Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Canh Tác Ngô Nếp Lai F1 Thái Lan Fancy 39 # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỹ Thuật Canh Tác Ngô Nếp Lai F1 Thái Lan Fancy 39 # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Canh Tác Ngô Nếp Lai F1 Thái Lan Fancy 39 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỹ thuật canh tác Ngô nếp lai F1 Thái Lan Fancy 39

Hạt giống ngô nếp lai F1 Thái Lan Fancy 39 do Công ty TNHH Agriscience chúng tôi cung cấp có giống nhập ngoại từ nước ngoài. Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta cho năng suất phẩm chất cao. Khi gieo trồng bà con nông dân chỉ cần áp dụng kỹ thuật trồng đúng theo hướng dẫn bên dưới. Đảm bảo cây sẽ sinh trưởng tốt cho năng suất cao trong vụ thu hoạch.

Ngày đăng: 28-09-2020

1,440 lượt xem

Đôi nét về hạt giống ngô nếp lai F1 Thái Lan Fancy 39

Hạt ngô có hạt màu trắng sữa, ngắn ngày.

Kháng bệnh đốm lá, rỉ sắt.

Trồng được mọi thời vụ trong cả năm.

Thích hợp trên nhiều loại đất, chịu hạn và chịu lạnh tốt.

Độ đồng đều trái và cây rất cao, thu hoạch tập trung, tỷ lệ trái loại 1 trên 90%.

Dạng trái dài, to. Ăn tươi rất ngon, mềm, dẻo, ngọt, vị thơm đậm đặc trưng.

Năng suất trái tươi còn vỏ đạt 16-18 tấn/ha.

Thời vụ

Vụ xuân: gieo trồng quanh tiết lập xuân từ 20/1 – 25/2.

Vụ thu đông: trồng 1 – 15/9.

Vụ đông trồng: 20/9 – 15/10.

Tùy vào điều kiện khí hậu, thời tiết cụ thể từng năm, để ngô đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủi ro. Cần tính toán thời điểm xuống giống để tránh bắp trổ cờ, phun râu vào lúc nhiệt độ quá cao (trên 350C) hoặc quá thấp (dưới 150C).

Kỹ thuật canh tác ngô nếp lai F1 Thái Lan Fancy 39

Ngâm ủ hạt giống

Phơi sơ hạt qua nắng nhẹ trước.

Rồi đem ngâm trong nước ấm pha với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh thời gian từ 3 – 5h.

Giữ ẩm bằng cách ủ trong khăn hoặc cho ra đất cát trực tiếp tưới nước lên để giữ ẩm đến khi nào ngô nhú mầm ra khỏi hạt.

Kỹ thuật làm bầu ngô

Hạt ngô được gieo trên khay xốp, khay nhựa, hoặc làm trực tiếp tại ra luống tại góc ruộng (có thể sử dụng loại khay 66-88 lỗ).

Giá thể gồm: Rơm rạ ủ mục hoặc xơ dừa + phân hữu cơ vi sinh + đất bột theo tỉ lệ: 1:1:3. Sử dụng NPK (5.10.3) trộn với hỗn hợp giá thể trên với lượng 30g/ 1 khay. Luống ở góc ruộng thì trải đều giá thể lên mặt luống, rồi lấy thước chia thành từng bầu nhỏ theo kích thước 4 cm x 4cm.  Hạt đã nứt nanh đem gieo mỗi lỗ 01 hạt, sau đó lấp một lượt đất mỏng lên trên.

Sau khi gieo hạt, tưới nước giữ ẩm thường xuyên bằng ô-doa. Chọn nơi tiện chăm sóc, tránh ngập úng khi có mưa, nơi có đủ ánh sáng cho cây con phát triển để đặt khay bầu.

Thời gian để ngô trong bầu tối đa từ 7-12 ngày. Không nên để quá 12 ngày, cây ngô sẽ cao vóng, yếu ớt.

Mật độ gieo trồng

Mỗi ha cần 9-10kg hạt giống, gieo hạt trên 1 hốc, theo khoảng cách 70 x 25 (cm) hoặc 70-30 (cm).

Mật độ thích hợp từ 54.000-57000 cây/ha.

Phân bón và cách bón

Lượng phân cho 1 ha như sau:

5 – 10 tấn phân chuồng hoai

200 kg Urê

450-500 kg super lân

100-120kg KCl

Được bón như sau:

Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân lúc làm đất

Bón thúc lần 1: 10 ngày sau gieo bón 50kg Ure, 20-25 kg KCl

Bón thúc lần 2: 20-25 ngày sau gieo bón 100kg Ure, 40-50 kg KCl

Bón thúc lần 3: 35-40 ngày sau gieo bón toàn bộ lượng phân còn lại

Chăm sóc

Vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.

Vun cao gốc kết hợp làm cơ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.

Giai đoạn cây con và 2 tuần trước trổ cờ và 2 tuần sau trổ cờ cần tưới đủ ẩm, tránh úng để cây phát triển mạnh, cho trái và hạt phát triển tốt, 3 lần / ngày:

Lần 1: khi cây 7 – 9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc

Lần 2: trước trổ cờ 10 – 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

Lần 3: sau khi cây thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

Sau khi cây trổ cờ phun râu, ta có thể tiến hành rút 10 – 15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.

Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen…

Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

Lưu ý:

Phòng bệnh huyết dụ cây con hoặc sau mưa lớn, đất bị ngập nước, bằng cách ngâm 5 – 7kg lân supe hòa loãng với nước lã tưới 1 – 2 lần trong 7 – 10 ngày sau trồng.

 

Công ty TNHH AGRISCIENCE

Trụ sở chính: 112/33, Hoàng Quốc Việt, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

VPĐD: 295 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP. HCM

Điện thoại: 02822 298 299   Hotline: 0932139124   (Zalo, WhatsApp, Wechat, Line: 0932 139 124) E-mail: info@agriscience.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/AgriscienceVietnam/

 

 

 

 

 

Hướng Dẫn Gieo Trồng Giống Ngô Nếp Lai F1 Hn88

1. Thời vụ gieo trồng: Có thể trồng được quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động, tuy nhiên để đạt năng suất cao cần chọn thời vụ gieo trồng tránh cho ngô trỗ cờ phun râu vào các tháng quá khô, quá nóng, quá lạnh.

2.Khoảng cách gieo: gieo 1 hạt/1hốc, theo khoảng cách 65-70 x 28-30 cm, gieo thêm 10% số hạt trong bầu để trồng dặm để đảm bảo mật độ.

Lượng bón tùy theo từng loại đất, trên chân đất trung bình bón:

– Bón lót: bón 700 kg/ha phân NPK (5:10:3).

– Bón thúc lần 1 (giai đoạn cây 5-7 lá): bón 250 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 40-50 kg/ha đạm urê, kết hợp làm cỏ, xới vun gốc.

– Bón thúc lần 2 (giai đoạn xoắn nõn): bón 220 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 30-40 kg/ha Kaliclorua, kết hợp xới, vun cao chống đổ.

– Bón lót (lúc làm đất): toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân vi sinh), phân lân + 20% đạm urê.

– Bón thúc lần 1 (10 ngày sau gieo): bón 30% đạm Urê, 40% Kaliclorua.

– Bón thúc lần 2 (20 ngày sau gieo): bón 50 % đạm Urê, 50% kg Kaliclorua.

– Bón thúc lần 3 (35-40 ngày sau gieo): bón toàn bộ lượng phân còn lại.

* Có thể sử dụng phân bón tổng hợp NPK để thay thế các loại phân trên nhằm hạn chế sâu bệnh và có hiệu quả kinh tế cao.

4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

* Giai đoạn cây con và 2 tuần trước trỗ cờ và 2 tuần sau trỗ cờ cần tưới đủ ẩm đẻ cho bắp và hạt phát triển tốt.

* Chủ động diệt cỏ bằng phun thuốc đặc trị MAIZINE (Mizin) 80WP hoặc A-Zet phun lúc vừa gieo xong và 20 ngày sau gieo. Thời gian sinh trưởng bắp nếp HN88 ngắn, do đó cần bón phân đúng lúc, kết hợp làm cỏ xới xáo và vun gốc trong các đợt bón phân. Nếu bắp có hiện tượng đẻ nhánh từ thân chính là do ruộng giàu dinh dưỡng hoặc bón quá thừa đạm, điều chỉnh cân đối lượng phân bón cho thích hợp lại và loại bỏ sớm các nhánh đẻ này.

* Để phòng sâu đục thân, đục trái non bằng cách rãi Vibasu, Furadan vào loa kèn khi bắp được 7-8 lá, nếu hộ nào tận dụng thân lá để cho gia súc ăn thì nên bón qua gốc.

* Để hạn chế bệnh khô vằn thì giai đoạn trước trỗ cờ nên loại bỏ các lá già có vết bệnh ở gốc, nếu mưa nhiều, ẩm độ cao thì phun Validacine, Anvil.

* Để phòng trừ bệnh đốm lá phun Tilt hay Appencab hoặc Daconyl.

* Để phòng trừ bệnh bạch tạng (sọc trắng lá) gây thất thu cho bắp như không hạt, không trái nên phun bằng thuốc Ridomyl hoặc Foraxyl 35% định kỳ 2-3 lần ở giai đoạn 10,20,30 ngày sau gieo giúp hạn chế bệnh trên.

5. Thu hoạch: Nếu thu bắp tươi, thu sau phun râu 18-20 ngày (66-68 ngày sau gieo); nếu thu bắp khô, thu hoạch 95-100 ngày sau gieo.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Ngô Nếp Lai

Ngô nếp lai nằm trong danh sách cây vụ đông được trồng phổ biến, để mang lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật trồng loại cây này:

1. Giống

Hiện nay có các loại giống Wax 44, HN88, AG500, Max 68, …

2. Thời vụ gieo trồng

Vụ xuân: gieo trồng quanh tiết lập xuân từ 20/1 – 25/2; Vụ thu đông: trồng 1-15/9; Vụ đông trồng: 20/9 – 15/10.

3. Kỹ thuật ngâm ủ

– Để đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cao, cần phơi ngô giống qua nắng nhẹ nhằm phá sự ngủ nghỉ của hạt.

– Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 3 – 5 tiếng, sau đó ủ trong khăn ẩm hoặc tra trực tiếp xuống đất cát rồi giữ ẩm cho đến khi mầm mọc khỏi mặt đất.

4. Mật độ, cách thức gieo trồng

– Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô, mật độ trồng 6 – 7 vạn cây/ha. Khoảng cách: hàng cách hàng: 60cm – 70cm; Cây cách cây: 25cm – 30cm.

– Về cách thức gieo: có nhiều hình thức gieo khác nhau, có thể gieo trực tiếp 1 hạt/hốc hoặc gieo trong bầu, khi ngô đạt từ 2 – 3 lá sẽ đưa ra ngoài ruộng. Đối với làm bầu, chỉ nên áp dụng đối với các giống ngô có tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con yếu hoặc trồng trên chân đất sau lúa mùa chưa được gặt (do tốn nhiều công).

5. Bón phân và cách bón

Lượng phân bón:

+ Phân chuồng: 2 – 3 tạ/sào hoặc 15 – 20 kg phân vi sinh

+ Đạm Ure: 10 – 12 kg/sào.

+ Supe lân: 12 – 15 kg/sào.

+ Kali: 5 – 7 kg/sào.

Nên sử dụng phân NPK với lượng tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cách bón:

+ Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh + toàn bộ lân (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).

+ Bón thúc: bón làm 3 đợt:

Đợt 1: khi ngô 3 – 4 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 2: khi ngô 7 – 9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali

Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali + lượng đạm còn lại

6. Chăm sóc

– Vun gốc kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1.

– Vun cao gốc kết hợp làm cơ lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2.

– Tưới nước: dựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần:

+ Lần 1: khi cây 7 – 9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc

+ Lần 2: trước trổ cờ 10 – 15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn.

+ Lần 3: sau khi cây thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn.

Sau khi cây trổ cờ phun râu, ta có thể tiến hành rút 10 – 15% cờ trên cây xấu hoặc bẻ cờ sau khi thụ phấn xong để tập trung dinh dưỡng về bắp.

7. Phòng trừ sâu bệnh hại ngô

Cây ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu xám, sâu đục thân và đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn, đốm lá, bệnh phấn đen… Thường xuyên kiểm tra và xử lý kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

Lưu ý: phòng bệnh huyết dụ cây con hoặc sau mưa lớn, đất bị ngập nước, bằng cách ngâm 5 – 7kg lân supe hòa loãng với nước lã tưới 1 – 2 lần trong 7 – 10 ngày sau trồng.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Bầu Lai F1 – Quy Trình Trồng Bầu Lai F1

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bầu lai f1 – Quy trình trồng bầu lai f1

1. Đặc tính giống bầu lai f1

Bầu giống lai F1, có khả năng sinh trưởng mạnh, kháng sâu bệnh khá tốt. Trái dài 35 – 50cm, suôn đẹp, màu xanh nhạt, đặc biệt đầu và đích trái bằng nhau. Thời gian thu hoạch có thể bắt đầu 55 – 60 ngày sau khi gieo.

2. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng phải cày bừa tơi xốp, sạch cỏ. Mùa nắng nên lên líp chìm (thấp), còn mùa mưa phải được lên líp cao và có rảnh thoát nước tốt.

3. Khoảng cách trồng

Trước khi ngâm phơi hạt dưới nắng nhẹ 3 – 4 giờ, hạt khô hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Sau đó ngâm trong nước sạch khoảng 4 – 5 giờ. Vớt hạt lên để ráo nước rồi dùng khăn sạch đã vắt ráo nước, gói hạt lại và cho vào bao nylon, cột kín miệng, tránh hạt bốc thoát hơi nước, ủ ở nhiệt độ 29 – 300C là thích hợp nhất.

5. Gieo hạt Gieo vào bầu:

Đất cho vào bầu thường theo tỉ lệ 1 phần phân chuồng : 1 phần tro trấu: 2 phần đất tơi xốp, trộn thêm phân vi sinh ra rễ Bảo Đắc. Bầu thường làm bằng lá chuối hoặc bao nylon (kích thước 7 x 9cm) có đục một số lỗ thoát nước. Khi cây được 1 -2 lá nhám (lá thật) thì có thể đem ra trồng ngay.

6. Làm giàn bầu

Nên làm giàn cho bầu để đạt được trái thương phẩm đẹp và năng suất cao.

– Có thể sử dụng trụ đỡ bằng tre hoặc tầm vong, tràm. Mái giàn có thể sử dụng chà tre hay cây cứng chắc, đặc biệt ở giữa giàn phải có trụ đỡ chắc chắn vì bầu này cho năng suất rất cao nếu cây yếu có thể bị sập giàn.

7. Phân bón

Lượng phân bón có thể dùng từ 90-140 kg NPK (20-20-15) cho 1000m2.

8. Sâu bệnh

8.1. Sâu hại:

-Dế, sâu đất: Dùng thuốc Basudin hạt Padan, Regent hạt …

-Sâu vẽ bùa: Sử dụng Thianmectin 0.5ME, Nockthrin,…

-Bọ trĩ, bọ rùa: Sử dụng Confidor, Regent xanh.

-Sâu xanh, sâu ăn tạp: Sử dụng Thianmectin 0.5ME, Lannate, Dipel, …

-Rầy mềm, rầy bông: sử dụng Pesta 5SL, Supracide, Sevin…

-Rầy trắng: Thianmectin 0.5 ME (xịt vào chiều tối khi rầy ướt cánh), phun Mospha, Mospilan, Oncol …

8.2. Bệnh:

-Thối cổ rễ (chết cây con): dùng No Mildew 25WP, hoặc vi sinh Bảo Đắc tưới rễ.

-Đốm lá: Thane M 80WP, Bavisan 50WP.

-Rỉ sắt: Thane M 80WP, Forwanil, …

-Nứt thân chảy mủ: Thane M 80WP, Kasurane, Benlat C, Cuzate…

-Khảm: Phòng trị côn trùng chích hút: bọ rĩ, rầy mềm, rầy bông…

9. Thu hoạch bầu như thế nào

Thông thường 55 – 60 ngày có thể bắt đầu thu hoạch. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài 25 – 30 ngày. Năng suất có thể đạt 3,5 – 4,5 tấn/1.000m2.

Chú ý: Đối với giống F1 không nên để giống lại cho vụ sau vì năng suất và chất lượng giảm, kháng bệnh kém, trái không đều.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Canh Tác Ngô Nếp Lai F1 Thái Lan Fancy 39 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!