Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Nhân Giống, Gây Trồng Cây Cọ Bầu # Top 3 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Nhân Giống, Gây Trồng Cây Cọ Bầu # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Nhân Giống, Gây Trồng Cây Cọ Bầu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây Cọ Bầu là loài LSNG đa tác dụng và rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt người dân vùng trung du Bắc Bộ.

Hiện nay nhân dân chưa có tập quán gieo ươm cọ. Do Cọ Bầu cho nhiều quả và hạt dễ tái sinh thành cây con, nên khi muốn trồng, người dân địa phương đến gốc các cây Cọ Bầu, tìm cây con đánh về trồng.

Gần đây cọ trở thành cây cảnh trồng trong các công viên ở thành phố hay các vườn gia 

đình, nên người ta bắt đầu trồng cọ bằng hạt.

Muốn trồng cọ phải đợi quả chín đầy đủ, khi quả chuyển từ màu xanh sang vàng và hơi tím 

là có thể thu hái. Nếu để chín quá quả sẽ rụng hay bị chim thú ăn. Khi thu cắt cả buồng, về nhà 

tách thành từng quả, ử cát ẩm, phủ bằng bao tải cũ. Sau khi ủ 3-6 ngày, vỏ quả ngoài mềm 

nhũn thì mang đãi sạch để lấy hạt. Xử lý hạt bằng nước nóng 2 sôi 3 lạnh rồi ử trong cát ẩm. 

Sau khoảng 1 tháng hạt nảy mầm, đầu tiền chồi mầm màu trắng xuất hiện, đâm khỏi mặt đất và 

kéo dài dần, khi đạt chiều dài khoảng 5-7cm, đầu chồi mầm phình to, 2 đầu ló ra 2 chồi nhọn. 

Chồi nhọn phía dưới mập và phát triển nhanh hơn, đâm xuống đất và phát triển thành rễ; chồi 

nhọn phía trên nhỏ và phát triển chậm hơn, phát triển thành thân và lá. Khi chồi mầm bắt đầu 

xuất hiện có thể mang cấy trên luống với cự ly 20×20 hoặc cấy vào bầu PE kích thước lớn, 

rộng 15cm, cao 20cm; ruột bầu gồm 80% đất vườn ươm + 20% phân chuồng hoai. Chú ý che 

30-40% ánh sáng cho cây, sau 3 tháng giảm còn 15-20%; sau 6 tháng có thể bỏ dàn che.

Sau 

khi cấy cây vào bầu 8-10 tháng, cây cao 20-25cm, có 2 lá sẻ và 1 búp lá có thể mang trồng ra 

chậu hoặc đánh ra vườn ươm lớn, đợi cây đạt chiều cao theo yêu cầu sẽ mang đi trồng. 

Vụ trồng tốt nhất vào vụ xuân. Hố đào trước 1 tháng; mỗi hố bón 5-10kg phân chuồng hoai. 

Khi trồng trong công viên thường trồng thành hàng hoặc thành khóm 3-5 cây cạnh nhau, sau 

tạo tán và tỉa lá dần.

Kỹ Thuật Gây Trồng Cây Sưa

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY SƯA

Tên khoa học của cây  Sưa là 

Dalbergia tonkinensis

, thuộc họ đậu Fabaceae. Ngoài ra, gỗ sưa còn có các tên gọi khác là Huỳnh đàn, Trắc thối, Cẩm lại bắc bộ, Huê mộc vàng, chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ đảo Hải Nam (Trung Quốc).

KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY SƯA

Tên khoa học của cây  Sưa là 

Dalbergia tonkinensis

, thuộc họ đậu Fabaceae. Ngoài ra, gỗ sưa còn có các tên gọi khác là Huỳnh đàn, Trắc thối, Cẩm lại bắc bộ, Huê mộc vàng, chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Cây Sưa là loài cây gỗ lớn, cao 10 đến 15 mét, vỏ thân vàng nâu hay xám, thường nứt dọc, hoa trắng thơm, thuộc loài thực vật rừng nguy cấp, là loài gỗ quý hiếm nhóm 1A do Nhà nước quản lý. Gỗ Sưa có mùi thơm quyến rũ, thoảng nhẹ như hương trầm. Gỗ vừa cứng, vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến, gỗ Sưa thường được dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình.

Ngày 14-5-2007, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn số 1294/BNN-LN về công tác bảo vệ và gây trồng phát triển cây Sưa. Nhà nước khuyến khích, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tự đầu tư quản lý bảo vệ, phát triển theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Về kỹ thuật gây trồng cây Sưa: Hiện nay, chưa có kết quả nghiên cứu nào và chưa có tài liệu nào về trồng thử nghiệm cây Sưa. Nhưng bước đầu xác định có thể thực hiện việc gây trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trồng ở trang trại, vườn rừng hộ gia đình và trong vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên. Trồng xen cây Sưa với các loài cây khác (có thể trồng cây Sưa xen cùng cây Lát hoa hoặc Sao đen, Sấu, Keo lai…) để hỗ trợ cho nhau cùng phát triển và hạn chế sâu, bệnh hại cây.

Gieo ươm tạo giống: Thu hoạch hạt giống vào tháng 1-2, sau 30 đến 50 ngày thì gieo hạt. Thời vụ gieo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, khi hạt nảy mầm nếu gặp rét phải che phủ bằng nilon trắng lên mặt luống để chống rét cho cây con. Đất vườn ươm là đất thịt nhẹ, cát pha, đất tốt và ẩm. Luống rộng 1,2 m, cao 15cm mặt luống bằng phẳng. Hạt nảy mầm sau 30 ngày, nhổ cấy vào túi bầu nilon, kích thước bầu 10 – 15cm, có 2 lỗ thủng dưới đáy túi. Ươm cây trong bầu từ 2-3 tháng, khi có chiều cao 40 – 50 cm thì xuất vườn đem đi trồng.

- Thời vụ: Trồng cây Sưa vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Nếu trồng vào mùa Xuân thì chăm sóc mùa Thu, nếu trồng vào mùa Thu thì chăm sóc vào mùa Xuân năm sau, thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển. Mùa xuân bắt đầu trồng từ tháng 2 và kết thúc trước 15-4. Mùa thu trồng từ tháng 8, kết thúc trước 15-10.

– Chọn đất trồng ở nơi có độ dốc thấp thoai thoải, tầng đất dày từ 1 mét trở lên, đất có độ ẩm, không trũng nước, không khô hạn (tức là đất phải sâu – mát – ẩm) để phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây Sưa và các cây trồng xen khác.

– Chọn giống cây trồng phải đảm bảo đường kính và chiều cao. Cây trồng tốt nhất là chiều cao từ 40 – 50 cm trở lên, thân cây thẳng, cành lá cân đối, không có sâu bệnh.

– Mật độ cây trồng bình quân 2000 cây/ha (trong đó: Cây Sưa 1000cây/ha và các loài cây trồng xen khác 1000 cây/ha). Theo cơ cấu một cây Sưa xen với một cây khác (Lát hoa hoặc Sao đen, Sấu, Keo lai…). Cự ly trồng: Cây cách cây 2,5 mét, hàng cách hàng 2 mét; cây hàng này nằm giữa 2 cây hàng kia, theo hình tam giác.

– Đào hố trước khi trồng từ 1-2 tháng, kích thước hố 30 x 30 x 40 cm (tức là rộng 30, sâu 40 cm), khi trồng mỗi hố bón lót 0,2 kg phân NPK hoặc 0,5 kg phân vi sinh trộn với đất nhỏ cho xuống đáy hố trước khi trồng.

– Kỹ thuật trồng cây: Trước khi trồng dùng kéo hoặc dao nhọn xé túi bầu ni lông, đặt bầu cây giống xuống hố (Chú ý không được làm vỡ bầu, quăn rễ cái…) điều chỉnh cây đứng ngay thẳng và lấp đất đầy hố, dùng bàn chân nhận nhẹ đất theo hình lòng chảo để chứa nước, giữ độ ẩm đất khi có trời mưa.

– Về chăm sóc, bảo vệ sau khi trồng: Phải thường xuyên tỉa bớt cành nhánh phụ, nhổ cỏ dại, vun gốc cho cây trồng. Nếu trời nắng nóng phải tưới nước chống hạn cho cây. Từ năm thứ 2 và 3, mỗi năm chăm sóc, bón phân 2 lần vào vụ Xuân và vụ Thu.

Kỹ Thuật Gây Trồng Cây Chùm Ngây

Kỹ thuật gây trồng cây chùm ngây

1. Nguồn giống gây trồng cây chùm ngây

Cây chùm ngây có thể gây trồng từ hạt, từ hôm thân, cành và từ hom củ. 1.1 Gây trồng cây chùm ngây từ hạt

– Ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm ( 2 sôi + 3 lạnh), 8 giờ sau vớt ra để ráo, sau đó ủ hạt vào cát ẩm mát. Khoảng 5 -7 ngày sau, khi thấy hạt nức nanh thì chuẩn bị cấy hạt vào bầu.

– Dùng túi bầu ( rộng 8-10cm, dài 15-18cm) để cấy hạt chùm ngây ,hỗn hợp đất trồng là cát pha, tro trấu đã trộn sẵn. Xếp bầu theo hàng, cứ 3 hàng liền nhau thì cách 2 hàng trống để tránh cho cây con có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng. Dùng ngón tay trỏ ấn vào giữa túi bầu sâu bằng 2 đốt ngón tay, đặt 1 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước vừa phải, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm, tiếp tục tưới nước hàng ngày, khi cây chùm ngây cao 20 – 30cm thì đem trồng. 1.2 Gây trồng cây chùm ngây từ hom

– Giâm cành: Chặt cành non (không chặt xéo), đường kính 3 – 5cm, mỗi cành dài 0,5 – 1m. Chôn sâu cành 10cm phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược. Khâu chuẩn bị đất, cách trồng như trên.

– Hom rễ, củ: Khi cây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển, có thể sử dụng bộ phận này tiến hành vùi trong cát ẩm (lưu ý độ ẩm cát vừa phải chỉ đủ mát phần rễ củ), sau thời gian khoảng 0,5 – 1 tháng phần rễ củ này có thể hình thành cây mới.

2. Kỹ thuật gây trồng cây chùm ngây

– Chuẩn bị đất và cách trồng:

Trộn hỗn hợp gồm phân chuồng hoai mục, tro, trấu bón vào hố đào sẵn 40x40x40cm. Xé bỏ bịch nylon đặt cây con vào giữa hố ém chặt, tưới nước cho ướt. Cấm 1 que tre cao 5 tấc cạnh cây chùm ngây con, cột dây giữ cho cây không bị ngã.

– Cây chùm ngây thích nắng, chịu khô hạn. Có thể tưới nước nhưng đừng để rễ cây bị ngập úng nước.

– Nếu trồng để thu hoạch lá thì đánh hàng, lên luống. Hàng cách hàng từ 60 – 1m, luống cao 20 – 40cm để chống úng với chiều rộng mỗi luống tương ứng 2 hàng cây.

– Tình hình sâu bệnh hại:

Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp…, các loài bọ cánh cứng hại lá cây non và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Pucinia moringae, Oidium sp, Palyporus gilvus.

– Khi cây có nhiều lá thì tiến hành tuốt lá , còn lại cành cây cắt tỉa nên để lại ở độ cao khoảng 0,6 – 1m, cây sẽ đâm tược theo cấp số nhân.

Kỹ Thuật Trồng Cây Dó Bầu

Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu rất thích hợp cho việc trồng Dó Bầu tạo Trầm. Bởi Cây Dó Bầu sống được trên nhiều loại đất và trên nhiều loại địa hình như đất trang trại, rừng nghèo kiệt, rừng sau nương rẫy hoặc vườn hộ.

Tuy nhiên, để có được vườn hoặc rừng Dó Bầu “đẹp” và chất lượng bà con nên chú ý trồng đúng kỹ thuật. Việc trồng đúng kỹ thuật giúp Dó Bầu sinh trưởng và phát triển cũng như thích nghi với môi trường sống nhanh hơn so với lúc ở vườn ươm.

Chuẩn bị cây giống trước khi trồng

Cây giống tiêu chuẩn là loại cây phải đạt 8-12 tháng tuổi, cao trên 40 cm, đường kính cổ rễ trên 0,35 cm và không bị sâu bệnh.

Thời điểm trồng cây: Chọn những ngày có mưa nhỏ liên tục, thời tiết râm mát, không có gió heo may để trồng. Tốt nhất là vào đầu mùa mưa.

Chuẩn bị cây giống trước khi trồng

Phương thức trồng: Tùy thuộc vào loại đất, dạng thực bì mà bà con có thể trồng độc canh hoặc trồng xen canh Cây Dó Bầu với những loại cây khác. Dó Bầu là loài cây chịu bóng râm, phát triển nhanh khi sống chung với những cây khác. Vì thế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ta không phải đốn bỏ những cây đã có sẵn mà xen vào vườn Tiêu, Điều, Cà Phê, chè, các loại Cây Ăn Trái hoặc Cây Ngắn Ngày như Thơm( Dứa), Cây Họ Đậu, Bắp, Dưa, Ớt … lấy hoa lợi có sẵn nuôi Cây Dó Bầu( của để dành ). Riêng Cây Cao Su thì không nên trồng chung với Cây Dó Bầu vì nó phát triển nhanh và có tán lớn.

Kỹ thuật trồng Cây Dó Bầu

Trong quá trình vận chuyển, cây có thể bị động rễ. Khi nhận cây con nhà vườn nên để ở chỗ có bóng mát để theo dõi, chăm sóc một thời gian ( 1-2 tuần lễ) cho tốt trước khi trồng. Quá trình trồng Dó Bầu gồm 2 giai đoạn

Kỹ thuật trồng Cây Dó Bầu

Giai đoạn 1: Dùng dao bén hoặc kéo sắc rạch vòng quanh phần nylon ở đáy bầu và bỏ đi, còn phần trên bầu đất vẫn giữ phần bọc ny lon việc này nhằm mục đích để giảm thiểu sự bể bầu con, đứt rễ cây. Dùng cuốc, bay khơi rộng lòng hố vừa đủ đặt bầu, chiều sâu cao hơn chiều cao của bầu của bầu từ 1-2 cm. Sau đó đặt cây ngay ngắn, thân thẳng, bầu tựa vào một thành hố, lấp đất và lèn chặt (còn giữ lại phần bọc nylon bao quanh bầu con ). Vun đất quanh gốc cây cao hơn mặt đất tự nhiên 4-5 cm. Không trồng ở giữa hố để tránh bị sụp gốc.

Giai đoạn 2: để một thời gian khoảng một tháng cho cây quen từ từ với môi trường đất mới và khi rễ cây ổn định, ta mới bới nhẹ gốc cây, dùng dao rạch thẳng một đường xuống vào bọc nylon chứa bầu đất con trước đây còn chừa lại và lấy bỏ đi bao nylon để giải phóng hoàn toàn bầu đất cho rễ cây được tự do phát triển.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Nhân Giống, Gây Trồng Cây Cọ Bầu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!