhánh, sau đó từ từ uốn thân cây hoặc cành tới độ cong mong muốn, rồi kéo chặt dây và buộc dây.
2.2. Chằng buộc bằng dây kim loại
Sử dụng những sợi dây đồng, nhôm, thép với độ to nhỏ khác nhau, lợi dụng khả năng uốn dẻo của chúng để cuốn quanh thân cành cây khiến nó uốn thành hình dang̣ nhất định. Đặc điểm của phương pháp này là thao tác thuận tiện, uốn nắn dễ dàng, tốc độ chỉnh hình nhanh, nhưng tháo gỡ phiền phức và hay lưu lại vết trên thân cây.
Chọn loại dây có kích thước phù hợp với đ ường kính thân và độ cứng của cây, tránh cây không bị tổn hại chúng ta có thểdùng vỏ cây đay, giấy bạc, vải thô… làm lớp đệm bảo vệ trước.
Cách quấn dây kim loại
Chiều quấn dây kim loại
A.Thân cong phải quấn theo kim đồng hồ
B. Thân cong trái quấn ngược kim đồng hồ
Khi quấn cây, trước tiên cố định một đầu dây kim loại ở phần gốc, sau đó men chặt vỏ cây theo hình xoắn trôn ốc từ dưới lên trên ngọn, từ gốc nhánh ra ngọn nhánh, dần dần quấn cong thân, cành cây.
* Lưu ý khi quấn dây:
– Không tưới nước trước khi quấn và uốn ít nhất 10 giờ
– Không quấn dây uốn những cây non còn yếu, cây mới sang chậu, không thay chậu những cây vừa uốn
Quấn dây kép
– Cây lá rộng quấn vào thời kỳ sinh trưởng, cây lá kim (họ bách, thông) quấn vào thời kỳ cây ngủ nghỉ (cuối thu đầu xuân quấn cho tùng bách).
– Quấn trực tiếp vào vỏ thân, tránh các chồi non, lá.
– Để cây trong bóng râm ít nhất 1 tuần sau khi quấn và uốn nắn thân cành.
– Với những cây có vỏ thân mềm thì nên bọc dây trong nylon rồi mới quấn.
Cây cảnh được sử dụng dây nhôm để uốn
2.3. Phương pháp dùng ke sắt
Khi tiến hành uốn cho những thân, cành khó tìm ra điểm tiếp xúc lực hợp lý thì chúng ta xử dụng ke sắt để làm điểm trợ lực.
Quấn cố định ke sắt ở vị trí thích hợp trên thân, cành rồi tiến hành uốn cong kéo cây và buộc dây
Sử dụng ke sắt để uốn cây
2.4. Phương pháp kéo có dậy chống
Do phương pháp này là cố định điểm tiếp xúc lưc̣ hai đầu thân (cành) nên độ cong của thân chịu ảnh hưởng bởi độ dài vòng cung, để đạt được độ uốn cung vòng lớn, có thể chọn dùng phương pháp kéo có gậy chống.
Kéo có gậy chống
2.5. Phương pháp xuyên thấu trợ cong
Đối với những thân hoặc cành khá khô cứng, chúng ta dùng dao nhỏ nhọn xuyên chính giữa tâm (cành) theo chiều dọc, trên phần muốn uốn, sau đó cắt dọc xuống phần định uốn, sau đó dùng vỏ cây (vỏ cây đay) bọc bảo vệ, dùng thừng hoặc dây kẽm quấn thân t ừ dưới lên trên, cuối cùng chúng ta uốn thân và cố định dây.
Xuyến thâu trợ cong
2.6 Phương pháp cắt răng cưa trợ cong
Phương pháp này sử dụng khi uống thân (cành) khá khô cứng, chúng ta dùng cưa hoặc dao để tạo khoảng đứt trên thân. Căn cứ và kích thước và độ cứng thân cây mà xác định độ sâu và số lượng vết cưa, điểm cưa đặt phía trong của phần uốn, khoảng cách đều nhau, phần giữa có thể sâu hơn một chút. Sau khi uốn chúng ta cố định bằng dây và dùng vỏ cây đay bọc toàn bộ phần răng cưa.
Cắt răng cưa trợ cong
2.7. Phương pháp xẻ rãnh
Dùng dao khắc xẻ một rãnh dọc trên phần thân muốn uốn cong độ sâu của rãnh khoảng 2/3 đường kính thân uốn, độ rộng không được quá lớn, sau khi xẻ rãnh xong chúng ta có thể đệm vỏ cây đay, sau đó dùng thừng vừa uốn cong vừa quấn quanh thân, cuối cùng cố định điểm tiếp xúc.
Phương pháp xẻ rãnh
Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh – Bộ NN&PT NT
Kỹ Thuật Ghép Đu Đủ Tạo Cây Cảnh Bonsai
1. Đặc tính của Đu đủ
Cây đu đủ là một trong những loại cây ăn trái nhiệt đới được ưa chuộng, mau cho trái (trồng một năm là có thể hái trái), có khả năng trồng dày (2.000 – 4.000 cây/ha) và cho 20 kg trái/cây/năm. Đu đủ là loại cây góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế vườn và kinh tế gia đình hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long nhờ khả năng trồng xen dể tận dụng đất trong những năm vườn, cây ăn trái lâu năm còn tơ.
2. Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ cần ghép đu đủ: dao ghép cành cây, Băng keo ghép chuyên dụng
Chuẩn bị chậu trồng cây ghép đu đủ cảnh
Về chậu trồng cây đu đủ cảnh, lựa chọn các chậu cây được làm bằng sứ hoặc các chậu xi măng chuyên dụng cho cây cảnh. Kích thước mỗi chậu phải đủ lớn để cây sinh trưởng và phát triển. Chậu phải có lỗ thoát nước, đảm bảo thoát nước tốt.
Đất trồng
Đất trồng có ý nghĩa then chốt quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ trên chậu sau khi trồng nên cần phải lựa chọn đất phù hợp như hỗn hợp đất thịt ải, xỉ than tỷ lệ 3:1, ủ kỹ 12 – 15 ngày trước khi đưa vào chậu. Đất thịt ải phải là đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại rau màu nào.
3. Thời vụ ghép đu đủ
Cây đu đủ không chỉ là loại quả có hương vị thơm ngon mà còn là phương thuốc quý giúp mọi người luôn khỏe mạnh. Đu đủ có khả năng trổ hoa và đậu trái quanh năm, tuy có mùa ít hoặc không đậu trái. Do vậy, để trồng đu đủ đạt năng suất cao, trái đẹp, hạn chế sâu bệnh, có thể bố trí trồng đu đủ vào mùa mưa từ tháng 7 – tháng 8. Đối với các vùng đất kém chủ động nước như bị ảnh hưởng của nước lũ cần trồng sau khi nước rút. Khi trồng, cây con phải đạt từ 20 -30 ngày tuổi.
4. Kỹ thuật ghép đu đủ
Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con; mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con chứa 2-3 mầm lá và mắt ghép từ cây mẹ cho trái.
Sau khi cây đã cho trái, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3 hay GA3 + BA phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để cho ra mắt ghép.
Ghép đu đủ
Trước hết cần ngâm hạt trong nước ấm từ 10-12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10X15cm để làm cây gốc ghép. Chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phương có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép. Đường kính của cây con khoảng 7-10mm là có thể tiến hành ghép được. Dùng dao ghép cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5-7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5-2cm.
Cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm. Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép, để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hợp và sống. Tháo kẹp ra và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5-6 lá, cao khoảng 40-50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng.
5. Chú ý
Cây đu đủ cảnh thường bị một số sâu, bệnh hại chính như nhện đỏ, rệp sáp, bệnh khảm, xoăn lá do Virus, có thể phòng trừ hiệu quả bằng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật như Danitol 10EC; Ortus 5EC, Nitac 5EC… trừ nhện đỏ; Supracide, Suprathion, Applaud… trừ rệp sáp.
Cây đu đủ cần nhiệt độ ấm áp khoảng 25°C với lượng mưa 100 mm/tháng. Cây cần trồng nơi đủ ánh sáng để đậu trái và cho trái có phẩm chất ngon. Nhiệt độ và ẩm độ không khí quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm khả năng đậu trái của đu đủ.
Cây đu đủ không chịu phèn, rễ mọc cạn và chịu úng kém, do đó cần chọn đất không phèn (pH = 5,5 – 6,5), tơi xốp, dễ thoát nước (giữ nước trong mương sâu 50 – 60 cm, cách mặt líp). Đất tốt, chứa nhiều dinh dưỡng ở lớp mặt.
Cách khắc phục rễ đu đủ mọc luồn qua các lỗ thoát nước gây nứt vỡ chậu: Chọn mua hoặc đặt làm các chậu có lỗ thoát nước nhỏ dưới 2cm; Đặt một miếng ngói hoặc cục xỉ than lên lỗ chậu; Sau trồng 2-3 tháng, định kỳ 15-20 ngày xoay chậu 1 vài lần.
Nghề nông còn các cây ghép khác ngoài kỹ thuật ghép đu đủ như ghép sấu, ghép mơ, ghép me thái …..
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cây Lựu Bonsai Tạo Dáng Đẹp
Cây lựu không chỉ là loại cây ăn quả được nhiều người ưa thích mà nó còn có thể trồng tại nhà để làm cảnh, trang trí cho nhà thêm xinh xắn và ấm áp. Nó còn có tác dụng trồng làm cây phong thủy nhất định, nếu bạn đang sở hữu một chậu lựu với những chùm hoa rực rỡ có nghĩa là bạn đang nắm giữ trong tay những điều may mắn, những niềm vui và tài lộc đầy nhà. Người xưa còn cho rằng, trong các loại cây ăn trái, cây lựu được xếp vào top những “Mỹ nhân” bởi chúng thừa kế vẻ đẹp mĩ mãn từ hình dáng cho tới màu sắc của quả, lá, cành
Để có kết quả tốt nhất, hãy bắt đầu hạt lựu trong nhà vào đầu mùa đông, để chúng có một vài tháng để phát triển trước khi vào mùa đơm hoa, kết quả. Khi trồng, tùy vào điều kiện của gia đình mà chọn một trong hai loại lựu là cây làm cảnh và cây cho quả.
1. Chuẩn bị dụng cụ
2. Tiến hành cắt tỉa cây lựu
Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao. Việc bón phân cho cây lựu cần thận trọng vì ảnh hưởng đến quả, khi chín phân đạm không được bón nhiều vì khi quả chín, nứt nẻ mất giá trị.
Với người trồng cây lựu như cây cảnh thì mới cắt sửa, tạo dáng khi cây lên cao, cắt xuống cách đất 20 – 30cm (2 – 3 tấc) chừa lại 2 – 4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sỡ thích.
Còn với người trồng để làm kinh tế thì chỉ cắt những nhánh yếu ớt, chừa những nhánh khỏe mạnh, sẽ cho quả to.
Cắt ba nhánh để ra các cành to, khỏe sẽ cho năng suất cao hoàn toàn khác với việc cắt sửa để tạo dáng của nghệ nhân chơi cây cảnh.
Ánh sáng phải đầy đủ: Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.
Bón phân hợp lý: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây (15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi… rất tốt để bón cây lựu.
Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái. Tỉa cành vừa phảiCần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Tạo Hình Cây Bonsai Trong Chậu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!