Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Cắt Tỉa, Tạo Hình Củ Và Chăm Sóc Cây Hoa Thủy Tiên # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Cắt Tỉa, Tạo Hình Củ Và Chăm Sóc Cây Hoa Thủy Tiên # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Cắt Tỉa, Tạo Hình Củ Và Chăm Sóc Cây Hoa Thủy Tiên mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Củ thủy tiên rất giống củ hành tây, cũng có nhiều lớp vỏ củ như vậy. Toàn củ gồm một củ chính lớn nhất và một số củ nhỏ hơn mọc xung quanh, được gọi là mầm sườn. Vỏ thân củ hoa màu trắng sữa, đáy củ là vầng rễ già có màu vàng ngà, lớp rễ mới mọc ra sau này sẽ có màu trắng muốt, óng ánh như râu tóc của tiên ông. Giữa củ có lá non màu vàng và các tia hoa gồm nụ hoa, cuống hoa nằm thẳng hàng.

Phía dưới của củ bao giờ cũng có một chút đất để bảo vệ vầng rễ, người Hoa sống xa tổ quốc thường dùng khăn gấm gói mảnh đất này lại và để lên ban thờ tổ tiên và răn dạy con cháu hướng về tổ quốc.

Thủy tiên có sức sống rất mạnh mẽ, các vết cắt, gọt sẽ lành sau vài ngày. Gọt hoa thủy tiên mục đích là để tạo ra những hình dáng độc đáo như ý muốn. Vỏ củ, cuống hoa, lá được gọt, xén, tỉa sau đó sẽ lành nhưng dù sao, sự sinh trưởng cũng bị kiềm chế. Ngược lại, mặt bên kia của củ không bị gọt vẫn phát triển bình thường. Gọt, tỉa, cạo, cắt và thủy dướng tốt sẽ cho ta những giò thủy tiên có lá uốn lượn thấp, hoa vươn cao, nghiêng nghiêng duyên dáng.

1. Dụng cụ gọt thủy tiên

Cắt tỉa tạo hình độc đáo cho hoa thủy tiên

– Gồm một số dụng cụ chính như sau :

+ Dao vát lưỡng dụng : dùng để bóc, cắt, cạo, gọt, xén… toàn dao dài khoảng 18cm, lưỡi vát 45 độ, rộng 2.5cm sống dao dày khoảng 2mm.

+ Panh kẹp.

+ Dao máng: dùng để xén lá nằm sâu trong bẹ củ. Lưỡi dao hình vòng cung dài khoảng 5mm. Tôi gắn luôn dao này vào chuôi của dao lưỡng dụng.

+ Kéo nhỏ.

+ Chổi lông (loại chổi quét sơn) và một số thứ khác mà các bạn có thể nghĩ ra để sử dụng cho phù hợp.

2. Phương pháp cắt tỉa, tạo hình củ hoa thủy tiên 

– Nguyên tắc chung là phải tĩnh tâm, tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong mọi công đoạn gọt củ thủy tiên.

2.1. Làm sạch củ hoa thủy tiên

– Củ mua về bóc bỏ đất ở đáy củ, bóc hết các bẹ lá khô và ngâm nước 48h cho vỏ củ hút nước căng mọng ra để dễ gọt. Ngâm nước rồi làm sạch lại một lần nữa.

2.2. Bóc vỏ củ hoa thủy tiên

– Bắt đầu động dao trên mặt củ theo vòng cung của củ, cách vầng rễ 1cm, rạch một đường vòng cung, nhẹ nhàng tách từng lớp vỏ củ.

– Cứ bóc như vậy khi vào gần đến giữa củ thì phải hết sức thận trọng kẻo phạm vào bao hoa, cuống hoa và lá, cho đến khi để lộ hoàn toàn mâm củ. Trong khi tách, nếu gặp các mầm xiên xẹo bên ngoài thì cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm ở chính giữa củ nằm thẳng hàng nhau

– Đối với các mầm sườn cũng bóc vỏ như với củ chính. Thông thường, các mầm sườn cũng có một cành hoa nên chúng ta khi gọt cũng hết sức chú ý vì các lớp vỏ ở mầm sườn ít nên khi gọt rất dễ phạm vào bao hoa.

2.3. Bóc bào mầm của hoa thủy tiên

– Sử dụng dao vát lưỡng dụng và máng để khoét sâu các khe giữa các bào mầm để dễ bóc bào mầm và xén lá sau này. Sau đó, dùng mũi dao nhẹ nhàng rạch bào mầm để lộ ra lá và hoa. Thao tác này các bạn hết sức chú ý vì rất dễ phạm vào bao hoa. Nếu làm rách bao hoa thì chắc chắn hoa sẽ bị câm và thối hoa. Theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên rạch một đường ở bên cạnh của bào mầm, từ trên xuống dưới, thay vì rạch chính giữa bào mầm vì ở bên cạnh đã có các lá nằm bên trong che chở cho bao hoa. Sau đó, dùng dao máng bóc bào mầm (là một bao màu trắng bao bọc quanh lá và cuống hoa như trong hình) để lộ ra lá và bao hoa :

+ Đối với các mầm sườn cũng bóc vỏ như với củ chính. Thông thường, các mầm sườn cũng có một cành hoa nên chúng ta khi gọt cũng hết sức chú ý vì các lớp vỏ ở mầm sườn ít nên khi gọt rất dễ phạm vào bao hoa.

+ Khi bóc tách bào mầm xong, củ chính và các mầm sườn nó sẽ như thế này:

Củ hoa thủy tiên sau khi bóc vỏ và bóc tách bào mầm

– Các bạn nhìn thấy trong hình giữa những lá xanh màu lá mạ có một bao lồi ra, nho nhỏ màu vàng nhạt đó là bao hoa. Đây chính là phần quan trọng nhất của củ thủy tiên, nếu lỡ tay làm thủng hoặc gọt phạm phải là hỏng một hoa. Khi gọt mà thấy có mấy mẩu màu vàng cam sẫm rơi ra là hỏng một cành hoa rồi đấy. Thông thường, mỗi mầm có 4 – 5 lá, bên trong là cuống và bao hoa.

2.4. Xén lá hoa thủy tiên

– Các lá thủy tiên, nếu không được xén tỉa thì sẽ luôn mọc thẳng lên tua tủa, nhiều khi che lấp mất hoa nên không được đẹp lắm. Do vậy, muốn lá mọc thấp và uốn lượn phía dưới hoa thì ta phải xén lá. Xén lá theo cạnh nào thì nó sẽ uốn lượn theo cạnh đó. Dùng dao lưỡi vát rạch một chút trên ngọn lá rồi dùng dao máng xén dọc theo chiều dài của lá cho tới tận cuống lá.

+ Tạo lá cong hình móc câu: gọt, cạo một chút đằng sau lá từ ngọn lá cho tới giữa lá hoặc tới gốc lá, tùy theo bạn muốn cong ít hoặc cong nhiều.

+ Tạo lá lượn vòng tròn: Từ đỉnh lá xén đi 1/3 tới 1/2 độ rộng của lá từ ngọn lá cho tới gốc lá.

2.5. Cạo cuống hoa thủy tiên

– Cũng như lá, nếu không tác động, trụ hoa thủy tiên sẽ cùng nhau mọc thẳng và trên đỉnh sẽ là một chùm những bông hoa nhỏ. Nếu muốn cuống hoa cong nghiêng nghiêng thì ta dùng dao cạo nhẹ lớp vỏ mỏng của cuống hoa ngay dưới đế bao hoa. Cạo chiều nào, hoa sẽ cong theo chiều đó. Có thể cạo một chút, có thể cạo từ đế bao hoa cho tới gốc cuống hoa, tùy theo yêu cầu tạo hình cong ít hay cong nhiều. Cần chú ý kẻo đứt cuống hoa.

3. Trồng hoa thủy tiên bằng phương pháp thủy dưỡng

– Thủy dưỡng là quá trình nuôi trồng trong nước. Đây là một khâu rất quan trọng trong quá trình gọt thủy tiên, nó quyết định phẩm chất của một giò thủy tiên. Trong quá trình thủy dưỡng phải thường xuyên xem xét, điều chỉnh lá và hoa cho đẹp vì lá và hoa trong giai đoạn này rất dễ điều chỉnh, uốn nắn.

Hoa thủy tiên được trồng bằng phương pháp thủy dưỡng

3.1. Làm sạch trước khi thủy dưỡng

– Dùng panh, kéo, chổi lông làm sạch các mảnh vụn giắt trong các khe bẹ củ, sửa lại các vết cắt cho thật ngọt. Xem kỹ mặt trước, mặt sau của củ xem có chỗ nào bị giập hay không, nếu có phải gọt sửa lại vì củ giấp rất dễ ủng, thối.

3.2. Loại nước sử dụng trồng hoa thủy tiên

– Thủy tiên ưa nước sạch, trong, tốt nhất là dùng nước mưa, nước giếng khơi, nước suối. Nước máy cũng dùng được nhưng nên để vài ngày cho bay hết hơi clo mới dùng được. Thay nước hàng ngày đối với chậu nông và 2 ngày đối với chậu sâu. Nếu nhiệt độ ngoài trời cao phải thay nước hàng ngày vì trời nóng rễ và bẹ củ rất dễ thối, ủng.

– Nếu nước có hiện tượng vẩn đục, phải lập tức xem xét củ xem có phần nào bị thối không, nếu có thì dùng dao gọt rộng hết phần bị thối, ủng và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy, có thể rửa bằng nước muối loãng rồi tiếp tục thủy dưỡng.

3.3. Ngâm cầu

– Sau khi gọt và làm sạch xong thì ngâm mặt cắt, gọt, tỉa vào nước trong 24h để rửa sạch nhựa chảy ra từ vết cắt, nhựa sẽ đùn ra và đông lại dẻo quánh trên các vết cắt gọt. Nếu không rửa sạch nhựa thì các vết cắt sẽ bị oxy hóa làm cho thâm lại.

– Dùng chổi lông, bông cọ rửa mặt cắt và thay nước mỗi 8h.

3.4. Chậu thủy dưỡng cho cây hoa thủy tiên

– Sau khi ngâm cầu, ta đưa củ lên chậu thủy dưỡng, đặt củ nằm ngang và hướng mặt cắt gọt lên trên. Dùng bông hoặc vải mềm phủ lên các vết cắt và rễ sao cho mảnh vải, bông luôn ướt, mục đích để rễ và các vết cắt không bị khô dẫn đến thâm. Không đổ ngập nước thay vì dùng bông phủ vì nếu ngập nước thì các vết cắt gọt lại bị ủng, thối.

– Có thể dùng loại bông tẩy trang, tách ra làm đôi rồi phủ lên mặt cắt của củ.

– Sau khi đặt vào chậu thủy dưỡng thì ta nên để trong nhà 3 – 4 ngày do các vết cắt liền sẹo, lá bắt đầu mọc dài ra và hơi xanh mới đưa ra ngoài trời. Không để cây dưới ánh nắng trực tiếp, mưa gió. Ban đêm phải chuyển vào trong nhà để tránh sương đêm làm chột lá, hoa hàng ngày khi thay nước cần rửa sạch củ hoa và kiểm tra, điều chỉnh lá và ngồng hoa theo ý muốn. Chú ý ngồng hoa vì lá mọc thấp, lượn vòng dễ chèn lấp ngồng hoa làm ngồng hoa cong vẹo không đẹp mắt.

3.5. Thời điểm gọt củ hoa thủy tiên

– Cái khó của người gọt hoa thủy tiên là phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Trời nóng ẩm thì nhanh nở hoa, trời lạnh thì chậm. Củ thô được bán ở chợ Bưởi, chợ Mơ và một số nơi khác ở HN từ tháng 11 âm lịch. Thông thường, ở Hà Nội bắt đầu gọt trước ngày mồng 1 Tết từ 20 – 25 ngày. Tức là chúng ta sẽ tiến hành gọt vào những ngày từ mùng 5 đến mùng 9 tháng 12 âm lịch. Dự đoán năm nào ấm thì gọt trước tết 21 – 22 ngày, năm nào lạnh nhiều thì gọt trước tết khoảng 24 – 25 ngày. Tất nhiên, trong giai đoạn thủy dưỡng thì ta cũng có thể điều chỉnh được phần nào, nhưng dự đoán trước được thì nhàn hơn và cũng ấn tượng hơn..

– Để chắc ăn, trong vòng 4 ngày thì mỗi ngày gọt 1 củ, thế nào cũng có 1 – 2 củ nở trúng 30 tết.

– Trước đây, các cụ có lệ thi gọt, tạo hình thủy tiên làm sao nở đúng giao thừa thì đoạt giải thưởng lớn. Người ta cho rằng, năm nào gọt hoa thủy tiên mà nở đúng giao thừa thì năm đó sẽ rất may mắn. Tất nhiên, những giò thủy tiên nở sớm hay nở muộn thì đều cũng tốt vì người phương Đông quan niệm thủy tiên đem lại sự may mắn và trường thọ.

3.6. Điều chỉnh thời điểm nở hoa của hoa thủy tiên

– Từ khi hoa xé bao nang đến khi hé nở khoảng 5 – 6 ngày. Ta có thể điều chỉnh ngay trong thời điểm này. Cách thường dùng là can thiệp bằng nhiệt độ, ánh sáng. Điều chỉnh cho củ ra hoa sớm dễ hơn là ra hoa muộn.

– Muốn củ ra hoa sớm thay nước ấm để thủy dưỡng, phơi ra ngoài nắng trực tiếp. Đêm đưa vào trong nhà che giấy, nilon rồi dùng bóng điện chiếu sáng.

– Muốn củ ra hoa muộn thì phải nhiều lần thay nước lạnh, có thể dùng đá trong tủ lạnh ngâm nước xuống khoảng 15 độ C rồi dùng nước này để thay. Không phơi nắng mà phải để trong nhà tối hoặc chỗ râm mát, ban đêm đưa ra ngoài trời.

Nguồn: Admin tổng hợp

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cắt Tỉa Cây Lựu Bonsai Tạo Dáng Đẹp

Cây lựu không chỉ là loại cây ăn quả được nhiều người ưa thích mà nó còn có thể trồng tại nhà để làm cảnh, trang trí cho nhà thêm xinh xắn và ấm áp. Nó còn có tác dụng trồng làm cây phong thủy nhất định, nếu bạn đang sở hữu một chậu lựu với những chùm hoa rực rỡ có nghĩa là bạn đang nắm giữ trong tay những điều may mắn, những niềm vui và tài lộc đầy nhà. Người xưa còn cho rằng, trong các loại cây ăn trái, cây lựu được xếp vào top những “Mỹ nhân” bởi chúng thừa kế vẻ đẹp mĩ mãn từ hình dáng cho tới màu sắc của quả, lá, cành

Để có kết quả tốt nhất, hãy bắt đầu hạt lựu trong nhà vào đầu mùa đông, để chúng có một vài tháng để phát triển trước khi vào mùa đơm hoa, kết quả. Khi trồng, tùy vào điều kiện của gia đình mà chọn một trong hai loại lựu là cây làm cảnh và cây cho quả.

1. Chuẩn bị dụng cụ

2. Tiến hành cắt tỉa cây lựu

Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao. Việc bón phân cho cây lựu cần thận trọng vì ảnh hưởng đến quả, khi chín phân đạm không được bón nhiều vì khi quả chín, nứt nẻ mất giá trị.

Với người trồng cây lựu như cây cảnh thì mới cắt sửa, tạo dáng khi cây lên cao, cắt xuống cách đất 20 – 30cm (2 – 3 tấc) chừa lại 2 – 4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sỡ thích.

Còn với người trồng để làm kinh tế thì chỉ cắt những nhánh yếu ớt, chừa những nhánh khỏe mạnh, sẽ cho quả to.

Cắt ba nhánh để ra các cành to, khỏe sẽ cho năng suất cao hoàn toàn khác với việc cắt sửa để tạo dáng của nghệ nhân chơi cây cảnh.

Ánh sáng phải đầy đủ: Cây lựu là loài cây ưa ánh sáng và nhiệt độ cao nhưng không chịu úng nước nên cần chú ý độ ẩm đất. Trong kỳ hoa nở cần khống chế lượng nước tưới, nếu thấy đất trong chậu quá khô cần phải tưới ngay.

Bón phân hợp lý: Cây lựu ưa phân bón, tuy nhiên với cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm , làm cho cành mọc dài, cây không ra hoa kết quả. Trong mùa sinh trưởng ta nên bón bổ sung cho cây (15-20 ngày bón một lần) các loại phân có nguồn gốc hữu cơ, phân trùn quế, phân dơi… rất tốt để bón cây lựu.

Trước khi cây ra nụ ta chọn phân NPK có tỉ lệ P và K cao để xúc tiến việc hoa nở và đậu trái. Tỉa cành vừa phảiCần tỉa bớt những cành dày, yếu, để tập trung dinh dưỡng vào cành khỏe, làm cây có dáng đẹp. Đến kỳ ra hoa, cần áp dụng biện pháp thúc chồi bằng cách tỉa cành hoặc vặt bỏ chồi ngọn

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Cách Cắt Tỉa Cây Mai Vàng Tạo Dáng Đẹp

Ngày Đăng : 03/07/2019 – 5:32 PM

Cây mai vàng chủ yếu là chơi dáng và hoa hoặc rể , hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu. Cành yếu bị che khuất nên không có hoa, còn cành khỏe có nhiều hoa, ảnh hưởng đến chất lượng cây hoa.

Một số bộ phận cành lá đã già che lấp các bộ phận cành lá non, hoặc những cành bị sâu bệnh, giảm hoặc không còn khả năng cho hoa.

Mặt khác, mai vàng được trồng với mục đích để tạo cây dáng thế nên trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên cắt tỉa cành để cây mai sinh trưởng phát triển tốt, vừa có những cành nhánh theo ý muốn để tạo dáng thể sau này.

Khi trồng cây mai vàng để chơi kiểng, bạn cần phải thành thạo các kỹ thuật tỉa sửa như căng kéo, cắt tỉa uốn nắn, neo, cảo, quấn dây đồng, đục, khoét, làm lão hóa… để tạo ra một cây bonsai có tư thế đẹp và giá trị.

1 : Dụng cụ cắt tỉa cây mai vàng

Dụng cụ cắt tỉa cây mai vàng yêu cầu phải sắc bén để không làm dập nát cành mai làm cây mai dễ bị nhiểm trùng sau khi cắt tỉa .

Dụng cụ cắt tỉa cây mai vàng

1. Cách tỉa sửa rễ cho cây mai vàng

Có thể nói, tỉa sửa rễ là khâu quan trọng nhưng khó khăn nhất trong quá trình tạo thế bonsai cho cây mai kiểng vì phần rễ cây thường cứng, giòn và nằm sâu dưới đất.

Tuy nhiên, với mai bonsai, bộ rễ cũng phải nổi hẳn lên trên nên bạn cần phải moi rễ lên và tiến hành chỉnh sửa theo kiểu xòe ra bốn phía hay kiểu lồi lõm ngoằn ngoèo trên miệng chậu.

Nếu khéo tay và có kỹ thuật hơn, bạn còn có thể tự tạo ra những bộ rễ quý có dạng hình chân thú như chân long, ly, quy, phụng vô cùng đẹp mắt và quý hiếm.

2. Cách tỉa mai vàng ở phần gốc cây

Là loại cây đơn thân nên cây mai thường có gốc rất to, nhất là những cây mai được trồng lâu năm. Do đó, để đơn giản hơn trong khâu chỉnh sửa, bạn cần tiến hành cắt tỉa phần gốc này ngay từ khi cây còn nhỏ. Bằng cách cắt, gọt, đẽo, đục… bạn có thể tạo ra nhiều tư thế gốc khác nhau sao cho phù hợp với từng dáng cây, chẳng hạn như tư thế đứng hay tư thế nằm, thế nghiêng…

3. Sửa thân cây mai kiểng như thế nào?

Là bộ phận to thứ hai sau gốc, việc sửa thân cây mai kiểng cũng không hề đơn giản, đòi hỏi bạn phải có đủ các dụng cụ cần thiết như nòng sắt, cây nêm, cảo, dây đồng, dây kẽm…

Trước tiên, bạn cần phải mường tượng ra được thế uốn mà mình muốn. Sau đó dùng nòng sắt uốn theo thế đã định sẵn và dùng dây kẽm buộc ép sát thân cây mai vào nòng sắt dần dần từ gốc trở lên.

4. Cách tỉa sửa cành mai sao cho đẹp

5. Tỉa lá cũng là khâu quan trọng trong cách tỉa mai vàng

Với mai kiểng trồng trong chậu để chơi cảnh trong nhà thì cần phải tỉa lá cho thông thoáng. Mục đích chính của việc tỉa lá là để làm nổi lên thế bonsai của gốc, rễ, thân và cành mai.

6. Kỹ thuật làm lão hóa khi tạo thế cho mai kiểng

Gốc và thân cây mai kiểng thường xù xì vì được trồng trong nhiều năm với sự ‘xếp lớp’ của những tầng vỏ đã bị lão hóa. Nếu không muốn mất nhiều thời gian chờ đợi, bạn có thể sử dụng dụng cụ đục khoét hay thậm chí là tác động bằng chất hóa học để cây nhanh chóng lão hóa hơn. Cụ thể là:

– Dùng dụng cụ đập dài vào thân cây ở nơi mà bạn muốn bị lão hóa, tuy nhiên không được đập kín xung quanh thân mà phải để lại một rảnh nhỏ thông suốt để cây có thể dẫn nhựa đi nuôi ‘cơ thể’ nó.

– Khi bị đập, cây sẽ phản ứng để chống lại và tự chữa lành vết thương của nó. Những chỗ bị dập sẽ phù lên, sần sùi tạo thành sẹo với vẻ già nua như bị lão hóa.

– Để kích thích cây chữa lành sẹo, bạn có thể dùng thuốc vaseline, hoặc tự chế thuốc bằng cách nấu mỡ bò với thuốc trừ nấm và thuốc ký ninh vàng.

Các tin khác

Kỹ Thuật Trồng Và Cắt Tỉa Cây Dâu Tây

Kỹ thuật trồng và cắt tỉa cây dâu tây

Dâu tây (danh pháp khoa học: Fragaria) hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay. Dâu tây được trồng lấy trái ở vùng ôn đới. Với mùi thơm hấp dẫn cùng vị dâu ngọt lẫn chua nên dâu tây được ưa chuộng.

Kỹ thuật trồng cây dâu tây

2. Thời vụ và mật độ trồng– Khoảng cách giũa các cây tùy thuộc vào mục đích trồng của mẹ, nếu trồng làm kiểng khoảng cách giữa các cây 10-15cm (nhưng chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng), nếu trồng lấy trái với điều kiện đất rộng thì khoảng cách giữa các cây là 40-50cm

3. Làm đất và đào hố trồng– Nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.

4. Phân bón lót– Phân bón dùng để trộn lẫn một ít dung dịch phân bón Rapid Hydro với đất trước khi trồng cây.– Phân bón bổ sung cho cây, sử dụng các loại phân bón đủ các yếu tố vi lượng cây dâu cần dùng, đối với các bạn muốn có vườn dâu đạt hiệu quả tốt nhất sử dụng dung dịch phân bón con cá Rapid Hydro để có vườn dâu thật đạt.– Lưu ý khi bón cho cây bằng phân bón sạch Rapid Hydro thì các bạn pha loãng phân với nước với tỷ lệ 1 lít dung dịch phân bón hoà với 70 lít nước. Cách khoảng 10-15 ngày các bạn bón một lần như vậy sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Trồng cây dâu tây– Bà con nên vùi dễ cây trong đất phù hợp, không nên trông quá sâu, cũng k nên vùi nông quá.– Trồng xong phủ rơm trên mặt để đỡ trái tránh côn trùng hại quả.– Các bạn nên trồng cây thành từng khoảng nhỏ để khi xuất hiện sâu hay bệnh cây dễ cách ly

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình cây dâu tây

1. Ngắt lá– Ngắt lá cây dâu tây thường xuyên thay đổi lá, lý tưởng cho cây dâu chỉ khoảng từ 4-6 lá, khi cây nhiều lá ta nên ngắt bớt lá già.– Khi lá cây có hiện tượng cháy lá do vận chuyển đường xa hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng ngoài việc bổ xung chất và nước cho cây ta cũng cần ngắt bỏ lá bị tổn thương để cây lên lá mới tiếp tục phát triển.– Cách ngắt: ngắt cách gốc khoảng 5cm để tránh hiện tượng nấm xâm nhập ngược vào gốc. gây thối rễ, hư búp non, có thể ảnh hưởng sự phất triển của cây nếu nặng dẫn đến chết cây.

2. Tỉa bông– Tỉa bông cây dâu tây tuỳ loại và tuỳ giống cây , chất dinh dưỡng và phụ thuộc chăm sóc có thể cho bông đơn hoặc bông chùm, khi cây có quá nhiều bông nên ngắt bớt để cây tập chung chất cho quả lý tưởng từ 3-4 bông.– Đầu tiên nên tỉa bớt các bông hỏng không đậu trái (do độ ẩm không khí quá cao, do côn trùng đốt bông gây thui bông hoặc do người chăm sóc tưới nước vào bông trong thời gian thụ phấn gây chột hoặc dị dạng quả).– Sau đó tỉa bớt các bông nhỏ hoặc dị dạng sao cho đạt mức cây có thể cung cấp đủ chất nuôi quả.

3. Chăm bón– Sau khi thu hoạch, ngắt bông cách gốc 5cm như đối với lá, bón phân và tưới nước đầy đủ chờ ra đợt bông mới– Dâu tây không chín thêm sau khi thu hoạch, do đó, để đạt chất lượng tốt nhất nên thu hoạch dâu tây khi quả đã chín (trái đã chuyển sang màu đỏ đều). Phân loại và đóng gói dâu tây theo yêu cầu của khách hàng, tốt nhất đóng dâu trong các hộp đặc biệt, tránh để các trái dâu tiếp xúc và cọ xát lẫn nhau.– Trái dâu tây không bảo quản được lâu và chỉ nên bảo quản trong vài ngày, khi thu hoạch xong tốt nhất phải bảo quản và vận chuyển trong điều kiện lạnh. Trái dâu tây rất dễ bị giập nát khi thu hoạch và vận chuyển phải chú ý thao tác nhẹ nhàng, tránh giập nát.

Trung tâm giống cây trồng Bến Tre chuyên cung cấp cây giống chất lượng cao. Chúng tôi nhận hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Cắt Tỉa, Tạo Hình Củ Và Chăm Sóc Cây Hoa Thủy Tiên trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!