Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Chăm Bón, Phòng Trừ Sâu Bệnh Lúa Hè Thu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sản xuất vụ Hè thu 2016, mặc dù gặp khó khăn từ đầu vụ: Thu hoạch vụ Xuân muộn 10 – 15 ngày, nắng nóng đến nữa đầu tháng 6, một số xã cuối nguồn nước như Kỳ Phú, Kỳ Thọ, Kỳ Văn, Kỳ Khang gặp khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ gieo, cấy. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện, MTTQ và các đoàn thể huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các ngành chuyên môn, UBND các xã dừng các cuộc họp không thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo gieo cấy lúa kịp thời vụ, nông dân toàn huyện đã tranh thủ thời gian tối đa, huy động mọi nguồn lực gieo cấy, từ ngày 5 đến 20/6, huyện Kỳ Anh gieo cấy được 4.380/4200ha đạt 104,3% so với KH.
Nông dân xã Kỳ Văn chăm bón lúa Hè Thu
Hiện nay, lúa Hè thu đang ở giai đoạn đẻ nhánh, để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế tối đa sâu bệnh phá hại, tạo tiền đề cho cây lúa đạt tối đa năng suất, Phòng NN&PTNT huyện xin giới thiệu đến bà con nông dân một số biện pháp kỷ thuật chăm sóc giai đoạn đẻ nhánh, trổ đòng và phòng trừ sâu bệnh như sau:
1. Điều tiết mực nước :
Điều tiết mực nước hợp lý để cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung: Với các chân đất đọng nước cần tháo bớt nước, những chân đất cao cần cho nước vào sao cho mực nước trên ruộng 2-3 cm để gốc lúa tiếp xúc với ánh sáng giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung tạo ra nhiều nhánh hữu hiệu cho bông to, nhiều hạt (
Nếu để ruộng khô nước hoặc nước quá nhiều đều ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh
). Khi cây lúa đã đẻ nhánh kín mặt ruộng
(khoảng 30-32 ngày sau gieo hoặc 23-25 ngày sau cấy)
tháo cạn nước để phơi ruộng hạn chế phát triển các nhánh nhỏ, không cho bông, sau đó 5-7 ngày
(lúa chuẩn bị làm đòng)
thì cho nước vào để bón phân thúc đòng.
2. Chăm sóc và bón phân :
* Bà con cần tiến hành tỉa dặm, làm cỏ, sục bùn sau đó bón thúc đẻ nhánh. Lượng phân bón thúc đẻ nhánh: 3-4 kg urê/sào. Nên bón phân vào chiều mát giảm hiện tượng bốc phân do nắng nóng.
* Vụ Hè Thu do nắng nóng kéo, thời gian cày vùi rạ ngắn nên thường xảy ra hiện tượng bốc phèn, ngộ độc hữu cơ. Để hạn chế hiện tượng này cần tăng cường bón lân, phân chuồng hoai mục, vôi. Đối với những chân ruộng bị bốc phèn cho nước vào rửa phèn, những chân ruộng bị ngộ độc hữu cơ (
biểu hiện rìa lá lúa chuyển màu vàng, khi nhổ lên rễ có màu đen, gần như không có rễ trắng, mùi bùn thối)
: cần tháo nước, phơi ruộng 2-3 ngày sau đó cho nước vào rồi bón bổ sung 2-3 kg/sào phân Silica và 7-10 kg phân lân, ngoài ra có thể dụng thêm phân bón lá hạ độc, giải phèn. Sau khi cây lúa phục hồi, tùy theo sinh trưởng, có thể bón bổ sung 1 – 2 kg Ure/sào để cây để nhánh khỏe.
* Vấn đề quan trọng nhất trong sản xuất lúa là chọn thời điểm bón đón đòng, thời điểm này là thời gian sinh trưởng của giống theo khuyến cáo trừ đi 62 – 65 ngày
(Đứng cái-trỗ = 30 ngày; Trỗ-chín = 28 – 30 ngày)
. Bà con quan sát thấy lúa tròn khóm, tròn cây, bộ lá đứng và cứng hơn; Đặc biệt lá trên cùng của cây cái
(Cây to cao nhất trong khóm)
có thắt eo, lá hơi co lại ở vị trí cách chóp lá từ 4-6cm. Khi bóc bẹ cây cái thấy hình thành 3 lóng to, dài rõ rệt
(2 ngắn và 1 dài ở giữa).
Khi đó cây cái bắt đầu vào phân hóa đòng, cây con sẽ chậm hơn vài ngày; Đây là thời điểm bón đón đòng tốt nhất để thúc đẩy cây con phân bào tạo bông to, nhiều hạt. Lượng phân bón đón đòng từ 8 – 10kg NPK 12.5.10/sào hoặc bón 2-3kg ure + 3-4 kg kali/sào kết hợp với việc duy trì mực nước trên ruộng 2 – 3 cm, đảm bảo cho cây lúa làm đòng được thuận lợi.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
Qua điều tra của Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện đã xuất hiện các đối tượng dịch hại, cụ thể: Sâu cuốn lá nhỏ (lứa 1) phát sinh gây hại trên lúa giai đoạn đẻ nhánh mật độ trung bình 15-20 con/m2, nơi cao 20-30 con/m2, tuổi sâu phổ biến tuổi 4, tuổi 5; Châu chấu, Sâu keo mật đọ 2-7 con/m
2
. Dự báo thời gian tới, thời tiết tiếp tục nắng nóng xen kẽ có mưa rào là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là sâu cuốn lá nhỏ có khả năng gây hại nặng trên diện rộng. Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh, đề nghị bà con vận dụng một số biện pháp kỹ thuật sau:
* Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và phun trừ kịp thời khi sâu non đang ở tuổi 1, tuổi 2, khuyến cáo chỉ phun thuốc ở những diện tích có mật độ sâu lớn hơn 50con/m
2
bằng một trong các loại thuốc hoá học sau:
– Clever 150SC: Pha 4,5ml vào bình10 lít nước, phun 2 bình/sào;
– Opulent 150SC: Pha 6ml vào bình16 lít nước, phun 1 bình/sào;
– Padan 95SP: Pha 25g vào bình12 lít nước, phun 2 bình/sào;
– Vitako 40WG: Pha 3g vào bình16 lít nước, phun 1 bình/sào;
- Emagold 6.5WG: Pha 5g vào bình10 lít nước, phun 2 bình/sào;
– Voliam Targo 063SC: Pha 15ml vào bình16 lít nước, phun 1 bình/sào;
– Mikmire 14.5WG: Pha 2,5g vào bình12 lít nước, phun 2 bình/sào,…
Lưu ý: Theo báo cáo cả Trung tâm ƯDKHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện dự báo sâu cuốn lá lứa 2, tuổi 1-2 sẽ diễn ra từ ngày 15-18/7/2016, đề nghị bà con kiểm tra nếu mật độ trên 50 con/m2 cần phải phun thuốc các loại thuốc trên để phòng trừ; hiện nay, mật độ còn thấp, sâu tuổi 3-4 chưa cần thiết phải phun thuốc.
* Đối với bọ trĩ: Tiến hành phun thuốc khi mật độ bọ trĩ có khả năng gây ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của lúa bằng một trong các loại thuốc hóa học sau: Actara 25WG, Sutin 50SC, Regent 800WG,…;
Phòng NN&PTNT khuyến cáo và đề nghị cấp ủy, chính quyền các xã tập trung chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các biện pháp kỹ thuật chăm bón, phòng trừ sâu bệnh để lúa phát triển tốt, sử dụng linh hoạt biện pháp kỹ thuật bón đón đòng để lúa vụ Hè Thu đạt năng suất cao nhất./.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Lan Cattleya
I. Sâu hại
1. Rệp son (Scale insects): Là loại rệp có vỏ màu nâu che chở cho cơ thể rệp. Các loài này thường bám vào lá, giả hành và ngay cả trên căn hành để hút nhựa. Nguy hiểm hơn là các loài này sẽ bám vào những mắt ngủ hút nhựa làm cho các mắt ngủ bị chết đi. Các loài này phải phòng trừ thường xuyên nếu không sẽ sinh sản rất nhanh và gây tác hại cho vườn không ít. Phòng trừ bằng cách tiêu diệt bằng tay, dùng các thuốc mạnh như Regent, Lannate, polytrin,… theo nồng độ khuyến cáo.
2. Dán cánh và bọ trĩ (Thrips): Thường xuất hiện trong các giá thể có cấu tạo bằng xơ dừa, vỏ cây mục, dớn vụn hoặc do sử dụng quá nhiều các loại phân hữu cơ dưới dạng xác như: Bánh dầu, phân bo,… có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Bassa, confidor, … sử dụng nồng độ theo khuyến cáo trên bao bì , nên phun ngừa 2lần/ tháng.
3. Ốc sên, nhớt: Phá hoại rễ non và tiết ra những chất làm thối các chồi mới mọc. Cần rải thuốc diệt sên nhớt vào những khi có thời tiết quá ẩm.
4. Nhện đỏ (red spider mites): Là côn trùng rất nhỏ, không dài hơn 1/2 mm, dưới kính lúp quan sát có dạng như con rệp, có 8 chân, nhện khi còn non thường có màu vàng, con trưởng thành chuyển sang màu đỏ. Xuất hiện nhiều vào mùa khô, ít hơn vào mùa mưa. Sống ẩn nấp dưới lá già thành từng đám, nơi nhện ẩn nấp lá biến thành những chấm trắng nhỏ sau đó nối với nhau biến thành màu đen và héo tàn. Rệp đỏ sinh sôi và phát triển rất nhanh, khi phát hiện phải diệt trừ ngay nếu không cây sẽ ngừng phát triển. Phải dùng thuốc thường xuyên và liên tục để diệt cả con già và con đẻ trứng, các thuốc thường dùng để phòng trừ nhện đỏ là: Commite, Nissorun … dùng theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì và thời gian xịt tốt nhất vào lúc 8-9 giờ sáng khi có nắng thì hiệu quả tiêu diệt cao.
5. Rầy bông (Mealy bugs): Có cơ thể mềm nhũn, bên ngoài được bao bọc bằng một lớp màu trắng giống như bông và bóng như sáp. Trong phân của rệp bột này để nhử kiến đến và tha trứng đi khắp nơi và là nguồn thức ăn của nấm bồ hóng (Sacty molds). Nấm này không làm hại đến cây, trên lá những nơi có nấm mọc thì không nhận được ánh sáng để quang hợp. Khi rệp bột hút nhựa cây lan, chúng thường tiết ra một số chất độc làm cho cây lan ngừng phát triển, xung quanh chỗ nấm mọc có màu vàng và lá sẽ khô héo. Rệp bột được trị bằng các loại thuốc sâu, rệp nhưng phải pha cùng với chất dính để phun mới có hiệu quả.
II. Bệnh do nấm:
1. Bệnh thối đen (black rot)
Thường gặp vào mùa mưa ở những vườn có độ ẩm cao hoặc tưới nước quá nhiều. Bệnh này thường gây thiệt hại nghiêm trọng, cây thường chết nhiều và nhanh chóng, nhất là đối với cây con. Bệnh này thường xuất hiện ở gốc và rễ sau đó lan dần lên thân cây. Ban đầu phát sinh ở chồi non làm chồi non thối và có màu nâu, khi cầm vào thì rời khỏi thân dễ dàng, mềm nhũn và đầy nước. Ở Cattleya đầu tiên bệnh thường phát sinh từ rễ, gốc rồi lan nhanh lên thân. Cây sẽ không thối hay rời ra như ở Dendrobium Pompadour nhưng chúng sẽ khô và chết ngay trên chậu, cây bị bệnh sẽ lan nhanh sang cây khác. Nguyên nhân là do nấm Collectotrichum sp và Phytophthora sp, nhưng phần lớn là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Việc bón phân hoà tan không hết khi tưới cho cây sẽ làm cây bầm ngọn và làm nấm bệnh dễ gây hại. Ngoài ra trong mùa mưa, nếu tưới phân có hàm lượng đạm cao cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Biện pháp phòng trị: Ở cây con thường dễ bị bệnh hơn, nên tách cây bị bệnh ra riêng và sử dụng thuốc ngừa cho những cây còn lại bằng cách phun hay nhúng cả cây vào dung dịch thuốc nấm. Ở cây lớn thì cắt bỏ phần bị thối, nếu thối đọt thì rút bỏ đọt và phun thuốc nấm vào. Các thuốc diệt nấm có thể sử dụng la: Kasumin, TopsinM, CuzateM8, Score, super Tilt,… theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
2. Bệnh đốm vòng (Anthracnse)
Lá có chấm tròn màu nâu đỏ, nâu cháy rồi lan rộng ra thành nhiều vòng tròn đồng tâm, sau cùng sẽ khô cháy. Dấu vết to nhỏ tuỳ theo từng loại lan và tuỳ theo từng môi trường mà nấm phát triển, nếu mưa nhiều thì lá sẽ bị thối ngay. Nguyên nhân là do nấm Glocosporium sp. và Collectotrichum sp. gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa nên phải phòng ngừa trước, thường xử lý bằng cách cắt bỏ lá bị bệnh và phun các loại thuốc như: Mancozep, Dithal, Vicaben,… theo nồng độ khuyến cáo.
3. Bệnh khô lá (Leaf blight):
Bệnh này thường gặp nhiều như bệnh đốm vòng, hai bệnh này thường phát sinh cùng một lúc nên bệnh này càng trầm trọng hơn. Lúc đầu bệnh làm cho lá bị khô và biến thành màu nâu nhạt, thường khởi đầu bằng một chấm đen ở trên lá, có thể từ đầu lá khô dần vào hay từ gốc lá lan nhanh lên rồi khô hết cả lá.
Nguyên nhân là do nấm thuộc giống Phylostica, thường phát triển do bào tử và phát tán trong không khí nhờ gió.
Biện pháp phòng trị: Phun thuốc Score hay Super Tilt, phun 5ngày/lần cho đến khi cây hết bệnh.
4. Bệnh héo rễ (Wilt):
Bệnh héo rễ là bệnh thông thường nhưng không kém phần quan trọng. Có thể nói rằng trừ Địa lan không bị bệnh này và nó là trở ngại lớn cho những người trồng phong lan.
Hiện tượng: Rễ khô dần, cây còn nhỏ gặp bệnh này có hiện tượng lá úa vàng từ dưới lên và chết cả cây. Đối với cây đã phát triển tốt thì cây không chết nhưng rễ bị khô mục và sẽ làm cho cây chậm phát triển, nếu rễ khô nhiều thì cây càng yếu nhiều.
Nguyên nhân: Do nấm Selectrotium rolfsii gây nên, còn gọi là nấm hạch, những hạch này có thể tồn tại trong môi trường rất lâu, khi có điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao những hạch này phát triển thành sợi nấm và gây bệnh rất nhanh, nếu không chữa trị ngay thì có thể làm hư hết cả vườn.
Biện pháp phòng trị: Có thể dùng các loại thuốc như Anvil, Sumi eight, … phun vào phần gốc rễ, phun 2 lần/ tuần khi bắt đầu chớm bệnh.
III. Bệnh do vi khuẩn
1. Bệnh thối mềm(Soft rot):
Hiện tượng: Từ một chấm nhỏ bắt nguồn từ một dấu bầm trên ngọn lá do giọt nước mưa quá mạnh gây ra rồi lan nhanh thành màu nâu như bị phỏng nước sôi, chỉ cần sờ tay vào một tí đã thấy dính tay, sau đó sẽ thối hết cả chồi.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây nên, thường gặp ở những vườn có độ ẩm cao, chăm sóc không đầy đủ và phát triển mạnh vào mùa mưa. Thường vi khuẩn này xâm hại đến cây qua các vết thương hoặc qua vết cắn của sâu bọ và lây lan rất mạnh, cây có thể chết sau 2-3 ngày nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng trị: Cắt phần bị thối rồi đem cả cây ngâm vào dung dịch Kasumin 5g/lit trong vòng 15 phút hoặc dùng Agrimycin. Ngưng tưới nước 2-3 ngày sau khi xịt thuốc. Trong trường hợp bị bệnh nặng, nên lấy cây ra khỏi chậu rồi ngâm vào nước thuốc trên, sau đó chuyển sang qua chậu mới. Giá đựng chậu lan bị bệnh dùng dung dịch formol tỉ lệ 1:50 pha với nước và rửa sạch. Sau đó cần phun xịt lại toàn bộ vườn lan để vườn lan hoàn toàn hết bệnh.
2. Bệnh thối nâu (Brown rot)
Hiện tượng: Ở giống lan Cattleya xuất hiện những chấm màu xanh đậm trên lá, vết bệnh hình tròn, lan rộng rất nhanh. Tế bào ở nơi vết bệnh biến thành màu nâu hay đen, mềm nhũn và chứa đầy nước. Nếu để lâu các vết bệnh này sẽ lan ra cả cây rất nhanh. Ở Cattleya thì dấu hiệu bình thường gặp ở lá và khó lan xuống thân cây hơn.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Phytomonas gây ra cộng với sự tổn thương cơ học trong mùa mưa.
Biện pháp phòng trị: Hạn chế các nguyên nhân gây tổn thương cơ học cho cây trong mùa mưa, giữ cho vườn lan không bị quá ẩm. Dùng kháng sinh trong nông nghiệp như Agrimycin phun cho cả vườn và ngưng tưới nước 2-3 ngày. Có thể dùng 1gram Streptomycin+2viên Tetracylin 500 hoà tan vào 1,5 lít nước để trị bệnh cho cây.
IV. Bệnh do virus
Các biểu hiện của vườn lan bị virus thường thấy như lá có đốm trong, màu xanh không đều, có chỗ xanh nhạt, có chỗ xanh đậm. Hoa có màu không đều xen lẫn những vệt trắng, hoa nhỏ, cành ngắn. Cây thường cằn cỗi, không phát triển được. Ở Cattleya thường gặp virus gây nên bệnh sọc trắng ở hoa.
Bệnh virus rất dễ lây lan qua dụng cụ tách chiết, qua các côn trùng châm hút gây hại.
Biện pháp phòng trị: Không có cách chữa trị nào khác ngoài việc phải đốt bỏ cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ tách chiết và vệ sinh vườn lan.
: Trong việc phòng trị bệnh cho lan không phải luôn luôn sử dụng thuốc mà quan trọng hơn là phải vệ sinh môi trường thật tốt, sử dụng phân bón hợp lý để tăng tính kháng bệnh cho cây và chế độ tưới tiêu hợp lý để hạn chế sự phát triển nguồn bệnh.Vấn đề này rất quan trọng trong phương thức nuôi trồng lan đại trà để kinh doanh ./.
Phân Bón Vụ Lúa Hè Thu:
Vụ HT 2013, thay vì sử dụng phân chuyên dùng (phân phối trộn sẵn) nhiều nông dân ĐBSCL đã cân nhắc chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng bón lúa. Theo bà con, nguồn cung các loại phân đơn (đạm, lân, kali), đặc biệt là đạm trong nước khá dồi dào, giá cả phải chăng nên tiết giảm được chi phí.
Nông dân cân nhắc chọn lựa
chúng tôi – Vụ HT 2013, thay vì sử dụng phân chuyên dùng (phân phối trộn sẵn) nhiều nông dân ĐBSCL đã cân nhắc chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng bón lúa. Theo bà con, nguồn cung các loại phân đơn (đạm, lân, kali), đặc biệt là đạm trong nước khá dồi dào, giá cả phải chăng nên tiết giảm được chi phí.
Phối trộn phân đơn
Nông dân Võ Văn Bé ở xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang vừa ra đại lý mua 20 bao phân cho 2,3 ha lúa HT vừa xuống giống, cho biết: “Giá phân vụ này không tăng cao lắm, chúng tôi thấy rất vui. Chứ mấy năm trước đến vụ là tăng lên ào ào chóng mặt. Vụ lúa ĐX vừa qua bán lúa tại ruộng chưa tới 4.200 đồng/kg, giá này chỉ đủ trả tiền nhân công và tiền phân thuốc chứ không có lời.
Sang vụ HT này tôi tính đến chuyện giảm chi phí tối đa bằng cách chọn mua phân đơn của 3 loại N-P-K đem về tự phối trộn lại với nhau. Tuy có cực công một chút nhưng giá rẻ hơn mấy chục ngàn đồng/bao. Vụ này sử dụng gần 1,6 tấn phân các loại đã tiết kiệm được cả triệu đồng”.
Còn nông dân Trương Văn Thống ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho biết: “Trung bình một vụ bón 3 đợt phân, để tiết kiệm chi phí 2 đợt đầu tôi bón phân đơn chứ không mua phân chuyên dùng, đợt bón thứ 3 và bón rước hạt mới chọn mua phân chuyên dùng vì lúc này lúa cần lượng phân để nuôi hạt”.
Ông Thống cho biết thêm, bón phân tự phối trộn nông dân có thể tăng giảm theo ý của mình, tránh tình trạng bón thừa gây lãng phí. Thời buổi giá cả leo thang, nông dân làm “đổ mồ hôi sôi nước mắt” mới có hạt lúa nhưng giá cả đầu ra lại quá bấp bênh nên cần tính toán để tiết giảm chi phí đến mức tối đa mới có lợi nhuận.
Nông dân mua phân đơn về tự phối trộn theo công thức riêng cho ruộng lúa của mình vừa hiệu quả vừa giảm chi phí
Theo chân nông dân các huyện Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) ra đại lý mua phân bón cho vụ lúa HT, đa phần thấy bà con chọn mua các loại phân đơn đem về tự phối trộn. Anh Võ Phúc Cường, chủ cửa hàng VTNN Phúc Cường ở huyê%3ḅn Vĩnh Thạnh cho biết: “Mỗi năm mua bán hơn 3.000 tấn phân bón các loại cho nông dân. Trong đó, riêng phân urê chiếm từ 500 – 700 tấn/vụ. Từ đầu năm đến nay giá phân tương đối ổn định nên đại lý cũng dễ làm ăn, mà nông dân cũng dễ thở”.
“Kỹ thuật ô khuyết”
Theo các nhà quản lý, trong 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì lãi cao nhất là vụ TĐ (do giá thời điểm này thường cao nhất trong năm), kế đến là vụ ĐX và cuối cùng là HT. SX vụ HT nông dân tốn chi phí rất nhiều nhưng năng suất lại rất thấp do thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, nông dân phải biết tính toán thật kỹ, lựa chọn giống và phân bón thật hợp lý để hạn chế tình trạng cây lúa bị đổ ngã thì mới mong có lời.
Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, tùy theo nền đất và tùy theo vụ mà nông dân cần có sự điều chỉnh công thức bón phân cho phù hợp. Đối với đất làm 2, 3 vụ lúa/năm ở ĐBSCL thì trung bình lượng phân cần sử dụng khoảng 150 – 180 kg urê, 50 – 100 kg DAP, 30 kg kali. Nếu nông dân có bón lót phân lân đầu vụ (khoảng 300 kg/ha) thì lượng DAP cần dùng là 50 kg, còn urê thì nên sử dụng bảng so màu lá lúa để cân đối cho phù hợp.
Theo ông Nguyên, nếu là ruộng mới khai hoang thì nên sử dụng loại phân đơn, tự phối trộn để dễ tăng giảm theo nhu cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng phân tự phối trộn rất dễ bón thừa, nhất là thừa đạm làm phát sinh sâu bệnh. Còn đối với nền ruộng đã thuần và có điều kiện thì nông dân nên sử dụng phân chuyên dùng vì đã được nghiên cứu tính toán kỹ công thức, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo nông dân nên áp dụng “kỹ thuật ô khuyết” để xác định từng yếu tố phân bón như đạm, lân, kali có sẵn trong đất để quyết định lượng phân cần bón thêm cho phù hợp. Theo tính toán, để có được 1 tấn lúa, cây lúa cần hấp thụ 15 kg N (đạm), 6 kg P2O5 (lân) và 18 kg K2O (kali).
Như vậy, nếu năng suất lúa đạt 7 tấn/ha thì cây lúa cần 105 kg N, 42 kg P2O5 và 126 kg K2O. Trước khi tiến hành gieo sạ lúa, nông dân nên thiết kế 3 ô liền kề nhau (khoảng 5 x 5 m), mỗi ô sẽ không bón một loại phân (khuyết 1 trong 3 nguyên tố đa lượng nói trên) trong suốt mùa vụ, các khâu còn lại vẫn chăm sóc bình thường.
Đ.T.CHÁNH – LÊ HOÀNG VŨ
Đến khi thu hoạch, lấy năng suất lúa thực tế của từng ô nhân với lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để tính ra lượng phân đạm, lân, kali mà đất đã cung cấp. Sau cùng lấy tổng lượng nguyên tố mà cây lúa cần hấp thụ để đạt năng suất mà nông dân mong muốn (ví dụ 7 tấn/ha), trừ đi lượng phân mà đất đã cung cấp, còn lại là lượng phân bón cần phải bổ sung thêm. Đây là cách làm đơn giản, rẻ tiền nhưng rất hiệu quả, giúp nông dân có được công thức bón phân hiệu quả nhất.
Cách Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Hoa Hồng
Các loại sâu bệnh chủ yếu thường gặp trong trồng hoa hồng thương phẩm và trồng cây hoa hồng tại gia đình.
b. Rệp
Rệp thường phá hại trên thân, lá, ngọn cây hồng, đặc biệt rệp sáp phủ lớp trắng sáp, không thấm nước. Sử dụng các loại thuốc hoá học như sau: Supaside 40 ND nồng độ 0,15 % liều lượng 3 bình cho một sào Bắc Bộ, Supathion 12ml/1bình 8lít, Thiodal 15-20 ml/bình 8 lít.
c. Sâu xanh và sâu khoang
Hai loại sâu này trưởng thành đẻ trứng từng ổ dưới mặt lá, có thể dùng biện pháp thủ công như ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc: Supracide 10 – 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít, Cyperin 5 EC 10 – 13 ml/bình 8 lít. Phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.
d. Bọ trĩ
Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên cánh hoa, hoa xấu, cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối. Mật độ cao vào thời gian nụ, hoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng hoa. Sử dụng một số loại thuốc sau: Polytrin P 440 ND 8 – 10ml/bình 8 lít, Secectron 500 ND 7 – 1510ml/bình 8 lít, Ofatox 400 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.
a. Bệnh phấn trắng
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lợng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều lợng 1 lít/ ha
b. Bệnh đốm đen
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng Ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 -15 ml/bình 8 lít.
c. Bệnh gỉ sắt
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.
Nguồn: sưu tầm
Tìm bài này trên Google:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Chăm Bón, Phòng Trừ Sâu Bệnh Lúa Hè Thu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!