Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Điều Niên Vụ 2022 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trên nhiều vườn điều bị khô đọt, cháy lá do khi phát đọt non bị các đối tượng sâu bệnh gây hại, chủ yếu như: Bọ đục chồi (hay còn gọi là bọ vòi voi), Sâu đục lá, rệp sáp, các đối tượng trên tấn công vào đọt non làm đọt non bị héo đen, tạo vết thương là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công như nấm gây bệnh thán thư, nấm gây bệnh khô cành.
Tháng 9 thực hiện các nội dung: Thăm vườn thường xuyên, phòng trừ sâu bệnh hại.+ Đối với những vườn chưa tỉa cành đợt 1 thì tiến hành tỉa bỏ những cành khô, cành bị sâu bệnh. Thời điểm này nếu trên vườn đang ra đọt non bị bọ xít muỗi tấn công thì cần phun thuốc trị bọ xít muỗi.+ Vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ và phát quang bụi rậm để vườn thông thoáng làm giảm mật độ bọ xít muỗi trong vườn.+ Đối với vườn bị nhiễm bệnh nấm hồng, thán thư, khô cành mức độ nhẹ, tiến hành rửa vườn bằng các thuốc gốc đồng. Nếu bệnh gây hại nặng tiến hành phun thuốc để trị bệnh.Tháng 10: Tỉa cành đợt 2 tỉa nhẹ những cành vô hiệu, cành khô và cành sâu bệnh, kết hợp dọn vườn, làm cỏ và bón phân đợt 2: có thể dùng phân đơn (theo bảng hướng dẫn).Phân bón cho điều: Cây điều tuy dễ trồng nhưng nếu không bón phân thì năng suất thu hoạch không đáng kể, cây nhanh già cỗi, kiệt sức. Năng suất hạt điều phụ thuộc rất lớn vào lượng phân bón cho cây. Cây điều cần ba loại phân bón chủ yếu là đạm, lân, kali; bên cạnh đó các loại phân bón trung lượng và vi lượng tuy lượng không nhiều nhưng không thể thiếu trong đời sống cây tùy theo tính chất đất thực tế mà ta cần bổ sung cho phù hợp. Lượng phân và quy trình bón như sau:Lượng phân bónViệc bón phân cho cây điều phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Thời kỳ khai thác tính từ năm thứ 3 trở đi. Giai đoạn này cây thường phát triển từ l-2 đợt lá/năm. Lượng phân bón cho điều thường được chia ra làm hai đợt: Đợt 1 bón vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5-6. Đợt thứ 2 gần cuối mùa mưa khoảng tháng 9-10 hàng năm.Liều lượng khuyến cáo trình bày ở Bảng sau:Bảng 1 liều lượng phân bón khuyến cáo cho điều ở thời kỳ kiết thiết cơ bản
Bảng 2: Liều lượng phân bón cho cây điều trong thời kỳ khai thác
Cách bón:Khi vườn điều chưa khép tán nên bón phân theo hình vành khăn: đào rãnh sâu 10 – 15 cm quanh mép tán sau đó rãi đều phân và lấp lại tránh để phân bị rữa trôi hoặc bốc hơi.Đối với những vùng đất dốc thì đầu mùa mưa bón trên phần đất cao và cuối mùa mưa bón đều xung quanh tán.Khi vườn cây đã khép tán nên đào rãnh giữa hai hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân. Nên bón thêm phân chuồng khoảng 10 – 20 kg/cây/năm hoặc 5 – 10 kg phân hữu cơ vi sinh. ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng có thể tăng lượng phân bón lên gấp đôi.Nếu không đủ công thì có thể cuốc quanh gốc theo hình chiếu của tán cây 5 – 6 lỗ, sâu 5 – 10 cm rồi bón phân vào lỗ và lấp đất lại. Đất bằng hay đất dốc thì cách bón vẫn như nhau.Bón phân xong gặp mưa thì tốt, nếu không thì cố gắng tưới nước 1 – 2 lần cho phân tan.Tháng 11 + 12:Dọn vệ sinh vườn: Dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vào thời điểm cây ra hoa và sắp thu hoạch. Vào thời điểm cây ra hoa cũng là lúc bọ xít muỗi và nhiều loài sâu, bệnh khác gây hại nặng nhiều khi làm thất thu cả vụ điều. Chú ý phát quang các bụi cỏ trong vườn, Gom cỏ rác, cành bị sâu bệnh, lá rụng đốt hun khói. Theo kinh nghiệm dân gian việc hun khói có tác dụng xua đuổi bọc xít muỗi, giúp cây tăng cường đậu trái.Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cỏ, rác và làm bằng phẳng bề mặt để thu hoạch trái chín rụng xuống.Chăm sóc giai đoạn ra hoa, đậu trái: Thời điểm này sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển, giúp cây ra hoa đậu quả tốt từ đó nâng cao năng suất và chất lượng hạt điều. Khi sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý về chủng loại, liều lượng, thời gian, số lần áp dụng. Bo và Zn là hai vi lượng cần thiết cho cây điều ở thời kỳ ra hoa đậu quả, cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Sử dụng– Xử lý ra hoa tăng cường đậu trái: khi cành cây điều ra 2 -3 lá non để chuẩn bị ra hoa thì Phun Bortrac, có thể cộng thêm thuốc trị bọ xít muỗi và thuốc bệnh thán thư.– Nuôi trái: khi trên 80% trái đã to bằng đầu đũa ăn thì phun hợp trí HK 7-5-44 + TE (500g +500 g)/phuy 200 lít, phun 2 lần cách nhau 15 ngày (có thể cộng thêm thuốc trị bọ xít muỗi và thuốc bệnh thán thư)
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Điều
Tỉa chồi tạo tán:
Thường xuyên tỉa chồi nách từ mặt đất lên đến 60cm. Khi cây điều cao 0,8 – 1m thì bấm ngọn để 3 – 4 chồi cân đối trên cây. Khi cây phát tán rộng cần loại bỏ những chồi yếu, chồi gần thân chính.
Làm cỏ, chống cháy:
Cơ giới: Cày xới cách tán cây 1m vào giữa và cuối mùa mưa. Có thể làm cỏ bằng tay.Trồng xen: Trong thời gian điều chưa khép tán, trồng xen các cây ngắn ngày, có chiều cao cây thấp và phải cách tán cây điều 1m nhằm kết hợp thu thêm sản phẩm nông nghiệp và làm cỏ chăm sóc cây điều.
Bón phân:
Cách bón: Khi vườn điều chưa khép tán nên bón phân theo hình vành khăn: Đào rãnh sâu 10-15 cm quanh mép tán sau đó rải đều phân và lấp lại. Đối với những vùng đất dốc thì đầu mùa mưa bón trên phần đất cao và cuối mùa mưa bón trên phần đất thấp của tán. Nên bón thêm phân chuồng khoảng 10-20 kg hoặc 5-10 kg phân hữu cơ vi sinh cho mỗi cây hàng năm.
Bón phân phun qua lá: Dùng loại phân Poly – feed 19-19-19, liều lượng 10 g/8 lít, phun 1 tháng/1ần sau khi trồng.
Cách chăm sóc cây điều thời kỳ bắt đầu cho thu hoạch và cây đang trong thời kỳ kinh doanh.
Thời kỳ này nông dân cần chú ý cách tỉa cành tạo tán để cho năng xuất cao.
Điều là cây ưa sáng, chỉ những cành mọc bên ngoài tán, trực tiếp nhận được ánh sáng mặt trời thì mới cho hoa và cho trái (gọi là cành hữu hiệu). Còn những cành mọc trong tán, không nhận được ánh sáng mặt trời, những cành vượt, cành sâu bệnh thì không có khả năng ra trái (gọi là cành vô hiệu). Các cành này hấp thu phân bón nhưng không cho trái. Mặt khác, vườn điều không được tỉa thưa, tạo tán, làm cho vườn cây rậm rạp, ẩm thấp, rất dễ phát sinh các sâu bệnh hại.
Như vậy, việc tỉa thưa, tỉa cành tạo tán cho cây điều sẽ làm gia tăng mật độ chồi và diện tích tán hữu hiệu, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, làm cho vườn cây thông thoáng, giảm độ ẩm và sâu bệnh hại, làm tăng năng suất, thu nhập cho bà con nông dân. Đồng thời, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật bón phân cân đối hợp lý, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại và sử dụng thuốc tăng ra hoa đậu quả sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất điều.
Thực tế chứng minh, thông qua chương trình phát động nông dân đồng loạt tỉa thưa, tỉa cành tạo tán cho cây điều rất nhiều hộ trên các địa phương đã mạnh dạn tỉa thưa vườn điều, chặt bỏ 20-30% số cây trên vườn (những cây quá dày, ít cho trái) nhưng năng suất không giảm mà lại tăng tương ứng. Như vậy, năng suất điều không phụ thuộc vào số cây trên vườn và số cành trên cây, mà phụ thuộc vào độ thông thoáng trong vườn, đảm bảo khoảng cách giữa 2 tán cây liền kề phải cách nhau 1-1,2m, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng, chồi cây khỏe mạnh, tăng khả năng ra hoa, đậu quả.
1. Biện pháp tỉa thưa, tỉa cành tạo tán đúng kỹ thuật
Tỉa thưa: Các vườn điều trồng dày, có tán đan xen lẫn nhau, phải được đốn thưa chỉ duy trì mật độ 130-160 cây/ha và cắt bỏ những cành giao nhau, đảm bảo tán của cây này cách cây kia tối thiểu từ 1,0-1,2m.
Đánh dấu những cây thường xuyên không cho trái để cưa bỏ. Dùng cưa cắt sát gốc và dùng dao bóc vỏ để gốc cây mau chết và không nảy chồi mới. Thời điểm tỉa thưa được tiến hành cùng thời điểm tỉa cành tạo tán đợt I.
– Tỉa cành, tạo tán: Vườn điều kinh doanh bắt buộc phải tỉa cành tạo tán 2 đợt/năm.
Đợt 1: Được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch kết thúc, khoảng tháng 6 -7 dương lịch ( trước khi cây phát đợt lá mới). Thời điểm này tiến hành tỉa mạnh (kết hợp tỉa thưa nếu mật độ dày): tỉa bỏ những cành chạm mặt đất, cành nằm phía trong tán, bị che bóng, cành bị sâu bệnh, cành vượt, cành giao tán (cắt tán rời nhau 1-1,5m).
Đợt 2: Được tiến hành vào tháng 8-9 hàng năm. Lần này chỉ cắt tỉa vệ sinh (cắt tỉa cành nhỏ nằm trong tán, bị che bóng, cành sâu bệnh, cành vượt), tuyệt đối không tỉa cành có kích thước lớn, cây chảy nhựa, ảnh hưởng ra hoa đậu quả.
Phương pháp tỉa cành tạo tán: Đối với cành lớn, dùng cưa mini cắt tại vị trí cổ cành để vết cắt nhanh liền sẹo và không bị sâu bệnh tấn công vào vết cắt. Tuyệt đối không dùng dao chặt, làm cho vết chặt không liền sẹo, dẫn đến sâu bệnh tấn công hoặc mọc nhiều chồi non vô hiệu tại đoạn cành còn chừa lại.
Đối với các cành nhỏ trong tán, cành vô hiệu phải được tỉa bỏ bằng liềm hay kéo cắt cành. Phần lớn bà con nông dân mới chú ý cưa bỏ những cành to nằm sát mặt đất, chưa chú trọng tỉa cành vô hiệu nên công tác tỉa cành tạo tán chưa đạt yêu cầu.
Sau khi tỉa xong, tiến hành vệ sinh vườn, thu gom cành nhánh xếp thành luống theo đường đồng mức để cản nước, chống xói mòn và gia tăng chất mùn cho đất sau khi hoai mục. Đồng thời tiến hành bón phân đợt 1.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Vạn Niên Tùng ( Tùng La Hán )
Nhân giống bằng phương pháp vô tính: Chiết cành hoặc giâm cành. Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 – 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 – 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.
Vạn niên Tùng – Tùng La Hán Giá thể sử dụng ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục, với tỉ lệ 20 – 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 – 50% mụn dừa. Phân bón:
Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10 ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 – 50%.
Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 – 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 – 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây, có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.
Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 – 50 gram/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.
Vạn niên Tùng – Tùng La Hán Phòng trừ sâu bệnh: Tùng la hán có 2 loại bệnh phổ biến : Bệnh rệp lá :
Rệp thường chí bám ở các búp lá non, chúng phát sinh theo mùa, thường vào đầu xuân hay cuối thu. Loại rệp này chỉ cần phun thuốc diệt rệp vài ba lần, mỗi lần cách nhau một tuần là được.
Bệnh nấm lá tùng la hán
Nấm lá phát sinh do tùng la hán đặt ở nơi độ ẩm cao, thiếu ánh nắng. Nấm màu trắng, bám rất chặt ơt mặt sau của lá, sau lan dần lên cả mặt trên làm cho lá trắng bệch, khiến ta tưởng lá bị phủ bùn đất bẩn. Nếu lấy móng tay cạo thì nấm khó bong ra, có thể làm nát lá. Nấm nhiều làm cho lá la hán dầy lên và cong lại, màu xanh của lá giảm đi, cành teo tóp. Bệnh nặng kéo dài nếu không được chữa, cành có thể bị chết. Phun các loại thuốc trừ rệp không có tác dụng.
Kinh nghiệm chữa :
Để cây ra nắng, dùng nước xà phòng rửa chén bát pha loàng với nước lã tỷ lệ 50-50. Lấy mảnh vải màn mỏng, nhúng nước xà phòng lau từng lá bị bệnh, cả mặt trên và dưới, nếu chỉ phun nước xà phòng thì không có tác dụng. Lau đến đâu, nấm bong ra đến đó, lá sẽ sạch và xanh trở lại.
Nhớ đeo găng tay loại dùng rửa chén bát tránh xà phòng đậm đặc ăn da tay.
Tăng cường chăm bón cho nõn lá mới phun ra, cây sẽ hồi phục và xanh tươi trở lại.
Sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC – Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.
Bệnh hại: Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…
Tưới nước: Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt. Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần; khi cây lớn có thể 3 – 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất. Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.
Tạo dáng cho cây: Tùy theo sở thích có thể tạo dáng thẳng đứng hoặc bon sai. Là cây thân dẻo dể uốn sửa để tạo dáng.
Vạn niên Tùng – Tùng La Hán Một số ý khác:
Đối với cây Vạn Niên Tùng và Tùng Trung Quốc, về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau, cả 2 loại đều dễ trồng. Nếu muốn trồng với quy mô lớn, trước khi trồng phải đắp mô, mô rộng từ 60 – 70 cm, cao tùy theo mực thủy cấp trong vùng tránh bị nước ngập; hàng cách hàng 2m, cây cách cây từ 1,5 – 2m (khoảng cách trồng có thể tăng giảm tùy điều kiện thực tế và mục đích sử dụng cây).
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Niên Thanh Đẹp
*** Bán cây vạn niên thanh giá bao nhiêu / Bán cây đại phú gia giá bao nhiêu
Tác dụng cây vạn niên thanh
– Loại cây này được cùng làm cảnh trong nhà, văn phòng các đại sảnh. Vì chúng thích ánh sáng bán phân nên có thể để ở các hành lang, bệnh viện, cầu thang… – Chúng giữ ẩm cho không gian, thanh lọc khí, giảm thiểu ôi nhiễm cho môi trường. – Theo nhiều nghiên cứu cho rằng loại cây này có tác dụng hút các chất độc hại trong môi trường đặc biệt là môi trường có dùng máy điều hòa, các loại máy móc cho khí độc. Nên chúng rất tốt nên bạn đặt một chậu cây trong phòng làm việc. – Giúp tinh thần sảng khoái thư thái hơn nữa, trong phong thủy chúng giúp giải hòa sát khí.
Ánh sáng: Ta cần đặt cây ở vị trí nhiều ánh sáng và nơi thoáng mát, nếu trồng chúng trong nhà thì cần đưa chúng ra phơi nắng. Vì cây nhiều lá xanh, đòi hỏi quá trình quang hợp nhiều nên chúng cần lượng ánh sáng thích hợp để phát triển. Nếu cây không được đặt ngoài ánh sáng sẽ bị vàng lá, héo và chết dần.
Nước: đây là yếu tố quan trọng của tất cả các loại cây, không chỉ riêng gì cây vạn niên thanh, bởi chúng cần một lượng nước hàng ngày thích hợp cho cây vì chúng rất ưa nước. Trong tuần bạn nên tưới cây từ 3 đến 4 lần. Khi tưới nên tưới đều gốc và thân cây để cây hấp thụ tốt hơn.
Phân bón: tùy vào từng thời kỳ bạn cần bón phân cho cây để cây sinh trưởng, tươi xanh hơn. Có thể bón phân theo kiểu hòa tan hoặc bón phân theo kiểu không hòa tan. Cứ cách khoảng 2 tháng thì nên bón phân cho chúng một lần. Khi bón phân phải rắc đều xung quanh gốc và tưới nước luôn cho phân tan để cây hấp thụ.
Còn các yếu tố khác như độ ẩm, nhiệt độ… cũng ảnh hưởng đến cây trồng và bạn chỉ cần chú ý hơn nữa thì luôn có một chậu vạn niên thanh cực đẹp.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Điều Niên Vụ 2022 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!