Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Đào mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khác với các loại cây cảnh khác cây đào rất khó tính đặc biệt là đào cảnh. Tuy nhiên để cây đào sinh trưởng tốt và cho hoa vào đúng dịp tết năm sau đòi hỏi người chơi đào có nhiều kinh nghiệm và am hiểu trong khi trồng và chăm sóc đào.
Điều kiện sinh trưởng của cây đào
Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt và làm đất tơi xốp.
Lên luống trồng Đào: cao 25 – 30 cm, rộng 70cm
Tạo rãnh để thoát nước tốt
Đất trồng Đào là phải thích hợp đất thịt pha sét có độ pH 7 – 8
Chọn chỗ đất cao ráo thoát nước tốt nếu bị úng nước thì đào sẽ chết
Nhà không có đất thì trồng bằng chậu to nhớ xử lý thoát nước ở đáy chậu thật tốt, đường kính chậu phải lớn hơn đường kính tán cây một chút.
Để đào ra hoa đúng dịp tết
Theo các hộ trồng đào cho biết để đào ra hoa đúng dịp tết thì phải có cách chăm sóc như: thường xuyên theo dõi thời tiết để chăm tỉa cây cành thời tiết ấm thì chăm sóc muộn hơn, thời tiết rét thì chăm sóc sớm hơn.
Đào được trồng từ cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch đến tháng 4, tháng 5 sẽ tỉa bớt các cành nhánh xấu ở dưới gốc để nuôi cành trên tháng 7, tháng 8 tiếp tục cắt những cành cao quá bấm tỉa bớt cho đều tán.
Bắt đầu từ cuối tháng 11 thì tuốt hết lá để cho cây ra hoa và lộc non. Nếu thời điểm này gặp rét thì theo kinh nghiệm dân gian thường thiến đào vào tháng 8 âm lịch bằng cách.
Dùng dao sắc cắt 1 đường quanh vỏ thân ở dưới chỗ phân cành, cách mặt đất trên 40 cm để hạn chế nhiễm bệnh do mưa.
Sau đó 1 tuần nếu lá đào không chuyển sang màu vàng nhạt hoặc hơi rũ xuống thì cần thiến Đào thêm 1 lần nữa đến khi lá chuyển màu. Sau khi khoanh vỏ xong có thể dùng túi ni lông che vết khoanh để nước mưa không đọng vào làm thối vỏ dùng nước ấm để tưới ra hoa mau ra nụ.
Để hạn chế sinh trưởng thân lá, kích thích mầm hoa thì cứ vào đầu tháng 11 âm lịch chúng ta dùng dao khoanh vài vòng xung quanh cành đào, thân đào. Giữa tháng 11 tiến hành tuốt bỏ hết lá trên cây bằng tay đây là một trong những kinh nghiệm đã có từ xa xưa người chơi đã áp dụng để đến dịp gần tết Đào sẽ ra lộc non và nụ hoa.
Với đào thế nên đánh cây vào chậu và tuốt lá trước 1 – 2 tháng nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt là muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tiến hành sớm hơn vài ngày.
Sau khi tuốt là xong nếu trời nắng nóng kéo dài phải làm dàn che phun sương thường xuyên toàn bộ tán cây.
Đào thuộc loại rụng lá hàng năm vào mùa đông, sau khi lá rụng nụ hoa phát triển và lớn nhanh nếu cứ để tự nhiên thì đào rụng lá vào cuối tháng chạp, hoa nở vào cuối tháng giêng hoặc tháng 2 năm tới. Nên muốn có hoa đẹp chơi dịp tết đi đôi với việc hãm cây nói trên ta cần tuốt lá trước một thời gian thời gian đó dài ngắn tuỳ giống, tuỳ cây mạnh hay yếu, cây tơ hay già…
Thông thường thời gian tuốt lá đào bích từ ngày 5 tháng 10 âm lịch, đào bạch từ ngày 15 tháng 10 âm lịch. Những cây già yếu thời gian tuốt lá chậm hơn một chút so với những cây to khoẻ.
Trong trường hợp áp dụng đúng quy trình như trên nhưng thời tiết bất thường gặp rét kéo dài ảnh hưởng rõ rệt đến sự nở hoa thì phải thúc đào nếu đào nở muộn. Nếu đến tháng 12 âm lịch chưa thấy nụ hoa rõ rệt thời tiết lạnh kéo dài dưới 10 độ C trên 5 ngày thì phải thúc hoa bằng cách ngừng tưới nước sau vài ngày rồi tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40 – 50 độ C vào quanh gốc 5 – 6 lần/ngày.
Vào cuối tháng 11 âm lịch nếu thời tiết ấm kéo dài nụ hoa đã nhú to hoa có khả năng nở sớm thì phải hãm đào bằng cách làm dàn che lưới đen và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, dùng dao khoanh 1 – 2 vết quanh thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần đầu.
Chặt rải rác từ 10 – 12% bộ rễ quanh gốc cây theo kinh nghiệm dân gian ngắm trăng rằm tháng 8 năm nay thấy sáng đục dự kiến vụ đông sẽ ấm có thể tuốt lá muộn hơn từ 50 – 55 ngày trước tết. Với đào thế đánh cây vào chậu và tuốt là từ 1 – 2 tháng.
Cách chăm sóc để đào ra hoa đúng dịp tết
Cần phải bảo vệ mắt hoa ở cuối mắt lá nên bứt từ lá không được dùng tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống làm như vậy sẽ tổn thương đến mầm hoa.
Mặc dù đã thực hiện chuẩn xác các kỹ thuật trên nhưng thời gian ra hoa có năm cũng không đúng tết vì nếu gặp rét cây sẽ ra chậm ngược lại gặp thời tiết ấm hoa sẽ ra sớm hơn do đó việc thúc và hãm phải thực hiện trong những trường hợp cần thiết.
Đầu tháng 12 nếu thấy các nụ hoa nhú chưa rõ ràng báo hiệu hoa sẽ nở chậm cần phải thúc bằng cách bón phân chuồng. Bới xung quanh gốc độ 5cm tưới phân bắc, nước tiểu, nước nóng độ 45 độ C.
Trong dịp tết Đào vừa nở hoa, vừa nảy lộc các chất dinh dưỡng trong cây không còn nhiều nhưng cũng vẫn đủ duy trì sức sống cho cây vì vậy chỉ cần tưới nước ẩm cho bầu cây là được. Trước khi trồng lại đào sau tết khoảng 15 ngày bạn dùng một số chế phẩm để kích thích bộ rễ của cây sinh trưởng giúp cây sống tốt.
Sau khi trồng lại đào 20 ngày đến tháng 9 hàng năm đào cần được bón phân. Trong thời kỳ bón phân bạn phải tưới đủ ẩm cho đào để cây sinh trưởng tốt. Để tạo thế cho đào cần tiến hành liên tục từ 5 – 7 ngày/lần kết hợp buộc uốn các cành non bằng khung nhôm hoặc tre chú ý cắt tỉa các cành ngoài ý muốn.
Để hoa nở đúng dịp tết là bí quyết của những người trồng đào tuỳ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của nghệ nhân mà có cách làm khác nhau. Các biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau.
Để giúp kích thích quá trình ra nụ bạn phải hạn chế việc vận chuyển dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế quá trình sinh trưởng cành lá bằng cách thiến đào. Đào sẽ ra nụ ra hoa sau từ 50 – 60 ngày.
Gặp năm rét sớm, rét đậm kéo dài cần phải tuốt lá sớm kết hợp sưởi ấm bằng cách thắp bóng điện hoặc phun nước ấm lên lá, tưới nước ấm từ 35 – 40 độ C quanh gốc từ 5 – 6 lần/ngày để duy trì nụ nở đúng thời gian đã định.
Nếu gặp nắng nóng kéo dài cần tuốt lá muộn hơn kết hợp phun nước lạnh nước mát cho đào chậm nở hoa.
Chăm sóc đào sau tết
Theo kinh nghiệm của người trồng đào cảnh sau tết cần chuyển ngay Đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới 3 – 4 phần đất 1 lần phân hữu cơ.
Bón lót khi trồng từ 3 – 5 kg phân hữu cơ hoai mục mỗi cây tuỳ thuộc cây lớn hay nhỏ.
Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3 – 5kg phân hữu cơ trên 1 cây sau tết 10 – 15 ngày.
Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch tuỳ theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, hạn chế tăng trưởng thân lá và thúc đẩy phân hoá mầm hoa.
Trồng xong cắt bỏ cành lần thứ nhất: lần này hầu như là cắt bỏ hết tất cả các cành chỉ để lại cành to ngay sát gốc mục đích để cành mới phát sinh nhiều năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt để cành già năm tới hoa sẽ chỉ có ở phía ngoài của đọt cành sau đó mỗi tháng phải cắt nhẹ ngoài đầu cành cho tới tháng 6 âm lịch mới thôi.
BBT: Hatthocvang Farmstay
Tags:
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Muồng Hoa Đào
Cây muồng hoa đào có tên khoa học: Cassia javanica L., thuộc họ Đậu (Fabaceae). Loài cây muống đào có nguồn gốc từ rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam. Cây được trồng phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Đồng Nai…
Đặc điểm của cây muồng đào
Muồng hoa đào là loài cây ưa sáng, mọc nhanh, ưa đất sâu, dày, ẩm nên thường mọc tự nhiên ở ven bìa rừng, ven suối, chân núi. Cây có tán lá hình ô rộng, vỏ thân màu xám nâu, không nứt và nhiều lỗ bi, thịt vỏ màu hồng dày 6–8 mm. Cành muống đào non có lông, lá kép lông chim chẵn, cuống chung dài 10–15 cm, có lông; lá nhỏ 6-10 đôi hình bầu dục, đỉnh tù hay hơi nhọn.
Hoa của cây muống đào mọc thành các cụm hoa lớn, nhiều hoa, chiều dài của hoa khoảng 15cm hoặc có thể hơn; cuống chung có lông, cánh đài bằng nhau, lưng có ít lông, cánh tràng hình bầu dục, đỉnh tù, màu hồng tươi; nhị 10, không bằng nhau. Quả của cây muống đào có hình trụ, hơi có đốt, dài khoảng 35cm hoặc hơn, đường kính quả 15-20mm, mang nhiều hạt trái xoan rộng có vỏ trứng, thịt quả có mùi hôi khó chịu. Mùa hoa tháng 7-11 tùy theo vùng, hoa mau tàn và sai hoa nên rất đẹp.
Là loài cây gỗ nhỡ, cao từ khoảng 10 đến 20m, đường kính khoảng 60cm. Gỗ có màu vàng tươi, tỉ trọng 0,64 thuộc nhóm gỗ tạp, kém chịu mối mọt. Tuy nhiên vẫn được dùng làm đồ gỗ nội thất.
Do cây có hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh, không cao quá và có rễ ngang, bám chắc nên cây muồng hoa đào được quan tâm, chú ý để phát triển làm cây cảnh quan, cây đường phố.
Cách trồng cây muồng hoa đào
Cây được nhân giống bằng hạt. và cây khi cây muống đào giống cao khoảng 50cm sẽ được đem đi trồng.
Chuẩn bị hố đất có kích thước 40x40x40(cm) để trồng muống đào.
Bón phân: Lựa chọn phân NPK (15-15-15) từ 100 – 150 gram/hố hoặc phân hữu cơ sinh học từ 1,0 – 1,5 kg. Sau khi bón phân xong phủ một lớp đất mịn dày từ 2 – 3 cm.
Trồng cây: cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây, vừa vun vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2 – 3 cm, hố lấp hình mu rùa. Sau khi trồng xong tưới đẫm nước cho cây trồng.
Cách chăm sóc cây muồng hoa đào:
Cây muồng hoa đào là loại cây ưa sáng, mọc nhanh, ưa đất sâu, dày và ẩm. Sau khi trồng muống đào từ 7 đến 10 ngày, những vị trí có cây muống đào con chết phải được trồng dặm ngay. Định kỳ 6 tháng làm cỏ, bón phân, vun gốc cho cây một lần, lượng phân bón là 150- 200 gram NPK/lần bón. Bón phân trong 3 năm đầu. Chú ý việc làm cỏ sạch sẽ và tưới nước hàng ngày.
Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và mua được cây muồng hoa đào, chất lượng tốt nhất, các bạn hay liên hệ ngay với cây xanh Nam Điền.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÂY XANH NAM ĐIỀN
Địa chỉ: P503 Tòa South Building, Đường Trần Thủ Độ, KĐT Pháp Vân-Tứ Hiệp, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0944.39.39.66
Email: namdiengreentrees@gmail.com
Website: cayxanhnamdien.com
Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Đào Sau Tết Nguyên Đán
Những ngày xuân đang dần trôi qua với không khí bận rộn của công việc thường ngày. Các bạn đang băn khoăn làm sao để có thể chăm sóc chậu hoa đào của mình để có thể có được chậu hoa đào đẹp cho năm sau.
Trồng lại cây đào sau Tết
Trước khi trồng đào các bạn cũng có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ.
Đào cảnh sau tết thường nở hết lộc non cũng như các nụ còn lại, chất dinh dưỡng trong bầu tuy không còn nhiều những vẫn đủ để duy trì sự sống cho cây, chỉ cần tưới đủ nước cho ẩm bầu là được.
Chuẩn bị đất trồng: Đào là cây không chịu được úng nên cần chọn đất cao ráo, tháo nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt.
Trước khi trồng đào các bạn cũng có thể dùng các chế phẩm để cho cây đào phát triển rễ như siêu ra rễ, vườn sin thái, Orgamin hòa với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì để tưới ẩm bầu trước khoảng 10-15 ngày khi trồng đào. Các chế phẩm này có thể giúp cho cây đào của bạn sinh trưởng, thúc đẩy ra bộ rễ mới thì khi trồng lại đào sẽ có khả năng sống cao hơn.
Khi chuyển đào ra đất trồng các bạn cũng có thể để đào trong chậu hoa đào cũ nhưng nên thay hỗn hợp đất mới trong bầu với tỉ lệ 3-4 phần đất thì trộn với 1 phần phân hữu cơ.
Bón phân cho cây đào
Các bạn có thể bón lót khoảng từ 3-5kg phân hữu cơ/cây tùy vào độ lớn nhỏ của chậu hoa đào. Nên bón phân cho cây đào trong thời gian từ 20 ngày sau khi trồng đến tháng 9 hàng năm. Bón mỗi cây từ 0.5 đến 1kg NPK trộn với 2ml Siêu phân bón NEB tùy cây lớn, nhỏ, bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây, tưới nước đủ ẩm cho đào trong thời kì bón phân để cây có thể hấp thụ tốt lượng phân và sinh trưởng tốt.
Phòng trừ sâu bệnh
Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá các bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi… Nếu chậu hoa đào của bạn có dấu hiệu lở cổ rễ hay đốm lá thì cần dùng Anvil 10EC hat Penac P. Cây đào cũng có thể bị rệp sáp làm hại, các bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.
Tạo tán, tạo thế cho chậu hoa đào
Việc tạo tán, thế cần tiến hành liên tục từ 5-7 ngày một lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc tạo khung theo các thế đã định, cắt tỉa, bỏ những cành ngoài ý muốn. Các bạn cũng có thể kết hợp cách khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây đào của mình.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đào
Nhân giống
Cây đào có thể trồng thực sinh tức là nhân giống bằng hạt cũng như trồng bằng cây ghép hoặc chiết.
Khâu chọn cây đào để lấy giống là rất quan trọng trong điều kiện thực trạng sản xuất đào ăn quả của nước ta.
Trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi vườn đào đã bắt đầu cho quả 4 – 5 vụ; (có độ tuổi từ 7 – 8 năm trở lên) cần quan sát và theo dõi từng cây. Tuyển chọn lấy những cây sinh trưởng tốt, đều, bộ khung tán đặc trưng cho nhóm giống, có sức chống chịu sâu bệnh như: dòi đục quả, bệnh chảy nhựa… năng suất cao ổn định, phẩm chất quả thơm ngon, quả có trọng lượng cao hơn các cây cụng vườn… làm giống. Chăm sóc chu đáo những cây này để lấy hạt hoặc cành ghép nhân giống.
Khi đào chín, chọn lấy những quả đẹp, to để riêng, để một thời gian cho chín kỹ! Lấy hạt rửa sạch, hong khô và bảo quản đến cuối năm đem gieo vào túi bầu; Trước khi gieo hạt đào cần ngâm nước ấm 4-5 ngày, thay nước hàng ngày, Sau đó gieo mỗi bầu 1 hạt; dành 5% số túi để dự phòng, dặm vào các túi có cây bị chết, các túi này có thể gieo 2 – 3 hạt.
Túi bầu được xếp vào vườn ươm và chăm sóc. Khi cây cao 50 – 60cm đem trồng. Thòi vụ trồng tốt nhất là vụ xuân.
Nếu được chọn để lấy mắt ghép thì sau khi thu hái quả xong, tiến hành chăm bón cho cây đào hồi phục, ổn định. Chọn lấy những cành bánh tẻ, được 6-8 tháng tuổi để lấy mắt ghép. Phải chuẩn bị trước vườn cây gốc ghép. Đào có thể ghép trên đào, chọn loại đào mọc khoẻ, mang nhiều tính hoang dã để làm gốc ghép
Hạt đào làm gốc ghép được chuẩn bị và gieo ươm như đã nói ở phần trên. Khi cây cao 60 – 80cm, đường kính gốc 0,6 – 0,8cm thì ghép được.
Có thể ghép đào theo cách áp thân, ghép mắt theo kiểu chữ T hoặc mắt nhỏ có gỗ.
Chăm sóc vườn ươm sau khi ghép: tập trung những túi bầu có cây ghép sống vào gần nhau. Còn những túi bầu có cây ghép không đạt yêu cầu thì để riêng, chăm sóc và ghép lại. .
Sau khi cắt ngọn của cây gốc ghép, chồi ghép nảy mầm và lớn dần, cần thường xuyên cắt tỉa các chồi dại mọc từ gốc cây ghép để cây tập trung dinh dưỡng nuôi phần mầm ghép.
Thỉnh thoảng tưới nước phân pha loãng để cây giống phát triển thuận lợi.
Trồng và chăm sóc vườn đào
Chọn đất phù hợp cho cây đào, nếu có điều kiện thì cày sâu 25 – 30cm để làm tơi đất và diệt cỏ dại. Sau đó đào hố sâu 60 – 70cm, miệng hố có kích cỡ 70 x 70cm. Bón lót vào 1 hố 25 – 30kg phân chuồng tốt hoai mục; 0,5kg supe lân; 0,5kg clorua kali. Tất cả trộn kỹ với lớp đất mặt và lấp đầy miệng hố, để 1 tháng sau mới trồng đào.
Thời vụ trồng đào tốt nhất là vụ xuân. Nếu có diện tích tương đối bằng phẳng và rộng thì đào hố theo đường thẳng, cách nhau 6 – 7m và hàng cách hàng 7 – 8m. Nếu diện tích trồng có độ dốc thì đào hố theo đường đồng mức. Cần tạo điều kiện để chống xói mòn như: gieo trồng các loại cây phủ đất, chắn dòng chảy… cách trồng cây đào vào hố và các biện pháp chăm sóc cũng tương tự như đối với các loại cây khác.
Chú ý: Khi cây đào cao 1 – 1,2m thì bấm ngọn để tạo các cành cơ bản, giữ khoảng 3 – 4 cành hướng đều ra các phía. Khi cành này vươn dài 1,2 – 1,3m lại bấm ngọn cành để tạo nhiều cành thứ cấp. Cần tạo cho cây đào có khung tán tròn để bộ lá hướng ánh sáng đều. Thời gian ra hoa và nuôi quả, đặc biệt là thòi kỳ quả đang lớn, cây đào rất cần ánh sáng.
Cắt bỏ thường xuyên các chồi dại của cây gốc ghép.
Phân bón cho đào
Năm đầu, vào các tháng mùa mưa, chọn ngày khô ráo để bón thúc. Mỗi cây bón: 0,5kg urê; 0,3kg kali; nếu có điều kiện thì tưới nước phân pha loãng. Phân được rải đều xung quanh gốc và xới xáo nhẹ cho phân vùi xuống đất.
Từ năm thứ hai đến năm thứ tư: bón cho mỗi cây 20 – 30kg phân chuồng vào cuối năm, trước khi phát lộc xuân. Vụ hè bón thêm 0,7kg super lân; 0,3kg kali và 0,5kg urê. Khi cây bắt đầu cho thu quả thì bón 2 lần: lần đầu trước khi nở hoa 15 – 20kg phân chuồng; 1kg super lân; 1,2kg kali cho lcây vào tháng 11, 12. Lần thứ 2 sau khi đã thu hoạch quả vào tháng 7,8. Mỗi cây bón 15 – 20kg phân chuồng; 1kg super lân và 0,8kg kali.
Phân được bón vào hố đào xung quanh tán cây.
Mùa khô hanh cần xới xáo và tủ cỏ, rác khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
Khi chăm sóc, xới xáo không được làm xây xát, gây vết thương cơ giới ở rễ, gốc và thân cây đào vì cây đào dễ phản ứng chảy nhựa và nấm ký sinh dễ có điều kiện xâm nhiễm gây bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây đào thường bị sâu ăn lá như châu chấu và các loài bọ cánh cứng, rệp hại ngọn non, rệp sáp, rệp vảy hại thân cành, sâu đục thân, đặc biệt là dòi đục ngọn non.
Phun các loại thuốc như selecron 500ND pha 0,1%, supracid 20EC pha 0,1%.
Khi quả chín nên dùng bẫy bã để diệt ruồi bằng metil eugenol + naled (94 phần metil eugenol + 6 phần naled) để nhử diệt ruồi đực. Thòi gian này tuyệt đối không phun thuốc sâu để tránh ô nhiễm quả đào.
Cây đào bị một số loại bệnh như đóm lá, dị hình phiến lá và nhất là chảy nhựa ở cành và thân. Đối với bệnh trên lá, phun titl super 300ND pha 0,1%, hoặc aliette 80WP pha 0,3%.
Đối với hiện tượng chảy nhựa, dùng dao cạo sạch lớp vỏ và quét Boocđô đặc 10% hoặc phun aliette 80WP pha 0,5%.
Ở vườn đào nhiều năm tuổi, vào vụ đông nên vệ sinh vỏ thân, gốc và quét vôi lên thân.
Thu hoạch đào
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch đào là khi quả đào vừa chín tới. Nếu cần vận chuyển đi xa để tiêu thụ thì cho thu hái khi quả gần chín. Quả đào thu hái nhẹ nhàng, tránh làm xây xát, giập nát. Sau khi thu hái về cần thải loại những quả kém mã, bị sâu bệnh nhất là dòi đục. Những quả tốt đưa vào sọt có lót vật liệu mềm để bảo quản và vận chuyển.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Đào trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!