Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Gieo Trồng Bắp Dk mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kỹ thuật gieo trồng bắp DK-888
Năm 1992, nhân dịp Thủ tướng Võ Văn Kiệt đi thăm Thái Lan, Chính phủ Thái Lan đã tặng Thủ tướng 10 tấn giống DK.888. Trong 10 tấn giống này, Lâm Đồng tiếp nhận 100 kg để đưa vào sản xuất thử tại một số huyện trong tỉnh với diện tích 8 ha. Kết quả đã xác định đây là giống bắp có năng suất cao và nhiều đặc điểm tốt.
Năm 1993, trong 76 ha bắp lai toàn tỉnh, diện tích giống DK-888 được gieo trồng là 540 ha, chiếm tỉ lệ 76%, nhiều điển hình trong sản xuất đạt năng suất cao 10-12 tấn/ha. Cụ thể hộ ông Hồ, ông Kính ở thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng) đạt 10 -12 tấn/ha; hộ ông Tuyên, ông Cường ở Tân Hà, Nam Ban (huyện Lâm Hà) đạt trên 10 tấn/ha.
Năm 1994, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm chủ trương phát triển 100.000 ha bắp lai trên toàn quốc. Lâm Đồng cũng xây dựng kế hoạch 5.000 ha bắp lai, trong đó dự kiến cơ cấu giống DK-888 là 3.500 – 4.000 ha.
Đến tháng 3.1994, Công ty giống cây con và Công ty lương thực của tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ lượng giống DK-888 phục vụ sản xuất.
Để canh tác đạt được năng suất cao và có hiệu quả kinh tế, chúng tôi giới thiệu kỹ thuật gieo trồng giống bắp lai DK-888.
I- ĐẶC ĐIỂM GIỐNG
Giống DK-888 là một giống lai đơn do tập đoàn Charoen – Pokphand của Thái Lan sản xuất. Đây là giống bắp có năng suất cao được trồng lấy hạt làm thức ăn cho gia súc.
-Thời gian sinh trưởng: 119-123 ngày (Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà), 110-115 ngày (Đạ Tẻh, Cát Tiên).
– Chiều cao cây :2,3 – 2,5m
– Chiều cao đóng trái : 1,25 – 1,40m
– Thân to, rễ nhiều, kháng đổ ngã
– Lá màu xanh, góc lá hẹp, dạng tán gọn
– Khả năng kháng hạn tốt, ít sâu bệnh
– Chiều dài trái: 23-17cm
– Số hàng trên trái: 12-14 hàng
– Số hạt trên hàng: 38-42 hạt
– Tỉ lệ hạt trên trái: 79-80%
– Trọng lượng 100 hạt: 32-34g
– Màu sắc và dạng hạt: Vàng cam, nửa răng ngựa, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
– Số cây 2 trái: 40-55% (trồng thuần); trên 80% trồng xen.
– Năng suất trung bình: 5,5-6,5 tấn/ha; thâm canh trên 8 tấn/ha.
II- ĐẤT ĐAI
Giống DK-888 thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng yêu cầu đất giàu mùn, có độ phì từ trung bình đến khá, khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Tại Lâm Đồng, đất đỏ Bazan, đất phù sa ven sông đều có thể gieo trồng giống DK-888 đạt năng suất cao.
III- THỜI VỤ
Để đảm bảo gieo trồng 2 vụ trên đất thổ, cần tuân thủ thời vụ như sau:
Vụ 1:
– Trồng thuần: Gieo từ 20/3 – 15/4 ; thu hoạch 25/7 – 20/8.
– Trồng xen: Gieo từ 5/4-30/4; thu hoạch 10/8-5/9.
Do đặc điểm giống DK.888 có thời gian sinh trưởng dài, vì vậy sau 15/4 nên xen với các loại họ đậu, đậu tương, đậu đen. Sau khi thu hoạch đậu tương, đậu đen, chuẩn bị đất gieo gối vụ từ 25/7-10/8 để không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vụ 2.
Vụ 2:
Gieo tập trung từ 25/7 – 20/8 để tránh được hạn cuối vụ.
Vụ Đông Xuân:
Gieo trồng trên những chân đất chủ động nước tưới, có thể trồng trên đất lúa nước vụ đông xuân. Sau khi thu hoạch lúa mùa phải cày phơi ải sớm, lên liếp cao để tránh úng và để tưới thấm ở giai đoạn sau. Nên gieo từ 15/12-10/1 (năm sau), thu hoạch 20/4-20/5.
IV- KỸ THUẬT TRỒNG
1- Sửa soạn đất:
Đất nên cày 2 lần.
– Lần 1 sau thu hoạch vụ 2 để phơi ải.
– Lần 2 cày trước trước khi gieo 15-20 ngày.
Có thể bừa để tơi đất. Sửa soạn đất tương đối bằng phẳng.
2- Gieo hạt:
Sau 2 – 3 cơn mưa đầu mùa, nằm trong thời vụ gieo trồng thì tiến hành gieo. Rạch hàng sâu 7-10cm, gieo mỗi hốc 1 hạt vì tỷ lệ nảy mầm của giống trên 98%. Đất đủ ẩm, lấp hạt 3-4cm.
+ Khoảng cách và mật độ:
– Đất tốt: Gieo với khoảng cách 80-90 cm x 20 cm/1 hạt. Mật độ 44.000 – 50.000 cây/ha.
– Đất trung bình: Gieo 70cm x 15cm/ 1 hạt. Mật độ 57.000 cây/ha.
– Trồng xen 1 bắp – 4 đậu: 1,75 m x 20 – 22cm/ 1 hạt. Mật độ 25.000 – 28.500 cây/ha.
Lượng giống cần 10-12kg/ha nếu trồng thuần và 5-6kg/ha nếu trồng xen.
3- Làm cỏ bón phân:
Phân bón là yếu tố quyết định đến năng suất. Gieo trồng giống DK.888 phải đầu tư phân bón đầy đủ và cân đối mới đạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế.
Lượng phân cần cho 1 ha: 140 -160 N; 60 P2O5; 60 K2O tương đương 700-800 kg SA hay 320-350kg Urê; 300-350 kg lân Lâm Thao hoặc lân Long Thành; 100 kg KCl.
Phân chuồng nếu có 5 -10 tấn/ha. Đất chua bón 500-700 kg vôi/ha.
Cách bón:
– Phân chuồng, vôi, phân lân bón lót toàn bộ.
– Làm cỏ bón phân lần 1: 10-12 ngày sau gieo, làm sạch cỏ bón 1/4 lượng phân đạm. Do hạt giống DK-888 nhỏ, lượngdinh dưỡng cung cấp từ hạt sau khi gieo ít hơn các giống khác vì vậy phải làm cỏ, bón phân lần 1 sớm.
– Làm cỏ, bón phân lần 2: 22-25 ngày sau gieo, làm sạch cỏ bón phân lần 1 sớm.
– Làm cỏ, bón phân lần 2: 22-25 ngày sau gieo, làm sạch cỏ, bón 2/4 lượng đạm và 3/4 lượng kali, vun gốc cao.
– Bón phân lần 3: 45-50 ngày sau gieo; bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali.
Có thể bón tập trung 2 lần; lần 1: 2/5 lượng đạm và 1/3 Kali; lần 2: 3/5 lượng đạm và 2/3 lượng Kali.
Vụ 2 nên bón lót 1/4 lượng đạm để cây sử dụng dinh dưỡng sau khi mọc.
4- Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu bệnh đối với cây bắp tại Lâm Đồng thường gây hại không đáng kể. Cần lưu ý đề phòng sâu đục nõn ở giai đoạn 25-40 ngày sau gieo. Dùng Furadan 3H hoặc Basudin 10H, liều lượng 15 kg/ha rắc vào nõn để diệt trừ.
5- Thu hoạch:
Khi có trên 90% số trái có vỏ lá bị khô thì tiến hành thu hoạch. Đối với giống DK-888, khi thu hoạch trên cây còn 6-8 lá xanh có thể tận dụng thân, lá để phục vụ chăn nuôi bò sữa, bò chăn thả. Sau thu hoạch trải mỏng phơi khô trái để tránh nấm mốc.
Chú ý:
Sản phẩm bắp hạt sau thu hoạch chỉ dùng làm bắp thương phẩm, không thể dùng làm giống để gieo trồng vụ sau vì năng suất sẽ giảm rất nhiều.
Tiêu chuẩn hạt bắp xuất khẩu
1- Ẩm độ ≤ 1,4%
2- Tạp chất ≤ 1%
3- Hạt khác màu ≤ 1%
4- Hạt bể ≤ 2%
5- Hạt bị hư hại ≤ 2%
6- Hạt không bị mốc
KS. Chu Bá Thông
Sở nông lâm thủy Lâm Đồng Nguồn: Khoa học, công nghệ và môi trường 1994, số 2
Kỹ Thuật Trồng Ngô, Bắp Bằng Phương Pháp Gieo Hạt
1. Làm đất trồng ngô, bắp
Ngô có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, song phù hợp cho ngô sinh trưởng và phát triển là đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình: Đất thịt nhẹ đến đất trung bình, đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất bồi ven sông, đất đỏ ba gian…. Đất có tầng canh tác từ 30- 40 cm không bị kết von đá ong, thoát nước tốt, độ PH =6,5- 7,5.
Đất được cày bừa nhỏ, sạch cỏ. Nếu đất 2 vụ lúa, trồng thêm ngô vụ đông, cần lên luống rộng 1- 1,1m, cao 30- 40 cm, rãnh luống rộng 0,3 – 0,4m. Nếu đất màu thoát nước tốt có thể làm vạt hoặc làm đất bằng.
Làm đất gieo hạt
2. Thời vụ trồng ngô tại Việt Nam
Ở Nước ta có thể gieo ngô quanh năm. Tuy nhiên từng vùng có thời vụ chính khác nhau:
2.1. Thời vụ trồng ngô ở vùng núi phía Bắc
Bao gồm các tỉnh : Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
– Vụ xuân gieo từ 15/2 đến 30/2 đất ruộng.
– Vụ xuân muộn gieo từ 1-15/3 trên đất rẫy.
– Vụ thu gieo từ 15/7đến10/8 trên đất nương rẫy.
Các tỉnh Tây Bắc: S ơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai thường chỉ gieo 1 vụ từ 5/3 dến 15/4. ở các tỉnh này vụ ngô xuân, hè thường cho năng suất cao. Vụ thu năng suất thấp hơn.
2.2. Thời vụ trồng ngô vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ
– Vụ ngô xuân: Gieo từ 20/1 đến 15/2 trên đất chuyên màu.
– Vụ hè thu: Gieo 15/4- 25/5 trồng trên đất bãi.
– Vụ thu: Gieo 15/7 đến 10/8 trên đất chuyên màu.
– Vụ đông: Gieo 5/9 đến 30/9 trên đất 2 vụ lúa.
2.3. Thời vụ trồng ngô Vùng bắc trung bộ (có 3 vụ)
– Vụ ngô xuân gieo từ 15/1 đến 15/2.
– Vụ hè thu tháng 5-6.
– Vụ đông gieo 15/9 đến 15/10.
2.4. Thời vụ trồng ngô Vùng duyên hải miền Trung (có 2 vụ)
Vụ 1: Gieo tháng 1
Vụ 2: Gieo 30/4 đến 10/5.
2.5. Vùng tây nguyên : 2 vụ chính
vụ 1: Gieo từ 10/4 đến 10/5 Vụ 2: Gieo từ 15/7 đến 15/8.
2.6. Vùng đông nam bộ có 3 vụ: Vụ hè, thu,vụ đông.
2.7. Vùng đồng bằng sông cửu long
Thường trồng vào vụ xuân khi thu hoạch xong lúa nổi.
3. Bón lót cho ngô, phân chuyên dùng bón lót cho cây ngô
Dinh dưỡng cây trồng: Mục đích bón phân bón lót cho ngô là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển. Lượng phân bón lót cho ngô tương đối nhiều chiếm 70% tổng số phân bón cho ngô. Phân bón lót cho ngô chủ yếu là phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh và có thể kết hợp với phân vô cơ, phân lân, kali, đạm. Ở những nơi thiếu phân chuồng có thể dùng bèo hoa dâu bón lót cho ngô cũng rất tốt, bón lót bèo hoa dâu cho ngô không những tăng năng suất ngô mà còn có tác dụng rõ trong việc cải tạo đất.
Có nhiều cách bón lót cho ngô, bắp: bón vãi, bón hốc hay bón theo rạch. Trong điều kiện ít phân nên bón theo hốc, theo các rạch. Khi dùng phân hữu cơ bón lót cho ngô phải dùng phân thật hoai mục, khi bón lót cần chú ý không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với phân vì phân hóa học tiếp xúc với hạt sẽ ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây Ngô: Trong điều kiện ở nước ta tổng lượng phân bón cho ngô trên 1 ha là: 8 – 10 tấn phân chuồng, 120 – 150kgN, 60 – 90 Kg P 2O 5 và 30 – 60 kg K 2 O. Trong đó, phân chuồng và phân lân dùng bón lót toàn bộ, bón lót 1/3 lượng phân đạm.
4. Kỹ thuật gieo trồng ngô
4.1. Mật độ và khoảng cách gieo
Dựa vào đặc điểm hình thái của giống, thời gian sinh trưởng, tính chất đất, trình độ thâm canh, mục đích thu hoạch … Mật độ khoảng cách ngô gieo lấy hạt thường trồng trong sản xuất như sau:
– Nhóm giống ngắn ngày có mật độ 70.000 – 80.000 cây/ha. Gieo với khoảng cách 70 x 20 hoặc 50 x 25 cm/cây.
– Nhóm giống trung ngày: 60.000 – 70.000 cây/ha 70 x 25 cm/cây 70 x 22 cm/cây
– Nhóm giống dài ngày: 50.000 – 60.000 cây/ha 80 x 25 cm/cây 70 x 25 cm/cây
4.2. Chuẩn bị hạt giống và cách gieo
Hạt giống trước khi ngâm cần phơi lại dưới nắng nhẹ, để hạt hút nước nhanh và kích thích phôi mầm hoạt động.
Hạt có tỷ lệ nảy mầm 955, 1 ha cần khoảng 25 – 30 kg giống
Ngâm ủ: Nếu gieo ngô trên đất đủ ẩm cần ngâm hạt 10 – 12h (riêng đối với ngô đường và các giống ngô có hạt dạng nhũ bột ngâm khoảng 4 – 5h) cho h ạt hút no nước. Nếu nhiệt độ cao, trời ấm cần thay nước tránh hạt bị chua. Sau đó ủ cho hạt nứt nanh, rồi đem gieo.
Nếu đất khô không nên ngâm mà gieo theo hàng, theo hốc khoảng cách 20 x 30 cm/cây. Lấp hạt sâu 3 – 7cm tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Nên gieo tuần tự “2 hạt- 1 hạt” đối với giống có tỷ lệ nảy mầm thấp.
Ngô là cây trồng có khoảng cách rộng. Cách tưới là cho nước vào rãnh để ngấm dần các luống trong một ngày, nâng độ ẩm của đất lên 80 – 90% là vừa.
Ngô được tưới chủ yếu bằng biện pháp tưới phun mưa và tưới rãnh. Tưới ướt đều toàn ruộng một ngày sau khi gieo hạt để cung cấp đủ độ ẩm cho hạt nẩy mầm. Luân phiên tưới nước để đảm bảo trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, độ ẩm trong đất luôn cao hơn điểm héo và thấp hơn mức thủy dung ngoài đồng do cây ngô lai rất cần nước nhưng không chịu được ngập úng. Tùy theo điều kiện đất đai và thời tiết mà cung cấp nước thích hợp. Nhất là trong giai đoạn trổ cờ, phun râu và kết trái (giai đoạn 45-75 ngày sau khi gieo). Cây ngô có thể được tưới tràn nhưng phải thoát nước ngay sau đó nhằm đảm bảo đủ độ ẩm trong đất.
Nguồn: Giáo trình gieo trồng ngô – Bộ NN&PT NT
Đặc điểm các loại đất trồng phù hợp cho cây ngô, hàm lượng dinh dưỡng cây trồng, hữu cơ trong từng loại đất: đất cát, đất phù xa, đất xám, đất xám bạc màu, đất bạc màu…
Chuẩn bị trồng ngô, hướng dẫn kỹ thuật và lượng phân bón cho cây ngô, nhu cầu nước và phương pháp tưới cho ngô, thu hoạch và bảo quản ngô…
Các phương pháp gieo trồng ngô phổ biến hiện nay, phân tích được ưu nhược điểm của từng phương pháp, lựa chọn được phương pháp gieo trồng phù hợp với điều kiện địa phương…
Cách Trồng Bắp Cải Và Kỹ Thuật Trồng Bắp Cải
Bắp cải hay còn được gọi là bắp su là loại rau phổ biến trong những bữa ăn, bắp cải có thể xào, luộc, nấu canh và có thể sử dụng như rau sống. Bắp cải là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn vì vậy mọi người có thể trồng bắp cải trên ruộng hoặc trong thùng xốp.
Cách trồng Bắp cải và Kỹ thuật trồng bắp cải
Bắp cải có hai loại bắp cải xanh và bắp cải tím, cải bắp gồm hai giống ngắn ngày cho thu hoạch trong vòng hơn 1 tháng sau gieo trồng và giống bắp cải dài ngày cho thu hoạch trong vòng từ 2,5 – 3,5 tháng. Tùy theo điều kiện mà bạn có thể lựa chọn giống bắp cải phù hợp để trồng.
Bắp cải là loại cây chịu lạnh, trồng bắp cải vào các thời vụ gieo vào cuối tháng 7 – 8, vụ chính gieo vào cuối tháng 9 – 10 và vụ muộn gieo từ tháng 11 – 12.
Bắp cải có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ, nhất pha cát, đất tơi xốp và dễ thoát nước vì cải bắp có bộ rễ kém phát triển và ăn nông nên không chịu được hạn hay ngập úng.
Hướng dẫn chi tiết trồng bắp cải
Cách trồng Bắp cải và Kỹ thuật trồng bắp cải
Bước 1: Gieo hạt giống bắp cải
Đất gieo hạt giống bắp cải cần phải được xới cho tơi xốp, trộn đất với vôi bột, phân hữu cơ, xơ dừa hoặc tro trấu để phơi đất khoảng 1 tuần để diệt mầm bệnh có trong đất. Bón lót phân chuồng hoai mục, supe lân và kali sunfat trộn đều với đất ươm.
Trước khi gieo hạt giống thì cần tưới nước cho ẩm đất, san phẳng mặt đất rồi tiến hành gieo hạt bắp cải lên mặt đất rồi lấp đất mỏng lên. Rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm mỗi ngày.
Chú ý nơi gieo hạt bắp cải phải có ánh nắng nhẹ, khô thoáng. Trong 3 – 5 ngày đầu sau khi gieo hạt mỗi ngày nên tưới nước để giữ ẩm cho hạt nhanh nảy mầm, khi hạt nảy mầm trồi lên mặt đất thì ngừng tưới 1 – 2 ngày. Sau đó tưới 2 ngày 1 lần và tiến hành tưới thúc bằng phân chuồng ủ mục hoặc phân xanh hữu cơ pha loãng kết hợp nhổ tỉa cây còi cọc.
Bước 2: Làm đất trồng cây con
Đất trước khi trồng bắp cải cần phải làm đất kỹ, dọn sạch cỏ dại, phun thuốc diệt cỏ, bón vôi bột và phơi nắng 20 ngày để diệt trừ mầm bệnh có trong đất trồng.
Thời điểm trồng cây con cần làm đất tơi xốp, bón lót các loại phân chuồng hoại mục, xơ dừa, tro trấu để bổ sung dưỡng chất cần thiết rồi cho vào thùng xốp hoặc chậu để trồng cây. Nếu trồng trên ruộng thì cần phải lên luống cao 20 – 25cm, luống rộng 0,8 – 1m, rãnh rộng 30cm. Rạch 2 hàng song song trên mặt luống cách nhau 50cm rồi bón lót phân chuồng hoai mục, phân lân, đạm và kali sau đó lấp đất lại rồi mới trồng cây con.
Bước 3: Trồng cây con
Sau khi gieo bắp cải mọc cây con có 5 – 6 lá thật khoảng tuần thứ 3 trở đi thì có thể nhổ cây mang trồng sang chậu, thùng xốp hoặc trồng trực tiếp ngoài ruộng.
Nên chọn cây con khoẻ không sâu bệnh, nhổ cây vào buổi chiều mát để trồng. Tạo hố rồi đặt bầu cây con xuống đất, vun cho chặt gốc để tránh bầu cây quá cạn khiến cây dễ bị đổ ngã. Trồng mỗi cây cách nhau khoảng 50cm. Trồng xong phải tưới nước cho cây để cây con nhanh chóng phục hồi.
Chăm sóc bắp cải
Khi được 50 ngày sau trồng sẽ có dấu hiệu cuộn lá hình thành nên bắp cải
Cũng như cách chăm bón cho cải thảo, bắp cải thuộc loại rau lấy lá vì vậy không nên bón nhiều phân hóa học, chủ yếu tưới nước cách 3 – 4 ngày tưới nước cho bắp cải 1 lần, bón phân chuồng hoại mục pha loãng, phân đạm và kali để bón cho cây.
Sau khi trồng bắp cải được 10 ngày thì tiến hành bón phân đạm và kali cho cây hồi xanh, chú ý bón phân bằng cách đào lỗ giữa rãnh cách gốc cây 5cm rồi vùi phân xuống đất sau đó lấp kín đất và tưới nước cho phân tan. Cách 15 ngày sau tiếp tục bón lần 2 tương tự như vậy.
Cây bắp cải sau khi trồng được 40 ngày sẽ phát triển tán lá xòe rộng ra bằng bàn tay, cây cao khoảng 20cm, thời điểm này cần tưới đủ nước, dùng phân chuồng ủ hoại pha với nước tưới vào gốc cây và làm sạch cỏ dại xung quanh kết hợp vun gốc và phủ quanh gốc cây rơm rạ hoặc lá khô để duy trì độ ẩm cho cây.
Bắp cải khi được 50 ngày sau trồng sẽ có dấu hiệu cuộn lá, những lá ở phía trong bắt đầu cuộn tròn lại thành một cụm tròn ở chính giữa thân được bao bọc bên ngoài bằng các lá rộng già. Đây là giai đoạn quan trọng cần chăm bón cho cây, sử dụng phân Better NPK 16-12-8-11+TE tưới cho cây, lưu ý tưới xuống phần gốc không được tưới trực tiếp vào ngọn đang cuộn lá.
Vào mỗi đợt bón phân cần kết hợp làm cỏ, xới xáo vun gốc và tưới nước để giúp bắp cải nhanh phát triển. Cắt tỉa các lá già ở gốc cây, kiểm tra sâu bệnh để kịp thời phòng trị.
Cây bắp cải ở giai đoạn hình thành cuộn lá rất dễ bị sâu bệnh hại, vì vậy cần đề phòng các loại sâu sâu tơ, sâu khoang, sâu đục nõn, sâu xám ăn lá, bạn nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học để phòng trị.
Thu hoạch bắp cải
Tìm hiểu thêm
Copyright @hoinuoitrong.com
Tìm hiểu thêm cách trồng bắp cải cách trồng bắp cải tại nhà bắp cải trồng như thế nào trồng bắp cải trong thùng xốp kỹ thuật trồng bắp cải
Kỹ Thuật Trồng Bắp Nếp Lai
Hiện nay có các loại giống: Wax 44, HN88, AG500, Max 68,…
2. Thời vụ gieo trồng
– Vụ Xuân: gieo trồng từ 20/1 – 25/2;
– Vụ Thu đông: trồng 1-15/9;
– Vụ Đông: trồng 20/9 – 15/10.
3. Kỹ thuật ngâm ủ
– Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao, cần phơi bắp giống qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.
– Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3 – 5 tiếng, sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc tra trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc khỏi mặt đất.
4. Mật độ, cách thức gieo trồng
– Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống bắp, mật độ trồng 60 – 70 ngàn cây/ha. Khoảng cách: hàng cách hàng: 60cm – 70cm; Cây cách cây: 25cm – 30cm.
– Về cách thức gieo: có nhiều hình thức gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1 hạt/hốc hoặc gieo trong bầu, khi bắp đạt từ 2 – 3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với làm bầu, chỉ nên áp dụng đối với các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con yếu hoặc trồng trên chân đất sau lúa mùa chưa được gặt (do tốn nhiều công).
5. Bón phân và cách bón
– Lượng phân bón:
+ Phân chuồng: 2 – 3 tạ/sào hoặc 15 – 20 kg phân vi sinh
+ Đạm Ure: 10 – 12 kg/sào.
+ Supe lân: 12 – 15 kg/sào.
+ Kali: 5 – 7 kg/sào.
Nên sử dụng phân NPK với lượng tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
– Cách bón:
+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:
Đợt 1: khi bắp 3 – 4 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali
Đợt 2: khi bắp 7 – 9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali
Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali + lượng đạm còn lại
6. Chăm sóc
– Vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.
– Vun cao gốc kết hợp làm cơ lần cuối cho bắp khi bón thúc lần 2.
– Tưới nước: dựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:
+ Lần 1: khi cây 7 – 9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc
+ Lần 2: trước trổ cờ 10 – 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.
+ Lần 3: sau khi cây thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.
Sau khi cây trổ cờ phun râu, ta có thể tiến hành rút 10 – 15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.
7. Phòng trừ sâu bệnh
Cây bắp có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen… Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Gieo Trồng Bắp Dk trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!