Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Giai Đoạn Quả Non Đến Thu Hoạch # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Giai Đoạn Quả Non Đến Thu Hoạch # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Giai Đoạn Quả Non Đến Thu Hoạch mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỹ thuật chăm sóc cây nhãn giai đoạn quả non đến thu hoạch

1. Bón phân qua rễ

Căn cứ vào độ tuổi và số lượng quả trên cây mà có mức bón thích hợp. Với cây 10 năm tuổi, năng suất dự kiến thu hoạch 1 tạ quả: Bón 0,5-0,8 kg đạm + 0,5-1 kg kali + 1-1,5 kg lân, bón chia làm 3 lần, lần I: khi quả non có đường kính bằng hạt ngô; lần II: khi quả non có đường kính 0,5-0,6 cm; lần III khi quả có đường kính 1-1,5 cm. Phân được trộn đều, hòa nước, tưới xung quanh tán. Số phân trên có thể hòa trong 150-200 lít nước.

Trong khoảng thời gian giữa hai lần có thể dùng nước phân chuồng, đỗ tương, ngô… ngâm lân pha loãng tỷ lệ 1/7-10 nước lã, tưới quanh gốc, định kỳ 7-10 ngày/lần (tùy thuộc vào thời tiết để sử dụng các loại phân trên cho hợp lý).

2. Bón phân qua lá

Sử dụng một trong các loại phân bón qua lá sau phun lên lá, quả: Komix, Bayfolan, Thiên nông… phun theo chú dẫn trên vỏ bình thuốc. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần. Có thể pha cùng với thuốc sâu, bệnh cho giảm công phun thuốc.

– Quả non có đường kính 3 đến 4 mm: Phun Atonik, kích phát tố Thiên Nông, Seaweed – Rong Biển hoặc có thể phun 1 lần NAA 0,025% (250 ppm) với nồng độ bằng 1/2 so với chỉ dẫn. Lần phun này có tác dụng giảm rụng quả sinh lý, giữ được tối đa số quả trên chùm hoa.

Chú ý: Việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cần tuân thủ theo chỉ dẫn, nếu phun quá liều lượng có thể gây sốc (ngộ độc) dẫn đến hoa, quả rụng, nếu phun không đủ liều lượng sẽ không có tác dụng. Cần quan tâm đối với cây nhãn đậu quả quá nhiều (sai quả) phải áp dụng biện pháp tỉa quả ngay sau khi đậu quả non nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây nhãn ở các năm sau.

3. Một số biện pháp khác

Nếu bị khô hạn 3-5 ngày phải tưới nước cho cây, nước được tưới lên cành có lá, có quả, thân cây, và tưới xung quanh gốc. Cho tủ gốc giữ ẩm sau tưới (có thể dùng các loại bèo, rơm đã ủ mục…).

Nếu mưa to gây ngập úng cục bộ, cần phải khơi rãnh thoát nước. Nếu mưa dài ngày cần có biện pháp tiêu nước chủ động.

Nếu nghe đài thông báo có gió mạnh từ cấp 6 trở lên phải có biện pháp chuẩn bị để phòng chống gió to, bão.

4. Phòng trừ sâu bệnh hại chính

a. Bệnh hại hoa quả non

Trong vụ xuân, nếu ẩm độ không khí cao, các bệnh hại hoa nhãn thường phát triển mạnh và làm cho hoa, quả non bị hỏng. Những bệnh thường gặp bao gồm:

* Bệnh sương mai (Phytopthora):

+ Thời điểm gây hại: Chủ yếu trong thời gian ra hoa và đậu quả non.

+ Thường ở chân giò hoa, quả hoặc cành, nhánh có các chấm đen, nâu đen nhỏ, sau lớn dần nối với nhau tạo ra các dạng không định hình có màu đen, hơi lõm, cành hoa héo rũ và ban đầu có hiện tượng giống như ngâm trong nước sôi hoặc màu xanh tái. Trên quả bị bệnh đầu tiên biến màu sau đó chuyển màu nâu và rụng, nếu thời tiết thuận lợi như ẩm độ không khí cao, nhiệt độ thích hợp bệnh sương mai phát triển nhiều trên quả cho đến tháng 6-7, kể cả khi đang cho thu hoạch quả.

+ Phòng trị: Sử dụng Ridomil để phun, nồng độ 0,2% hoặc Aliette 0,15% phun khi thấy bệnh xuất hiện và phun làm hai lần, mỗi lần cách nhau từ 5-7 ngày.

* Trên vườn cây có thể gặp hiện tượng nấm bệnh phá rể cây, làm lá cây bị vàng, rụng và chết. khi chớm xuất hiện phải dùng Ridomil MZ75 hoặc Aliette lượng 150g/1 cây 10 năm tuổi, rắc đều xung quanh tán, phủ một lớp đất mỏng lên hoặc xới nhẹ cho đất lấp hết thuốc và kết hợp phun thuốc qua lá. Xử lý cây bị bệnh nên xử lý các cây xung quanh đó.

b. Sâu hại hoa, quả non

* Rệp hại:

– Rệp muội (Aphis)

+ Thời điểm gây hại: Thường gây hại giai đoạn cây nhãn xuất hiện đợt lộc non, khi ra hoa, đậu quả non chích hút dinh dưỡng ở cây nhãn và ở cả phần chùm hoa, quả.

– Rệp sáp (Pseudococcidae Melly) – rệp sáp bột.

Cơ thể hình oval, có phân đốt rõ ràng và được bao phủ bằng lớp sáp bột, trứng được đẻ trong túi xốp. Rệp sáp phát triển mạnh giai đoạn cây có quả và gây hại bằng cách hút dinh dưỡng của cây.

– Rệp sáp ống: Con cái nhỏ hình vảy, con đực được bao phủ bởi lớp sáp trắng hình ống, gây hại chủ yếu phần cành bánh tẻ, kẽ lá và cũng chích hút dịch cây.

Các loại rệp trên ngoài gây hại và hút dịch cây chúng còn là môi giới truyền một số bệnh virút hoặc Mycoplasma và phân thải ra của chúng tạo điều kiện cho nấm than đen (nấm muội đen) phát triển phủ lên lá quả làm giảm khả năng quang hợp của lá và giảm giá trị thương phẩm của quả.

Phòng trừ: Khi xuất hiện cần phun trừ bằng các thuốc như: Supracide, Suprathion – 0,2% và Actara 0,02% (2gam/10lít), Trebon (0,1-0,2%) lên phun hai lần: lần I khi phát hiện, lần II sau lần I từ 5-7 ngày.

Có thể cộng thêm dầu khoáng DC tronplus, hoặc chất bám dính Thiên Nông.

Chú ý: Phải thay đổi, luân phiên các loại thuốc trên qua mỗi lần phun.

* Bọ xít nâu (Tessaratoma Pappilosa):

+ Gây hại nặng trong vụ xuân hè.

+ Đặc điểm hình thái: Con cái trưởng thành dài 24-27 mm, con đực nhỏ hơn, màu nâu vàng có hai mắt kép hình quả thận màu đỏ tím, mắt đơn màu đỏ, mảnh lưng ngực trước rộng. Con cái đẻ trứng thành ổ xếp thành hai hàng song song số lượng 12 – 14 quả trứng hoặc Bọ xít non mới nở có màu trắng… sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ, mỗi năm chỉ có một lứa. Bọ xít trưởng thành qua đông tới tháng 3-4 sang năm lại xuất hiện trở lại và đẻ trứng.

+ Đặc điểm gây hại: Cả bọ xít non và trưởng thành đều hút dinh dưỡng trên chồi, lá non, nếu hại ở phần quả non sẽ làm quả bị rụng.

+ Phòng trừ: Khi bọ xít non xuất hiện cần phun trừ bằng thuốc như Sherpa 0,1-0,15%, Sumi 0,1-0,2% hoặc Fastac 0,1%.

* Sâu đo xanh lớn:

 - Sâu non hình gậy, mới nở màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu nâu, gây hại bằng cách ăn lá non, có thể ăn trụi các nhánh hoa, quả non. Loài này thường gây hại phổ biến từ khi chùm hoa mới nhú đến khi đậu quả non có đường kính 2-4 mm.

Phòng trừ: Khi sâu non xuất hiện cần phun trừ bằng các thuốc như: Supracide, Antaphos, Ataza theo đúng chỉ dẫn trên bao gói thuốc BVTV.

Chú ý: Không sử dụng các loại thuốc của Trung Quốc chưa qua kiểm nghiệm… lên hoa, quả non. Đặc biệt một số chế phẩm làm sáng mã nhãn quả của Trung Quốc chưa rõ nguồn gốc.

Chăm Sóc Cây Ngô Giai Đoạn Sắp Thu Hoạch

Nông dân Quỳnh Lưu kiểm tra ngô Bai ô xít – Ảnh: Trần Tố

Đối với cây ngô, quá trình chín trải qua 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn. Giai đoạn chín sữa, lượng chất khô tích lũy chiếm khoảng 30 – 35% khối lượng hạt. Giai đoạn chín sáp, lượng chất khô tích lũy chiếm khoảng 60 – 65% khối lượng hạt. Giai đoạn chín hoàn toàn, lượng chất khô tích lũy giảm dần và lá chuyển sang vàng từ dưới lên. Như vậy, thời kỳ chín của hạt thì lá ngô có vai trò rất quan trọng trong quang hợp tạo chất khô để nuôi hạt, nhất là các lá ngọn

Một số nơi bà con tận dụng thu hoạch những lá già, lá khô nhằm mục đích tạo độ thông thoáng, hạn chế sâu bệnh đồng thời tận dụng làm thức ăn cho trâu bò rất tốt. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều bà con đã lạm dụng cắt bỏ cả những lá ngô còn xanh để chăn nuôi trâu bò hoặc làm thức ăn nuôi cá; một số nơi còn cắt phần thân phía trên bắp khi cây ngô còn xanh trong khi hạt đang ở thời kỳ chín sáp với mục đích là để ngô chín nhanh hơn. Thực ra làm như vậy sẽ giảm năng suất và chất lượng hạt rất lớn, hạt ngô nhăn nheo, màu sắc xấu và chất lượng kém.

Biện pháp chăm sóc tốt nhất để ngô cho năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời vừa có thể tận dụng lá để làm thức ăn cho trâu bò thì bà con nên thu từng lá bắt đầu ngả vàng từ dưới lên, ít nhất cũng phải đảm bảo được từ 6 đến 8 lá trên cùng cho tới khi thu hoạch bắp. Đối với những ruộng ngô gieo muộn, nếu để chín hoàn toàn sẽ ảnh hưởng đến thời vụ của cây trồng sau. Trong khi ngô chín nếu cần giải phóng đất thì nên chặt cả thân lẫn bắp đem về để ít ngày giúp cho hạt chắc thêm rồi hãy tách bắp ra. Với những vùng đất bãi, nếu cây trồng sau là đậu, đỗ, vừng… thì nên gieo gối vụ, khi đó căn cứ vào mức độ phát triển của cây trồng gối mà tỉa lá ngô hợp lý nhằm đảm bảo có đủ ánh sáng cho cả hai loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Sản xuất ngô rau bao tử cần có biện pháp khử cờ đúng lúc

Trong thời gian trổ cờ, nếu cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường và điều kiện thời tiết thuận lợi (nhiệt độ vừa phải, không hanh khô, không mưa dầm, gió nhẹ) thì bà con có thể cắt bỏ 2/3 số cờ (cứ 3 cây cắt bỏ 2 cây) khi cờ chưa tung phấn và không được cắt bớt lá có thể làm tăng năng suất thêm từ 5-8% vì dinh dưỡng không phải nuôi cờ và hạn chế được rệp cờ gây hại. Nếu cắt cờ muộn, sau khi ngô đã tung phấn thì không còn ý nghĩa.

Với cây ngô bao tử (ngô rau) cần được khử cờ ngay khi cờ chưa tung phấn có thể làm tăng số lượng bắp non trên 1 thân cây ngô (thường là có thể thu được 2 bắp non thay vì 1 bắp), đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn so với không khử cờ. Nguyên nhân là do cây không phải nuôi cờ và bắp non sẽ to và mịn hơn do không được thụ phấn, thụ tinh.

Bón phân thúc và tỉa bỏ chồi đúng lúc

Khi cây ngô được khoảng 50 ngày tuổi, thân có chiều cao đã ổn định, bắt đầu phát hoa tạo bắp, đây là giai đoạn chăm bón lần cuối để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây tăng năng suất và chất lượng tốt. Hãy bón thúc cho ngô bằng phân vi sinh với lượng 5- 6kg/sào. Tùy mức độ sinh trưởng của cây có thể dùng thêm phân bón qua lá để tăng thêm dinh dưỡng cho ruộng ngô.

Để đảm bảo cho năng suất và chất lượng cao nhất, trước khi bắp trổ cờ phun râu, phải tiến hành tỉa chồi triệt để 100%. Trên mỗi cây chỉ để lại một bắp đầu tiên to nhất, từ các bắp ra kế tiếp thứ hai, ba… nên tỉa bỏ đi và cứ cách 3- 4 ngày tỉa bỏ một lần để cây tập trung dinh dưỡng nuôi bắp chính. Nên bẻ bắp khi mới phun râu dài 2- 3cm, dùng tay bẻ hoặc dao để cắt chồi nhẹ nhàng, vừa không ảnh hưởng cây mà lại có thể tận dụng bắp non làm ngô rau bao tử để tận dụng ăn tươi hoặc bán để tăng thu nhập.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Lúa Từ Giai Đoạn Làm Đòng Đến Giai Đoạn Trổ Bông Cho Vụ Mùa Bội Thu

Cây lúa là cây lương thực quan trọng ở nước ta. Để cây lúa đạt năng suất cao chất lượng tốt, bà con cần chú chăm sóc cây lúa ở trong từng giai đoạn của cây đặc biệt là giai đoạn cây lúa làm đòng và trổ bông. Vậy cây lúa cần chăm sóc như thế nào vào giai đoạn trổ bông? Cây lúa đang trong giai đoạn trổ cần bón phân gì cho cây? Cây lúa giai đoạn trổ bông có những loại sâu bệnh hại nào trên cây lúa? Xác định thời gian bón phân cho cây lúa đón đòng? Nên bón phân cho cây lúa vào giai đoạn nào là tốt nhất? Nên bón phân gì cho cây lúa làm đòng đạt năng suất cao?

Cây lúa giai đoạn cây đón đòng

1. Chăm sóc cây lúa giai đoạn làm đòng

1.1. Bón phân cho cây lúa giai đoạn đón đòng

– Khi cây lúa đã có đòng lộ ra khỏi trồi chính, trên đồng ruộng đã lên đòng 90% bà con mới bón phân cho cây thì đòng không kịp hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới bông nhỏ, ngắn, tỷ lệ hạt lép cao. Trường hợp, bón phân quá sớm cho cây lúa sẽ làm cây không hấp thụ được các chất dinh dưỡng, vừa gây lãng phí, vừa kéo dài thời gian sinh trửơng của cây, làm cho cây lúa dễ bị sâu bệnh gây hại.

– Để việc bón phân đón đòng mang lại hiệu quả cao nhất khi phát hiện 50% diện tích lúa có đòng dài từ 1-20mm, bà con cần bón bổ sung Kali và cho lúa. Trong giai đoạn này, lượng Kali nên bón cho cây lúa chiếm 70% còn lượng đạm chỉ bón 30% theo quy trình chăm sóc cây lúa.

– Kali trong giai đoạn cần lượng bón cao, vì kali giúp cây lúa tăng cường quá trình quang hợp, tổng hợp các chất từ thân về nuôi đòng. Còn đạm giúp tăng lượng hoa và nhiều bông. Không nên bón nhiều đạm sẽ làm cho bộ lá phát triển mạnh làm tăng nguy cơ bị sâu bệnh gây hại.

Bón phân cho cây lúa giai đoạn đón đòng lúa

– Lượng bón phân cho 1 sào Bắc Bộ như sau:

+ Giống lúa thuần: bón 3,5kg Kali + 0,5-1kg đạm Ure

+ Giống lúa lai: bón 4kg kali + 0,5-1kg đạm Ure.

– Sau khi bón thúc đòng xong bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu cây lúa vẫn thấy thiếu dinh dưỡng nên bón bổ sung thêm cho cây. Với thời gian cách nhau 2 tuần và lượng bón 2-3kg kali + 0,5-1kg.

Chú ý: Chỉ nên bón phân cho cây lúa ở khu vực nào phát triển chậm, không nên bón đồng loạt cho cây sẽ gây lãng phí.

– Nên bón theo nguyên tắc chung nếu ruộng xanh thì giảm đạm tăng kali, nếu ruộng vàng thì cần cung cấp thêm đạm.

1.2. Cung cấp nước cho cây lúa

– Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa thì giai đoạn làm đòng cần cung cấp nước cho cây là điều rất cần thiết.

– Ở giai đoạn cây trổ đòng trên ruộng lúa phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây lúa, mực nước trong ruộng phải đạt từ 5-7cm.

– Nước là thành phần cấu tạo nên chất nguyên sinh, các quá trình trao đổi chất đều cần nước tham ra. Vì vậy, nươc nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ trao đổi chất. Giai đoạn làm đòng hoạt động trao đổi tổng hợp trong cây lúa diễn ra rất mạnh mẻ, vì vậy nếu không đủ nước trong giai đoạn này nguy cơ mất mùa sẽ rất cao.

– Tuy nhiên, mực nước trong ruộng không được cao quá 7cm sẽ có nguy cơ sâu bệnh hại tấn công cây lúa.

1.3. Phòng trừ sâu bệnh hại trong giai đoạn làm đòng

– Ở giai đoạn làm đòng thì cây lúa thường gặp một số sâu bệnh hại như: sâu đục thân, bọ rầy, bệnh đạo ôn, khô vằn và đặc biệt trong điều kiện thời tiết độ ẩm cao, sương mù nhiều, cường độ ánh sáng ít thì bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Vì vậy bà con cần chú ý đặc biệt đến các loại sâu bệnh này.

– Bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu bệnh hại tấn công cây lúa, sau đó liên hệ với cán bộ bảo vệ thực vật hoặc cán bộ khuyến nông ở địa phương để có biện pháp phun trừ hiệu quả.

2. Chăm sóc cây lúa giai đoạn trổ bông

– Giai đoạn cây lúa trổ bông đến chính là thời kỳ quyết định đến năng suất của vụ lúa. Chăm sóc ở giai đoạn này sẽ nâng cao quá trình hạt chắc và trọng lượng hạt. Với suy nghĩ này bà con nông dân trước đây đã sử dụng biện pháp an toàn là bón thêm phân cho cây lúa vào giai đoạn sau khi thụ phấn đến lúc hạt lúa chính xác để đảm bảo năng suất cho cả vụ. Tuy nhiên hiện nay biện pháp bón phân này đã không còn được áp dụng, bởi kỹ thuật chăm sóc cây lúa được nâng cao đang dần thay đổi, vừa tiết kiệm chi phí, vừa thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Cây lúa giai đoạn trổ bông trên cây

– Ở giai đoạn trổ bông không nên bổ sung thêm phân bón cho cây. Chỉ nên bón phân ở thời kỳ đón đòng từ 45-48 ngày là cần dừng bón phân cho cây lúa. Vì bởi giai đoạn này cây đã đủ cung cấp dinh dưỡng từ làm đòng đến khi cây trổ bông. Khi cây đang làm đòng không bón phân và không sử dụng thuốc gì tác động đến cây lúa.

– Tuy nhiên, ở giai đoạn trổ bà con cần chú ý đến các loài sâu bệnh hại tấn công như sâu đục thân, sâu cuốn lá, các loại rầy, rệp gây hại, bệnh đạo ôn, khô vằn. Tùy thuộc vào từng mùa vụ mà mức độ bệnh bị nặng hay nhẹ trên cây.

Nguồn: Admin tông hợp kênh VTC 16

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Xoài Giai Đoạn Ra Hoa, Đậu Trái Non

Vào thời điểm tháng 4 hàng năm ở các vườn xoài đã bắt đầu cho ra hoa đậu trái tuy nhiên với điều kiện mưa bão kéo dài thì cây xoài phải đối diện với nhiều áp lực về dinh dưỡng và sâu bệnh. Để cung cấp thêm cho bà con các giải pháp về sâu bệnh và kỹ thuật thì bài viết hôm nay sẽ đề cập đến chủ để chăm sóc xoài ra hoa đậu trái.

Kỹ thuật chăm sóc cây xoài giai đoạn ra hoa, đậu trái non

Thông thường cây xoài sẽ ra hoa kết trái vào những tháng cuối năm dương lịch tuy nhiên với các biện pháp kỹ thuật vài năm gần đây cây xoài đang được điều khiển để cho ra hoa sớm hơn. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy việc điều khiển cho xoài ra hoa từ rất sớm từ tháng 9 trở đi để kịp với vụ thu hoạch cuối năm.

Và như đã biết trong thời gian này mùa mưa vẫn còn diễn ra với cường độ khá cao kèm theo gió luôn đê doạ sản xuất, vì vậy ở các vườn xoài xử lý ra hoa sớm này luôn phải đối mặt với tình trạng sâu bệnh có khả năng xảy ra.

Theo kinh nghiệm của các nhà vườn ngoài các bệnh của mùa chính vụ thì để có được một vụ mùa bội thu thì các biện pháp kỹ thuật nên được tiến hành ngay từ cuối vụ trước nghĩa là vừa thu hoạch xong. Đến giai đoạn ra hoa đậu trái là cực trọng vì mọi yếu tố bất lợi đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất.

Số lượng phân bón tuỳ thuộc vào tuổi của cây xoài và sản lượng trái thu hoạch năm trước ví dụ như cây xoài ở 10 năm tuổi cần bổ sung ít nhất: 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục, 10 – 15kg phân hữu cơ vi sinh, NPK từ 1 – 1,5kg/vụ.

Có nguồn gốc từ vùng Nam và Đông Nam Á xoài được phát triển hơn 400 năm qua và hiện có mặt ở 60 quốc gia vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Riêng ở Việt Nam xoài có mặt ở 80 tỉnh thành tập trung nhất ở các vùng đồng bằng.

Bên cạnh việc tiếp thu các giống mới vào sản xuất nhằm hạn chế tình trạng được mùa rớt giá từ hàng chục năm qua nhiều nông dân đã biết ứng dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa sớm hoặc ra trái mùa nghịch đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đa dạng của thị trường đặc biệt là vào dịp tết âm lịch.

Đã có nhiều nhà vườn thành công với việc xử lý này cho thu nhập hàng trăm triệu đồng thế nhưng cũng không ít người thất bại với kỹ thuật mới.

Các kỹ thuật giúp xoài ra hoa đậu trái

Để cho xoài ra hoa tốt thì nền tảng đầu tiên là từ vụ thu hoạch trước, nghĩa là sau khi thu hoạch thì bà con tiến hành cắt tỉa cành và bón phân bổ sung dinh dưỡng. Tiếp theo bổ sung chất kích thích để chồi cây ra đều góp phần giúp sau này hoa ra đồng loạt cùng lúc.

Sử dụng Boom Flower đây là sản phẩm chứa hoạt chất nitro benzen có vai trò kích hoạt và thay đổi nội tiết tố trong cây dẫn đến cây sẽ cho chồi đều và đồng loạt. Tiến hành phun 2 đợt, đợt đầu vào lúc cắt cành, đợt tiếp theo là lúc cây vừa ra cựa gà là mần hoa sau này.

Sau khi ra hoa đồng loạt vấn đề cần quan tâm tiếp theo là giảm hiện tượng rụng hoa, rụng quả non.

Hiện tượng rụng hoa do sinh lý thì có thể sử dụng Boom Flower

Rụng hoa do bệnh: đặc biệt để ý bệnh thán thư thường xảy ra vào mùa mưa làm đen bông, đen trái giảm năng suất rất nhiều. Bệnh thán thư thường xảy ra ở 3 thời điểm: khi cây ra cựa gà(mầm hoa sau này), trước khi hoa nở, khi cây đậu trái non. Ở 3 giai đoạn này cây cực kỳ nhạy cảm nếu gặp trời mưa thì bà con phải tiến hành phun phòng trừ bằng thuốc Score 250Ec hoặc Vista 72,5wp.

Cảm ơn Vườn Cây Việt chuyên cung cấp cây cảnh phong thuỷ trong nhà, cây cảnh mini để bàn, giống cây trồng… đã cung cấp thông tin để thực hiện bài viết này xin chào và hẹn gặp lại!

Keyword: Kỹ thuật chăm sóc cây xoài giai đoạn ra hoa, đậu trái non

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Nhãn Giai Đoạn Quả Non Đến Thu Hoạch trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!