Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Tạo Dáng, Thế Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh # Top 11 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Tạo Dáng, Thế Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Tạo Dáng, Thế Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để phân loại dáng thế, trước hết chúng ta cùng nhau phân biệt và làm rõ dáng, thế là gì?

– Dáng cây: là phương của cây (chiều dọc của thân cây) so với mặt phẳng nằm ngang hay so với mặt chậu.

VD: Dáng thẳng, dáng nghiêng…

– Thế/kiểu: Thế cây là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ ý nghĩa, tinh thần, tư tưởng theo truyền thống văn hoá và được thể hiện qua một tên nào đó hay thế mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào tác phẩm.

VD: Thế nhân văn, thế ngũ phúc…

Phân loại cây thế đối với cây quất cảnh dựa vào dáng thế cây và số lượng cây trên gốc mà người ta chia thành các loại như sau:

1. Các dáng cơ bản

1.1. Dáng trực

– Là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất. (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).

* Ý nghĩa: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất…

Cây quất (tắc) dáng trực

1.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà

– Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20 – 70o.

* Ý nghĩa: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên.

Về mặt thẩm mỹ các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.

Cây quất (tắc) dáng xiêu

1.3. Dáng hoành

– Là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu. Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 90o

* Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dàng, duyên dáng…

Cây quất (tắc) có dáng hoành

1.4. Dáng huyền

* Ý nghĩa: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trời mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.

Về mặt thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

Cây quất (tắc) cảnh có dáng huyền

– Từ các dáng cơ bản trên người ta tạo ra thành rất nhiều kiểu dáng thế khác nhau (nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong các bài sau)

1.5 Các bước thực hiện tạo dáng

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

– Dụng cụ gồm: cưa, kéo tỉa tán, đục, kìm, keo liền sẹo, dây thép…

Các loại dụng cụ dùng để tạo dáng, thế cho cây quất cảnh

Bước 2: Lựa chọn cây quất (tắc) để tạo dáng, thế

– Tùy thuộc vào hình dáng của cây quất (tắc) cụ thể mà chúng ta có thể đưa ra quyết định. Cụ thể như sau:

+ Tìm ý tưởng

+ Tìm cây quất phù hợp với ý tưởng: Cây sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu, bệnh hại, có dáng phù hợp với ý tưởng.

+ Cây có độ tuổi 1 – 2 năm, có khả năng ra hoa tạo quả vào năm sau.

Bước 3: Thực hiện tạo dáng, thế

* Uốn thân chính:

+ Chúng ta nên xác định thân chính của cây một cách chính xác để đưa ý tưởng của mình vào cây.

Ví dụ:

– Cây có thân chính thẳng đứng ta uốn cây này vào dáng Trực

– Cây có thân chính xiêu về bên trái hoặc bên phải ta uốn cây vào dáng Xiêu

– Cây có thân chính nằm ngang ta uốn cây vào dáng Hoành

– Cây có thân chính nằm thấp hẳn xuống phía dưới ta uốn cây vào dáng Huyền

+ Dùng kéo cắt cành để cắt các cành thừa đi để hướng thân chính đi theo ý tưởng của mình ban đầu.

+ Dùng dây buộc để gò, ghì thân

* Uốn cành tán:

+ Từ thân chính ta đưa ý tưởng để tạo tán cho cây thành các thế cụ thể như thế Tam Đa, Thế ngũ phúc, Thế Mẫu tử, Thế Huynh đệ….

+ Dùng kéo cắt tỉa cành để tạo tán cây.

+ Dùng dây thép buộc cành để đưa cành vào vị trí mình mong muốn.

Lưu ý: Ở giai đoạn này chúng ta tiến hành cắt tỉa sơ bộ,mục đích để tạo hình cơ bản cho quá trình hình thành dáng, thế cho giai đoạn phát triển hoa và tạo quả.

2. Tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh trước Tết Nguyên Đán

– Đến đầu tháng 12 âm lịch công việc tạo dáng, thế cho cây quất cảnh là rất quan trong vì nó sẽ mang lại cho cây quất giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao.

– Dùng dây thép nhỏ để núi kéo cành vào vị trí mong muốn tạo cho cây quất có hình dáng đẹp hơn.

– Dùng cưa kéo cắt bỏ cành thừa để tạo thế cho cây quất cảnh. Chú ý nếu cắt bỏ các cành chúng ta phải làm từ từ, tránh làm cây bị đau đột ngột sẽ làm rụng lá, rụng quả.

Tạo dáng cho cây quất (tắc) cảnh

1.2. Một số cây quất (tắc) cảnh thế

a. Thế Long phượng vần vũ

– Rồng và Phượng vốn là biểu tượng rất cao qúy nằm trong bộ Tứ Linh. Rồng tiêu biểu cho cha, người chồng, người quân tử, Hoàng đế. Còn phượng là biểu tượng của người phu nhân, người vợ, Hoàng hậu. Sự kết hợp của Rồng và Phượng là biểu tượng tuyệt vời của hạnh phúc lứa đôi, sự may mắn thịnh vượng về công danh, tài lộc và địa vị xã hội. Dùng tượng Rồng Phượng đặt trong phòng ngủ để đem đến một cuộc sống gia đình hoà thuận êm ấm, con cái tốt lành, đặt tại phòng khách, phòng làm việc sẽ có tác dụng chống lại hung khí, đem đến sự vượng phát tài lộc và công danh. Cũng có thể dùng trong phòng đọc sách, phòng làm việc để tăng cường trí tuệ và sự tăng tiến về học vấn, quan hệ xã hội…

Thế Long phượng vần vũ

b. Thế Cá chép hóa rồng

– Ý nghĩa: Cá Chép Hóa Rồng, Tích xưa kể rằng Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm ra mưa gió cho dân làm ăn. Sau, vì khó nhọc quá, Trời không làm mưa gió nữạ Trời sai rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số rồng trên trời it’ không đủ làm mưa cho đều hòa khắp mọi nơi Trời mới dặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm rồng gọi là”Thi rồng”. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thủy phủ thì vua Thủy tề loan báo cho cả các giống dưới nước ganh đua mà đi thi. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả đợt thì mới lấy đỗ vào cho hóa rồng. Trong 1 tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhảy qua được 1 đợt, thì bị rơi ngaỵ Có con tôm nhảy qua được 2 đợt, ruột, gan, vây vẩy, râu, đuôi đã gần hóa rồng, thì đến đợt 3, đuối sức ngã bổ xuống mà lưng cong khoằm lại. Đến lượt con cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời, chép vượt luôn 1 hồi qua ba đợt sóng, vào lọt cửa Vũ Môn.

– Cá Chép đỗ, vẫy, đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, thật là hình dung trọn vẻ dạng bộ oai linh, phận đẹp duyên maỵ

– Cá chép hóa rồng phun nuóc làm cho gió táp, mưa sa, đường đăng hóa rõ nên rực rỡ.Bởi vậy người ta thường đặt hình ảnh cá chép hóa rồng trong gia đình hay văn phòng, nhà hàng có ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy để mang lại điều may mắn và sung túc tốt đẹp cho gia chủ.

Thế Cá chép hóa rồng

c. Thế Phượng múa đón Xuân

– Thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây độc phụ chân phượng có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình ngọn hồi đầu làm đầu chim.

Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa, đây là phân hay giở của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn. Thế này phải có nét mỹ thuật, khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi.

Cây quất thế Phượng múa đón Xuân

d. Thế Thác đổ về nguồn

– Thế này cây cảnh cổ ít có thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biều hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu.

Cây quất thế Thác đổ

e. Thế Tam đa

– Thế tam đa còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân. Thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tán đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu, theo tích ba ông Phước, Lộc, Thọ cũng rất hay.

+ Phước là ông Đậu Vũ Quân, tuổi già mà có con nhỏ là có hạnh phúc, ý muốn nói có nhiều con.

+ Lộc là ông Quách Tử Nghi làm quan to lâu năm, bổng lộc nhiều, ý muốn nó giàu sang suốt đời.

+ Thọ là ông Đông Phương Sóc, sống lâu một trăm tuổi, đầu râu tóc bạc phơ, ý muốn nói sống được lâu. Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa đối với người già cả.

Cây quất thế Tam đa

f. Thế Ngũ phúc

Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm tầng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tán nữa y như vậy là đạt. Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái. Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất.

Cây quất thế ngũ phúc

g. Thế Long thăng

– Từ thời xa xưa đến giờ, Rồng là linh vật thần thoại,tượng trưng Thiên mệnh cao cả và tối thượng, nhân vật cao cả và tối thượng như Vua,thời xưa Vua thường mặc áo có thêu hình con Rồng (Long bào), kể cả giường ngủ và nơi làm việc của Vua cũng đều khắc chạm hình Rồng…

Còn trong phong thủy, ”Long khí” là sinh lực của vũ trụ, nó ẩn hiện trong lòng đất,vận chuyển thành “Long mạch”,mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm…Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng ĐÔNG, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này. Đặt Rồng trong khuôn viên vườn ở của nhà mình.

Còn trong công việc làm ăn, ta không “sống ác” với ai, nhưng thường bị kẻ tiểu nhân ám hại, gây không biết bao nhiêu chuyện phiền toái…

Chuyện tưởng nhỏ, nhưng hậu quả thì không nhỏ chút nào… Thế là “đau chân há miệng” ta lại tìm đến nơi này, nơi kia để tìm sự giúp đỡ, nhưng “tiền mất tật mang”,thế là nỗi khổ không biết tỏ cùng ai ?… Vậy sao ta không vận dụng kinh nghiệm của các đại sư phong thủy vào cuộc sống, để thấy rằng con linh vật thần thoại nhưng đầy quyền năng này sẽ giúp cho ta trở lại vui vẻ và yên lành biết bao…

Hình ảnh con rồng oai phong lẫm liệt từ lâu đã gắn liền với vua chúa, những bậc chính nhân quân tử.

Rồng là con vật trong truyền thuyết ít xuất hiện nhưng mỗi khi xuất hiện đều đem đến những chuyển biến tích cực trong xã hội một cách to lớn.

Trong tứ linh thì rồng đứng hàng đầu: Long, Lân, Quy, Phụng. Rồng có thề phun mưa giúp mùa màng tươi tốt, thổi gió mát giúp khí trời mát mẻ, đó chính là nguyên khí của đất trời, là nền tảng của học thuật Phong thủy. Rồng có sức mạnh vô biên, là biểu trưng cho năng lượng của đất trời, là con vật có vượng khí nhất trong phong thủy.

Cây quất (tắc) thế Long thăng

h. Thế Phu thê

– Thế cây này thể hiện cho một gia đình hòa thuận, hạnh phúc, đây là một thế cây rất khó tạo dáng. Cây có tới hai thân, hai ngọn nhưng phân chia rõ ràng thân lớn, thân bé, tán trên tán dưới thể hiện cho một cặp vợ chồng. Thân lớn tượng trưng cho người chồng, là trụ cột chính trong gia đình nên nó phải mang dáng dấp mạnh mẽ, to lớn. Còn thân bé tượng trưng cho vợ, là nữ nên uốn lượn mềm mại và thấp hơn tán chồng. Xung quanh hai thân này mọc ra 9 cành tương ứng với 9 tán nhỏ khác nhau, nhưng không có tán nào đè chồng lên nhau. 9 tán nhỏ theo quan niệm của người chơi là biểu trưng của 9 người con. Cây được trồng trên một tảng đá cổ, rễ quặp sâu vào tảng đá. Toàn bộ cây được đặt trong một bể chứa bằng xi măng hình chữ nhật có chứa nước sạch. Nước ở đây được thay thường xuyên, vì như thế cây mới giữ được thế, không phát triển quá nhanh.

Cây quất (tắc) thế Phu thê

Nguồn: Giáo trình cây quất cảnh – Bộ NN&PTNT

Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh

1. Bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản

– Đối với cây quất (tắc) cảnh: giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây được tính từ khi bắt đầu trồng cây giống ra ruộng sản xuất đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch. Giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 1 – 1,5 năm.

1.1. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng

– Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất, giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình phát triển về sau.

Lượng bón: Bón thúc dùng phân NPK (16 – 16 – 8), trung bình 5 -10g/gốc/lần, mỗi lần bón cách nhau 30 ngày. Bón đến tháng thứ 9 sau trồng.

Cách bón: Hòa nước tưới vào gốc cây, tưới cách gốc khoảng từ 15 – 20 cm. Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5 cm, rộng 10 cm rải đều phân xuống rãnh sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho cây.

Ngoài ra có thể dùng phân bón qua lá phun bổ sung trong trường hợp cây sinh trưởng phát triển kém. Các loại phân qua lá có thể bón bổ sung gồm: Phân bón qua lá tổng hợp Sông Giang, Đầu Trâu 502.

Phân bón qua lá tổng hợp Sông Gianh và Đầu Trâu 502

* Cắt tỉa tạo tán thường xuyên để cây có bộ tán lá phân bố đều xung quanh, hoặc có thể tạo hình làm cây nguyên liệu cho quá trình làm cây dáng, thế sau này.

Vườn quất (tắc) cảnh 9 tháng sau trồng

1.2 Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá

– Sau 9 tháng trồng, vườn quất (tắc) cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn định về cành, tán chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới là giai đoạn ra hoa, tạo quả. Vì vậy, người trồng quất cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau.

– Lượng bón cho cây quất cảnh giai đoạn này: dùng phân NPK – S (10.10.5-9) + phân kali 30 K 2 O. Bón: 100 g NPK + 10g Kali/gốc/lần. Khoảng 30 – 40 ngày bón một lần.

Bón cách gốc từ 30 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc quất.

Đào vòng quanh tán để bón phân

Phân bón NPK-S và Kali

– Cây quất không sử dụng nhiều các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhưng rất cần thiết trong giai đoạn nuôi quả (trái) ở giai đoạn sau vì vậy cần phải sử dụng thêm các dòng phân phun qua lá để bổ sung thêm cho cây. Các sản phẩm chuyên dùng như VITAPLANT 999, NÔNG PHÚ 666, AMINE, CALCIUM BORON….sử dụng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

2. Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

2.1 Lựa chọn, tính toán lượng phân bón

– Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả như sau:

Bảng lượng phân bón cho cây quất cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả (tính cho 1000m 2)

2.2 Đặc tính của các loại phân bón

* Phân bón NPK 18-12-14

Đặc tính kỹ thuật: NPK: 18-12-14 và các nguyên tố trung vi lượng thiết yếu. Phân bón chuyên dùng cho cây ăn trái.

Tăng năng suất, phẩm chất trái, trái to, ngọt , thơm ngon, vỏ sáng bóng, chắc thịt, nặng cân, bảo quản lâu.

Tăng khả năng đề kháng, cây ít sâu bệnh.

Phân bón NPK 18-12-14

* Phân bón Atonik

Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng thế hệ mới. Cũng như các loại vitamin, Atonik làm tăng khả năng sinh trưởng đồng thời giúp cây trồng tránh khỏi những ảnh hưởng xấu do những điều kiện sinh trưởng không thuận lợi gây ra.

Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, nẩy mầm, tăng khả năng ra chồi mới sau khi thu hoạch. Ngoài ra Atonik cũng làm tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả của các loại cây trồng. Đặc biệt là làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng và rất dễ dàng áp dụng vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Đặc biệt trên cây có múi Atonik giúp gia tăng số chồi, kích thích hoa.

Phân bón Atonik

* Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

Cung cấp cho cây chất kích thích đặc biệt (NAA, GA3) và lân giúp phân hóa mầm hoa, ra hoa hữu hiệu nhiều, đồng loạt, liên tục, tăng tỷ lệ đậu trái cho cây có múi.

Cho cuống hoa mập, khỏe, tược hoa vươn dài, dễ thụ phấn, tỷ lệ đậu trái cao, cây sai quả, cây nhiều bông hữu hiệu.

Giúp cây phòng khô đen bông, giúp dể thụ phấn khi thời tiết khắc nghiệt, tăng khả năng chống chịu sương muối, mưa, hạn kéo dài…

Cách sử dụng:

Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

* Chất kích thích đậu quả (trái) Sao vàng 15

Thành phần:

Nitrophenol: 0,1%, α-NAA: 0,1%.

Vi lượng: Bo: 80, Mo: 5, Mn: 600, Cu: 200, Zn: 200, Fe: 600(ppm).

Công dụng:

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây nuôi trái, làm lớn trái nhanh.

Giúp hạn chế rụng trái non, trái mau to, mẫu mã đẹp, sáng bóng và mọng nước.

Chống nứt trái, da sần sùi( cám), ghẻ trái.

Giúp tăng năng suất, phẩm chất và bảo quản được lâu.

Cách sử dụng:

Chất kích thích đậu quả (trái) Sao vàng 15

2.3 Phương pháp bón phân cho quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trình phát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộ khung tán khỏe.

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đến tháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ.

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất điều tiết ra hoa Sao vàng 2. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Mục đích lần phun này làm cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phun chất điều tiết ra hoa Sao vàng 15. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Để cho quả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều.

Nguồn: Giáo trình cây quất cảnh (tắc) – Bộ NN&PTNT

Kỹ Thuật Uốn Cây Cảnh Tạo Dáng Nghệ Thuật

Trước khi uốn cành, tạo dáng

Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Ngoài chú ý kỹ thuật trồng cây, người chơi bonsai cần chú ý tới việc uốn cành nghệ thuật

Thời điểm uốn cành

Thời gian thích hợp cho việc uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành. Những cây bonsai có nhựa nhiều như thông thì thời điểm thích hợp nhất trong việc uốn cành cây vào cuối hè.

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Việc uốn cành hợp lý, kết hợp với kỹ thuật trồng cây kĩ lưỡng sẽ cho ra những chậu bonsai đẹp.

Chọn dây uốn cành

Dây cuốn có thể mua tại cửa hàng sắt, cửa hàng dụng cụ cây cảnh, loại dây đồng tái sử dụng từ động cơ là rẻ nhất. Thường có sẵn loại dây đồng và dây kẽm. Dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng. Ngoài ra còn có loại dây có quấn vải vòng quanh, ưu điểm và bảo vệ cây, tránh ánh sáng mặt trời làm nóng dây dẫn tới bỏng cây, tuy nhiên nhược điểm là dễ gây nấm mốc ở những vùng mưa nhiều.

Lưu ý, không nên dùng dây sắt vì dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa cây, gây độc, làm chết cây.

Phương pháp uốn cành

Để đạt hiệu quả cao nhất người chơi thường lấy dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Các bước trong kỹ thuật trồng cây và uốn sửa cây cảnh bonsai

Khi quấn dây kẽm, không nên quấn chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu cố sức uốn thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.

Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng.

Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.

Tháo dây

Tháo dây cũng rất cần kỹ thuật

Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.

Quy Trình Bón Phân Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh

1. KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY QUẤT (TẮC) CẢNH GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CƠ BẢN

Đối với cây quất (tắc) cảnh: giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây được tính từ khi bắt đầu trồng cây giống ra ruộng sản xuất đến khi cây bắt đầu cho thu hoạch. Giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 1 – 1,5 năm.

1.1. Kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng

Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất (tắc), giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình phát triển về sau.

+ Lượng bón: 5 – 10g/gốc/lần (SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE)

+ Thời gian bón: mỗi lần bón cách nhau 30 ngày. Bón đến tháng thứ 9 sau trồng.

+ Cách bón: Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5cm, rộng 10 cm rải đều phân xuống rãnh, sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm cho cây.

Lưu ý:

Sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE ngoài cung cấp dinh dưỡng đa lượng NPK, còn bổ sung thêm Compound Sodium Nitrophenol (98%) là chất hấp thụ dinh dưỡng, phân bón, chất tăng khả năng đề kháng cho cây. Kích thích thực vật hấp thụ cùng một lúc nhiều loại thành phần dinh dưỡng, nâng cao sức sống cho khóm cây, kích thích sự cần thiết phân bón mà cây trồng cần có, ngăn chặn sự suy yếu của cây trồng…Có thể phối trộn sản phẩm với phân hữu cơ, hoặc phân hóa học để bón cho cây.

1.2. Kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn phát triển thân lá

Sau 9 tháng trồng, vườn quất (tắc) cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn định về cành, tán chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới là giai đoạn ra hoa, tạo quả. Vì vậy, người trồng quất cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau.

+ Lượng bón cho cây quất cảnh giai đoạn này: 50 – 100g/gốc/lần (SÔNG MÃ 16-16-8+TE)

+ Thời gian bón: Khoảng 30 – 40 ngày bón một lần.

+ Cách bón: Bón cách gốc từ 30 – 50cm, sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc quất (tắc) cảnh.

Lưu ý:

+ Cây quất không sử dụng nhiều các nguyên tố vi lượng trong suốt quá trình sinh trưởng. Nhưng rất cần thiết trong giai đoạn nuôi quả (trái) ở giai đoạn sau vì vậy cần phải sử dụng và bổ sung đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng cho cây. Sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE ngoài dinh dưỡng đa lượng thiết yếu còn bổ sung đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của quất (tắc) cảnh.

+ Bà con có thể dùng kết hợp với một trong số chất sau để tăng hiệu quả sử dụng phân bón: Super Potassium humate, Kali humate HP 02S, Super Kali humate 09F ngoài cung cấp các axit hữu cơ, chúng còn bổ sung thêm kali cho cây trồng rất tốt, tất cả các sản phẩm trên đều hòa tan tốt trong nước nên có thể phun tưới trực tiếp lên lá, giúp cây trồng hấp thụ dinh dưỡng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng hơn.

2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN CHO CÂY QUẤT (TẮC) GIAI ĐOẠN RA HOA, TẠO QUẢ

2.1. Lựa chọn, tính toán lượng phân bón

– Lượng phân bón cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả như sau: 90 – 100kg SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE/ 1000m 2 (Tăng năng suất, phẩm chất trái, trái to đồng đều, vỏ sáng bóng).

Lưu ý:

(Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu nên kết bổ sung thêm một số hoạt chất sau tăng hiệu quả sử dụng phân bón, kích thích cây trồng phát triển mạnh, khỏe,…)

+ Conpound Soddium Nitrophenol 98% (giúp gia tăng số chồi, kích thích hoa, tăng hấp thụ phân bón, tăng đề kháng).

+ Cung cấp cho cây chất kích thích sinh trưởng đặc biệt (NAA, GA 3) và lân giúp phân hóa mầm hoa, ra hoa hữu hiệu nhiều, đồng loạt, liên tục, tăng tỷ lệ đậu trái trái (sử dụng vào các thời điểm trước khi nhú bông, tượng trái non, trái bằng đầu ngón tay út).

+ Giai đoạn đậu trái là giai đoạn cây yêu cầu cung cấp đầy đủ các yêu tố dinh dưỡng vi lượng Bo, Mn, Zn, Fe,….sản phẩm phân bón SÔNG MÃ NPK 16-16-8+ TE đã bổ sung đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cây trồng.

Tác dụng:

+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây nuôi trái, làm lớn trái nhanh, đồng đều.

+ Giúp hạn chế rụng trái non, mẫu mã đẹp, sáng bóng và mọng nước.

+ Chống nứt trái, da sần sùi( cám), ghẻ trái.

2.2. Phương pháp lượng phân bón cho quất (tắc) giai đoạn ra hoa, tạo quả

+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trình phát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộ khung tán khỏe + chất hấp thụ phân bón (phối trộn phân SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE + SNP 98%).

Lượng bón: 30 – 50 kg/1000m 2 phân hỗn hợp

+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đến tháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ. (phối trộn phân SÔNG MÃ NPK 16-16-8+TE với SNP 98%).

Lượng bón: 30 – 50 kg/1000m 2 phân hỗn hợp.

+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất kích thích sinh trưởng (NAA, GA 3). Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Mục đích lần phun này làm cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năng đậu quả.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phun chất điều tiết ra hoa (NAA, GA 3), kết hợp với tưới phân vi lượng cho cây. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày. Để cho quả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Tạo Dáng, Thế Cho Cây Quất (Tắc) Cảnh trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!