Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nhân Giống Và Chăm Sóc Cây Sâm Dây Giai Đoạn Vườm Ươm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật nhân giống và chăm sóc cây sâm dây giai đoạn vườm ươm
Cây sâm dây thườnng mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Những năm trước đây được người dân thu hoạch triệt để nên hầu như tỷ lệ cây còn lại trong tự nhiên là rất ít. Việc trồng và nhân giống cây sâm đất trở nên cần thiết để bảo tồn, làm dược liệu, … là điều cần thiết hiện nay.
Là cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao và là cây thuốc quý có tính dược lý cao trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Để sản phẩm sâm dây có chất lượng tốt thì yêu cầu kỹ tuật gieo trồng phải đáp ứng phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cây. Vậy để nhân giống thành công cây sâm dây cần lưu ý một số kỹ thuật như sau:
Mô hình ươm cây sâm dây đáng giá hàng tỷ đồng
1. Chọn vị trí làm vườn ươm cây sâm dây
– Chọn vị trí làm vườn ươm cần đảm bảo nơi gần nguồn nước sạch, thuận tiện giao thông, địa hình tườn đối bằng phắng, thoát nước tốt, không bị ngập úng.
– Vườn ươm được làm kiên cố, có mái che mưa, có trang bị lưới đen hoặc có thể phủ rơm rạ lên luống để hạn chế bớt một phần ánh sáng và giữ độ ẩm cho đất ươm.
– Đất vườm ươm là đất tốt, giàu dinh dưỡng. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống rộng 100 – 200 cm, cao 15 – 20 cm, rãnh rộng từ 30 – 35 cm.
– Giá thể phủ trên đất ươm dùng để ươm hạt có độ dày trên mặt luống tối thiểu 5 cm. Giá thể phải tươi xốp, thoát nước tốt. Có thể trộn giá thể với tỷ lệ gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).
Mô hình nhân giống cây sâm dây
2. Cách thu, bảo quản hạt giống
– Hạt giống được thu từ cây mjej khỏe mạnh, không sâu bệnh hại, đã được 3 năm tuổi trở lên.
– Tiến hành thu hái quả chín, có vỏ màu tím sẫm thì hạt có khả năng nảy mầm tốt hơn. Thời gian quả chín từ tháng 11 – 12 hàng năm, nên thu quả vào giữa tháng 11 là tốt nhất.
– Quả được thu hái về đem phơi khô, tách lấy hạt, tiếp tục phơi hong gió 2 – 3 ngày. Hạt có thể đem gieo luôn hoặc trường hợp bảo quản tốt thì vẫn đảm bảo tỷ lệ nảy mầm trong vòng 1 năm, tuy nhiên gieo hạt ngay sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất.
3. Kỹ thuật gieo hạt sâm dây
– Chọn thời điểm gieo thích hợp trong năm: Nếu gieo hạt trên luống để tạo củ trên luống, sau đó lấy củ đem trồng thì tiến hành gieo ngay sau khi thu hạt. Nếu gieo hạt để sản xuất cây con thì gian gieo thích hợp nhất vào tháng 2 – 3, lúc đó phù hợp với thời vụ trồng vào mùa mưa tháng 5 – 6 hàng năm.
– Xử lý hạt trước khi gieo: Đem hạt ngâm vào nước ấm 54oC (2 sôi 3 lạnh) trong thời gian 6 – 8 giờ. Trong suốt thời gian ngâm duy trì nhiệt độ nước ngâm bằng cách pha thêm nước ấm. Sau ngâm xong vớt hạt để ráo và đem ủ vào túi vải sạch đến khi hạt nứt nanh rồi đem gieo. Trong thời gian ủ cách 8 – 10 giờ rửa hạt lại và ủ đảm bảo độ ẩm cho hạt nảy mầm.
– Gieo hạt với lượng 50 – 60 gram trên 4 m2 trên luống có phủ giá thể gieo đã chuẩn bị sẵn. Gieo xong bổ sung giá thể lớp mỏng để phủ kín hạt giống. Tiến hành phủ rơm rạ giữ ẩm cho đất. Tưới phun sương cho đất 1 ngày/lần. Trong suốt quá trình ươm cần duy trì độ ẩm từ 70 – 75% cho đất để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm.
– Hạt sâm dây có kích thước nhỏ, vì vậy nên gieo hạt vào khay hay gieo lên luống để tạo cây mạ trước khi cấy vào bầu hoặc vĩ xốp.
Nhân giống cây sâm dây bằng phương pháp gieo hạt
4. Cách cấy cây sâm dây tạo củ
– Chuẩn bị vĩ xốp 84 lỗ hoặc vầu có kích thước 5 x 10 cm hoặc luống ươm tạo củ với thành phần giá thể như trên. Đối với luống ươm tạo củ mật độ cấy cây cách cây 8 – 10 cm.
– Thời vụ cấy thích hwpj là lúc thời tiết ẩm mát. Không cây vào thời điểm quá nắng, mưa to hoặc khô rét.
– Cây mạ cấy cần đạt tiêu chuẩn như cây đồng đều, khỏe mạnh, mập, không nhiễm sâu bệnh hại, sau gieo từ 20 – 30 ngày, cây đạt chiều cao từ 3 – 4 cm, có 2 – 3 cặp lá, đủ rễ, chồi.
– Trước khi bấm cây tiến hành tưới nước đủ ẩm cho cây gieo tránh bấm làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Khi cây cần cấy nông đến cổ rễ, không cây sâu đến thân hoặc cây nông quá hở cổ rễ đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây sau này.
– Sau khi cấy xong, tưới nước đủ ẩm cho chặt gốc và che tủ chống nắng, mưa gió cho cây cấy cho đến khi cây xanh, bén rễ và hồi phục trở lại.
Cấy cây sâm dây tạo củ
5. Kỹ thuật chăm sóc cây
5.1 Chăm sóc cây sau gieo (từ sau gieo đến cây mạ đạt 2 – 3 lá)
– Tiến hành che tủ trên mặt luống để giữ ẩm, chống đóng váng và hạt giống không bị nổi trên mặt luống. Phải thường xuyên kiểm tra hạt nảy mầm và dần thảo dỡ vật dụng che phủ để cho ánh sáng tạo điều kiện cho cây quang hợp.
– Sau gieo cần lưu ý kiến, chim, chuột phá hại. Tưới phun sương duy trì độ ẩm cho hạt nảy mầm, tưới 2 – 3 lít/m2, ngày tưới từ 1 – 2 lần.
– Làm cỏ phá váng từ 1 – 2 lần/tuần nhằm tạo đất thông thoáng, không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây.
– Kết hợp tỉa dặm cây: Với những cây gieo tẳng không qua giai đoạn cấy để tạo cây con phải tỉa thưa nơi quá dày kết hợp loại bỏ những cây mọc kém, sâu bệnh. Đối với cây gieo trực tiếp vào bầu, vĩ xốp cũng chọn để lại 1 bầu/cây mạnh khỏe.
5.2 Chăm sóc cây cấy (sau cấy đến khi xuất vườn ươm)
– Thời gian chăm sóc cây sau cấy đến khi xuất vườn ươm thông thường khoảng 2 tháng. Thời gian chăm sóc cây cấy tạo củ giống đến trồng kể từ khi cấy đến tạo củ giống đạt tiêu chuẩn có đường kính 0,5 cm khoảng 6 tháng.
– Chế độ ánh sáng cho cây: Che nắng cho cây, sau khi cấy dùng vật liệu che tủ cây. Giai đoạn này cần che nắng đến 70% ánh sáng cho tời khi cây hồi phục. Sau đó giảm dần và không sau cấy từ 10 – 15 ngày.
– Chế độ tưới nước cho cây: Tháng đầ sau cấy tưới 1 ngày/lần, từ tháng thứ 2 tưới 1 – 2 lần/ngày. Sau đó tùy vào điều kiện thời tiết để quyết định số lần tưới sao cho duy trì độ ẩm từ 60 – 70%. Nươc tưới cần đảm bảo nước sạch, không nhiễm phèn, tránh tưới vào thời tiết nắng nóng, lượng nươc tưới vừa phải, không tưới nhiều gây úng chết cây.
– Làm sạch cỏ dại, xới đất: Chủ yếu dùng phương pháp thủ công như dùng tay nhổ cỏ, xới đất kết hợp nhổ bỏ những cây bị bệnh, còi cọc, cây chết.
– Chế độ bón phân cho cây: Phun phân bón lá định kỳ cho cây 7 – 8 ngày/lần với liều lượng theo nhà sản xuất khuyến cáo. Ngừng phun ít nhất 15 ngày trước khi xuất vườn.
Cây giống sâm dây đủ tiêu chuẩn xuất vườn
5.3 Phòng trừ sâu bệnh hại cây con sâm dây
– Chủ yếu dùng biện pháp canh tác như vườn ươm thông thoáng, thoát nước tốt, giữ vệ sinh, phơi ải, xử lý đất trước khi gieo trồng, …
– Tiến hành phun phòng bệnh nấm định kỳ 1 tháng/lần. Có thể sử dụng thuốc Ridomil Gold nồng độ 1gram/lít để phun.
Mô hình nhân giống cây sâm dây quy mô lớn
6. Tiêu chuẩn cây con sâm dây xuất vườn
– Cây con xuất vườn cần đạt một số tiêu chuẩn sau: Cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không bị xây sát, long rễ, vỡ bầu, cây con đủ tuổi cây từ 2 – 3 tháng, chiều cao cây đạt từ 12 – 15 cm, có 3 – 4 lá thật.
– Trước khi xuất vườn để trồng 2 – 3 ngày không tưới nước. Khi lấy cây khỏi vĩ, bầu cần nhẹ nhàng và xếp vào thùng hay khay theo lớp, trán làm cây dập gãy ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Nên chọn lúc trời râm mát để vận chuyển cây con là tốt nhất.
Cây sâm dây mang lại lợi nhuận lớn cho bà con
Nguồn: Admin tổng hợp – NO
Kỹ Thuật Tạo Cây Con Giai Đoạn Vườn Ươm
1. Vườn ươm.
– Ưu tiên phát triển các vườn ươm nhỏ phân tán gần khu vực trồng rừng (không xa quá 4km). – Gần nguồn nước sạch đủ tưới quanh năm. Tránh dùng nước ao tù, nước đọng . – Mặt bằng vườn ươm tương đối bằng phẳng (không dốc quá, cao ráo thoát nước tránh úng ngập. Có diện tích đủ lớn để dãn bầu hoặc phân loại cây con. – Tránh đặt vườn ươm nơi thung lũng hẹp thiếu ánh sáng hoặc đỉnh đồi có gió lùa. – Đất vườn ươm có thành phần cơ giới thịt nhẹ hay pha cát, không dùng đất đã qua canh tác cây nông nghiệp nhiều năm bị bạc mầu hoặc đã bị nhiễm sâu bệnh. 2. Giống. 2.1. Thu mua hạt giống. Dự án chỉ cho phép dùng hạt giống từ các nguồn giống được nhà nước công nhận. Giống được thu hái từ các vườn ươm cây giống hoặc lâm phần chuyển hoá. Hạt giống các loại keo thường được cung ứng từ các tỉnh phía Nam, cho nên khi mua về từ các cơ sở sản xuất giống phải có lí lịch ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Xuất xứ giống Keo lá tràm cho Dự án được khuyến cáo: Đồng Nai
Một số thông số cơ bản: · Tỷ lệ chế biến: 3 – 4kg quả/1kg hạt. · Số lượng hạt/1kg: 45.000 – 50.000 hạt. · Hàm lượng nước sau chế biến: 7 – 8%. · Tỷ lệ nảy mầm: Trên 90%. 2.2. Bảo quản hạt giống. Hạt mua về nên tiến hành gieo ươm ngay tại vườn để đạt chất lượng gieo ươm cao. Trường hợp cần bảo quản, có thể áp dụng phương pháp bảp quản khô: – Sau khi hạt đã phơi khô, độ ẩm của hạt đưa vào bảo quản từ 7 – 8%. – Hạt đựng trong chum vại hoặc lọ thuỷ tinh có nút kín, sau đó được cất trữ nơi thoáng mát. – Kiểu bảo quản này tỷ lệ nảy mầm có thể suy giảm từ 20 – 30%. 3. Tạo bầu. 3.1.Vỏ bầu. – Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền, dai để khi đóng bầu hoặc qúa trình tạo cây trong vườn cũng như khi vận chuyển không bị hư hỏng. – Kích thước bầu: 7x11cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh. Không dùng bầu có đáy hoặc cắt góc đáy. 3.2.Thành phần hỗn hợp ruột bầu. – Phân chuồng ủ hoai: 10%. – Supe lân Lâm thao: 2%. – Đất tầng A dưới tán rừng : 88%. Yêu cầu phân chuồng: · Phân phải qua ủ hoai · Phân khô. Yêu cầu phân Lân: · NPK: Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14% Yêu cầu đất rừng tầng A: · Có hàm lượng mùn 3% · Độ pH(KCL): 5.0 – 6.0 . · Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-30%) Tuyệt đối không được gieo “Chay”, không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá). 3.3. Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu. – Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính 4cm loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 – 20cm. Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 – 5 ngày ngoài nắng. – Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng. – Các thành phần kể trên được định lượng(đong bằng thúng, sảo…) theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu. – Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết vón.
3.4. Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu. – Luống để xếp bầu được trang cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ. Luống có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 – 20m và cao 15 – 20cm. Rãnh luống: 40 – 50cm. – Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng 280bầu/m . – Từ tháng thứ 2 phải tiến hành thăm bầu. Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc (ít nhất phải đảo bầu 2 lần). – Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.
4. Xử lý hạt giống. – Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% (1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút. – Vớt hạt ra ủ trong túi vải bông, mỗi túi ủ không quá 3 kg hạt để nơi khô ráo ấm áp. – Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước sạch, cho đến khi hạt nứt nanh 30% đem gieo (tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm). – Trong suốt thời gian ủ hạt phải giữ nhiệt độ 30 – 40oC.
5. Thời vụ gieo. · Gieo hạt để trồng cây vụ Xuân:Tháng 10 – 12 . · Gieo hạt để trồng cây vụ Thu: Tháng 3 – 4.
6. Gieo hạt và cấy cây. v Gieo hạt nứt nanh trực tiếp vào bầu: – Tạo 1 lỗ sâu 0.3 – 0.5cm giữa bầu và gieo 1 – 2 hạt đã nứt nanh, sau đó phủ lớp đất mỏng từ 3 – 5mm – Dùng rơm rạ đã qua khử trùng bằng cách ngâm trong nước vôi phủ trên mặt luống. – Thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm cho đất. – Khi cây mầm đội mũ, cần dỡ bỏ rơm rạ và tạo dàn che tránh nắng. v Cấy cây mầm vào bầu: – Để tiết kiệm hạt và tạo độ đồng đều, gieo hạt trên luống, sau đó cấy cây mầm vào bầu. – Hạt gieo theo hàng hoặc gieo vãi. Số hạt gieo: 1kg/15 – 20m2. – Gieo gieo xong phủ lớp đất mịn dày không quá 4mm, sau đó phủ rơm rạ trên mặt luống. Rơm rạ để phủ cần được khử trùng bằng nước vôi. – Thường xuyên giữ độ ẩm trong đất. Tưới 6 lít nước cho 1m2 – Cấy cây mầm khi chưa có lá thật (còn lá kép lông chim) thường đạt tỷ lệ sống cao nhất. – Chỉ tiến hành cấy cây khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng gắt, gió mùa Đông Bắc. Trước hôm cấy cần tưới đất ướt đều: Cứ 1m2 tưới 4 – 6 lít nước. – Cây cấy sau khi nhổ cần nhúng luôn vào bát nước để tránh khô rễ mầm. Cấy đến đâu nhổ đến đấy. Loại bỏ những cây xấu. – Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 1- 2 cm ở giữa bầu, đặt cây mầm sao cho cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất rễ mầm. Trường hợp rễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt, nhưng tránh gây dập nát. – Cấy xong cắm ràng ràng che bóng nhẹ và tưới nước cho cây.
7. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. 7.1.Tưới cây. – Thường xuyên giữ đất ẩm sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa. – Trong tháng đầu nếu trời không mưa, tưới mỗi ngày ít nhất 1-2 lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều 2 – 4lít/1m2Tưới liên tục trong 20 ngày đầu, sau đó dỡ vật liệu che bóng và chỉ tưới khi đất khô. – ở giai đoạn sau tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp: Cách 10 – 15 ngày tưới 1 lần. – Trước khi xuất vườn 15 – 20 ngày tuyệt đối không được bón thúc và hạn chế tưới nước để hãm cây.
7.2. Cấy dặm. – Sau khi cấy cây 5 – 10 ngày, cây nào chết cần tiến hành cấy dặm ngay. Nơi cây dặm chết nhiều, nên xếp riêng những bầu cấy dặm ra một chỗ để tiện chăm sóc. – Chỉ cấy dặm vào những ngày râm mát và che nắng, tưới đủ ẩm cho cây. 7.3. Nhổ cỏ phá váng. – Luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 – 15 ngày cần làm cỏ, kết hợp phá váng 1 lần. – Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn đến bộ rễ cây 7.4. Bón thúc. – Có thể bón thúc để thúc đẩy sinh trưởng của cây con, trong trường hợp dinh dưỡng ruột bầu không bảo đảm hoặc vào những giai đoạn thời tiết không thuận lợi như rét đậm, sương muối Cứ 15 – 20 ngày thúc 1 lần. – Dùng loại phân hỗn hợp N:K = 25:58:17 với nồng độ 2 – 3% tưới 2 lít/m2 Hoặc dùng phân Supe Lân Lâm thao khi cây có biểu hiện tím lá: 2kg bón cho 1000 bầu chia làm 6 lần (Mỗi lần bón 0,170kg/1000bầu. Hoà phân với nồng độ 0,5% (1kg phân/200 lít nước). Tưới dung dịch nước phân bằng bình hương sen. Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước lã. – Không tưới thúc vào những ngày nắng gắt, vào lúc buổi trưa nắng. Tốt nhất nên bón vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn. 7.5. Phòng trừ sâu bệnh. (1). Bệnh thối cổ rễ. – Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, nếu phát hiện bệnh lở cổ rễ dùng Benlát 0,5%. Liều lượng: 1 lít/24m2. Cứ 7 – 10 ngày phun 1 lần. – Khi bệnh xuất hiện có triệu chứng: Cổ rễ cây bị thối nhũn làm cây con bị chết. Bệnh thường xuất hiện ở cây con 1 tháng tuổi. (2). Bệnh nấm mốc trắng. Ngoài thuốc Benlát, có thể dùng hỗn hợp lưu huỳnh vôi nồng độ 3 – 5 ppm phun 1 Lít/24m2 định kì 10 – 15 ngày/lần.
(3). Bệnh lí thiếu dinh dưỡng khoáng. – Trong vườn xuất hiện một số cây thậm chí một đám cây có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng khoáng chất, cây còi cọc, tím lá, bạc lá hoặc vàng còi, cây không có màu xanh lục. – Cách điều trị: Ngoài việc bón thúc, phun phòng bệnh theo chế độ kể trên cần tăng cường Supe Lân Lâm thao nồng độ 0,2% với liều lượng 2,5 lít/m2, cứ 4 – 5 ngày 1 lần kéo dài 1 – 2 tuần cho đến khi cây khỏi bệnh.
(4). Sâu hại. Khi xuất hiện sâu hại, ngoài việc thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào sáng sớm, có thể dùng 0,05 lít Fenitrotion pha với 10 lít nước phun liều lượng 1 lít /10m
8. Tiêu chuẩn cây xuất vườn. · Tuổi cây: 3 – 5 tháng tuổi. · Đường kính cổ rễ: 0,25 – 0,30 cm. · Chiều cao bình quân: 25 – 30 cm. · Cây đã hoá gỗ hoàn toàn. · Cây không bị nhiễm bệnh. · Bộ rễ phát triển tốt và có nấm cộng sinh. · Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân.
.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bơ Giai Đoạn Làm Bông
4.96 (99.68197%) 68197 votes
So với các loại cây ăn quả khác, bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng. Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây bơ.
Bơ là loài cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, kiến thức kỹ thuật giống cây trồng còn hạn chế, đặc biệt là trong giai đoạn lúc làm bông và quản lý dinh dưỡng cho cây.
Việc sử dụng thuốc hóa học trong thời kỳ ra hoa của cây bơ thì không nên vì cây thụ phấn nhờ vào côn trùng.
Thạc sĩ Phạm Công Trí – Trưởng bộ môn hệ thống Nông Lâm nghiệp – Viên Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên hướng dẫn cách chăm sóc cây bơ giai đoạn làm bông.
Theo Thạc sĩ, sau khi dứt mùa mưa, cây bơ bắt đầu phân hóa mầm hoa, lúc này cần làm vệ sinh vườn cây: cắt bỏ cành không tốt, sâu bệnh, tạo hình, làm thông thoáng tán cây sẽ giúp cây ra hoa hiệu quả hơn.
Những vùng có gió hoặc dãi nắng, cần trồng cây kết hợp đai rừng để cản gió sẽ tốt cho bơ. Giúp cây thụ phấn tốt, ta nên nuôi ong hoặc côn trùng trong vườn.
Về dinh dưỡng cho cây: Cần làm cỏ gốc và bón phân hữu cơ – lân cho cây.
Việc bón phân hữu cơ – lân có 2 quy trình: phân đơn hoặc NPK.
Bón phân giai đoạn cây ra hoa, làm bông và nuôi trái
Đối với quy trình phân đơn trong giai đoạn cây ra hoa, làm bông và nuôi trái, có những lần bón phân quan trọng như sau:
Sau thu hoạch và đã làm vệ sinh vườn cây, cắt tỉa cành xong, bón từ 4 – 6 kg SA và 0,5 – 1 kg super lân, sau đó tưới nước giúp nuôi hoa.
Trước khi ra hoa (giai đoạn nhú cựa gà): từ 20 ngày đến 1 tháng, tiến hành bón phân lần 2 nhằm phục hồi, phân hóa mầm hoa bơ với hàm lượng phân như sau: 0,2 – 0,3kg phân Ure + 0,5kg lân và 0,2kg Clorua Kali, trong đó, lân chúng ta bón riêng để tránh sự tương tác giữa lân và Ure, ta có thể trộn chung Ure và Clorua Kali để bón 1 lần. Khi hoa ra đều, ta có thể phun Kali Nitrat giúp hoa bung đều.
Đối với những loại bơ phải rụng lá mới ra hoa thì ta phải phun phân bón lá điều hòa dinh dưỡng gồm phân Ure và KNO3 với tỉ lệ 3 – 4/1000.
Giai đoạn ra hoa, thụ phấn, lá non phát triển thì ta bắt đầu quan sát cây, nếu thấy cây đủ dinh dưỡng thì chỉ cần tưới nước, nếu cây thiếu dinh dưỡng thì tiến hành phun phân bón lá.
Khi cây bật mầm hoa: không bón phân gốc.
Sau khi trái đậu đều, to bằng chiếc đũa, ta bón thúc trái lần 1 gồm: 0,3 -0,5kg phân Ure + 0,2 kg Super lân và 0,3kg Kali.
Trước khi thu hoạch: bón bổ sung thêm từ 0,2 – 0,3kg Ure + 0,3 – 0,4kg Kali Clorua. Trên những vùng đất Bazan thường chua và nghèo vi lượng nên trong qui trình sử dụng phân đơn ta nên bón thêm vôi và phân vi lượng với hàm lượng từ 0,5 – 1kg vôi/năm/cây, thường nên bón vào đầu mùa mưa và trước gia đoạn làm hoa. Kết hợp với lần bón phân thứ 1 khi chuẩn bị ra đọt và lần 3 sau khi đậu trái, ta bón kết hợp: 4 5kg Sunfat kẽm + 5 – 6kg Sunfat Magie và 6- 7 kg phorat. Ba loại phân này rất quan trọng cho cây: hạn chế lá bị dị dạng ảnh hưởng đến việc đậu trái. Những năm thứ 9, 10 năng suất tăng, chúng ta bón tăng từ 20 – 30% lượng phân vừa được khuyến cáo trên.
Hiện nay, nông dân chuộng sử dụng phân NPK chuyên dùng hơn là phân đơn, khi đó chúng ta cần lưu ý như sau:
Sau khi thu hoạch: sau khi làm vệ sinh cây xong, phần gốc cây, ta bón NPK thúc mầm với tỉ lệ: 18:12:8 hoặc 20:20:10 sau đó tưới nước, giữ ẩm cho cây.
Phần trên thân cây: dùng phân bón lá giàu hữu cơ và vi lượng, bón từ 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
Khi ngồng hoa ra đều, đạt, chuẩn bị nở: bón NPK thúc hoa + tăng đậu trái với công thức: 7:17:12 TE, sau bón tưới nước đều.
Khi hoa đã đậu, quả đã bám: bón NPK chuyên dùng có hàm lượng kali cao hơn, khuyến khích dùng theo tỉ lệ: 14:10: 17 TE (Tây Nguyên) kết hợp phun phân bón lá.
Việc sử dụng thuốc hóa học trong thời kỳ ra hoa thì không nên vì cây bơ thụ phấn nhờ vào côn trùng. Khi thấy bơ có hiện tượng lớn nhanh, nứt trái ta phun phân bón lá giàu canxi, canxi clorua giúp trái đều, vỏ cây chắc, phẩm cách và chất lượng trái cao hơn.
Bơ là loài cây ăn trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao
Làm bông để cây bơ có năng suất
Những lưu ý của kỹ sư Ngô Văn Huy – Công ty Bayer Việt Nam – những giải pháp dinh dưỡng cho cây bơ khi làm bông để cây bơ có năng suất cao và bền vững.
Cần lưu ý 2 vấn đề:
Cây bơ cần độ ẩm thấp nhưng không quá thấp, vừa phải, kết hợp tưới nước nhiều lần, có thể từ 10 – 15 ngày/lần, đối với cây bơ trong giai đoạn kinh doanh thì cần lượng nước từ 150 – 200 lít/gốc/lần, tưới 3- 4 lần/năm.
Trong giai đoạn ra hoa, cây rất nhạy cảm, cần độ ẩm vừa đủ, không nhiều, nếu nhiều sẽ gây ra hiện tượng rụng hoa, không đậu quả.
Cân đối lượng phân bón NPK, không quá cao, đọt bị chùn và hoa sẽ không ra được, nên theo tỉ lệ: 2:1:1 hoặc 1:1:1
Cây trong giai đoạn đang kinh doanh nên bón từ 3 – 4 đợt/năm, 1 đợt vào mùa khô, 3 đợt vào mùa mưa, khi bón phân ta có thể tạo bồn hay làm rãnh có độ sâu từ 10 – 15 cm, sau đó lấp đất lại và tưới giúp rễ hấp thụ phân tốt hơn.
Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời các nấm bệnh trên cây bơ làm cây cho năng suất thấp như thối rễ, ghẻ ở vỏ.
Kỹ Thuật Trồng, Chăm Sóc Cây Ngô Giai Đoạn Đầu
1,357
lượt xem
Kỹ thuật trồng cây ngô vụ đông giai đoạn đầu trên chân đất hai lúa cho năng suất và hiệu quả cao.
1. Thời vụ
Gieo hạt từ 15 – 25/9, nếu làm bầu cần đặt bầu ra ruộng trước ngày 10/10. Đối với ngô nếp, ngô đường, ngô rau; ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi, thời vụ gieo trồng có thể kéo dài đến 15/10/2020;
2. Kỹ thuật ngâm ủ, chăm sóc bầu
+ Lượng giống: ngô tẻ: khoảng 0,5 – 0,6 kg/sào; ngô nếp: 0,3 – 0,4kg;+ Ngâm ủ: ngâm trong nước ấm khoảng 3 – 5 giờ, vớt lên rửa sạch nhớt, tiến hành ủ hạt với vải hoặc cát ẩm, giữ ẩm đến khi hạt nứt nanh có thể tra vào bầu hoặc làm mạ ngô.+ Nếu làm bầu ngô: thời gian cây con trong bầu tốt nhất là 5 – 7 ngày, tối đa không quá 10 ngày, nếu thời gian cây ngô ở trong bầu dài hơn cần phải tưới bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng NPK pha loãng. Trước khi đưa cây con ra ruộng cần phun phòng bệnh lở cổ rễ bằng thuốc Validacin dạng nước cho cây.
3. Kỹ thuật trồng ngô
– Phân bón lót cho 1 sào: 2 – 3 tạ phân chuồng hoặc phân vi sinh thay thế + 15 – 20kg Supe lân + 2 – 3kg đạm ure hoặc sử dụng phân NPK theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nếu đất ướt thì phân đạm để lại hòa tưới khi cây 2 – 3 lá. - Kỹ thuật trồng: trồng khoảng cách giữa các hàng từ 65 – 70cm, khoảng cách giữa các cây từ 25 – 30cm, bảo đảm mật độ 5,7 – 6 vạn cây/ha đối với đất 2 lúa, tùy từng loại giống và điều kiện thâm canh có thể tăng mật độ ngô 6 – 7 vạn cây/ha đối với đất màu.Lưu ý:– Đối với ngô trồng trên chân đất 2 lúa cần tháo cạn nước trước khi đặt bầu.– Khi trồng cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu, đứt rễ, gẫy mầm ngô làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho bắp của cây sau này.– Tuyệt đối không đặt bầu trực tiếp lên phân, không phủ đất kín mặt bầu.
4. Chăm sóc ngô
– Nếu sau trồng gặp mưa gây ngập úng cần có biện pháp thoát nước kịp thời, tuyệt đối không để cây con bị ngập úng. Sau đó, cần ngâm lân super với nước, pha loãng tưới liên tục 2-3 lần, lần trước cách lần sau 3 – 4 ngày.– Nếu đất khô cần tưới ngay sau khi đặt bầu cho liền thổ và cây nhanh ra rễ mới.– Tiến hành dặm tỉa sớm khi cây 1 – 3 lá, định hình cây sớm bảo đảm mật độ. Sau khi dặm cần tưới nước để giúp cây nhanh phục hồi.
Theo Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nhân Giống Và Chăm Sóc Cây Sâm Dây Giai Đoạn Vườm Ươm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!